You are on page 1of 9

Bí kíp và tài liệu học tập UEL

GIẢI ĐỀ GIỮA KỲ
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

1.Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mac–Lenin, nhà nước có nguồn gốc từ:
A. Thần thánh
B. Thượng đế
C. Dân cư trong xã hội tạo ra
D. Nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân xã hội xuất hiện trong lòng chế độ công xã nguyên
thủy
Giải thích: D.
Nguyên nhân kinh tế là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Nguyên nhân xã hội là sự ra đời các giai cấp, chúng hình thành nhiều mâu thuẫn. Những mâu
thuẫn đó là không thể điều hoà được một cách tự nhiên.
2. Bản chất của pháp luật thể hiện ở:
A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội
B. Chỉ bản chất giai cấp
C. Chỉ bản chất xã hội
D. Tùy chế độ kinh tế - xã hội mà bản chất sẽ khác nhau
Giải thích: A. Bản chất giai cấp của pháp luật: pháp luật phản ánh ý chí và mục đích điều chỉnh
các quan hệ xã hội nhà nước của giai cấp thống trị. Còn bản chất xã hội của pháp luật bắt nguồn
từ việc nó được ban hành bởi nhà nước, chủ thể đại diện của xã hội.
3. Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện:
A. Pháp luật chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với những hình thức nhất định
B. Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị
C. Nội dung của pháp luật được quyết định trước hết bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp
thống trị
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Giải thích: D. Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội, là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai
cấp, các lực lượng xã hội theo chiều hướng bảo vệ lợi ích, bảo vệ quyền và địa vị thống trị của
lực lượng này.
Bí kíp và tài liệu học tập UEL

4. Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện:


A. Ngoài ý chí của giai cấp cầm quyền pháp luật thể hiện ý chí của các giai cấp khác trong
xã hội
B. Pháp luật bắt buộc phải thể hiện ý chí của các giai cấp khác trong xã hội
C. Pháp luật chỉ thể hiện ý chí của các giai cấp khác trong xã hội
D. Tất cả đáp án trên đều sai
Giải thích: A. Tính xã hội của pháp luật thể hiện ở chỗ Pháp luật là sự thể hiện ý chí chung của
cả xã hội, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, bảo
vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển chung của xã hội.
5. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện:
A. Pháp luật chứa đựng trong nó những mô hình hành vi.
B. Pháp luật có thể điều chỉnh một phạm vi quan hệ xã hội bất kỳ.
C. Pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Giải thích: D. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật hay còn gọi là tính bắt buộc chung, được
nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.
6. Văn bản áp dụng pháp luật là:
A. Văn bản quy phạm pháp luật
B. Văn bản luật
C. Văn bản dưới luật
D. Văn bản áp dụng các quy phạm pháp luật vào từng trường hợp cụ thể
Giải thích: D. Văn bản áp dụng pháp luật (hay văn bản pháp lý cá biệt) là văn bản do các cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành trên cơ sở các quy phạm
pháp luật, trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình thức khen thưởng
cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế cụ thể đối với cá nhân hoặc tổ chức.
7. Văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất là:
A. Luật
B. Hiến pháp
C. Lệnh của Chủ tịch nước
D. Pháp lệnh
Bí kíp và tài liệu học tập UEL

Giải thích: B. Theo Điều 119 Hiến pháp 2013: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp
với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý”.
8. Văn bản pháp luật là:
A. Văn bản luật
B. Văn bản quy phạm pháp luật
C. Văn bản dưới luật
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Giải thích: D. Văn bản pháp luật là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành, theo trình tự,
thủ tục, hình thức đã được quy định trước đó, nhằm thể hiện ý chí của chủ thể ban hành và từ văn
bản này đạt được mục đích quản lý đặt ra.
Phân loại văn bản pháp luật có thể dựa theo các tiêu chí sau:
+ Tiêu chí về chủ thể ban hành: Văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp, văn bản pháp luật của
cơ quan hành pháp và văn bản pháp luật của cơ quan tư pháp.
+ Tiêu chí về hiệu lực pháp lý: Văn bản Luật và văn bản dưới luật
+ Tiêu chí về tính chất pháp lý: Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
9. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật:
A. Nghị định của Chính phủ
B. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
C. Nghị quyết của Chính phủ
D. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
Giải thích: C. Nghị quyết liên tịch của Chính phủ mới là văn bản quy phạm pháp luật.
10. Hình thức pháp luật cơ bản của Việt Nam là:
A. Văn bản áp dụng pháp luật
B. Tiền lệ pháp
C. Văn bản quy phạm pháp luật
D. Tập quán pháp
Giải thích: C. Việt Nam là nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law (những nước theo truyền
thống đề cao pháp luật thành văn). Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật cũng có nhiều ưu
điểm hơn sơ với các loại nguồn khác.
11. Chức năng của nhà nước là:
Bí kíp và tài liệu học tập UEL

A. Những phương diện hoạt động cơ bản có tính chất định hướng của Nhà nước.
B. Nhiệm vụ cấp bách của nhà nước.
C. Nhiệm vụ lâu dài của nhà nước.
D. Hoạt động bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
Giải thích: A. Chức năng nhà nước được hiểu là hoạt động nhà nước mang tính cơ bản nhất,
thường xuyên, liên tục, ổn định nhằm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cơ bản của
nhà nước, có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của nhà nước.
12. Bản chất của Nhà nước thể hiện ở:
A. Tính giai cấp
B. Tính giai cấp và tính xã hội
C. Tính công bằng
D. Tính quyền lực
Giải thích: B.
Tính giai cấp: Nhà nước sinh ra vốn là để phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền nên các
chính sách kinh tế, chính trị, tư tưởng nhà nước đề ra đều thể hiện tính giai cấp.
Tính xã hội: Nhà nước muốn tồn tại thì không thể chỉ lo cho lợi ích của giai cấp cầm quyền mà
còn phải đảm bảo lợi ích cho các giai cấp khác trong xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, kinh tế, giáo
dục, y tế…
13. Việc phân chia cư dân theo các đơn vị hành chính lãnh thổ dựa vào:
A. Hình thức của việc thực hiện chức năng của nhà nước.
B. Những đặc thù của từng đơn vị hành chính, lãnh thổ.
C. Đặc thù của cách thức tổ chức bộ máy nhà nước.
D. Phương thức thực hiện chức năng của nhà nước.
Giải thích: B. Những đặc thù của từng đơn vị hành chính, lãnh thổ bao gồm mật độ dân cư, địa
lý… hay đặc điểm kinh tế - xã hội.
14. Nội dung nào sau đây là không đúng với bản chất của nhà nước chủ nô:
A. Là công cụ bạo lực để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.
B. Là công cụ để tập hợp các tầng lớp, giai cấp trong xã hội để xây dựng một xã hội công
bằng.
C. Là công cụ duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp chủ nô.
D. Là công cụ đàn áp nô lệ và những người lao động khác.
Bí kíp và tài liệu học tập UEL

Giải thích: B. Các Nhà nước chủ nô đều thiết lập, củng cố cho mình một bộ máy nhà nƣớc
mang nặng tính quân sự và tập trung quan liêu. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ máy nhà nước chủ nô
là trấn áp nô lệ trong nước, xâm lược các nước khác, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích cho giai
cấp chủ nô, cưỡng bức nô lệ làm giàu cho giai cấp chủ nô.
15. Nhà nước định ra và thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc vì:
A. Nhà nước thực hiện quyền lực công cộng của mình.
B. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình.
C. Vì nhà nước có chủ quyền quốc gia.
D. Nhà nước không tự đảm bảo nguồn tài chính.
Giải thích: D. Nhà nước cần trả lương cho người lao động của mình và chỉ thực hiện công tác
quản lý xã hội nên không thể tự đảm bảo tài chính được.
16. Quá trình hình thành nhà nước là:
A. Một quá trình thể hiện tính khách quan của các hình thức quản lý xã hội.
B. Sự phản ánh nhu cầu quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
C. Một quá trình thể hiện ý chí của tất cả các giai cấp trong xã hội
D. Sự phản ánh ý chí và lợi ích nói chung của toàn bộ xã hội.
Giải thích: B. Nhà nước xuất hiện khi có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xuất hiện những
giai cấp đối kháng nhau do vậy mà nó cần một tổ chức chính trị đứng ra để điều hòa những mâu
thuẫn ấy và để quản lí xã hội.
17. Nội dung nào không đúng khi nói về bản chất xã hội của nhà nước:
A. Nhà nước giải quyết các công việc mang tính chất xã hội, vì lợi ích chung cho xa hội
B. Vai trò xã hội và giá trị xã hội của nhà nước phụ thuộc vào bản chất giai cấp của nhà nước
C. Vai trò xã hội của nhà nước thể hiện thông qua các hoạt động của nhà nước như: xây dựng
bệnh viện, trường học, cơ sở hạ tầng giao thông, phòng chống dịch bệnh…
D. Nhà nước thành lập và lãnh đạo quân đội để bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị.
Giải thích: D. Bản chất xã hội được thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước trong giải
quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội như: đói nghèo, chiến tranh, thiên tai… nhằm đảm
bảo lợi ích chung cho toàn xã hội.
18. Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam được hình thành bằng:
A. Do nhân dân bầu ra.
B. Cha truyền con nối.
Bí kíp và tài liệu học tập UEL

C. Được bổ nhiệm.
D. Do quốc hội bầu ra.
Giải thích: D. Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam do toàn thể Quốc
hội bầu ra.
19. Nguyên tắc tập quyền (tập trung quyền lực) trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
nhằm:
A. Ngăn ngừa và hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
B. Tạo sự thống nhất, tập trung và nâng cao hiệu quả quản lý.
C. Thực hiện quyền lực của nhân dân một cách dân chủ.
D. Đảm bảo quyền lực của nhân dân được tập trung.
Giải thích: B. Nhân dân sẽ là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng không thực hiện được một
cách trực tiếp nên cần tập trung vào tay nhà nước để tạo sự thống nhất, tập trung, từ đó sẽ nâng
cao được hiệu quả quản lý.
20. Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm:
A. Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
B. Hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.
C. Tạo sự phân chia hợp lý quyền lực nhà nước.
D. Thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.
Giải thích: A. Các nhánh quyền lực sẽ hạn chế quyền lực và đối trọng lẫn nhau.
21. Điều nào sau đây là không đúng với nguyên tắc phân quyền trong chế độ cộng hòa tổng
thống:
A. Hành pháp chịu trách nhiệm trước lập pháp.
B. Ba hệ thống cơ quan nhà nước được hình thành bằng ba con đường khác nhau.
C. Ba hệ thống cơ quan nhà nước kìm chế, đối trọng lẫn nhau.
D. Nguyên thủ quốc gia có quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh
Giải thích: A. Hành pháp và lập pháp độc lập với nhau.
22. Hoạt động nào không thể hiện việc tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước:
A. Nhân dân nộp thuế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
B. Nhân dân bầu những người đại diện của mình tham gia vào các cơ quan nhà nước.
C. Nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến vào hoạt động xây dựng Hiến pháp, Luật.
Bí kíp và tài liệu học tập UEL

D. Nhân dân giám sát hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước và cơ quan nhà nước.
Giải thích: A. Đóng thuế mang tính chất bắt buộc hoàn toàn và là hoạt động đóng góp cho
Ngân sách nhà nước, mang tính chất xây dựng, đóng góp chứ không liên quan đến hoạt động
quản lý nhà nước.
23. Nội dung không phải biểu hiện của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là:
A. Việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước phải tiến hành theo đúng
quy định của pháp luật.
B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tôn trọng pháp luật khi thi hành công vụ.
C. Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công
dân đều bị xử lý theo pháp luật.
D. Nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước
Giải thích: D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến
pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân.
24. Chính phủ là:
A. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Cơ quan thực hiện quyền hành pháp.
C. Cơ quan chấp hành của Quốc hội.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
Giải thích: D. Điều 94 Hiến pháp 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”
25. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước:
A. Nhân dân
B. Quốc hội
C. Chính phủ
D. Đảng cộng sản Việt Nam.
Giải thích: B. Do Chủ tịch nước được bầu ra bởi Quốc hội nên phải chịu trách nhiệm và báo
cáo công tác trước Quốc hội.
26. Theo Hiến pháp hiện hành, cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp là:
Bí kíp và tài liệu học tập UEL

A. Công an nhân dân.


B. Tòa án nhân dân.
C. Viện kiểm sát nhân dân.
D. Quốc hội.
Giải thích: B. Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.
27. Cơ quan có quyền giải thích Hiến pháp, Luật và Pháp lệnh tại Việt Nam là:
A. Tòa án nhân dân
B. Quốc hội
C. Ủy ban thường vụ Quốc hội
D. Chính phủ
Giải thích: C. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
28. Khi nghiên cứu về bộ máy nhà nước Việt Nam thì khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Chính phủ có quyền giám sát toàn bộ hoạt động của nhà nước.
B. Quốc hội là cơ quan nắm giữ cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
C. Hội đồng dân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra.
D. Ủy ban nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra.
Giải thích: C. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách
nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
29. Trong bộ máy nhà nước Việt Nam thì:
A. Quốc hội có quyền ban hành tất cả văn bản quy phạm pháp luật.
B. Chính phủ là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
C. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
D. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, đại diện cho nhân dân ở địa
phương.
Giải thích: C. Theo Hiến pháp: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội …”
Bí kíp và tài liệu học tập UEL

30. Việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo
nguyên tắc:
A. Phân quyền
B. Tập quyền xã hội chủ nghĩa
C. Tam quyền phân lập
D. Quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giải thích: B. Nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp” là nguyên tắc cốt yếu trong hoạt động tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam

You might also like