You are on page 1of 2

1.1.3.

Đặc trưng của văn bản


1.1.3.1. Tính mục đích
Mỗi văn bản hướng tới một mục đích giao tiếp nhất định. Tức là phải trả lời cho câu hỏi: Viết văn bản
để làm gì? Cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được trong văn bản là vấn đề gì? Mục đích của văn bản
quy định việc lựa chọn chất liệu nội dung và phương tiện ngôn ngữ.
Mục đích của các văn bản trong các ví dụ trên: (1) đưa đến cho người đọc một kinh nghiệm về ảnh
hưởng của môi trường xã hội đối với cuộc sống của mỗi con người; (2), (3) nói lên thân phận và phẩm
hạnh của người phụ nữ trong xã hội trước đây; (4) kêu gọi toàn dân chống lại sự xâm lăng của thực
dân Pháp,...

1.1.3.2. Tính chỉnh thể


a. Trọn vẹn về nội dung
. Văn bản dù dài hay ngắn cũng trình bày được một nội dung trọn vẹn, giúp người đọc tiếp nhận được
nội dung thông báo: yêu cầu, sự việc, tư tưởng hay tình cảm của người viết.
Tất cả các bộ phận trong văn bản đều tập trung thể hiện một chủ đề nhất định. Chủ đề này có thể được
phát triển qua các chủ đề bộ phận nhưng toàn văn bản vẫn đảm bảo tính nhất quán về chủ đề chung.
- Toàn bộ nội dung trong văn bản mang chung một tiêu đề hoặc có khả năng đặt một tiêu đề chung.
Chẳng hạn, nội dung được đề cập trong mỗi văn bản từ các ví dụ trên:
(1) Kinh nghiệm sống;
(2), (3) Số phận và vẻ đẹp của người phụ nữ trong chế độ cũ;
(4) Kiến thức khoa học về lịch sử;
(5) Vấn đề chính trị, chống thực dân Pháp;
(6) Thể lệ Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2019 (SV.STARTUP-2019);
(7) Thông tin về công bố khoa học quốc tế của Việt Nam năm 2019 tăng 1,3 lần.
Trừ văn * văn bản còn lại gồm các câu có quan hệ bản (1), chỉ có một câu; chặt chẽ về nghĩa và
liên kết với nhau cùng thể hiện một chủ đề
Tính trọn vẹn về nội dung có tính chất tương đối và ở nhiều mức độ khác nhau, phụ thuộc vào các
nhân tố của hoạt động giao tiếp.
b. Hoàn chỉnh về hình thức
Hoàn chỉnh về hình thức là cách thức sử dụng từ ngữ, cấu trúc,... phù hợp thể loại, phong cách ngôn
ngữ để biểu đạt nội dung của văn bản
- Tùy vào thể loại văn bản để xác định các phần trong cấu trúc của văn bản: Tiêu đề (đầu đề, nhan đề,
tựa đề, đề tài, đề bài), Mở đầu (đặt vấn đề), Giải quyết vấn đề (nội dung, phát triển, khai triển), Kết
luận (kết thúc vấn đề).
+ Tiêu đề là thành phần trọng yếu có chức năng khái quát, định hướng triển khai nội dung của văn
bản. Đối với VBHC, tiêu đề có tính khuôn mẫu, thường được triển khai theo một thể thức nhất định.
Đối với một số văn bản khác, như: văn bản nghệ thuật, văn bản báo chí,... tiêu đề còn có tác dụng tạo
hứng thú cho người đọc khi tiếp cận văn bản. Tiêu đề thường ngắn gọn, là ngữ danh từ, ngữ động từ,
ngữ tính từ...
+ Mở đầu, trình bày những thông tin mang tính tổng luận, khái quát, làm rõ vấn đề đặt ra trong văn
bản; dẫn dắt vấn đề; giới thiệu những lý do, căn cứ, phương pháp, cách thức, giá trị và cấu trúc của nội
dung được lý giải trong văn bản. Mở đầu phải ngắn gọn, hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người
đọc.
+ Giải quyết vấn đề, là phần trọng tâm của văn bản, có nhiệm vụ phát triển những tư tưởng đã
được vạch ra ở phần mở đầu một cách đầy đủ, trọn vẹn. Phần này được tạo bởi các đoạn văn, các mục,
triển khai các luận điểm, luận cứ, luận chứng, một cách hợp lí, thuyết phục. Các chi tiết, số liệu, sự
kiện cụ thể được giải thích, phân tích, bình luận, đánh giá để làm rõ nội dung của văn bản.
+ Kết luận, khái quát, tóm lược nội dung, đề đạt những kiến nghị, thỉnh cầu và cách thức thực hiện
các nội dung của văn bản. Phần này được thể hiện bằng nhiều hình thức, như: tóm tắt nội dung thông
tin đã trình bày ở phần phát triển; nhấn mạnh một ý tưởng hoặc một chi tiết nội dung nào đó; làm cầu
nối để giới thiệu những nội dung nghiên cứu tiếp theo; trình bày những cảm nghĩ chủ quan của người
tạo lập văn bản về những vấn đề, sự kiện đã nêu...
Có hai kiểu kết thúc vấn đề thường gặp: Kết thúc khép, tóm tắt lại những vấn đề chính đã được trình
bày trong phần phát triển một cách ngắn gọn; Kết thúc mở, dựa vào những điểm đã trình bày ở phần
phát triển, đưa ra những lời đề nghị, khuyến cáo, kêu gọi, cảm nghĩ...
- Dựa vào các phần trong cấu trúc, chia văn bản thành các loại như các ví dụ trên:
+ Văn bản có cấu trúc đầy đủ: Tiêu đề, Mở đầu, Giải quyết vấn đề, Kết luận, như các ví dụ (5), (6).
+ Văn bản có cấu trúc không đầy đủ:
+) Tiêu đề, Mở đầu, Phát triển, như ví dụ (7).
+) Tiêu đề, Phát triển, như ví dụ (3).
+) Không có Tiêu đề, Phát triển, như các ví dụ (1), (2), (4).
Tính hoàn chỉnh về hình thức của văn bản được thể hiện: các bộ phận và các yếu tố hợp thành văn
bản có quan hệ qua lại, ràng buộc với nhau rất chặt chẽ, bền vững. Nếu loại bỏ một yếu tố nào đó sẽ
ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại.

1.1.3.3. Đặc trưng về dung lượng


Theo quan điểm của hai tác giả Trịnh Sâm và Nguyễn Ngọc Thanh, “Nếu căn cứ vào một tiêu chuẩn
duy nhất là tinh hoàn chỉnh, thì một câu có kết cấu hoàn chỉnh, thậm chí là một từ (trường hợp từ đặc
biệt, từ rút gọn) cũng có thể được gọi là một văn bản. Nhưng, nếu hiểu văn bản là một kết cấu không
những có tính hoàn chỉnh mà còn có tinh đa hợp hoặc phức hợp thì văn bản thường được hiểu như
một kết cấu bao gồm nhiều câu, nhiều đoạn khác nhau.” [30, tr.144].
Chẳng hạn ở các ví dụ trên: ở ví dụ (1), văn bản chỉ có một câu; ở các ví dụ (2) – (7) các băn bản có
hơn một câu, có các đoạn văn, các phần, các mục. Trong phạm vi của giáo trình, chỉ bàn đến các văn
bản có dung lương gồm các câu và các đoạn văn.

You might also like