You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG


*****

Khoa: Ngữ Văn


Ngành: Cử nhân Báo chí

BÀI TẬP NHÓM GIỮA KÌ


HỌC PHẦN: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
GIẢNG VIÊN: TRẦN THỊ HÒA

ĐỀ TÀI: BỘ PHIM “HOPE” (HY VỌNG)


LỚP:18CBC2

* Thành viên nhóm:

- Nguyễn Văn Lương (nhóm trưởng)


- Đặng Thị Thúy Hằng
- Nguyễn Thế Vũ
- Dương Quỳnh Oanh
- Phạm Trường Giang

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2018.


Poster của bộ phim Hope (Hy Vọng)
Nguồn: Kênh 14
1. Tóm tắt nội dung tác phẩm, điều kiện hình thành tác phẩm và đưa tác
phẩm đến với công chúng.

Không chỉ tại Việt Nam, mà ở bất cứ nơi đâu, ấu dâm luôn là cấm kỵ. Người ta sợ
hãi nhắc đến nó, lảng tránh mọi cách để khỏi chạm đến nó, bởi sự xâm hại tới trẻ
em, những mầm non bé bỏng của tương lai quả thực là một điều kinh khủng và
không thể tưởng tượng nổi. Nhưng lảng tránh lâu ngày đôi khi lại trở thành thờ ơ
và bỗng trượt khỏi vòng quan tâm của xã hội. Và đó là nguồn cảm hứng để bộ
phim điện ảnh Hope (Hy Vọng) ra đời.

Dựa trên một vụ án hình sự có thật gây rúng động ở Hàn Quốc năm 2008 (vụ án
Nayoung - Câu chuyện xảy ra với cô bé Nayoung khi đó cũng vừa tròn 8 tuổi bị
người đàn ông tên Cho Doo Soon hãm hiếp và tra tấn dã man tại quận Danwon,
thành phố Ansan, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. Theo luật pháp Hàn Quốc lúc bấy
giờ, Cho do không kiểm soát được hành vi trong lúc say rượu nên chỉ nhận án phạt
12 năm tù trong khi mức án được đề xuất là 25 năm, yêu cầu bồi thường khoảng
hơn 13 triệu won (tương đương 250 triệu đồng), công khai thông tin cá nhân
trong vòng 5 năm và đeo vòng theo dõi 7 năm.), Hope lột tả diễn biến gây phẫn
nộ và quá trình phục hồi sau chấn thương bị lạm dụng tình dục của bé gái tám tuổi
tên So Won (Lee Re thủ vai). Trên đường đi bộ đến trường một mình, So Won
gặp phải một kẻ say rượu và bị ông ta cưỡng hiếp, bạo hành tình dục rồi bỏ mặc lại
với nỗi đau vượt khỏi khuôn khổ những tổn thương thể xác.

Đến khi được phát hiện và cứu chữa, bé gái phải mang theo di chứng cả đời về
cả tâm lý và thể chất. Đến mức cô bé thậm chí còn sợ hãi cả chính người bố của
mình. So Won trở nên hoảng loạn mỗi khi bố mình bước đến gần. Bố mẹ So Won
đã vô cùng đau đớn trong quá trình cùng con gái chữa lành những tổn thương nặng
nề chỉ xảy ra tích tắc bởi một tên khốn say rượu.

Còn gã đàn ông gây nên tội ác, chỉ với một câu nói "Tôi không nhớ gì cả", ông
ta nhận hình phạt 12 năm tù. Phiên xét xử này khiến cả nước Hàn dậy sóng vì cho
rằng bản án quá nhẹ đối với một tội ác tày trời đến thế. Luật pháp trong một số
trường hợp không thể bảo vệ con người tuyệt đối, vậy chúng ta phải làm sao để tự
bảo vệ mình và những người thân yêu nhất?
2. Những thông điệp chính được thể hiện qua tác phẩm.

“Trẻ em – những mầm non yếu ớt luôn bị đe dọa.”


Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế nhưng những đứa trẻ non
nớt, không có sức chống cự ấy lại luôn luôn bị rình rập bởi những nguy hiểm,
những tội ác của những kẻ ác nhân. Chúng ta có thể nhận thấy rằng xã hội ngày
càng phát triển thì tội ác của con người ngày càng ghê rợ. Trẻ em lại trở thành tầm
ngắm của những kẻ ác nhân ấy, họ sẵn sàng làm tổn thương, thậm chí là đoạt đi
mạng sống của những mầm non yếu ớt ấy. Vì vậy, gia đình và xã hội cần có những
hành động quan tâm đặc biệt đối với những mầm non bé bỏng ấy. Luôn tạo cho
những đứa trẻ ấy có cảm giác an toàn và được yêu thương.

“Khi sự yêu thương và đồng cảm có thể chữa lành vết thương tâm hồn.”
Sau khi phải trải qua những chấn thương nghiêm trọng về thể xác lẫn tâm hồn,
cô bé So Won từ một đứa trẻ hồn nhiên, năng động và cá tính đã dần trở nên nhút
nhác, cô sợ hãi khi phải tiếp xúc với những người xa lạ, ngay cả chính người bố
yêu thương cô nhất. Nhưng khi trải qua những lần chữa trị tâm lý cô đã dần trở nên
vui tươi và nói chuyện nhiều hơn với mọi người. Đặc biệt hằng ngày người bố của
cô đã giấu cô và mặc trang phục của chú khỉ “Kokomong” mà So Won rất thích
để tới nhảy múa và trò chuyện với cô khiến cho cô trở nên vui vẻ hơn.

Khi biết So Won bị bệnh nặng không đến trường được, các bạn của cô ấy đã
hằng ngày dán lên cửa tiệm tạp hóa nhà So Won những bức tranh, những đồ thủ
công và kèm theo đó là những lời chúc giúp cô bé mau khỏi bệnh để đi học. Khi
được xuất viện về nhà, So Won đã rất vui mừng khi thấy chúng và cô ấy cảm nhận
được sự quan tâm, yêu thương từ bạn bè của mình. Từ đó đã giúp cho So Won
thêm nghị lực và niềm vui để sống một cuộc sống vui vẻ và đến trường.

Khi xem bộ phim, chúng ta có thể nghe thấy được âm thanh sột soạt phát ra từ
túi đựng chất thải ở ngaybên bụng của So Won và tiếng động này đã khiến cô bé
rất ngượng đối với mọi người, So Won thường để tay ngang bên bụng để khi cô
chuyển động thì túi chất thải sẽ giảm tiếng kêu. Thấy được điều đó, bố của Si Won
đã bỏ vào túi đeo chéo của Si Won những viên kẹo bọc bằng bao nilon. Khi các
bạn của cô bé thắc mắc tiếng kêu sột soạt thì Si Won đã lấy ra trong túi những viên
kẹo mà bố cô bé đã chuẩn bị để mời các bạn, các bạn của cô bé tưởng rằng tiếng
kêu đó là tiếng va chạm của những bao nilon. Cũng nhờ có túi đeo chéo đó mà
hằng ngày cô bé có thể tự tin với những bước đi của mình hơn. Có thể thấy rằng
tình yêu thương của bố dành cho So Won là sự thấu hiểu, cảm thông và vô bờ bến.
Đã giúp cho cô bé tự tin với những bước đi của mình mặc dù phải mang trong
mình một thương tật vĩnh viễn.

“Ấu dâm, cái ác được nhẹ tay.”


Bộ phim Hope (Hy Vọng) phần nào đã khắc họa được một bức tranh đầy màu u
tối của xã hội lúc bấy giờ. Những gì chúng ta được thấy, được cảm nhận qua bộ
phim chỉ là một phần trong nỗi đau mà cô bé Nayoung phải chịu đựng. Trong bộ
phim có những tình tiết đã được làm giảm tránh đi so với sự thật của câu chuyện.
Nếu ai theo dõi bộ phim này và lên án gay gắt về nạn ấu dâm thì không thể nào
không lật lại quá khứ để tìm hiểu về vụ án chấn động này – vụ án Nayoung. Pháp
luật luôn có tính nhân văn và khoan hồng đối với các tội phạm nhưng đôi khi tính
nhân văn ấy lại là mánh khóe để các tên tội phạm biến thái, tàn nhẫn giảm nhẹ tội
và thoát tội của mình.

Như chúng ta đã thấy trong quá khứ tên tội phạm này đã có tiền án 17 tội và hắn
cũng đã từng bị bắt và chịu mức án 3 năm tù vì tội hiếp dâm và làm bị thương
người khác. Có thể thấy rằng sự thú tính trong người hắn đã tồn tại từ lâu và chỉ
chờ cơ hội để bộc phát. Và sự thú tính ấy của hắn đã khiến cho một cô bé non nớt,
đầy ngây thơ phải chịu những thương tật vĩnh viễn về thể xác và tâm hồn. Biến
cuộc sống của cô bé trở thành một cơn ác mộng dài.

Chỉ vì với lý do thực hiện hành vi đồi bại ấy trong lúc say và với những tình tiết
liên quan mà hắn đã được tòa án phán quyết giảm nhẹ tội danh so với mức án được
luật sư đề xuất ban đầu. Khi tòa tuyên án và kết thúc phiên tòa đã tạo nên một làn
sóng dư luận hết sức tiêu cực. Nó gây phẫn nộ đối với mọi người, bản án đó là
không đủ với một kẻ thú tính như vậy. Đáng ra hắn phải bị nhiều, nhiều hơn những
gì mà tòa án đã tuyên án. Từ đó, chúng ta có thể nhận định rằng pháp luật đôi lúc
chưa chắc đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình, cần có những cơ chế nghiêm
khắc và nặng hơn để răng đe những kẻ coi thường pháp luật, mất nhân tính.

“Sự khoan dung luôn tồn tại trong những đứa trẻ.”
Khi nghe cảnh sát trưởng nói về mức án mà tên ác nhân kia phải nhận, bố của So
Won rất tức giận và căm phẫn. So Won đã nghe được cuộc nói chuyện giữa bố và
mẹ, bố của cô bé đã nói rằng ngày mai sau khi tòa tuyên án ông sẽ kết liễu cuộc
đời tên ác nhân kia. Và đúng như vậy, bố So Won đã đứng dậy và tấn công tên tội
phạm đã khiến con gái ông đau đớn. Nhưng cô bé đã vội ngăn bố mình lại và khóc,
năn nỉ bố mình đừng giết ông ta và câu nói ngây thơ : “Đi về thôi bố.” chắc hẳn đã
khiến nhiều người rơi nước mắt khi thấy được sự ngây thơ, hồn nhiên và bao dung
của cô bé. Dù tên tội phạm ấy đã gây ra rất nhiều đau đớn và tổn thương cho cô
nhưng cô không cần sự trả thù. Mà chỉ cần mọi thứ trở về như trước đây, sống một
cuộc sống bình yên, vui vẻ và cùng chào đón người em của mình trào đời.

3. Phân tích (các) công cụ và phương tiện truyền thông được sử dụng để thể
hiện tác phẩm và quá trình tác phẩm tiếp cận công chúng/ độc giả/ khán thính
giả (Bao gồm các yếu tố gây cản trở quá trình này và phản hồi của công chúng
đối với tác phẩm)

3. 1. Những công cụ truyền thông của bộ phim:


3.1.1. Poster phim, những tấm Áp Phích
Là công cụ tiếp xúc đầu tiên của bộ phim với công chúng, qua poster của bộ
phim chúng ta có thể thấy được vẻ ngây thơ trong sáng của một bé gái nhân vật
chính - cũng là nạn nhân của vụ ấu dâm khủng khiếp mà phim đề cập - đang nở
trên môi một nụ cười và ánh lên những tia hy vọng nhìn về phía mặt trời tươi sáng,
như một định nghĩa về niềm tin vào một tương lai tươi sáng vẫn luôn chờ đợi cô
bé! Và bên cạnh là cha mẹ và ngôi nhà thân yêu của cô bé, như một hình ảnh để
nói lên rằng gia đình vẫn luôn là bến bờ vững chắc, êm ấm cho ta. Sau một cuộc
sống đầy niềm đau gia đình sẽ luôn cùng ta nhìn về tương lai tươi đẹp phía trước.

3.1.2. Rạp phim, truyền hình


Là công cụ để phim đến với khán giả đầy đủ nhất, qua nội dung, chi tiết, hình
ảnh, hình tượng nhân vật,... để khắc họa nỗi đau của một cô bé, dù chỉ là một bé
gái 8 tuổi nhưng đã phải chịu một nỗi đau to lớn mà không một ai có thể tưởng
tượng nổi. Khi được ra rạp, phát sóng trên truyền hình, bộ phim đã tạo nên một làn
sóng chấn động điện ảnh Hàn Quốc, bởi bộ phim mang tính thời sự sâu sắc, đậm
tính nhân văn và cũng là lời cảnh tỉnh cho cả xã hội về một thế giới đầy rẫy những
cái xấu, đen tối đang ngày ngày rình rập con em ta. Bộ phim đã tạo được hiệu ứng
rõ rệt với công chúng khi gây xúc động mạnh và những ý nghĩa mang đầy tính xã
hội.

3.1.3. Qua Internet


Để bộ phim có thể thu hút được phần lớn người xem, không chỉ từ rạp, bộ phim
còn được phát trên các trang mạng, và người xem dễ dàng chia sẻ đến cho người
khác và kèm theo đó là nêu lên ý kiến của bản thân, từ đó lan truyền nhanh, đến
nhiều người, nhiều nơi.

3.1.4. Sự chia sẻ của các trang mạng xã hội


Là chất xúc tác tạo nên thành công, cũng như sức lan tỏa của bộ phim trong
cộng đồng, vì nhờ có sự chia sẻ của các trang mạng xã hội mà người xem có thể có
được nguồn thông tin nền phía sau những thước phim “ám ảnh” khán giả, và từ đó
người ta hiểu hơn về vụ án cũng như những thông điệp mà bộ phim truyền tải.

3.2. Quá trình bộ phim tiếp cận công chúng


Được công chiếu vào năm 2013 và đã trở thành hiện tượng điện ảnh trong năm,
HOPE thực sự thành công cả trong nước lẫn quốc tế. Được trang IMDB chấm
8,2/10 điểm, nhận được tổng cộng 11 giải thưởng chuyên môn ở các liên hoan
phim trong lãnh thổ Hàn Quốc và các nước châu Á khác, thu về 2,7 triệu lượt xem
trong thời gian công chiếu tại nước nhà và nhận được cơn mưa lời khen từ giới phê
bình quốc tế.

Không quảng bá rầm rộ, không chiêu trò truyền thông, cũng không sở hữu dàn
diễn viên quá nổi bật, Hope dùng chính nội lực của của cốt truyện đạt lấy danh
hiệu Phim điện ảnh hay nhất, kịch bản hay nhất và diễn viên phụ xuất sắc nhất tại
giải thưởng Rồng Xanh danh giá lần thứ 34 của Hàn Quốc. Phim đã gây chấn
động công chúng Hàn và thu hút dư luận vì cốt truyện dược tái dựng từ một vụ án
có thật và từng là nỗi nhục của xứ xở Kim Chi.

Nhưng ngoài những lời khen ngợi từ giới phê bình và khán giả dành cho “câu
chuyện xúc động về gia đình, cảm xúc chân thành và thông điệp tốt đẹp”, Hope bị
chỉ trích là “cố gắng biến một trong những tin tức bê bối nhất những năm gần đây
trở thành một tác phẩm giải trí ủy mị, lấy nước mắt” và “miêu tả một cách quá lí
tưởng cách mà gia đình So Won vượt qua bi kịch”.

Không ít người còn đặt câu hỏi rằng liệu có đúng đắn khi kiếm lời từ một sự
kiện khủng khiếp như vậy, cho dù mục đích của các nhà làm phim có là gì. Tuy
nhiên, đạo diễn Lee Joon Ik cho biết ông thực hiện Hope là để “động viên Na
Young và những nạn nhân khác của tội ác tình dục”. Theo ông, các phim được xây
dựng dựa trên những vấn đề tương tự thường tập trung vào những khía cạnh gây
xúc động, phẫn nộ, thay vì những gì xảy ra sau đó; còn Hope lại nhấn mạnh vào
việc cộng đồng đã ở bên nạn nhân như thế nào.

Bộ phim thực sự đã gây được tiếng vang, sức ảnh hưởng thực sự lớn. Chỉ với
123 phút nhưng bộ phim đã lấy đi biết bao nước mắt của khán giả. Hope đã khiến
dư luận phải quan tâm tới nạn ấu dâm khi nó đang ngày càng có nhiều trường hợp
như thế xảy ra.
4. Phân tích ý nghĩa của tác phẩm và đánh giá sơ bộ hiệu quả truyền thông
của tác phẩm. Làm thế nào để nâng cao, nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền
thông của tác phẩm?
Bộ phim là bài học cảnh tỉnh giúp cho những người làm cha mẹ hiểu thêm về
nạn ấu dâm để bảo vệ con cái khỏi bàn tay của những tên biến thái mất nhân tính
luôn lợi dụng thời cơ để dở trò đồi bại.

Sau tất cả những nỗi đau đớn tột cùng mà cuộc đời gây ra cho chúng ta, gia đình
vẫn là nơi ta tìm lại được sự bình yên, niềm hạnh phúc. Đó cũng là lúc mà người
xem không còn quan tâm đến bản án dành cho kẻ phạm tội có nghiêm khắc hay
không bởi lẽ trong cuộc đời này còn có quá nhiều điều tốt đẹp khác xứng đáng để
yêu quý nâng niu và trân trọng.

Hope mang đến là tiếng chuông cảnh tỉnh toàn xã hội về nạn ấu dâm.

Hope là bộ phim cảm động về tình cảm gia đình về cách vượt lên số phận, tiếp
tục vun đắp hạnh phúc. Chính vì lẽ đó, bộ phim ấm áp và chan chứa tình người.
Hình ảnh cánh diều bị rơi xuống ở đầu phim, đến cuối lại được nâng lên. Thầy cô,
hàng xóm và bạn bè luôn dang rộng vòng tay để chào đón So Won trở về. Đó la sự
cảm thông mà mọi người dành cho nhau mà không hề xa lánh, bỏ rơi mà càng cảm
thông, yêu thương, giúp đỡ.

Bộ phim hiện đang được đông đảo cư dân mạng Việt truyền nhau xem nhờ có sự
chia sẻ củ các trang mạng xã hội mà người xem có thể tìm đến bộ phim và đón
nhận chúng một cách tích cực nhất. Bộ phim thu hút nhiều công chúng chúng ta có
thể nhìn thấy lượt view trên các trang mạng xã hội các lượt bình luận nói về bộ
phim chứng tỏ bộ phim đã tác động mạnh đến công chúng và thu hút người xem
với nội dung phim là một thực trạng mà xã hội cần được quan tâm nhiều hơn.

Để nâng cao hoặc nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông của tác phẩm:

Chúng ta nên mã hóa nhiều ngôn ngữ để mọi người có thể được xem dù là khán
giả trong nước cũng như ngoài nước để có thể hiểu và cảm nhận bộ phim.

Trong quá trình truyền tải thì chúng ta cũng gặp 1 số sự cố nhiễu đáng tiếc như
mất mạng, mất sóng do thời tiết hoặc đường truyền bị trục trặc làm gián đoạn bộ
phim ảnh hưởng đến chất lượng phim vì vậy chúng ta nên dùng những thiết bị
truyền thông chất lượng cao để có thể truyền tải bộ phim tới công chúng một cách
hiệu quả và tốt nhất.
Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả của quá trình truyền thông qua
hòm thư góp ý, lấy ý kiến của khán giả nhằm nhìn nhận lại những phản hồi về bộ
phim để có thể chỉnh sửa hợp lí hơn hoặc sẽ rút kinh nghiệm hơn để khắc phục
những điều chưa tốt về bộ phim.

5. Bài học rút ra với người làm truyền thông từ tác phẩm:

5.1 Nắm bắt và hiểu rõ vấn đề xã hội:


Ở tác phẩm truyền thông này, dựa trên một vụ án hình sự có thật gây rung động
ở Hàn Quốc năm 2008 (vụ án Nayoung
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vụ_án_Nayoung ), Hope lột tả diễn biến gây phẫn nộ
và quá trình phục hồi sau chấn thương bị lạm dụng tình dục của bé gái tám tuổi tên
So Won (Lee Re).
Đối với một người làm truyền thông cần theo dõi, nắm bắt các vấn đề của xã
hội. Phân tích, hiểu rõ nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Từ đó tạo nên sản
phẩm truyền thông sát với thực tại xã hội. Đưa đến cho công chúng những thông
điệp ý nghĩa về thực trạng xã hội lúc bấy giờ.

5.2 Đạo đức truyền thông:


Ngày nay, trong bất cứ lĩnh vực nào, người ta thường hay đặt vấn đề đạo đức và
lương tâm nghề nghiệp. Bởi lẽ, nếu không có đạo đức trong công việc thì khoảng
cách giữa việc hành nghề chính đáng với việc lợi dụng nghề để trục lợi cũng chỉ
như sợi tóc mong manh. Trong lĩnh vực truyền thông, câu chuyện về đạo đức lại
càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Thực vậy, để truyền thông thực sự đạt được
kết quả đòi hỏi rất nhiều từ phía người làm truyền thông và phía người tiếp nhận
thông tin.

Đạo đức của người làm truyền thông không chỉ là sự dũng cảm, dám xông vào
những nơi nguy hiểm nhất để phanh phui những mặt trái của xã hội. Nhưng bên
cạnh đó, chúng ta cần biết cách bảo vệ cho danh dự, tương lai của những nạn nhân
của mảng tối xã hội này.

Hope cho người xem một cái nhìn cận cảnh về những nạn nhân trực tiếp và
gián tiếp của nạn ấu dâm trong xã hội thay vì cố ý gây nên những cảm xúc tiêu cực
cho khán giả. Ở Hope, người xem còn hiểu được lòng kiên trì của bậc làm cha mẹ
cũng như những gắn kết thiêng liêng của tình gia đình.
5.3 Từ phương tiện đến hiệu quả truyền thông:
Nếu “Vụ án Nayoung” năm 2008 đã làm dư luận xứ Hàn dậy sống lúc bây giờ
thì đến năm 2013 “Hope” lại một lần nữa chính là hồi chuông báo động cho bất cứ
bật phụ huynh nào, làm chấn động cả thế giới.

Không quảng bá rầm rộ, không chiêu trò truyền thông, với những cảnh phim
chân thật, lối diễn đầy cảm xúc các diễn viên, dùng chính nội lực của cốt truyện
những nạn nhân trẻ em bị bạo hành tình dục và sự đồng cảm giữa người với người,
lấy đi nước mắt của người xem trong sự vỡ òa về mối nguy hiểm đáng sợ cho
những đứa trẻ.

5.4 Mục đích, hiệu quả truyền thông :


Làm truyền thông đến cuối cùng cũng là để truyền những thông điệp có ý nghĩa
mang tính xã hội đên công chúng.
Người làm truyền thông cần xác định rõ thông điệp mà mình muốn truyền tải,
từ đó chọn ra loại hình và phương tiện truyền thông thích hợp. Giúp cho công
chúng đón nhận và hiểu được thông điệp một cách trọn vẹn nhất.
MỤC LỤC

1. Tóm tắt nội dung tác phẩm, điều kiện hình thành tác phẩm và đưa tác
phẩm đến với công chúng.

2. Những thông điệp chính được thể hiện qua tác phẩm.

3. Phân tích (các) công cụ và phương tiện truyền thông được sử dụng để
thể hiện tác phẩm và quá trình tác phẩm tiếp cận công chúng/ độc giả/
khán thính giả (Bao gồm các yếu tố gây cản trở quá trình này và phản
hồi của công chúng đối với tác phẩm.)

3. 1. Những công cụ truyền thông của bộ phim:


3.1.1. Poster phim, những tấm Áp Phích
3.1.2. Rạp phim, truyền hình
3.1.3. Qua Internet
3.1.4. Sự chia sẻ của các trang mạng xã hội

3.2. Quá trình bộ phim tiếp cận công chúng

4. Phân tích ý nghĩa của tác phẩm và đánh giá sơ bộ hiệu quả truyền
thông của tác phẩm. Làm thế nào để nâng cao, nâng cao hơn nữa hiệu
quả truyền thông của tác phẩm?

5. Bài học rút ra với người làm truyền thông từ tác phẩm:
5.1 Nắm bắt và hiểu rõ vấn đề xã hội.
5.2 Đạo đức truyền thông.
5.3 Từ phương tiện đến hiệu quả truyền thông.
5.4 Mục đích, hiệu quả truyền thông.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 10 năm 2018

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Sau khi căn cứ vào quá trình làm việc, năng lực và thái độ của mỗi thành viên
trong nhóm, các thành viên trong nhóm đã thống nhất và đưa ra bảng đánh giá sau:

STT HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC PHỤ TRÁCH MỨC ĐỘ


HOÀN THÀNH
1 Nguyễn Văn Lương Mục 1 và mục 2 9/10
2 Nguyễn Thế Vũ Mục 3.1 9/10
3 Phạm Trường Giang Mục 3.2 8/10
4 Đặng Thị Thúy Hằng Mục 4 9/10
5 Dương Quỳnh Oanh Mục 5 9/10

Nhóm trưởng.

Nguyễn Văn Lương

You might also like