You are on page 1of 1

Đề: Paul Hayes, Tổng giám đốc tờ The Times, cho rằng: “Khi bạn đánh mất lòng

tin nơi
độc giả xem như mọi việc đã chấm dứt. Thương hiệu bạn gầy dựng bấy lâu sẽ dần tan
biến. Chỉ cần độc giả nghĩ rằng họ không thể tin vào những gì họ đang đọc, thế là hợp
đồng tín nhiệm giữa hai bên đã bị phá vỡ”.
Anh/Chị giải thích và bình luận ý kiến trên.

1. Giới thiệu luận đề (0.5đ)


2. Giải thích và phân tích luận đề (4.5đ)
- BC có vai trò, vị trí rất quan trọng trong các thể chế dân chủ, đặc biệt là trong lĩnh vực
chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội. Chính điều này khiến báo chí được xem là một sức
mạnh, là “quyền lực thứ tư” trong xã hội dân chủ. Ví dụ minh họa. (1.5đ)
- Tuy nhiên, tự thân báo chí không bao giờ là sức mạnh, mà bản chất sức mạnh của báo
chí chính là dư luận xã hội, là khi thông điệp nhận thức và hành động của thông tin báo
chí được tiếp nhận, được TIN TƯỞNG và “hiện thực hóa” (làm theo) bởi công chúng
(độc giả, khán thính giả). Ví dụ minh họa (1.5đ)
- Một khi báo chí đánh mất niềm tin nơi độc giả, nơi công chúng thì “hợp đồng tín
nhiệm” không còn, tức là thông điệp nhận thức và hành động của báo chí sẽ không có cơ
sở để “hiện thực hóa” thành sức mạnh trên thực tế. Ví dụ minh họa (1.5đ)
3. Bình luận luận đề (4đ)
- Phát biểu của ông Paul Hayes là có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn bởi vì:
+ xét về lý luận: Chức năng nguyên ủy của hoạt động báo chí là thông tin. Công chúng
đến với báo chí là để thỏa mãn nhu cầu được nắm bắt tin tức nhằm kết nối, tương tác với
hiện thực xã hội một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Do bản chất đó nên yêu cầu
hàng đầu của báo chí là phải đảm bảo tính chính xác và khách quan. Phân tích, diễn giải
thêm về tính chất chính xác, khách quan của thông tin báo chí. Cho ví dụ minh họa (2đ)
+ Tuy nhiên, trong thực tiễn, chính bản chất này (cập nhật thông tin nhanh chóng và
chính xác) cũng dẫn đến tình trạng nhà báo trong tác nghiệp vì vô tình hay cố ý, trong
hoàn cảnh chủ quan lẫn khách quan mà thông tin không chính xác hoặc sai lệch với bản
chất của sự kiện. Phân tích, diễn giải thêm về những nguyên nhân dẫn đến thông tin sai
và hậu quả. Ví dụ minh họa (2đ)
4. Kết luận: nêu ra kết luận về nhận thức và hành động của bản thân với tư cách là người
hoạt động trong lĩnh vực báo chí (1đ)

Ghi chú
1. Chấp nhận bài làm có cấu trúc và ý tưởng khác, miễn là có sức thuyết phục.
2. Có thể xem xét cộng điểm khuyến khích cho bài viết lập luận tốt, diễn đạt mạch
lạc, rõ ràng
3. Cần cân nhắc lỗi chính tả, ngữ pháp; cách lập luận, diễn đạt của sinh viên khi
quyết định điểm từng câu và toàn bài.

You might also like