You are on page 1of 6

Đề1 :

Câu 1:Phản ánh tâm lý là hình thức phản ánh độc đáo, chỉ có ở con người.
Nhận định sai. Phản ánh tâm lý:
Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào hệ thần kinh vào bộ não- tổ chức cao nhất của
vật chất. Chỉ có hệ thần kinh và bộ não mới có khả năng nhận tác động của hiện thực trong vết
vật chất
Điều kiện tạo nên phản ánh tâm lý: hiện thực khách quan tác động lên não
Sản phẩm của sự phản ánh đó là hình ảnh tâm lý trên vỏ não mang tính tích cực và sinh động
-> Vì vậy phản ánh tâm lý là hình thức phản ánh độc đáo. Trang 30
Trang 111, 112: cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý có cả ở người và động vật.
Câu 2: Phản xạ là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với môi trường
luôn thay đổi
Nhận định này sai. Trang 68
Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên
trong của cơ thể. Phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợp thành
cung phản xạ.
Gồm có 2 loại là phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ bẩm sinh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
kia. Nó tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của loài phản xạ không điều kiện bảo đảm
mối liên hệ thường xuyên giữa cơ thể với môi trường. Vì vậy, hoạt động phản xạ không
điều kiện chỉ giúp cơ thể thích ứng được trong môi trường không thay đổi.
- Có thể nói rằng phản xạ không điều kiện là mối liên lạc cố định, vĩnh viễn giữa cơ thể và
môi trường.

- Phản xạ có điều kiện là phản xạ tự tạo của từng người dưới tác động của giáo dục và tự
giáo dục trên cơ sở tạo mối liên hệ giữa Trung khu của phản xạ có điều kiện và trung
thu của phản xạ không có điều kiện tương ứng.Nếu không có phản xạ không điều kiện
tương ứng củng cố mối liên hệ này thì dần dần có thể không còn phản xạ có điều kiện
nữa .
- Nhờ có phản xạ có điều kiện mà cơ thể luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của môi
trường sống.
so sánh
Như vậy chỉ có phản xạ có điều kiện do từng cá thể tự tạo trong đời sống để thích ứng
với môi trường luôn thay đổi, còn phản xạ không điều kiện luôn gắn liền với loài và chỉ
thích ứng với môi trường không thay đổi
Câu 3: người thính tai là người có ngưỡng cảm giác phía dưới cao về âm thanh
Nhận định này là sai.
Cảm giác nghe là: loại cảm giác cho ta biết những thuộc tính và âm thanh âm sắc của
đối tượng ( trang 116)
Ngưỡng tuyệt đối dưới: là cường độ kích thích tối thiểu, đủ đã gây ra cảm giác.(Trang
120)
Trong sự tương quan với tính nhạy cảm thì ngưỡng tuyệt đối dưới tỉ lệ nghịch đối với độ
nhạy cảm của cảm giác:
- ngưỡng tuyệt đối dưới càng nhỏ thì độ nhạy cảm càng cao
- ngưỡng tuyệt đối dưới càng lớn thì độ nhạy cảm càng thấp
-> Vì vậy nói người thính tai tức là người nhạy cảm với âm thanh thì ngưỡng tuyệt đối dưới
phải thấp
Câu 4:Tình cảm là một thuộc tính tâm lý mang tính nhất thời, đa dạng, luôn ở trạng thái
tiềm tàng trang 196 và chỉ có ở con người
Nhận định này sai.
Khái niệm: Tình cảm đó là thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung quanh và đối
với cá nhân nó mang tính ổn định và là thuộc tính tâm lý của nhân cách
Tình cảm có tính khái quát hơn ổn định hơn và được chủ thể ý thức một cách rõ ràng hơn so
với các mức độ của đời sống tình cảm khác ( trang 193)
Đặc điểm:
- Tính nhận thức
- Tính xã hội : chỉ xuất hiện ở con người được nảy sinh trong quá trình con người tham
gia cải tạo xã hội và các hoạt động giao lưu giữa con người với nhau.
- Tính ổn định : tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung
quanh và đối với bản thân
- Tính chân thực : tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con người thường ở
trạng thái tiềm tàng
- Tính đối cực: gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của con con người .Vì vậy khi có nhiều
nhu cầu sẽ tạo ra nhiều loại cảm xúc đối lập nhau trong đời sống tình cảm tạo nên tính
đa dạng.

-> Như vậy tình cảm là thuộc tính tâm lý mang tính ổn định, đa dạng, thường ở trạng thái tiềm
tàng và chỉ có ở con người.
Câu 5: Năng lực được coi là thuộc tính tâm lý ổn định nhất trong các thuộc tính tâm lý
cấu thành nên nhân cách
Nhận định này sai.
Khái niệm:Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu
hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân ấy .Trang 222
Nhân cách là một cấu trúc gồm 4 nhóm thuộc tính tâm lý điển hình: xu hướng, năng lực, tính
cách, khí chất .
Xu hướng: là những đặc điểm tâm lý hướng con người đến mục tiêu nào đó là hệ thống những
nhân tố thúc đẩy bên trong quy định tính tích cực của con người trong hoạt động của họ.
- Xu hướng chiếm vị trí trung tâm trong cấu trúc của nhân cách Trang 238 bỏ
- Năng lực: là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc
trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả cao .
Trang 264
- Năng lực được hình thành, thể hiện và phát triển trong hoạt động con người. Con người
không phải không phải ngay từ khi sinh ra đã có thể có những năng lực đối với một hoạt
động nhất định. Nó chỉ được phát triển và nâng cao trong những điều kiện thuận lợi .->
không mang tính ổn định
Tính cách: là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của con người. Những đặc điểm
này quy định phương thức hành vi điển hình của người đó trong những điều kiện hoàn cảnh
nhất định thể hiện thái độ của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân.Trang 267
- Tính cách và năng lực có quan hệ rất mật thiết, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau

Khí chất là một thuộc tính tâm lý gắn liền với kiểu hoạt động của thần kinh tương đối bền vững
của cá nhân khi chất là đặc trưng chung nhất về cường độ tốc độ và nhiệt độ của hoạt động
tâm lý thể hiện sắc thái riêng về hành vi và cử chỉ của người đó .( bỏ)

-> Như vậy năng lực không phải là thuộc tính tâm lý mang tính ổn định nhất một trong các
thuộc tính tâm lý cấu thành nên nhân cách
Câu 6 Khi ta đi từ chỗ tối ra chỗ sáng thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn giảm xuống
Nhận định này là đúng.
Cảm giác nhìn: là loại cảm giác cho ta biết những thuộc tính về hình dạng màu sắc kích thước
vị trí độ sáng của đối tượng cảm giác nhìn thường chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc thu
thập thông tin từ thế giới bên ngoài.Trang 115
Thích ứng: là khả năng thay đổi độ nhạy của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của
cường độ kích thích khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và khi cường độ kích
thích giảm thì độ nhạy cảm tăng .Trang 121
-> Khi ta đi từ trong bóng tối ra ngoài sáng thì chúng ta hay bị lóa mắt một thời gian sau mới
nhìn thấy được. Vì khi ta từ tối nơi có kích thích từ ánh sáng yếu đến ra ngoài sáng mắt ta nhận
được nhiều kích thích từ ánh sáng hơn một cách đột ngột. Để thích ứng với sự thay đổi kích
thích tăng lên này thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn sẽ giảm xuống.
ĐỀ 2:
Đề tiếp theo
1 Xúc động có tính nhất thời và không ổn định còn tâm trạng thường tồn tại lâu
dài hơn và có tính ổn định hơn

Nhận định này đúng vì

Xúc động là một dạng cảm xúc có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian
ngắn và khi xảy ra xúc động con người thường không làm chủ được bản thân
không ý thức được hậu quả hành động của mình. Xúc động thường diễn ra dưới
hình thức những quá trình theo từng “cơn”
Tâm trạng là một dạng khác của xúc cảm, có cường độ vừa phải tương đối yếu
tồn tại trong khoảng thời gian tương đối dài, đôi khi con người không ý thức
được nguyên nhân gây ra nó, có ảnh hưởng gọi là đến toàn bộ hành vi con
người trong một khoảng thời gian khá dài trang 192
Từ đó ta thấy xúc động có tính nhất thời do xảy ra trong một thời gian
ngắn còn tâm trạng lại lâu dài hơn, Tâm trạng ảnh hưởng trong thời gian dài còn
xúc động lại diễn ra theo từng cơn. Hay nói cách khác tâm trạng là mức độ cao
hơn của xúc động

2 Các thuộc tính tâm lý cá nhân là những hiện tượng tâm lý làm nền cho các quá
trình tâm lý diễn ra ở mức độ khác nhau
Nhận định này sai
Quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối
ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng. Trạng thái tâm lý thường
đi kèm với nó và làm nền cho nó
Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành
khó thay đổi và tạo thành những nét riêng của nhân cách.

=>Dù quá trình tâm lý và thuộc tính tâm lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
nhưng thuộc tính tâm lý cá nhân không làm nền cho các quá trình tâm lý

3 Khi ta đi từ chỗ sáng vào chỗ tối thì độ nhạy cảm của cảm giác nhìn tăng lên

Nhận định này đúng vì từ ngoài sáng bước vào trong tối cường độ kích thích của
ánh sáng giảm nên độ nhạy cảm của cảm giác nhìn tăng

4 Lao động sản xuất của người thợ thủ công (không sử dụng máy móc)
được vận hành theo nguyên tắc trực tiếp

Nhận định này sai vì hoạt động sản xuất của con người có đặc điểm là được vận
hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trang 77

Công cụ lao động giữ vai trò trung gian giữa chủ thể lao động và đối tượng lao
động nên có thể nói là chủ thể lao động vận hành gián tiếp thông qua công cụ
lao động.
Ví dụ như nhà điêu khắc thủ công sử dụng hai công cụ là công cụ tâm lý (hình
ảnh tâm lý mà người đó muốn thể hiện lên bức tượng) và công cụ lao động
(công cụ điêu khắc để gọt tỉa tượng)

5 Bất kỳ một kích thích nào nằm trong ngưỡng cảm giác, khi tác động trực tiếp
vào các cơ quan cảm giác thì đều gây ra được cảm giác

Nhận định này sai. vì kích thích nằm trong ngưỡng cảm giác tác động trực tiếp
vào cơ quan cảm giác thì sẽ gây ra được cảm giác.
Trang 119 kích thích tương ứng

6 trẻ sơ sinh (vừa mới sinh ra) chưa đủ điều kiện để gọi là “con người”

Nhận định này đúng vì trẻ sơ sinh vẫn chưa có đầy đủ nhận thức
Câu 1: tính giống khác của cảm tính(trang 111) và lí tính( trang 140):
1. Khái niệm:
- Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người
thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Nhận thức ở
mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức
lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối
lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.
Giống nhau:

- Đều là quá trình tâm lí nên có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách tương đối rõ
ràng
- Đều là hoạt động nhận thức

Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính

Bản chất - Nhận thức cơ bản cấp - Nhận thức mới về chất,
thấp nhất hình thức phản ánh cao
hơn
- bao gồm: cảm giác và tri - bao gồm tư duy và tưởng
giác. tượng.

Đặc điểm – Phản ánh trực tiếp đối - Là quá trình nhận thức
tượng bằng các giác quan gián tiếp đối với sự vật,
của chủ thể nhận thức. hiện tượng.

– Phản ánh bề ngoài, phản – Là quá trình đi sâu vào


ánh cả cái tất nhiên và bản chất của sự vật, hiện
ngẫu nhiên, cả cái bản tượng.
chất và không bản chất.

– Giai đoạn này có cả tâm -Giai đoạn này chỉ có con


lý động vật và con người người

– giai đoạn cảm tính phải -Xuất phát nảy sinh từ


vươn lên giai đoạn cao nhận thức cảm tính nhưng
hơn, giai đoạn lý tính. vượt xa giới hạn của nhận
thức cảm tính
Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu
không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có
mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.

Câu2: Khi vừa mang bước vào bệnh viện ta sẽ thấy rất khó chịu với “mùi bệnh viện”
Nhưng sau một thời gian thì cảm giác đó dần dần mất đi giải thích tại sao ?

Liên quan tới cảm giác mũi và khả năng thích ứng
Cảm giác ngửi (cảm giác mùi) là loại cảm giác cho ta biết những thuộc tính về mùi của đối
tượng trang 116
Thích ứng: là khả năng thay đổi độ nhạy của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường
độ kích thích khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và khi cường độ kích thích
giảm thì độ nhạy cảm tăng .Trang 121
Khi ta từ môi trường bên ngoài( không khí bình thường) bước vào bệnh viện( mùi bệnh viện).
Ban đầu sự sai biệt giữa hai luồng kích thích sẽ khiến độ nhạy cảm về mùi tăng lên.Nhưng sau
một thời gian tương đối dài bị kích thích tác động liên tục với cường độ kích thích không (hoặc
ít )thay đổi thì ta mất hẳn cảm giác. Đó chính là một dạng đặc biệt của sự thích ứng trong cảm
giác. Từ đó t sẽ dần làm quen với mùi bệnh viện và không cảm thấy khó chịu nữa

You might also like