You are on page 1of 26

Chương III

HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC


1. Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ thấp nhất, trong đó cảm
giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu, là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể
trong thế giới. Trên cơ sở nảy sinh những cảm giác ban đầu mà có tri giác, vì thế có thể nói
tri giác là hình thức phản ánh cao hơn trong cùng một nấc thang nhận thức cảm tính.
1.1. Cảm giác
1.1.1. Khái niệm cảm giác
a. Định nghĩa cảm giác
Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật,
hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan.
b. Đặc điểm của cảm giác
- Cảm giác là quá trình tâm lý đơn giản nhất, nghĩa là có mở đầu, diễn biến và kết
thúc một cách rõ ràng.
- Cảm giác mới chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện
tượng (như màu sắc, hình dạng, mùi vị, âm thanh…) thông qua hoạt động của từng
giác quan riêng lẻ chứ chưa phản ánh trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
- Cảm giác chỉ xảy ra khi sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan của chúng ta.
- Cảm giác của con người mang bản chất xã hội lịch sử và là sản phẩm của xã
hội lịch sử.
c. Phân loại cảm giác
Cảm giác bên ngoài: Gồm có năm giác quan (Thị giác, thính giác, khứu giác, vị
giác, mạc giác)
Hình minh họa 1: Năm giác quan
• Cảm giác nhìn (thị giác) cho con người biết những thuộc tính hình dạng, độ lớn, số
lượng, độ xa, độ sáng và màu sắc của đối tượng.
• Cảm giác nghe (thính giác) cho biết thuộc tính âm thanh của đối tượng như cường
độ âm thanh, độ cao thấp của âm thanh và các âm sắc.
• Cảm giác ngửi (khứu giác) cho biết thuộc tính mùi của đối tượng.
• Cảm giác nếm (vị giác) cho biết thuộc tính vị của đối tượng. Có 4 loại cảm giác nếm
cơ bản: Chua, ngọt, mặn, đắng.
• Cảm giác da (mạc giác) cho biết sự đụng chạm, sức ép của vật vào da, cũng như
nhiệt độ của vật.
Cảm giác bên trong
• Cảm giác vận động: Khi các cơ, gân, khớp xương trong cơ thể bị kích thích sẽ tạo
nên cảm giác vận động, nó tham gia vào sự vận động của cơ thể, báo hiệu mức độ co của
cơ và vị trí của các phần cơ thể.
• Cảm giác thăng bằng: Cho biết vị trí và phương hướng chuyển động của đầu so với
phương của trọng lực..
• Cảm giác cơ thể: Là loại cảm giác cho biết tình trạng hoạt động của cơ quan nội tạng
như: Đói, no, khát, buồn nôn
• Cảm giác rung: Phản ánh sự rung động của các sự vật. Nó do các dao động của
không khí tác động lên bề mặt thân thể tạo nên.
d. Vai trò của cảm giác
- Giúp con người có khả năng định hướng và thích nghi với môi trường.
- Là hình thức đầu tiên của hoạt động nhận thức, cung cấp tài nguyên liệu cho các quá
trình nhận thức cao hơn.
- Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với
người khuyết tật.
- Là điều kiện quan trọng đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não, nhờ đó đảm bảo
cho hoạt động thần kinh của con người diễn ra bình thường
1.2. Các quy luật cơ bản của cảm giác
a. Quy luật về ngưỡng cảm giác
Muốn gây ra cảm giác thì kích thích phải đạt tới một giới hạn nhất định, giới hạn mà
ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.
Ngưỡng cảm giác có hai loại: Ngưỡng tuyệt đối của cảm giác và ngưỡng sai biệt của
cảm giác.
Ngưỡng tuyệt đối của cảm giác gồm
- Ngưỡng tuyệt đối phía dưới: Là cường độ kích thích tối thiểu đủ gây ra cảm giác.
- Ngưỡng tuyệt đối phía trên là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn cảm giác.
- Phạm vi giữa ngưỡng tuyệt đối phía dưới và ngưỡng tuyệt đối phía trên gọi là vùng
cảm giác được, trong đó có vùng phản ánh tốt nhất.
- Ngưỡng sai biệt là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai
kích thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích đó.
Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của cảm giác là khác nhau ở mỗi loại cảm giác
khác nhau và mỗi người khác nhau.
Ngưỡng cảm giác tỷ lệ nghịch với tính nhạy cảm của mỗi người.Ngưỡng tuyệt đối
dưới càng thấp thì tính nhạy cảm càng cao.
b. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Tính thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với
sự thay đổi của cường độ kích thích. Khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm của
cảm giác giảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm của cảm giác.
Mức độ thích ứng ở các cảm giác khác nhau thì khác nhau. Cảm giác có khả năng
thích ứng cao như thị giác, cảm giác đau thì khả năng thích ứng rất kém. Khả năng
thích ứng của cảm giác có thể phát triển do hoạt động và rèn luyện.
Nhờ có tính thích ứng mà cảm giác của con người có thể phản ánh những kích
thích có cường độ biến đổi trong một phạm vi rất lớn. Nếu được rèn luyện đúng đắn
thì tính thích ứng sẽ phát triển rất cao và trở nên bền vững.
c. Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác
Các cảm giác không tồn tại ở con người một cách biệt lập, riêng rẽ mà chúng tác động
qua lại với nhau. Kết quả của sự tác động qua lại giữa các cảm giác là làm thay đổi độ nhạy
cảm của một cảm giác này dưới tác động của các cảm giác khác.
Quy luật chung của sự tác động qua lại giữa các cảm giác là: Kích thích yếu lên một
cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích khác, sự kích
thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân
tích kia.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối
tiếp, có thể những cảm giác cùng loại hay khác loại. Sự tác động qua lại giữa những cảm
giác cùng một loại được gọi là hiện tượng tương phản trong cảm giác: Có hai loại tương
phản trong cảm giác
Tương phản đồng thời: Tương phản đồng thời là sự thay đổi cường độ và chất lượng
của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra đồng thời. Ví dụ: Nếu
đặt hai tờ giấy màu xám như nhau lên nền màu trắng và nền màu đen thì cảm thấy tờ giấy
màu xám đặt trên nền trắng có màu sẫm hơn tờ giấy xám đặt trên nền đen hoặc hình ảnh
có kích cỡ tương đương nhau đặt trong hai bối cảnh khác nhau dẫn đến kết quả thị giác sai
lệch (hình minh họa)
Hình minh họa 2: Sự tương phản đồng thời của thị giác

Tương phản nối tiếp: Tương phản nối tiếp là sự thay đổi cường độ và chất lượng của
cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó. Ví dụ: Nhúng tay
phải vào chậu nước lạnh và nhúng tay trái vào chậu nước nóng. Sau đó nhúng cả hai bàn
tay vào chậu nước ấm thì thấy bàn tay phải nóng hơn, còn bàn tay trái thì mát dịu đi.
Hiện tượng loạn cảm giác: Là hiện tượng do sự kết hợp khá vững chắc giữa một số
cảm giác đến mức khi gây cảm giác này sẽ làm xuất hiện cảm giác khác. Ví dụ: Khi lấy hai
thanh nứa (hay hai miếng kính) cọ sát vào nhau ta sẽ cảm thấy “ghê người”. Ở đây kích
thích thính giác đã gây ra cảm giác cơ thể.
1.2. Tri giác
1.2.1. Khái niệm tri giác
a. Định nghĩa tri giác
Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật,
hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan.
b. Đặc điểm của tri giác
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác nhưng tri giác không
phải là phép cộng đơn giản của các cảm giác mà là sự phản ánh cao hơn so với cảm giác.
Do vậy tri giác cũng có những đặc điểm giống với cảm giác nhưng cũng có những đặc
điểm khác với cảm giác.

So sánh quá trình cảm giác và tri giác


- Là quá trình tâm lý.
Giống nhau
- Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
- Phản ánh sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan.
Khác nhau Cảm giác Tri giác
Phản ánh một thuộc tính riêng Phản ánh các thuộc tính bề ngoài
Nội dung
lẻ bề ngoài của sự vật, hiện của sự vật, hiện tượng
phản ánh
tượng
Cảm giác thành phần - Phản ánh sự vật, hiện tượng một
cách trọn vẹn
- Phản ánh sự vật, hiện tượng theo
Kết quả
những cấu trúc nhất định
Tri giác là một hành động tích cực
của con người

c. Phân loại tri giác


Tri giác không gian: Là sự phản ánh không gian tồn tại của các sự vật, hiện tượng
một cách khách quan.
Tri giác thời gian: Là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan
của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực.
Tri giác vận động: Phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không
gian.
Tri giác con người: Là quá trình nhận thức lẫn nhau của con người trong những
điều kiện giao tiếp trực tiếp.
Các loại tri giác trên giúp con người phản ánh những hình thức tồn tại của sự vật
hiện tượng. Nó không phải do bẩm sinh mà được hình thành trong hoạt động thực tiễn
của cá nhân.
d. Quan sát và năng lực quan sát
Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục
đích rõ ràng, làm cho con người khác xa con vật. Năng lực quan sát là khả năng tri giác
nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện
tượng cho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có thể là thứ yếu.
Năng lực quan sát ở mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào những đặc điểm nhân
cách, biểu hiện ở kiểu tri giác hiện thực khách quan như:
- Kiểu tổng hợp (thiên về tri giác nhưng mối quan hệ chú trọng đến chức năng, ý
nghĩa, coi nhẹ các chi tiết).
- Kiểu phân tích (chủ yếu tri giác những thuộc tính bộ phận).
- Kiểu phân tích - tổng hợp (giữ được sự cân đối giữa 2 kiểu trên).
- Kiểu cảm xúc (chủ yếu phản ánh cảm xúc, tâm trạng do đối tượng gây ra).
Những kiểu tri giác này cũng như tri giác không phải là cố định mà được thay đổi do
mục đích và nội dung của hoạt động.
e. Vai trò của tri giác
- Là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở người trưởng thành.
- Giúp định hướng hành vi và hoạt động của con người một cách nhanh chóng và
chính xác hơn trong môi trường xung quanh.
- Hình thức tri giác cao nhất là “quan sát” là một mặt tương hỗ độc lập cho hoạt động
đạt kết quả cao.
- Tri giác cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động tư duy, tưởng tưởng và sáng
tạo.
1.2.2. Các quy luật cơ bản của tri giác
a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác
Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực của
tri giác. Nhờ mang tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hướng và điều chỉnh
hành vi, hoạt động của con người phù hợp với thế giới xung quanh.
b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Các sự vật, hiện tượng trong thế thế giới khách quan vô cùng đa dạng và phức tạp.
Trong cùng một lúc chúng có thể đồng thời tác động vào các giác quan của ta. con
người không thể phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đó được, mà con người chỉ có
khả năng phản ánh một vài đối tượng nào đó trong vô số các sự vật, hiện tượng xung
quanh. Đó là tính lựa chọn của tri giác.
Tính lựa chọn của tri giác thực chất là quá trình chủ thể hoạt động tích cực để tách
được đối tượng ra khỏi bối cảnh để tri giác đối tượng một cách rõ ràng. Sự lựa chọn
của tri giác không mang tính chất cố định, mà vai trò của đối tượng và bối cảnh có sự
giao hoán cho nhau có nghĩa là một vật lúc này là đối tượng nhưng khi khác lại là bối
cảnh và ngược lại. Vì vậy, những thuộc tính của đối tượng càng khác biệt với thuộc
tính của bối cảnh thì càng tri giác dễ dàng, đầy đủ hơn.

Hình minh họa 3: Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Nhóm
các yếu tố khách quan bao gồm đặc điểm của vật kích thích (cường độ, nhịp điệu vận động,
sự tương phản...); đặc điểm của các điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta,
độ chiếu sáng của vật...); sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác... Nhóm các yếu tố
chủ quan gồm: Nhu cầu, hứng thú, tình cảm, xu hướng của cá nhân, vốn kinh kiệm sống...
c. Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
Khi tri giác sự vật hiện tượng một cách có ý thức thì có thể gọi được tên sự vật đó
và có thể xếp sự vật đang tri giác vào một nhóm sự vật hiện tượng xác định, cũng có
thể khái quát chúng bằng một từ xác định… Con người có được khả năng đó là nhờ tri
giác luôn gắn liền với quá trình tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật.
Nếu tri giác được càng nhiều thuộc tính, nhiều bộ phận của đối tượng thì quá trình
tri giác càng có ý nghĩa hơn. Ở đây kinh nghiệm sống có vai trò rất quan trọng đối với
tính ý nghĩa của tri giác, đặc biệt là vai trò của ngôn ngữ. Trong quá trình dạy học khi
giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan cần phải chú ý đến qui luật này giúp học sinh tri
giác một cách đầy đủ, sâu sắc hơn.

d. Quy luật về tính ổn định của tri giác


Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng
nào đó khi điều kiện tri giác đã thay đổi.
Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong các trường hợp tri giác về độ lớn, hình
dạng, màu sắc của đối tượng.
Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Cấu trúc của sự vật tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định.
- Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược giúp cơ
thể phản ánh được những đặc điểm của đối tượng đang tri giác cùng với những điều kiên
tồn tại của nó.
- Vốn kinh nghiệm phong phú về đối tượng.
e. Tính ảo giác (Ảo ảnh tri giác)
Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lầm về sự vật hiện tượng có thật đang tác động vào
các giác quan của con người. Ảo giác là một hiện tượng có tính quy luật xảy ra ở tất cả
mọi người bình thường và có ở tất cả các loại tri giác. Mỗi loại ảo giác đều có nguyên
nhân riêng của nó.

Hình minh họa 4: Ảo ảnh của tri giác


Nguyên nhân gây ảo ảnh tri giác.
- Do quy luật khách quan của sự vật, hiện tượng.
- Do đặc điểm của đối tượng và bối cảnh tri giác.
- Do đặc điểm cấu tạo của não và giác quan.

f. Quy luật tổng giác


Hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của vật kích thích,
mà còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri giác. Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào
nội dung đời sống tâm lý con người được gọi là hiện tượng tổng giác.
Trong khi tri giác thế giới, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác
quan cụ thể mà toàn bộ những đặc điểm nhân cách của con người cũng tham gia tích cực
vào quá trình tri giác, làm cho khả năng tri giác của con người sâu sắc, tinh vi và chính xác
hơn. Những đặc điểm nhân cách đã hình thành ở cá nhân bao gồm: Tư duy, trí nhớ, cảm
xúc, tâm trạng, chú ý, tâm thế, kinh nghiệm, vốn hiểu biết, năng lực nhận thức, kĩ năng, kĩ
xảo, nhu cầu, hứng thú, tình cảm,... Những đặc điểm nhân cách này chi phối đối tượng tri
giác, tốc độ tri giác, độ chính xác của tri giác.
Trong quá trình dạy học và giáo dục cần tính đến kinh nghiệm, những hiểu biết,
nhu cầu, hứng thú, tâm thế… của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả tri giác và năng lực
quan sát ở học sinh, tránh hiện tượng “yêu nên tốt, ghét nên xấu” dễ dẫn đến sai lầm.
Mặt khác, trong giao tiếp hàng ngày cần phải gây ấn tượng tốt với đối tượng ngay trong
những buổi đầu gặp gỡ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.
Tóm lại: Các quy luật của tri giác có quan hệ bổ sung cho nhau làm cho tri giác
của con người ngày thêm đa dạng phong phú và mang tính chất chủ thể cao. Vì vậy,
khi đánh giá khả năng tri giác của mỗi cá nhân và rèn luyện năng lực tri giác của bản
thân cần phải chú ý đến các quy luật nói trên.
2. Nhận thức lý tính
Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý của con người, nó
cung cấp nguyên vật liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn. Nhưng thực tế cuộc sống luôn
đặt ra những vấn đề mà bằng nhận thức cảm tính con người không thể nhận thức và giải
quyết được. Muốn cải tạo thế giới, con người phải đạt tới một mức độ nhận thức cao hơn -
nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính gồm hai quá trình: Tư duy và tưởng tượng.
2.1. Tư duy
2.1.1. Khái niệm tư duy
a. Định nghĩa
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà ta
chưa biết.
Tư duy là hình thức cao nhất của sự phản ánh, Nếu cảm giác, tri giác chỉ phản ánh
thuộc tính bề ngoài, những mối quan hệ, liên hệ về không gian và thời gian, thì tư duy
phản ánh những thuộc tính bản chất bên trong, những mối liên hệ, quan hệ có tính chất
quy luật của sự vật, hiện tượng.
Tuy rằng tư duy phản ánh thuộc tính bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng
nhưng không phải bao giờ tư duy cũng đi đến cái đúng, mà tư duy cũng có thể đi đến
cái sai. Điều đó nhắc nhở con người cần phải cẩn thận trong khi nhìn nhận đánh giá sự
việc, cần biết kết hợp hiện tượng bên ngoài với bản chất bên trong.
Tư duy phản ánh khái quát các thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng để rút ra
quy luật chung của những sự vật, hiện tượng đó. Tư duy phản ánh cái chưa biết tức là
phản ánh cái mới, nhờ nó mà ta mới có khả năng giải quyết những vấn đề do thực tiễn
đề ra.
Tư duy con người mang bản chất xã hội lịch sử, nó gắn liền với ngôn ngữ. Tư duy
được hình thành và phát triển trong quá trình lao động và quá trình giao tiếp giữa con
người với con người trong các mối quan hệ xã hội.
b. Đặc điểm của tư duy
* Tính có vấn đề của tư duy
Trong thực tế tư duy chỉ nảy sinh khi gặp tình huống có vấn đề. Nhưng không
phải bất cứ tác động nào của hoàn cảnh đều xuất hiện quá trình tư duy. Tình huống có
vấn đề là tình huống luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải
quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ trong học tập cũng như trong cuộc sống mà chủ thể
bằng vốn hiểu biết hiện tại, bằng phương pháp hành động đã có không thể giải quyết được.
Để nhận thức, con người cần phải vượt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ và đi tìm cái
mới, đạt mục đích mới.
Khi tình huống có vấn đề xuất hiện sẽ kích thích con người tư duy, nhưng không
phải bất cứ hoàn cảnh có vấn đề nào cũng có hoạt động tư duy (Nếu nó quá dễ hoặc
quá khó thì cũng không có tư duy). Vì vậy, tư duy chỉ nảy sinh trong tình huống có vấn
đề, được con người nhận thức một cách đầy đủ và có nhu cầu chuyển thành nhiệm vụ
của tư duy để giải quyết vấn đề đó.
Tuy nhiên, không phải mọi bài toán, mọi câu hỏi khó đều trở thành tình huống có vấn
đề. Tình huống có vấn đề mang tính chủ quan đối với mỗi cá nhân, nghĩa là cá nhân thực
sự nhận thức được tình huống và có nhu cầu giải quyết tình huống ấy. Mặt khác cá nhân
phải có những tri thức cần thiết liên quan đến vấn đề hay tình huống ấy, có những kinh
nghiệm nhất định và hứng thú để giải quyết vấn đề sau những cố gắng nhất định. Nói tóm
lại, tình huống có vấn đề mang tính chủ thể và cùng một tình huống, nó sẽ là tình huống có
vấn đề với người này nhưng lại không là tình huống có vấn đề với người khác. Như thế, để
con người tư duy, điều cần chú ý là phải tạo ra tình huống có vấn đề và biến nó trở thành
sự bức xúc và khát khao giải quyết một cách tích cực và bền bỉ.
*Tính gián tiếp của tư duy
Nhận thức cảm tính mới chỉ phản ánh bản thân sự vật một cách trực tiếp. Tư duy
có khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng một cách gián tiếp thông qua các dấu hiệu,
kinh nghiệm, ngôn ngữ, những công cụ lao động…
Nhờ khả năng phản ánh gián tiếp của tư duy đã giúp con người nhận thức thế giới
một cách sâu sắc hơn và mở rộng khả năng hiểu biết của con người đến vô tận. Nhờ
tính phản ánh gián tiếp của tư duy đã giúp con người phản ánh được cái quá khứ, cái
hiện tại và cái trong tương lai, phản ánh được những cái mà cảm giác tri giác không
thể phản ánh được.
* Tính trừu tượng và tính khái quát của tư duy
Nhận thức cảm tính mới chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ rời rạc của một sự
vật cụ thể, chứ chưa có khả năng khái quát hàng loạt sự vật cùng loại. Tư duy không
chỉ phản ánh sự vật, hiện tượng một cách riêng lẻ cụ thể, mà có khả năng phản ánh sự
vật, hiện tượng một cách khái quát. Có nghĩa là tư duy có khả năng trừu xuất khỏi đối
tượng những thuộc tính không bản chất mà chỉ giữ lại những dấu hiệu bản chất chung
nhất đặc trưng cho nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại, đó chính là tính trừu tượng của
tư duy. Ví dụ: Dấu hiệu bản chất của kim loại là có tính dẫn nhiệt và dẫn điện…
Tính khái quát tư duy là tư duy có khả năng đi sâu vào nhiều sự vật, hiện tượngnhằm
vạch ra những thuộc tính chung, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa chúng.
Nhờ tư duy phản ánh khái quát các sự vật, hiện tượng mà ta biết được quy luật phát
triển chung của xã hội, biết được những cái mà ta không thể biết được bằng nhận thức
cảm tính. Nhờ tính khái quát của tư duy mà ta có thể phân loại được sự vật đó thuộc
nhóm sự vật, hiện tượng nào và nó có đặc tính gì… Tính khái quát không chỉ giúp ta
giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà còn có thể dự kiến được những cái trong tương
lai.
* Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Nếu không có ngôn ngữ thì không có bất cứ một quá trình tư duy nào, vì ngôn
ngữ là hình thức biểu đạt những sản phẩm của tư duy (ý nghĩ, khái niệm…). Ngôn ngữ
là một mặt không thể tách rời của tư duy, không có ngôn ngữ thì không có tư duy.
Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là một chuỗi âm thanh vô nghĩa,
không có nội dung và nó cũng chẳng khác gì những tín hiệu âm thanh của loài động
vật. Nhưng tư duy không phải là ngôn ngữ, mà tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ
biện chứng với nhau, đó là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nhờ có ngôn ngữ
mà ngay từ khâu mở đầu của quá trình tư duy con người đã đặt ra được vấn đề cần giải
quyết. Rồi từ đó sử dụng ngôn ngữ để tiến hành các thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp,
so sánh, khái quát hoá và trừu tượng hoá.
* Tư duy liên hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Tư duy dù trừu tượng, khái quát đến mấy cũng phải dựa vào các tài liệu trực quan
mà cảm giác và tri giác đưa lại. Hơn nữa, muốn tư duy trước hết phải tri giác được
hoàn cảnh có vấn đề, tri giác được các sự kiện. Như vậy tri giác là một khâu, là thành
phần của quá trình tư duy. Kết quả của tư duy đòi hỏi phải được kiểm tra bằng thực
tiễn thông qua các quá trình nhận thức cảm tính. Mặt khác, tư duy cũng ảnh hưởng đến
nhận thức cảm tính, nhờ có tư duy mà chủ thể có thể tri giác đối tượng một cách nhanh
chóng và chính xác hơn. Tư duy ảnh hưởng đến tính lựa chọn, tính ý nghĩa và tính ổn
định của tri giác.
2.1.2. Các giai đoạn của tư duy
a. Xác định vấn đề, biểu đạt nó thành nhiệm vụ của tư duy
Xuất hiện tình huống có vấn đề là một điều kiện quan trọng của tư duy. Khi gặp
một tình huống có vấn đề, chủ thể tư duy phải ý thức được đó là tình huống có vấn đề đối
với bản thân mình; phải phát hiện ra mâu thuẫn trong tình huống có vấn đề - mâu thuẫn
giữa cái đã biết với cái phải tìm, phải tạo ra nhu cầu cần giải quyết, biết tìm những tri thức
đã có trong vốn kinh nghiệm cá nhân có liên quan tới vấn đề, sử dụng các tri thức đó vào
giải quyết vấn đề trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ tư duy.
b. Xuất hiện các liên tưởng - huy động các tri thức, kinh nghiệm
Huy động các tri thức, vốn kinh nghiệm có liên quan tới vấn đề làm xuất hiện trong
đầu chủ thể tư duy những mối liên tưởng xung quanh vấn đề đang giải quyết

c. Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết


Các tri thức, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện đầu tiên còn mang tính chất
rộng rãi chưa thực sát với nhiệm vụ đề ra. Trên cơ sở sàng lọc các liên tưởng, gạt bỏ
những cái không cần thiết sẽ hình thành giả thuyết, tức là cách giải quyết cho phù hợp
với nhiệm vụ của tư duy. Chính sự đa dạng của các giả thuyết cho phép xem xét cùng
một sự vật hiện tượng từ nhiều hướng khác nhau để tìm ra cách giải quyết đúng đắn
nhất.
d. Kiểm tra giả thuyết
Kiểm tra giả thuyết về cách giải quyết vấn đề để từ đó chính xác hóa, khẳng định giả
thuyết hoặc phủ định giả thuyết.
+ Nếu giả thuyết đúng thì khẳng định giả thuyết và đi đến giải quyết vấn đề.
+ Nếu giả thuyết sai thì bác bỏ, xây dựng giả thuyết mới, rồi kiểm tra lại.
e. Giải quyết vấn đề
Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định thì sẽ được thực hiện, trả lời cho
vấn đề được đặt ra và kiểm tra lại kết quả.
Sơ đồ 2: Các giai đoạn của tư duy

2.1.3. Các thao tác tư duy


a. Phân tích - Tổng hợp
Phân tích: Là quá trình dùng trí óc để phân đối tượng nhận thức thành những thuộc
tính, những bộ phận, các mối liên hệ, quan hệ giữa chúng để nhận thức đối tượng sâu sắc
hơn.
Tổng hợp: Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất những thuộc tính, những thành phần
đã được phân tích thành một chỉnh thể để nhận thức đối tượng bao quát hơn.
Phân tích và tổng hợp có mối quan hệ mật thiết với nhau, phân tích được tiến hành
trên cơ sở tổng hợp và tổng hợp được thực hiện trên kết quả của phân tích.
b. So sánh
Là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất, hay
không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật, hiện tượng.
c. Trừu tượng hóa – Khái quát hóa
Trừu tượng hóa: Là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những bộ phận, những thuộc tính,
những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho
tư duy.
Khái quát hóa: Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành
một nhóm, một loại… trên cơ sở chúng có cùng một số thuộc tính và những liên hệ, quan
hệ chung nhất định.
Những thuộc tính chung gồm có hai loại: Những thuộc tính chung giống nhau và
những thuộc tính chung là những thuộc tính bản chất. Vì vậy, nếu khái quát hóa chỉ
dựa trên những dấu hiệu chung giống nhau thì dễ dẫn đến sai lầm. Ví dụ: Một số học
sinh đã sai lầm khi xếp cá voi vào loài cá…
Trừu tượng hóa và khái quát hóa có quan hệ qua lại với nhau. Muốn khái quát hóa
đối tượng thì ta phải trừu tượng hóa những dấu hiệu không bản chất. Khái quát hóa
chính là sự tổng hợp ở mức độ cao.
Tóm lại: Trong quá trình tư duy các thao tác tư duy có quan hệ mật thiết với nhau,
chúng thống nhất với nhau theo một hướng nhất định để giải quyết các nhiệm vụ của
tư duy. Việc thực hiện các thao tác tư duy có thể không tuân theo một thứ tự nhất định
và cũng không nhất thiết phải sử dụng tất cả các thao tác trong một quá trình tư duy.
2.1.4. Phân loại tư duy
a. Xét theo mức độ phát triển của tư duy
Tư duy trực quan hành động: Loại tư duy này nảy sinh rất sớm ở trẻ dưới 3 tuổi.
Để nhận biết đối tượng thì con người phải giải quyết bằng những hành động cụ thể
thông qua quá trình tương tác giữa con người (trẻ em) với thế giới đồ vật.
Tư duy trực quan hình ảnh: Loại tư duy này chủ yếu dựa vào những hình ảnh trực
quan của đối tượng đang tri giác. Loại tư duy này được phát triển mạnh ở trẻ lên 4 tuổi.
Tư duy trừu tượng, có hai loại
- Tư duy hình tượng: Kết quả của quá trình tư duy này cho ta một hình tượng chứ
không phải là một khái niệm. Loại tư duy này phát triển mạnh ở những người nghệ sĩ.
- Tư duy từ ngữ - logic: Loại tư duy này tạo nên những khái niệm, phán đoán nhờ
đó mà ta có thể phản ánh khái quát những dấu hiệu thuộc tính, những mối quan hệ giữa
các sự vật hiện tượng. Đây là loại tư duy phát triển ở mức độ cao nhất, phức tạp nhất
của con người vì nó phản ánh sự vật hiện tượng một cách sâu sắc và hoàn chỉnh nhất.
b. Xét theo hình thức biểu hiện của nhiệm vụ và phương thức giải quyết vấn đề
Tư duy thực hành: Là loại tư duy mà nhiệm vụ đề ra một cách trực quan cụ thể và
phương thức giải quyết bằng những hành động cụ thể. Ví dụ: Người thợ sửa chữa máy
móc.
Tư duy hình ảnh cụ thể: Nhiệm vụ dưới hình thức một hình ảnh cụ thể và phương
thức giải quyết phải dựa trên hình ảnh đã có.
Ví dụ: Đích đến có hai con đường nhưng ta chọn con đường ngắn hơn để đi.
Tư duy lý luận: Nhiệm vụ đề ra dưới hình thức lý luận và việc giải quyết nhiệm
vụ phải đòi hỏi sử dụng những khái niệm tri thức lý luận.
2.2. Tưởng tượng
2.2.1. Khái niệm tưởng tượng
a. Định nghĩa tưởng tượng
Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm
của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Bản chất của tưởng tượng:
Nội dung phản ánh: Tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa có trong kinh
nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội. Cái mới được tưởng tượng tạo ra dưới hình thức biểu
tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nó trên cơ sở những biểu tượng đã biết.
Phương thức phản ánh: Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới (biểu tượng mới -
biểu tượng của tưởng tượng) trên cơ sở những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức
hành độngnhư: Chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hóa, loại suy...
Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng của tưởng tượng: Đây là hình ảnh
mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ.
b. Đặc điểm của tưởng tượng
- Tưởng tượng nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề.
- Tưởng tượng phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp và khái quát,
nhưng mang tính độc đáo, sáng tạo hơn so với quá trình tư duy.
- Tưởng tượng có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính và ngôn ngữ.
So sánh quá trình tư duy và tưởng tượng
So sánh Tư duy Tưởng tượng
- Là quá trình tâm lý
- Nảy sinh trước tình huống có vấn đề
Giống nhau
- Có sự tham gia của ngôn ngữ
- Liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính

- Phản ánh thuộc tính bản chất, mối liên hệ - Phản ánh cái chưa có trong kinh
và quan hệ mang tính quy luật của sự vật - nghiệm của cá nhân
hiện tượng.
- Tính bất định của tình huống có vấn đề - Tính bất định của tình huống có
Khác nhau
không cao vấn đề đề cao
- Giải quyết tình huống có vấn đề bằng cách - Giải quyết tình huống có vấn đề
suy lý, logic bằng cách chắp ghép, kết dính...từ
biểu tượng đã có

Kết quả Khái niệm Biểu tượng của tưởng tượng

c. Vai trò của tưởng tượng


- Tưởng tượng giúp con người định hướng hoạt động của mình bằng cách xây
dựng trước mô hình tâm lý về kết quả cuối cùng của hoạt động và đảm bảo việc tiến
hành hoạt động để đi đến kết quả đó.
- Tưởng tượng là cơ sở của mọi phát minh khoa học vĩ đại, vì nó giúp cho các nhà
khoa học thu thập những thông tin sự kiện để tạo ra các phát minh vĩ đại đó.
- Tưởng tượng giúp nhà giáo dục hiểu sâu sắc thế giới bên trong của học sinh để
xác định nội dung, phương pháp và hình thức dạy học và giáo dục có hiệu quả.
- Tưởng tượng giúp cho con người vượt qua một vài giai đoạn của hoạt động trí
tuệ, khi mà tri thức của con người không đủ sức giải quyết vấn đề.
- Tưởng tượng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển toàn bộ nhân
cách của con người.
- Tưởng tượng có vai trò to lớn trong đời sống tinh thần của con người, nó có liên
quan đến xúc cảm và có thể là nguồn gốc làm xuất hiện các tình cảm sâu sắc và bền
vững.
- Tưởng tượng còn ảnh hưởng tới các quá trình hoạt động của cơ thể, nó có thể
tạo ra những phản ứng nhất định của một cơ quan nào đó trong cơ thể con người.
2.2.2. Các loại tưởng tượng
a. Căn cứ vào mức độ tham gia của ý thức có 2 loại tưởng tượng
• Tưởng tượng không chủ định là loại tưởng tượng không theo mục đích trước.
• Tưởng tượng có chủ định là loại tưởng tượng theo một mục đích đặt ra trước, có
kế hoạch và có phương pháp nhất định nhằm tạo ra hình ảnh mới. Loại này gồm tưởng
tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
+ Tưởng tượng tái tạo là quá trình tạo ta những hình ảnh mới đối với cá nhân người
tưởng tượng dựa trên sự mô tả của người khác, của sách vở, tài liệu.
+ Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng những hình ảnh mới chưa có trong
kinh nghiệm của bản thân, cũng như chưa có trong xã hội.
b. Căn cứ vào tính tích cực của tưởng tượng có thể chia làm 2 loại
• Tưởng tượng tiêu cực (mơ mộng)
• Tưởng tượng tích cực: Đây là loại tưởng tượng định hướng cho hoạt động và
thúc đẩy con người hoạt động để biến tưởng tượng thành hiện thực.
Ước mơ và lý tưởng là hình thức đặc biệt của tưởng tượng.
Ước mơ là một loại tưởng tượng tổng quát về tương lai, biểu hiện những mong muốn,
ước ao gắn liền với nhu cầu của con người.
Lý tưởng là một hình ảnh mẫu mực, rực sáng mà con người muốn vươn tới.
c. Các cách sáng tạo hình ảnh mới của tưởng tượng
• Thay đổi kích thước, số lượng: Là cách tạo ra biểu tượng mới bằng cách thay đổi
kích thước, số lượng, độ lớn … Ví dụ: Hình tượng người khổng lồ, người tý hon; Phật
nghìn tay, nghìn mắt,…
• Chắp ghép: Là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác
nhau để tạo ra hình ảnh mới. Ví dụ: Hình ảnh con rồng Châu Á, hình ảnh đầu người mình
cá…

Hình minh họa 4: Con rồng Châu Á


• Nhấn mạnh: Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên
hàng đầu một phẩm chất hay một quan hệ nào đó của sự vật, hiện tượng này với các sự vật
hiện tượng khác. Ví dụ: Xây dựng những nét điển hình của một loại nhân vật trong văn
học, nghệ thuật, hội họa…
• Loại suy: Là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những
chi tiết, những bộ phận, những sự vật có thật. Ví dụ: Từ bàn chân con vịt mô phỏng chế
tạo ra bộ phận chân vịt của tàu thủy
• Liên hợp: Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận của nhiều sự
vật với nhau. Các bộ phận tạo nên hình ảnh mới đều bị cải biến trong mối tương quan mới.
Ví dụ: Thủy phi cơ là sự kết hợp giữa tầu thủy và máy bay; Xe điện bánh hơi là kết quả
của sự liên hợp giữa ô tô và tàu điện.

Hình minh họa 5: Thủy phi cơ


3. Trí nhớ
3.1. Định nghĩa trí nhớ
Trí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới
hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, gìn giữ và làm xuất hiện lại những điều mà con
người đã trải qua.
Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật hiện tượng được nảy sinh trong đầu óc
con người khi những sự vật, hiện tượng đó không còn trực tiếp tác động vào các giác
quan. Ví dụ: Khi để cuốn sách ở trước mặt thì có hình ảnh cuốn sách trong đầu. Nhưng
cất cuốn sách đó đi rồi thì hình ảnh cuốn sách vẫn hiện ra rõ nét trong óc. Hình ảnh đó
chính là biểu tượng của trí nhớ.
Biểu tượng là sản phẩm của trí nhớ, nó được hình thành trên cơ sở của sự tri giác.
Vì vậy, nó vừa mang tính trực quan cụ thể, vừa mang tính khái quát, nên trí nhớ được
xếp vào giai đoạn chuyển tiếp trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Trí nhớ không chỉ là thành phần của hoạt động nhận thức thuần tuý, mà nó còn là thành
phần cơ bản tạo nên nhân cách con người. Do đó, trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong
đời sống hoạt động của con người.
3.2. Các giai đoạn của quá trình trí nhớ
3.2.1. Giai đoạn ghi nhớ
Ghi nhớ là quá trình lưu trữ lại trong não con người những hình ảnh của sự vật,
hiện tượng trong quá trình tri giác. Sự ghi nhớ là quá trình ghi nhận thông tin trong não
con người hay còn gọi là quá trình tạo vết, là quá trình thành lập đường liên hệ thần
kinh tạm thời vững chắc trên vỏ não để sau này có thể khôi phục lại được do tác động
của những kích thích khác nhau. Có hai cách ghi nhớ: Ghi nhớ không chủ định và ghi
nhớ có chủ định.
Ghi nhớ không chủ định: Là loại ghi nhớ không đề ra mục đích từ trước, không
cần dùng một cách thức nào để ghi nhớ và không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí.
Ghi nhớ có chủ định: Là loại ghi nhớ với mục đích đã được định trước. Trong
quá trình ghi nhớ đòi hỏi phải có các biện pháp, phương tiện và có sự nỗ lực của ý chí.
Ghi nhớ có chủ định được tiến hành bằng hai cách: Ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý
nghĩa.
Ghi nhớ máy móc: Là loại ghi nhớ dựa vào những mối liên hệ bề ngoài của sự vật
hiện tượng mà không cần hiểu nội dung cũng như ý nghĩa của sự vật hiện tượng. Ghi
nhớ máy móc là lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản đối tượng cần ghi nhớ. Học
thuộc lòng (học vẹt) là một biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này. Nhìn chung, học sinh
ghi nhớ máy móc trong các trường hợp sau: Không thể hiểu hoặc không chịu tìm hiểu ý
nghĩa của tài liệu; Các phần của tài liệu rời rạc không có quan hệ lôgic với nhau; Giáo viên
thường xuyên yêu cầu trả lời đúng từng câu từng chữ trong sách giáo khoa.
Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự lĩnh hội tri thức một cách hình thức và tốn nhiều
thời gian. Tuy nhiên phương pháp ghi nhớ này sẽ trở nên hữu ích trong trường hợp phải
ghi nhớ những tài liệu không có nội dung khái quát như số điện thoại, số tài khoản ngân
hàng, ngày tháng năm sinh…
Ghi nhớ có ý nghĩa: Là loại ghi nhớ dựa vào sự hiểu biết nội dung, bản chất và
mối quan hệ lôgic có tính quy luật của các sự vật hiện tượng. Đây là phương pháp ghi
nhớ chủ yếu trong học tập của học sinh, đảm bảo sự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền
vững, nếu quên thì cũng dễ nhớ lại hơn. Nó tốn ít thời gian hơn ghi nhớ máy móc song lại
tiêu hao năng lượng thần kinh nhiều hơn.
3.2.2. Giai đoạn gìn giữ
Là giai đoạn củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành trên vỏ não. Quá
trình gìn giữ có thể được diễn ra đồng thời hay diễn ra ngay sau quá trình ghi nhớ. Gìn
giữ diễn ra theo hai cách là gìn giữ tích cực và gìn giữ tiêu cực.
Gìn giữ tiêu cực: Là sự gìn giữ dựa trên sự tri giác đi tri giác lại nhiều lần đối với tài
liệu một cách giản đơn.
Gìn giữ tích cực: Là sự gìn giữ được thực hiện bằng cách nhớ lại trong những tài liệu
đã ghi nhớ mà không phải tri giác lại tài liệu đó.
Trong hoạt động học tập của học sinh, quá trình gìn giữ được gọi là ôn tập. Để gìn
giữ (ôn tập) tốt nên: Ôn tập một cách tích cực; ôn tập ngay, không để lâu sau khi đã ghi
nhớ tài liệu; ôn xen kẽ, không nên chỉ ôn liên tục một môn học; ôn rải rác không nên ôn
tập trung liên tục trong một thời gian dài; ôn tập phải có nghỉ ngơi; thay đổi các hình thức
và phương pháp ôn tập.
3.2.3. Giai đoạn nhận lại và nhớ lại
a) Nhận lại ( hay còn gọi là tái nhận):
“Nhận lại là quá trình làm nẩy sinh ở trong não những hình ảnh của sự vật hiện
tượng đã được con người tri giác trước kia, hiện tại lại xuất hiện một lần”.

Ví dụ: Đang đi trên đường, bất chợt gặp một người, đứng trò chuyện, sau 15-20 phút
nhận ra đó là người quen cách đây 20 năm về trước.

Nhận lại có thể có nhiều mức độ: Từ cảm giác quen quen mơ hồ đối với những sự
vật hiện tượng đang được tri giác đến khi nhận ra rõ đối tượng tri giác.

Sự đầy đủ và chính xác của mức độ nhận lại tuỳ thuộc:

+ Qúa trình ghi nhớ trước đây.

+ Bản thân các sự vật hiện tượng: Nếu ít thay đổi →sự nhận lại nhanh, còn nếu có
quá nhiều thay đổi - nhận lại diễn ra chậm.

Tuy nhiên: Trong sự nhận lại nhiều khi vẫn nhận lại sai (gọi là ngộ nhận), nguyên
nhân do:
+ Do sự hiểu biết về đối tượng quá ít.

+ Do những lần tri giác trước đây không nắm được thành phần chính của đối tượng.

b- Nhớ lại hay còn gọi là tái hiện) :

“Là quá trình làm xuất hiện lại trong não những hình ảnh của sự vật hiện tượng
con người đã tri giác trước đây, mà hiện tại sự vật hiện tượng đó không còn trực tiếp tác
động vào giác quan và não nữa”.

Ví dụ: + Khi đi thi nhớ lại kiến thức có liên quan câu hỏi thi làm bài được tốt.

+ Trên giảng đường nhớ lại giọng nói, hình ảnh thầy cô hồi phổ thông v.v.

* Nhớ lại chính là tiêu chuẩn, thước đo xác định, đánh giá trí nhớ của con người cao
hay thấp.

* Nhớ lại thường được diễn ra dưới 2 hình thức:

Nhớ lại không chủ định ( còn gọi là sực nhớ): Là sự nhớ lại một cách tự nhiên (sực
nhớ, bất chợt) một vấn đề nào đó khi cá nhân gặp một hoàn cảnh cụ thể, không cần xác
định nhiệm vụ nhớ lại.
Nhớ lại có chủ định ( hồi tưởng): Là sự nhớ lại một cách tự giác, chịu sự chi phối
của nhiệm vụ cần nhớ lại. Hay nói khác đi: Là sự tái hiện lại những hình ảnh của quá khứ
cùng với thời gian và địa điểm một cách cụ thể.

Ví dụ: Trên giảng đường: mô tả được ngôi nhà thời thơ ấu sinh ra và lớn lên, mô tả được
dòng sông quê hương, bố mẹ, thầy cô thuở thơ ấu v.v.

3.2.4. Sự quên và cách chống quên


a. Định nghĩa
Quên là không thể nhận lại hoặc nhớ lại đối tượng đã ghi nhớ trước đây vào
thời điểm cần thiết. Các mức độ quên như sau:
Quên hoàn toàn: Không thể nhận lại và nhớ lại được những hình ảnh đã được ghi
nhớ.
Quên cục bộ: Không thể nhớ lại được nhưng có thể nhận lại được những hình ảnh
đã được ghi nhớ.
Hiện tượng sực nhớ tức là trong một thời gian dài không thể nhớ lại được nhưng trong
một lúc nào đó lại đột nhiên nhớ lại được.
b. Quy luật quên
Sự quên cũng diễn ra theo quy luật nhất định: Con người thường quên những gì không
liên quan đến đời sống hoặc ít liên quan, những cái gì không phù hợp với hứng thú, sở
thích của cá nhân. Những cái không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng
ngày của cá nhân cũng dễ quên. Con người cũng hay quên khi gặp những kích thích mới
lạ hay kích thích mạnh so với kích thích quen thuộc.
Sự quên diễn ra theo một thứ tự xác định: Quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước; quên cái
đại thể, chính yếu sau.
Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: Ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn, về
sau tốc độ quên càng giảm dần.
Về nguyên tắc quên là một hiện tượng hợp lý và hữu ích.
c. Biện pháp chống quên
Gắn tài liệu cần ghi nhớ vào tài liệu học tập của người học, làm cho nội dung đó trở
thành mục đích của hành động, hình thành được nhu cầu, hứng thú của người học đối với
tài liệu đó.
Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học như giải lao khi chuyển từ tài liệu này
sang tài liệu khác, không nên dạy học kế tiếp nhau hai bộ môn có nội dung tương tự.
Tổ chức cho người học tái hiện tài liệu học tập, làm bài tập ứng dụng ngay sau khi
ở trường về nhà, ôn tập ngay sau khi học tài liệu mới, sau đó việc ôn tập có thể thưa dần.

You might also like