You are on page 1of 28

CHƯƠNG 4

TẠO LẬP VÀ TIẾP NHẬN VĂN BẢN


1. Khái quát về văn bản
1.1. Khái niệm văn bản

Mục đích giao tiếp


Nội dung giao tiếp

tạo lập lĩnh hội


Người nói Người nghe
VĂN BẢN
(viết) (đọc)

Cách thức giao tiếp


Hoàn cảnh giao tiếp

- Văn bản là phương tiện, cũng là sản phẩm giao tiếp ngôn ngữ ở dạng viết, có tính
thống nhất giữa nội dung và hình thức.
- Văn bản có thể gồm nhiều câu, đoạn, phần, thậm chí nhiều tập sách.

1.2. Những đặc trưng cơ bản


- Văn bản có tính thống nhất trọn vẹn về nội dung.
- Văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức.
- Văn bản có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc.

1.3. Phân loại văn bản


- Theo dung lượng:
+) Văn bản vĩ mô
+) Văn bản vi mô
+) Văn bản bình thường
- Theo phong cách chức năng ngôn ngữ
+) Văn bản hành chính (hợp đồng, thông báo,…)
+) Văn bản khoa học (sách giáo khoa,…)
+) Văn bản báo chí
+) Văn bản chính luận
+) Văn bản nghệ thuật

2. Tạo lập văn bản


2.1. Cấu tạo chung của văn bản

TIÊU ĐỀ

PHẦN MỞ

PHẦN THÂN

PHẦN ĐÓNG

Hình thức Cấu trúc Nội dung


Tiêu đề Tách khỏi các phần Từ/cụm từ/câu. Chủ đề, một phần nội
khác. dung của văn bản.
Chữ in đậm.
Ngắn gọn.

Phần Phần đầu tiên của văn


Các câu đơn ngắn gọn, Chứa đựng những
mở bản, kề trên phần đầu
thường được chia phần nội dung khái
đề. thành 2 phần (giới quát nhất, cơ bản
Súc tích, ngắn gọn.thiệu khái quát nội nhất.
Chiếm 1/4, 1/5 hoặcdung của văn bản, nêu
tối đa 1/3 văn bản.phương hướng, cách
Chữ viết bình thường.
thức, phạm vi triển
khai).
Phần Nằm tiếp theo phần Theo các mô hình cấu Là phần quan trọng
thân mở. trúc của văn bản (diễn nhất của văn bản,
dịch, quy nạp, tổng – chứa đựng những
phân - hợp, song hành, thông tin quan trọng
móc xích…). nhất dưới dạng triển
khai chi tiết hoá.

Ở các văn bản lớn thì


phần luận giải được
chia thành nhiều
chương, mục.

Phần Nằm cuối văn bản. Ngắn gọn. Nêu tóm tắt những
đóng Chiếm một dung vấn đề đã trình bày
lượng nhỏ. dưới dạng nâng cao.

Triển vọng của vấn


đề và những tồn tại
chưa được giải quyết.

2.2. Các bước tạo lập văn bản


- Định hướng
- Lập chương trình
- Viết văn bản
- Kiểm tra
2.2.1. Định hướng
- Nội dung  Viết cái gì? / Viết trong hoàn cảnh nào?
- Đối tượng tiếp nhận  Viết cho ai?
- Mục đích  Viết để làm gì?
- Phương tiện truyền đạt  Viết/nói?
- Phong cách  Viết như thế nào?

2.2.2. Lập chương trình


a) Chuẩn bị:
- Tập trung, thu thập tương đối đầy đủ các ý.
- Phân các ý thành từng nhóm lớn, nhỏ.
b) Lập đề cương
Một số lỗi thường mắc khi lập đề cương:
- Xa đề hoặc lạc đề;
- Nội dung phát triển không đầy đủ;
- Nội dung trùng lặp;
- Nội dung mâu thuẫn, không logic;
- Nội dung lộn xộn, trình tự không hợp lí;

2.2.3. Viết văn bản


Lựa chọn từ, câu, đoạn…sắp xếp để tạo lập văn bản để hiện thực hoá các yếu tố
nêu ở đề cương

2.2.4. Kiểm tra


Tự rà soát, đánh giá toàn bộ văn bản đã viết: hình thức và nội dung.

2.3. Viết đoạn văn, văn bản – Sửa chữa và hoàn thiện văn bản
2.3.1. Các thao tác viết đoạn văn
a) Mỗi thành tố nội dung trong đề cương nên viết thành một đoạn văn.
b) Lựa chọn hướng triển khai nội dung, cách lập luận và kết cấu đoạn:
- Nội dung vấn đề và cách lập luận trong đoạn.
- Vị trí và quan hệ của đoạn văn đó với các đoạn văn trước.
- Phong cách chức năng của văn bản và phong cách ngôn ngữ của người viết.
 Viết đoạn văn có câu chủ đề
- Về cấu tạo: Câu chủ đề thường đầy đủ các thành phần câu.
- Về vị trí:
 Viết đoạn văn không có câu chủ đề
- Không có câu nào là trọng tâm.
- Nội dung của đoạn trải đều ra ở các câu.
- Về cấu tạo, các câu có thể viết theo kiểu lặp cấu trúc.
- Ví dụ 1: (1) Anh rời EU, đạt thoả thuận hậu Brexit. (2) Sau hơn 3 năm cân nhắc,
vào ngày 31.1.2020, Anh chính thức rời Liên minh Châu Âu, bước vào giai
đoạn chuyển tiếp đến hết ngày 31.12.2020. (3) Sự kiện Anh rời EU kết thúc 47
năm là thành viên của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đánh dấu lần đầu tiên một
nước thành viên EU rời khỏi khối này.
 Đoạn diễn dịch

- Ví dụ 2: (1) Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao! (2) Màu lông hung hung có
sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đặt cho nó. (3) Mèo Hung có cái đầu
tròn tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. (4) Đôi mắt Mèo Hung
hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. (5) Bộ
ria mép vểnh lên có vẻ oai lắm; bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ
nhàng như lướt trên mặt đất. (6) Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng… (7)
Mèo Hung trông thật đáng yêu.
(Hoàng Đức Hải)
 Đoạn quy nạp

- VD3: (1) Tiếng cười trong truyện tiếu lâm Việt Nam mang rất nhiều cung bậc
khác nhau. (2) Tiếng cười ở mảng chuyện về người nông dân chủ yếu để giải
thoát buồn phiền, mệt nhọc nên cung bậc thật vô tư, thoải mái.[…]. (3) Ở mảng
truyện về tầng lớp tiểu thương, trí thức rởm như thầy đồ, thầy lang, thầy cúng,
thầy bói… lại là nụ cười chế giễu, đả kích.[…]. (4) Còn ở mảng chuyện về bọn
cường hào, quan lại, tiếng cười trở nên quyết liệt, mạnh mẽ, không khoan
nhượng.[…]. (5) Phải nói là các cung bậc cười trong truyện tiếu lâm thật phong
phú, đa dạng, tiếng cười vừa để giáo dục con người, vừa để cười cho sảng
khoái, để tồn tại, để phấn đấu tới cuộc đời tốt đẹp hơn.
 Đoạn Tổng – phân - hợp

- Ví dụ 4:
(1) Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một.
(2) Trời xanh đây là của chúng ta.
Núi rừng đây là của chúng ta.
 Đoạn song hành

- Ví dụ 5: (1) Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải
tiến dần thành chiếc áo dài “tân thời”. (2) Chiếc áo tân thời là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương
Tây.
(Trần Ngọc Thêm)
 Đoạn móc xích

- Ví dụ 6: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết
những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta
trong bể máu.
(Hồ Chí Minh)
 Đoạn song hành

 Các phương thức liên kết câu trong đoạn văn

Phương thức lặp: Là biện pháp sử dụng trong câu sau yếu tố ngôn ngữ đã xuất
hiện ở câu trước để liên kết câu.
- Lặp ngữ âm: Lặp các phương tiện ngữ âm
Ví dụ: Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên Thành đồng Tổ
quốc. Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
- Lặp từ vựng: Lặp thực từ, cụm thực từ, thậm chí câu.
Ví dụ: Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần(…).
Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng.
(Trần Hoài Dương)
- Lặp ngữ pháp: Lặp hư từ hoặc cấu trúc câu.
Ví dụ: Mặc dầu giặc Tây hung tàn, chúng quyết không thể ngăn trở các cháu
vui tươi hăng hái. Mặc dầu giặc Tây bạo ngược, chúng quyết không thể ngăn
trở chúng ta kháng chiến thắng lợi, thống nhất và độc lập thành công. (Hồ Chí
Minh)

Phương pháp thế: Sử dụng trong câu sau từ ngữ đồng nghĩa/gần nghĩa với từ ngữ
đã xuất hiện ở câu trước.
- Thế đại từ.
Ví dụ: Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh
xanh. Đứng ở đây nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp.
(Đoàn Minh Tuân, Núi sông hùng vĩ)
- Thế đồng nghĩa hoặc gần nghĩa.
Ví dụ: Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một
trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như
tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã
xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy
thế, người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm, rồi nhảy xuống Hồ Tây
tắm, xong mới ôm vết thuơng lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín
nỗi đau đớn của mình mà chết. (Nguyễn Đình Thi)

Phương thức tỉnh lược


- Lược bỏ trong câu sau từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
- Phép tỉnh lược có tác dụng duy trì chủ đề và rút gọn văn bản.
Ví dụ: Một anh học trò hỏi Thượng đế: (1)
- Ngài coi một triệu đô la là thế nào? (2)
- Bằng một xu! – Thượng đế trả lời. (3)
- Thế ngài coi một tỉ năm là như thế nào? (4)
- Bằng một giây! (5)
Người học trò bèn năn nỉ: (6)
- Xin Ngài cho tôi một xu! (7)
- Được thôi! – Thượng đế trả lời – Nhưng hãy đợi ta một giây! (8)

Phương thức liên tưởng


- Sử dụng từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng liên quan gần gũi với từ ngữ chỉ sự vật,
hiện tượng đã xuất hiện ở câu trước.
- Có tác dụng phát triển chủ đề.
Ví dụ: Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát (1). Lúa vàng gợn sóng
(2). Xa xa giữa cánh đồng, đàn trâu bắt đầu về, lững thững từng bước nặng nề,
bóng sừng trâu dưới ánh chiều, kéo dài lan giữa ruộng đồng yên lặng (3).
(Nguyễn Khắc Viện)

Phương thức nối


- Sử dụng trong câu sau từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp.
- Liên kết logic, mang lại sự mạch lạc, chặt chẽ cho văn bản.
- Nối bằng quan hệ từ: nhưng, song, hay, hoặc, và, vì, bởi, do…
Ví dụ: Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí.
Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền
tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn.
(Phong Thu)

- Nối bằng các kết ngữ: ngoài ra, mặt khác, thêm vào đó, hơn nữa, nhìn chung là,
nói tóm lại, cuối cùng là, với lại…
Ví dụ: (1) Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như hoa vông
hoa gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa
muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh. Nhưng nói chung, đó toàn là những
màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài.

- Nối bằng trợ từ: dùng trợ từ, phụ từ làm thành tố phụ có ý nghĩa so sánh, như
cũng, lại, vẫn, cứ, còn, càng,..
Ví dụ: Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ
có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân. (Tô Hoài)

Phương thức tuyến tính


- Sử dụng trật tự tuyến tính của các câu trong đoạn hoặc văn bản.
- Phương thức tuyến tính mang lại tính mạch lạc cho văn bản.
Ví dụ: (1) Nạn nhân là nữ, ít nhiều có máu “ham tiền”.
(2) Từ khoảng giữa năm 1999 đến nay, trên các tuyến xe liên tỉnh từ Rạch
Sỏi (thị xã Rạch Giá, Kiên Giang) đi các tỉnh Cần Thơ, An Giang và tàu
thuỷ chở khách từ Rạch Sỏi đi các huyện vùng sâu của Kiên Giang liên
tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo, trấn lột.
(3) Còn đối tượng lừa đảo, trấn lột có một băng khoảng từ 15 đến 17 tên
nhưng xé le ra nhiều tốp hoạt động cả trên bờ lẫn dưới sông.
(2)(1)(3)

2.3.2. Tách đoạn, chuyển đoạn và liên kết đoạn


- Tách đoạn : Khi đã triển khai nội dung của đoạn ờ mức độ đầy đủ cần thực hiện
thao tác tách đoạn :
+) Tách đoạn nhằm mục đích tạo cho văn bản tính mạch lạc, khúc chiết trong sự
tình bày, đồng thời tạo cơ sở thuận lợi cho sự lĩnh hôi văn bản. Bởi vì, như đã nói,
mỗi đoạn văn (lớn hoặc nhỏ) là sự hiện thực hóa một thành tố nội dung (lớn hoặc
nhỏ) của văn bản. Việc tách đoạn là dấu hiệu hình thức của các thành tố nội dung
trong văn bản.

Có hai xu hướng cần tránh :

* không tách đoạn trong văn bản mà viết liền.

* tách tuỳ tiện, ngẫu hứng, không dựa trên cơ sở nào.

+) Trong các văn bản khoa học, nghị luận và hành chính, việc tách đoạn dựa trên
cơ sở tính trọn vẹn (với các mức độ khác nhau) trong sự trình bày một thành tố nội
dung. Ở đây, như người ta thường nói, mỗi đoạn văn trùng với một đoạn ý.

Ví dụ :

"Vía là cái làm hoạt động các quan năng – những nơi cơ thể tiếp xúc với môi
trường xung quanh. Đàn ông có 7 vía cai quản 7 "lỗ" trên mặt: hai tai, hai mắt, hai
lỗ mũi và miệng. Phụ nữ thì có thêm 2 vía cai quản nơi sinh đẻ và nơi cho con bú.

Ba hồn, theo một cách giải thích uyên bác, gồm tính, khí và thần. Tính là sự tinh
anh trong nhận thức (nhờ các quan năng, các vía mang lại). Khí là khí lực, là năng
lượng làm cho cơ thể hoạt động. Thần là thần thái, là sự sống nói chung."

(Trần Ngọc Thêm, Sđd. tr 198)

Hai đoạn văn trên cần tách bạch vì chúng trình bày hai thành tố nội dung : vía và
hồn. Cách tách đoạn như thế còn gọi là tách đoạn theo chủ đề. Cách đó phổ biến
trong các văn bản khoa học, nghị luận hoặc hành chính.

Trong các văn bản (nhất là văn bản nghệ thuật, báo chí) các đoạn còn được tách
dựa theo sự khác biệt về thời gian, về địa điểm, về nhân vật, về phương diện... Ví
dụ :

"Ngày 19-8-1991, một số người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Xô viết đã tiến hành
cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Goocbachôp. (...)

Ngày 21-12-1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoa trong Liên bang Xô
viết cũ đã kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập. (...)" 124
(Nguyễn Anh Thái, Sđd, tr. 17)

- Một số cách liên kết đoạn và chuyển đoạn trong văn bản :

+ Dùng các phương tiện liên kết câu ở các câu giáp giới giữa hai đoạn (câu cuối
đoạn trước và câu đầu đoạn sau). Ví dụ :

"Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, loài người đang trở thành một nhân
tố mới làm biến đổi căn bản các điều kiện vô cơ và hữu cơ trên quả đất. Đã xuất
hiện thuật ngữ "trí quyển" dể chỉ lớp vỏ trái đất chịu tác động của hoạt động trí tuệ
của xã hội loài người.

Sự xuất hiện "tri quyển" có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chi phối không những
tương lai của sinh quyển mà cả tương lai của loài người. Ngày nay sự tiến hoá của
sinh quyển cũng như địa quyển, thúy quyển, khí quyển phải được điều khiển một
cách có ý thức bởi năng lực trí tuệ của con người"

(Trần Bá Hoành, Sđd. tr. 114)

Trong ví dụ này, sự liên kết giữa hai đoạn được thực hiện thông qua các phương
tiện thuộc phương thức lặp. Các phương tiện thuộc các phương thức thế, phương
thức nối, phương thức liên tưởng, ... cũng có thể được sử dụng vào nhiệm vụ đó.

+ Các phương tiện liên kết đoạn có thể được sử dụng ở các câu mở đầu cho các
đoạn. Các câu này tuy xa cách nhau nhưng nhờ các từ ngữ lặp lại, nhờ cấu trúc lặp
lại, nhờ các từ chỉ thứ tự, chỉ sự chuyển tiếp; ...mà chúng lại có tác dụng liên kết
các đoạn của chúng. Ví dụ:

"Nét bất biến thứ nhất của thòi đại này, làm thành phong cách của thời đại, đó là
mọi người đều cảm thấy xã hội cụ đang bữ tan vỡ mọi gia trữ của nó bữ đứt tung
không tài nào cứu vãn nổi. (...)

Nét tiêu biểu thứ hai của thòi đại này là mọi người đều ý thức về cái tai của mình,
đều khoe tài, và đều đòi hỏi phải đãi ngộ họ xứng đáng với cái tài của họ." (...)

(Theo Phan Ngọc)

+ Câu có chức năng chuyển đoạn. Câu này có thể đứng tách bạch khói các đoạn và
thường gồm 2 phần : phần đầu tóm lược nội dung của đoạn đi trước, phần sau mờ
ra nội dung cùa đoạn tiếp theo.
Ví dụ :ở giữa 2 đoạn : đoạn trước nói về thơ chữ Hán, đoạn sau nói về thơ tiếng
Việt của Hồ Chủ tữch, có thể viết câu chuyển đoạn như sau : "Ngoài những bài thơ
viết bằng chữ Hán, Hồ Chủ tữch còn thường làm thơ bằng tiếng Việt".

Nếu câu chuyển đoạn đặt ờ đầu đoạn đi sau, thì nó vừa làm nhiệm vụ chuyển đoạn,
vừa là câu mở đoạn và thể hiện chủ đề khái quát của đoạn sau đó. Ví dụ : đoạn đi
trước nói về "chu trình tuần hoàn vật chất", đoạn tiếp theo nói về "quá tành biến
hoa năng lượng". Đoạn sau có thể mờ đầu bằng câu có nhiều chức năng như sau:

"Song song với chu trình tuần hoàn vật chất là quá trình biến hoa năng lượng. Hai
nguồn năng lượng chủ yếu trên quả đất là năng lượng phóng xạ và năng lượng mặt
trời. (...)"

(Trán Bá Hoành, Sđd. tr 113)

2.3.3. Sửa chữa và hoàn thiện văn bản

Khi viết xong văn bản cần đọc lại, kiểm tra lại để phát hiện nếu có lỗi sai phải sửa,
điều chỉnh những chỗ cần thiết.

2.3.4. Một số lỗi khi viết đoạn

- Lạc ý
- Thiếu ý
- Loãng ý
- Lặp ý
- Mâu thuẫn ý
- Đứt mạch ý
- Tách đoạn không phù hợp

3. Kỹ thuật soạn thảo và trình bày một số văn bản hành chính
thông dụng
3.1. Khái niệm văn bản hành chính (VBHC)

“Là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của
các cơ quan, tổ chức.”

Phong cách ngôn ngữ hành chính – công vụ.

3.2. Phân loại VBHC


- VBHC cá biệt (sử dụng 1 lần)
- VBHC thông thường có tên loại
- VBHC thông thường không có tên loại (công văn)

3.3. Đặc điểm chung của VBHC

- Tính khuôn mẫu


- Tính chính xác – tường minh
- Tính khách quan, nghiêm túc

3.4. Phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ


3.4.1. Về phương diện ngữ âm
VBHC dù thể hiện trên kênh chữ hay kênh nói đều hướng đến việc đảm bảo yêu
cầu chính xác, trang trọng, chuẩn mực.
- Khi ở dạng thức nói, không dùng các biến thể phương ngữ nhời (lời), chánh
(chính), tui (tôi), kiểng (cảnh)… Sử dụng lời nói rõ ràng, khúc chiết, khách
quan.
- Dưới dạng thức viết phải tuân thủ tuyệt đối các quy tắc chính tả, font chữ và cỡ
chữ theo quy định…

3.4.2. Về phương diện từ ngữ


Có hai dấu hiệu cơ bản: màu sắc tu từ học sách vở và tỉ lệ phần trăm cao của các
phương tiện khuôn mẫu (khuôn sáo hành chính).

a) Hệ thống thuật ngữ của phong cách hành chính công vụ:
- Tên gọi tổ chức, cơ quan, đoàn thể: UBND, Bộ Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo,
Viện Khoa học xã hội…
- Tên người gọi theo chức trách: công tố viên, bên nguyên, bên bị, chủ tài khoản,
chủ thầu, thủ trưởng, đương sự, vụ trưởng, chánh văn phòng…
- Tên gọi loại tài liệu: biên bản, lệnh, thông báo, công điện, biên lai thanh toán,
chỉ thị, quy chế, công văn…
- Từ ngữ thuộc về thể thức HCCV: kính gửi, kính chuyển, đồng kính gửi, xét…,
đề nghị…, chịu trách nhiệm thi hành…
- Từ ngữ văn hóa chung được dùng một cách đặc biệt: cá nhân (người), pháp
nhân (cơ quan, xí nghiệp, tổ chức có quyền lợi và trách nhiệm), phía, bên…

b) Những khuôn sáo như: nay ban hành, theo đề nghị, căn cứ vào, trân trọng đề
nghị, có hiệu lực từ ngày, có trách nhiệm thực hiện…
Ngoài ra, để đảm bảo độ chính xác cao, VBHC còn ghi rất cụ thể, chi tiết đích
danh nhân vật, đối tượng, việc làm, ngày giờ… do đó sử dụng nhiều quán ngữ:
nêu trên, dưới đây, kèm theo, đang xét…

c) ) Tần số sử dụng danh từ trong phong cách HCCV cao hơn so với các phong
cách chức năng khác:
- Những ngữ cú đóng vai trò giới từ như: trên cơ sở, với mục đích, theo phương
châm, bằng biện pháp, qua khảo sát…
- Những danh từ đóng vai trò định ngữ như: biện pháp hành chính, hợp đồng
kinh tế, thủ tục pháp lí…
- Những từ được định danh hóa từ động từ như: sự chấp hành, sự điều động,
việc truy tố, việc giao dịch, cuộc thẩm tra, cuộc trao đổi…

d) Sử dụng nhiều từ Hán Việt. Ví dụ: khởi tố, thụ lí, lưu hành, truy cứu, hình sự,…

e) Từ ngữ được lựa chọn khắt khe. Do đó không thể có những từ ngữ địa phương,
biệt ngữ, tiếng lóng, những từ ngữ mang màu sắc hội thoại thông tục như: phe
phẩy, móc ngoặc, mua bán vòng vo, vòng vèo, mua chui, đi cổng hậu…

3.4.3. Về phương diện cú pháp


a) Cú pháp của phong cách hành chính công vụ là cú pháp sách vở, mang tính chất
rập khuôn, mang sắc thái khô khan, cứng nhắc, nhiều khi “lạnh lùng”.

b) Thường sử dụng câu tường thuật, câu cầu khiến; không sử dụng câu hỏi, câu
cảm thán.
Phong cách hành chính công vụ không sử dụng lời nói trực tiếp (trừ một vài thể
loại như văn bản toà án), không sử dụng những từ tình thái và yếu tố có nội
dung đưa đẩy.

c) Dùng nhiều câu phức rất dài với nhiều thành phần đồng chức để phản ánh xu
hướng phân loại, trình bày chi tiết, xu hướng xem xét quan hệ nhân – quả.

Sử dụng nhiều từ ngữ thể hiện sự đòi hỏi về hiệu lực công việc, bắt buộc phải
thực hiện, chấp hành hoặc nghiêm cấm: cần, cần phải, có trách nhiệm thực
hiện, có nhiệm vụ thi hành…, yêu cầu, nghiêm cấm, loại trừ…

d) Sử dụng hệ thống các con số I, II, III,…, 1, 2, 3,…, con chữ a, b, c,… để phân
chia (bằng cách xuống dòng và viết hoa) các bộ phận của một kết cấu phức tạp.

VD: Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 – Lãnh đạo công tác của Chính phủ
2 – Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ,…
3 – Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng…
4 – Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định…
5 – Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh…
6 – Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin
đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.
(Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992)

e) Nhằm mục đích tránh diễn đạt mơ hồ có thể bị bắt bẻ, xuyên tạc mà phong cách
HCCV rất hay lặp lại, đặc biệt là danh từ, ngay trong một đoạn văn ngắn,
không sợ câu văn nặng nề, đơn điệu.

VD: Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện Kiểm sát
nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp trên. Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân
sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao.
… Viện trưởng, các Phó viện trưởng và kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân địa
phương và Viện Kiểm sát quân sự các quân khu và khu vực do Viện trưởng Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
(Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992)

f) Để cho tài liệu được người đọc tiếp thu rõ ràng, có mạch lạc, phong cách
HCCV thường dùng đề ngữ khi cần tóm tắt nội dung các chương, mục, điều…
trong văn bản.
Ví dụ: Trong lưu thông phân phối…
Trong tiêu dùng…
Đối với các ngành sản xuất…
Đối với nhu cầu chất đốt…
(Chỉ thị về quản lí xăng dầu)

3.4.4. Về sử dụng các biện pháp tu từ


Lời nói của VBHC hướng tới sự trang trọng, khách quan nên không sử dụng lời nói
nghệ thuật, không sử dụng các biện pháp tu từ. Những lối nói ẩn dụ, hoán dụ, thậm
xưng, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, đảo ngữ, điệp ngữ,… đều không được sử
dụng trong VBHC.
3.5. Phương pháp soạn thảo một số VBHC thông dụng
3.5.1. Công văn
3.5.1.1. Khái niệm
Hình thức văn bản không có tên loại cụ thể, được dùng phổ biến trong các
cơ quan, tổ chức. Là phương tiện giao tiếp chính thức của các cơ quan, tổ chức;
giữa các cơ quan, tổ chức với công dân.
3.5.1.2. Phân loại
Căn cứ vào nội dung, công văn được chia thành:
- Công văn mời họp
- Công văn chất vấn, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị
- Công văn trả lời (phúc đáp)
- Công văn hướng dẫn
- Công văn giải thích
- Công văn đôn đốc, nhắc nhở
- Công văn chỉ đạo
- Công văn cám ơn dựa trên những nguyên do hợp pháp, không được trái pháp luật
và đạo đức xã hội.

3.5.1.3. Kỹ thuật soạn thảo


Bố cục thường có 3 phần:
- Phần mở đầu: nêu lý do, mục đích của việc ban hành công văn.
- Phần nội dung: được diễn đạt bằng văn xuôi với mục đích thông báo, truyền
tin.
- Phần kết thúc:
Nếu là công văn mời họp, phần kết thúc thường là: “Đề nghị ... đến dự
họp đầy đủ và đúng giờ để cuộc họp thu được nhiều kết quả...”.
Trong vài trường hợp khác, phần kết thúc thường là lời chào trân
trọng hoặc nêu yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận được văn bản.

3.5.2. Thông báo


3.5.2.1. Khái niệm
Văn bản dùng để công bố thông tin về một vấn đề, một sự việc.
Mục đích:
- Công bố thông tin
- Kết luận kết quả hội nghị, cuộc họp
- Nhiệm vụ được giao
- Sự việc, vấn đề
3.5.2.2. Kỹ thuật soạn thảo
Gồm 3 phần:
- Phần mở đầu: nêu căn cứ, chủ thể và thẩm quyền thông báo, đối tượng tiếp
nhận thông báo
- Phần nội dung: nêu rõ nội dung cần thông báo đến đối tượng tiếp nhận.
- Phần kết thúc: nhấn mạnh nội dung chính, trọng tâm cần lưu ý người đọc
hoặc một nội dung có tính chất xã giao nếu cần.

3.5.3. Quyết định


3.5.3.1. Khái niệm
Là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định; quyết định
về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Mục đích:
- Ban hành, sửa đổi, bãi bỏ: QyĐ, QC, tiêu chuẩn, định mức...
- Phê duyệt: ĐA, DA, KH, CTr.
- Quyết định về nhân sự: tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng..
- Phê chuẩn, công nhận, chuẩn y...
3.5.3.2. Kỹ thuật soạn thảo
a) Thể thức
b) Bố cục nội dung
1. Phần căn cứ ban hành
- Căn cứ thẩm quyền.
- Căn cứ áp dụng.
- Căn cứ thực tế
2. Phần quyết định
- Điều 1: nêu quyết định chính, chủ yếu, quan trọng nhất.
- Điều 2 (+n): nêu các quyết định bổ sung, làm rõ thêm cho Điều 1.
- Điều n: Nêu thời hạn thi hành, phủ định những văn bản trái với văn bản này.
3.5.4. Biên bản
3.5.4.1. Khái niệm
Biên bản là VB hành chính dùng để ghi chép lại những sự việc đã xảy ra
hoặc đang diễn ra để làm chứng cứ pháp lý về sau.
3.5.4.2. Phân loại
Căn cứ vào tính chất, biên bản được chia thành 3 loại:
- Biên bản hội nghị, hội họp: dùng để ghi chép lại tiến trình tổ chức, thực hiện hội
nghị hay hội họp.
- Biên bản hành chính: BB mở đề thi, BB giao nhận và bàn giao…
- Biên bản pháp lý: BB phiên tòa, BB khám nghiệm tử thi, BB tai nạn giao thông…
3.5.4.3. Cấu trúc
Cấu trúc của biên bản thường gồm 3 phần:
(1) Phần mở đầu:
- Thời gian, địa điểm lập biên bản.
- Thành phần tham dự.
(2) Phần nội dung:
- Nếu là BB hội họp hoặc vụ việc đang diễn ra thì ghi theo tiến trình của cuộc họp,
hội nghị, vụ việc đó.
- Nếu là BB vụ việc đã xảy ra thì mô tả hiện trường, ghi chép lại lời khai của nhân
chứng, đương sự hoặc nhận định của những người có liên quan.
(3) Kết thúc:
- Ghi thời gian, địa điểm kết thúc việc lập biên bản.
- Ghi rõ số biên bản được lập.
- Biên bản phải có chữ ký của người lập và chủ tọa (nếu là biên bản hội họp) hoặc
phải có chữ ký của người đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng và người bị
hại (nếu có).

3.5.5. Hợp đồng


3.5.5.1. Khái niệm
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, tổ chức để xác lập, thay đổi
hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong một quan hệ pháp lý nhằm thỏa
mãn nhu cầu, lợi ích của mình.

3.5.5.2. Điều kiện


Hợp đồng phải có bốn điều kiện:
- Sự ưng thuận: cơ sở của hợp đồng là sự đồng ý, bằng lòng một cách tự nguyện;
không một ai, một cơ quan nào được quyền ép buộc một đối tượng khác phải kí
hợp đồng với mình.
- Năng lực: người kí hợp đồng phải có đầy đủ năng lực pháp lý.
- Đối tượng: cam kết điều gì, việc gì để làm hoặc bàn giao.
- Nguyên do: hợp đồng phải dựa trên những nguyên do hợp pháp, không được trái
pháp luật và đạo đức xã hội.

3.5.5.3. Hiệu lực


- Hợp đồng là sự mong muốn của hai bên giao ước, ràng buộc hai bên cho đến khi
nào hai bên không còn mong muốn tiếp tục duy trì hoặc hợp đồng đã được thực
hiện xong.
- Nếu có tranh chấp hợp đồng thì các cơ quan chức năng sẽ dựa theo các điều
khoản của hợp đồng hoặc theo luật để phân xử.

3.5.5.4. Phân loại


Dựa theo Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại năm 2005, có thể phân loại hợp
đồng thành ba nhóm cơ bản:
- Hợp đồng dân sự
- Hợp đồng thương mại
- Hợp đồng lao động

3.5.5.5. Cấu trúc


Cấu trúc của hợp đồng có hai phần bắt buộc:
- Phần xác lập chủ thể giao kết:
+ Nêu từng bên giao kết, xác định chủ thể giao kết.
+ Nêu những thông tin liên quan đến chủ thể giao kết (địa chỉ, người đại
diện, chức vụ người đại diện, tài khoản chính thức, mã số thuế…)
- Phần nội dung thỏa thuận giao kết: Được thể hiện thông qua các điều khoản phù
hợp với nội dung của từng hợp đồng.

3.5.6. Đơn từ
Đơn từ là loại VBHC yêu cầu việc riêng, được viết ra giấy (theo mẫu hoặc
không theo mẫu) để trình bày chính thức với tổ chức hoặc người có thẩm quyền
giải quyết yêu cầu, nguyện vọng đó.
Các mục của một lá đơn
- Quốc hiệu, tiêu ngữ;
- Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn;
- Tên đơn (đơn + trích yếu nội dung đơn): Đơn xin…
- Địa chỉ gửi đơn (cá nhân, cơ quan) cần ghi rõ ràng, cụ thể, đầy đủ: Kính
gửi…
- Họ, tên, địa chỉ của người viết đơn;
- Trình bày sự việc, lí do, nguyện vọng (đề nghị);
- Cam đoan và cảm ơn;
- Tên và chữ kí người viết đơn.

3.5.7. Báo cáo


Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình, sự việc, hoạt động và
các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
Ví dụ: Báo cáo sơ kết học kì I, Báo cáo tổng kết công tác Đoàn hội năm học
2015 – 2016…
Bản báo cáo cần được trình bày trang trọng, rõ ràng theo một số mục quy
định sẵn. Các vấn đề như báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo cáo về việc gì, kết quả
như thế nào là những nội dung quan trọng, không thể thiếu trong một báo cáo.
Các mục của một báo cáo
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết báo cáo;
- Tên văn bản: Báo cáo về…
- Nơi nhận báo cáo: Kính gửi…
- Người (tổ chức) báo cáo;
- Nêu lí do báo cáo;
- Trình bày sự việc, hoạt động và kết quả đã làm được;
- Chữ kí, họ và tên người báo cáo.

3.5.8. Bản đề nghị


Bản đề nghị (bản kiến nghị) có mục đích đề đạt nhu cầu, nguyện vọng của cá
nhân hay tập thể gửi đến cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền giải quyết đề nghị.
Một bản đề nghị cần có những mục sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ;
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết bản đề nghị;
- Tên văn bản: Bản (Đơn/ Giấy) đề nghị/ kiến nghị về việc…
- Nơi nhận đề nghị: Kính gửi…
- Người (tổ chức đề nghị, ghi rõ họ và tên, chức danh, địa chỉ): Tôi (chúng tôi)
là…
- Nêu sự việc, lí do và ý kiến đề nghị với nơi nhận (thẩm quyền giải quyết);
- Chữ kí, họ và tên người đề nghị.

BÀI TẬP: TẠO LẬP VĂN BẢN


ĐỀ 1: Soạn thảo thông báo về việc đóng học phí HK2, năm học 2022-2023 với
những thông tin sau đây
- Đơn vị ban hành VB: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia
TPHCM;
- Đối tượng nhận văn bản: sinh viên chính quy toàn trường;
- Nội dung gợi ý: Nêu các thông tin chi tiết về học phí, hình thức đóng (tiền mặt,
hoặc chuyển khoản), thời gian địa điểm đóng học phí;
- Thời gian ban hành: 6/5/2023

ĐỀ 2: Soạn thảo thư mời/ giấy mời


-Nội dung: tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
-Thời gian: 13:30 thứ Bảy 6/5/2023
-Địa điểm: Hội trường Văn Khoa
-Ngày ban hành: 1/5/2023

ĐỀ 3: Soạn thảo Công văn đề nghị về việc mượn Hội trường Văn Khoa, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
(số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1) để tổ chức lễ đón tân sinh
viên Khoa Nhân học vào đầu năm học mới.
- Đơn vị soạn và gửi văn bản: Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
- Đơn vị nhận văn bản: Phòng Quản trị - Thiết bị;
- Thời gian dự kiến tổ chức: Sinh viên tự ghi thời gian dự kiến tổ chức cho phù
hợp.

You might also like