You are on page 1of 9

THÀNH VIÊN NHÓM 5:

- Huỳnh Thị Hồng Cẩm


- Nguyễn Thị Kim Cương
- Nguyễn Thị Kim Châu
- Trần Phạm Trân Châu
- Nguyễn Thị Quỳnh Chi
BÀI THẢO LUẬN TÂM LÝ HỌC LẦN 1
Lý do chọn đoạn video:
- Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình
ngày một gia tăng về cả số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là
một vấn đề của riêng gia đình mà là vấn nạn của xã hội. Trẻ em
non nớt về cả thể xác lẫn tinh thần rất cần được chăm sóc, yêu
thương và bảo vệ song thực tê không như vậy. Đáng buồn và đau
xót hơn là nhiều vụ bạo hành dã man trẻ em lại do chính những
người làm cha mạ, những người thân thích ruột thịt gây nên.
- Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần được
bảo vệ, che chở, chăm sóc để phát triển toàn diện về nhân cách và
đạo đức, có đầy đủ “đức” và “tài” để góp phần xây dựng đất nước
trong tương lai. Vì thế vấn đề bạo lực đối với các em có ảnh hưởng
vô cùng lớn. Làm sao các em có thể phát triển đầy đủ và toàn diện
khi trong gia đình – nơi các em được nuôi dưỡng và lớn lên lại
chính là nơi gây ra nhứng mất mát về thể xác và tinh thần cho các
em.
- Qua video sau đây của nhóm, chúng em không chỉ là phân tích tâm
lý trạng thái của nhân vật trong đó mà hơn hết chúng em muốn
truyền đến mọi người một thông điệp: Chỉ khi nào công tác phòng,
chống bạo lực trẻ em được triển khai có hiệu quả thì lúc đó trẻ em
mới được sống hạnh phúc vui vẻ, được phát triển hoàn thiện con
người các em về cả phẩm chất, nhân cách và đạo đức. Khi đó
chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng gia đình vững
mạnh, xã hội phát triển bền vững.
Phân tích tâm lý nhân vật:
1. Nhân vật Nguyễn Công Định – bị cáo
a) Giới thiệu:
- Là một người đàn ông nghèo khó nhưng luôn dành tình cảm và hết
lòng hướng về gia đình.
- Anh cùng vợ và hai người con gái Nhi và Hạnh sống trong một căn
nhà nhỏ đơn sơ nhưng tràn ngập tình thương.
- Hai vợ chống anh trồng tiêu để bán nên cuối mỗi vụ cuộc sống của
gia đình anh đều trông chờ vào những bao tiêu. Ngày hôm đó anh
đã dặn hai đứa nhỏ ở nhà trông kỹ bao tiêu.
- Và chính anh cũng không ngờ hành động đó chính là nguyên nhân
chính dân đến hậu quả đau đớn sau này.
b) Trước khi kết án tại phiên tòa:
- Khi được chủ tọa phiên tòa hỏi nguyên nhân vụ việc anh Định lỡ
tay đánh con mình đến tử vong, anh đã có thái độ cực kỳ hối hận
ăn năn kể lại việc mình đã đánh đón hai đứa con chỉ vì muốn
chúng cẩn thận hơn khi trông bao tiêu.
- Dáng vẻ của anh khi kể lại vừa cúi đầu nhẹ xuống vừa khóc lóc
cùng giọng điệu hối hận ăn năn.

-
- Anh là một người rất thương con nhưng chỉ vì hành động nóng
giận nhất thời của mình mà đã mất đi người con gái chính mình
yêu thương hết mực. Anh cực kỳ hối hận và đau xót cho con gái
mình.
- Anh có kể là khi ăn cơm, anh đã cảm thấy bản thân mình thực sự
rất có lỗi nên đã vào nhà để xin lỗi và gọi bé Nhi ra ăn cơm nhưng
lại không kịp nữa rồi. Lúc đó dường như tâm can anh lại giằng xé
thêm lần nữa, anh lại cúi đầu mà khóc to hơn.
c) Khi nghe bản kết án của viện kiểm sát:
- Khi đại diện viện kiểm sát đứng lên đọc lại bản cáo trạng cùng với
hình phạt dành cho mình, anh Định đã quay xuống nhìn vợ và con
gái mình với ánh mắt xót xa, hối hận và trong đó như mang theo sự
dằn vặt bản thân mình.

-
- Anh xót xa khi mình nhận hình phạt 21 năm tù đó, vợ sẽ mất đi nơi
nương tựa phải một mình bươn chải cho cuộc sống hai mẹ con, con
gái thì mất đi tình thương của người cha và hơn hết gia đình không
có người đàn ông lèo lái liệu có vượt qua được những sóng gió
ngoài kia không.
d) Khi nghe vợ và con xin giảm án:
- Khi nghe con mình kể về tình cảm cùng với những kỷ niệm cha
con thì anh Định quay đầu xuống nhìn con, thậm chí anh còn khóc
lớn hơn. Dường như anh lại nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ của ba
cha con và rồi lại tự trách và dằn vặt bản thân mình nhiều hơn.
- Khi mà bé Hạnh xin chủ tọa phiên tòa cho anh về đi vì anh đã biết
lỗi rồi, anh lại tiếp tục quay xuống mà khóc lớn hơn, nhìn con gái
mình bằng ánh mắt đau xót và hối hận hớn bao giờ hết.

-
- Một lần nữa, khi nghe vợ mình xin giảm án cho mình, anh Định
không kìm lòng được mà quay xuống nhìn vợ. Trong lòng anh, nếu
như lúc đó mình làm chủ được hành vi, nếu như nghe theo vợ mà
dừng lại hành động đòn roi của mình thì bây giờ gia đình đã không
phải tan tác như vậy.

-
- Khi anh nói những lời cuối trước khi hội đồng xét xử hết án, anh
đã nói “ Bị cáo rất thương con, bị cáo không muốn giết con đâu”
thực sự rất day dứt và để lại trong đó là bao nỗi niềm hối hận cùng
dằn vặt tự trách bản thân mình. Anh đã cúi đầu tự xin giảm án cho
bản thân mình, anh tự biết tội lỗi mà mình gây ra cần một hình
phạt thích đáng nhưng mà nghĩ đến vợ và con chỉ có một mình anh
lại không cầm lòng được.

-
e) Khi nghe kết án:
- Đầu tiên khi nghe chủ tọa đọc lại sự việc lần nữa, anh Định đã
ngước đầu lên trên khóc lớn hơn. Dường như việc đó lại một lần
sát muối lên vết thương lòng bên trong anh, khiến anh càng thêm
day dứt ân hận về hành động của mình.

-
- Khi nghe hình phạt của mình là 21 năm tù giam, anh đã không thể
đứng vững mà vịn vào tay cầm ở phía trước. Hình phạt đó không
chỉ là hình phạt đơn thuần mà còn là một đòn nặng giáng vào tâm
lý của anh, khiến anh càng thêm hối hận, đau xót cho con gái đã
mất và người vợ, người con gái còn lại của mình.
2. Nhân vật người vợ và bé Hạnh
a) Người vợ:
- Chị đã mang một khuôn mặt thấm đẫm nước mắt suốt phiên tòa,
vừa thương con vừa thương chồng mà cũng giận người chồng đã
đánh chết đứa con gái của chị
- Khi nghe chủ tọa hỏi khi xảy ra vụ việc chị ở đâu mà không can
ngăn, chị dường như khóc lớn hơn, nức nở nói không rõ lời. Trong
lòng chị vẫn còn sự dằn vặt nếu như mình về sớm hơn, nếu như chị
có thể can ngăn chồng mình hơn nữa thì liệu sự việc có tồi tệ như
bây giờ hay không. Chị đã khóc rất nhiều, cũng ân hận về bản thân
mình rất nhiều.

-
- Chị đã xin nhẹ bản án cho chồng mình, không phải vì chị không
giân chồng nhưng mà tình thương với bé Hạnh, tình thương với
chồng mình đã mách bảo chị xin nhẹ bản án. Nếu như bản án nặng
như vậy, chị sẽ không có người chồng để nương tựa và hơn hết là
bé Hạnh sẽ lớn lên mà không có tình thương của người cha.
- Khi nghe tuyên án chị đã thực sự bị sốc mà không thể đứng vững
được, hình phạt của chồng chị là 21 năm tù. Đó là một khoảng thời
gian rất dài, khoảng thời gian dài đằng đẵng đó chị không có chồng
bên cạnh, con gái thì không có cha.
- Khi tuyên án xong, chị đã cùng con gái đến ôm lấy chồng mình,
khóc lớn hơn như tiếc nuối ôm chồng mình lần cuối.
b) Bé Hạnh:
- Rất thương chị, thương ba mà cũng có phần giận ba khi đã lỡ tay
đánh chị mình đến tự vong.
- Khi được hỏi bé Hạnh vẫn trả lời rằng ba rất thương hai chị em của
bé, kể về những kỳ niệm của ba cha con với nhau. Với em khoảng
thời gian đó thực sự rất vui vẻ và hạnh phúc.
- Em đã xin chủ tọa thả ba mình về, em nhìn thấy ba mình đứng trên
vành móng ngựa, khóc sướt mướt như vậy, em hiểu rằng ba mình
đã biết lỗi của bản thân. Em đã xin nhẹ án cho ba mình.

-
- Sau khi kết án, em cùng mẹ chạy ra ôm lấy ba với tất cả sức lực,
tuy nhiên cuối cùng em vẫn phải buông tay ba mình để ba đi nhận
lấy hình phạt của mình. Đôi bàn tay bé nhỏ của em không thể níu
giữ ba mình lâu hơn được nữa, em òa khóc to hơn.

-
3. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa:
- Khi hỏi và cũng như khi nghe bé Hạnh xin ông thả ba cố bé về, nét
mặt của ông vẫn hết sức bình tĩnh. Dường như chuyện này ông đã
gặp nhiều rồi, vẫn là nét mặt bình tĩnh xét xử công tư phân minh.

-
- Khi nghe cả người vợ lẫn anh Định mang khuôn mặt ướt nước mắt
xin giảm nhẹ bản án, nét mặt của ông thoáng giãn ra. Có lẽ ông
cũng đã mềm lòng lại, suy xét đến việc giảm nhẹ bản án này. Vì bị
cáo(anh Định) đã thực sự hối hận ăn năn về hành động của mình.
4. Những nhân vật khác tại phiên tòa:
- Người nào trong đôi mắt cũng đã ngấn lệ, thương xót cho bé Nhi
đã qua đời, thương cảm cho hoàn cảnh của hai mẹ con bé Hạnh
nương tựa vào nhau và hơn cả thế là rơi nước mắt cho anh Định,
cho sự tự trách hối hận của anh.

-
-

You might also like