You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỌC PHẦN: ĐẠI CƯƠNG NGHỆ THUẬT HỌC

TÊN TIỂU LUẬN:


VẺ ĐẸP ĐIỆN ẢNH VÀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TỪ BỘ PHIM
“HOPE”

Giảng viên: PGS. TS. Hoàng Minh Phúc


Sinh viên thực hiện: Đoàn Phạm Quỳnh Trang
MSSV: 2256010140
Mã lớp: 22601
Khóa: 2022 – 2025

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2023


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
MỤC LỤC
***

MỞ ĐẦU..........................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................4
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................4
4. Đóng góp của đề tài...................................................................................................4
5. Bố cục của đề tài.......................................................................................................5
NỘI DUNG......................................................................................................................6
I. GIỚI THIỆU CHUNG...............................................................................................6
1. Tổng quan về phim “Hope”......................................................................................6
2. Tóm tắt nội dung phim “Hope”................................................................................7
II. VẺ ĐẸP ĐIỆN ẢNH CỦA PHIM..........................................................................11
1. Điều kiện hình thành nên bộ phim và vai trò của việc lựa chọn bối cảnh
trong phim.............................................................................................................11
1.1. Điều kiện hình thành nên bộ phim...................................................................11
1.2. Bối cảnh trong phim và vai trò của việc xây dựng bối cảnh ấy.......................12
2. Các yếu tố xây dựng bộ phim...............................................................................13
2.1. Mạch phim, tình tiết, tiết tấu, âm thanh...........................................................13
2.2. Vẻ đẹp tạo hình thông qua các nhân vật..........................................................19
III. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TỪ BỘ PHIM “HOPE”..................................................25
1. Ý nghĩa ...................................................................................................................25
2. Thông điệp..............................................................................................................26
KẾT LUẬN....................................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................30
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Nạn ấu dâm là một lĩnh vực được nhiều nền điện ảnh quan tâm, bởi đây chính là vấn
đề nhức nhối trong xã hội từ trước đến nay. Hiện nay có rất nhiều tác phẩm điện ảnh
về đề tài này đã được khai thác và cho ra đời những tác phẩm khá thành công:
Spotlight (2015); Silenced (2011)…Và “Hope” chính là tác phẩm điện ảnh Hàn Quốc
đã gây xysc động sâu sắc về nạn ấu dâm.
Thế nhưng, hầu hết các tác phẩm điện ảnh sử dụng câu chuyện về hãm hiếp trẻ em
như một công cụ gây sốc nhằm ngầm phê phán xã hội thông qua cuộc chiến đòi công
lý của những bậc phụ huynh, cũng như lột trần bộ mặt quan liêu của giới chức trách
và sự vô cảm của thế giới xung quanh. Và bộ phim “Hope” ra đời đã mang lại một
nét tươi mới và tính nhân văn mới thật sâu sắc.
Với mong muốn khai sâu về nhứng chi tiết nhân văn của tác phẩm, tôi đã quyết định
chọn đề tài: “Vẻ đẹp điện ảnh và gíá trị nhân văn từ bộ phim Hope”.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu sâu về vẻ đẹp điện ảnh và giá trị nhân văn của bộ phim: “Hope"
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Dựa trên cơ sở các khoa học về văn hóa nghệ thuật, kết hợp các phương pháp.
- Tìm hiểu, phân tích và tổng hợp các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
4. Đóng góp của đề tài.
Đề tài phân tích sâu vào giá trị nhân văn của phim “Hope”, sự khác biệt của phim
“Hope” với những bộ phim có cùng chủ đề ấu d
5. Bố cục của đề tài.
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần I. Giới thiệu chung
Phần II. Vẻ đẹp điện ảnh của phim
Phần III. Giá trị nhân văn từ bộ phim: “Hope”
NỘI DUNG

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG


Ở bất kì nơi đâu, “nạn ấu dâm” vẫn luôn là một tội ác tày trời và đáng bị lên án
mãnh liệt. Con người chỉ cần nghe đến nó là cảm thấy sợ hãi, bởi sự xâm hại đến
những mầm mon bé nhỏ của tương lai quả thật là một việc ác không thể nào tha
thứ, nó là vết lở loét đến mức khó có thể chữa lành. Nhưng nếu lảng tránh lâu
ngày đôi khi lại thành thờ ơ và bỗng trượt khỏi vòng quan tâm của xã hội. Và đó
chính là nguồn cảm hứng để bộ phim “Hope” ra đời. Đây cũng là một bộ phim
chiếm nhiều sự quan tâm của khán giả ở xứ Kim Chi vào thời điểm đó.
1. Tổng quan về bộ phim
“Hope” là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại tình cảm – chính kịch của Hàn
Quốc công chiếu vào năm 2013 do Lee Joon-ik làm đạo diễn, với sự tham gia của
các diễn viên gồm Sol Kyung-gu, Uhm Ji-won và Lee Re. Được dựa trên vụ án
Nayoung có thật vào năm 2008, phim kể về câu chuyện của một bé gái 9 tuổi bị
xâm hại tình dục và phải trải qua những ngày tháng thăng trầm trong cuộc đời,
nhưng bằng chính những nỗ lực và hy vọng của mình, cô bé đã vượt qua mọi khó
khăn, nghịch cảnh cùng gia cùng gia đình để tiếp tục sống hết mình.
Điểm đặc biệt của bộ phim này là không đi quá sâu vào diễn biến của vụ án và
khai thác một khía cạnh khác: Hành trình của nạn nhân và gia đình sau sự việc
kinh hoàng.
Về đạo diễn Lee Yoon Ik cho biết ông thực hiện “Hope” là để “động viên Na
Young và những nạn nhân khác của tội ác tình dục”. Theo ông, các phim được
xây dựng dựa trên những vấn đề tương tự thường tập trung vào những khiến cạnh
gây xúc động, phẫn nộ, thay vì những gì xảy ra sau đó; còn “Hope” lại nhấn mạnh
vào việc cộng đồng đã ở bên nạn nhân như thế nào.
“Hope” có buổi công chiếu tại Hàn Quốc vào ngày 22 tháng 10 năm 2013 và được
Lotte Entertainment phát hành tại các cụm rạp ở một số quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Bộ phim nhìn chung cũng được chuyên môn đánh giá cao
và giành được giải phim hay nhất tại giải thưởng điện ảnh Rồng Xanh lần thứ 34.
2. Tóm tắt nội dung phim
Trên đường đi bộ đến trường một mình, So Won gặp phải một kẻ say rượu và bị
ông ta cưỡng hiếp, bạo hành tình dục rồi bỏ mặc lại với nỗi đau vượt khỏi khuôn
khổ những tổn thương thể xác.
Đến khi được phát hiện và cứu chữa, bé gái phải mang theo di chứng cả đời về cả
tâm lý và thể chất. Đến mức cô bé thậm chí còn sợ hãi cả chính người bố của mình.
So Won trở nên hoảng loạn mỗi khi bố mình bước đến gần. Bố mẹ So Won đã vô
cùng đau đớn trong quá trình cùng con gái chữa lành những tổn thương nặng nề chỉ
xảy ra tích tắc bởi một tên khốn say rượu.
Còn gã đàn ông gây nên tội ác, chỉ với một câu nói "Tôi không nhớ gì cả", ông ta
nhận hình phạt 12 năm tù. Phiên xét xử này khiến cả nước Hàn dậy sóng vì cho
rằng bản án quá nhẹ đối với một tội ác tày trời đến thế. Luật pháp trong một số
trường hợp không thể bảo vệ con người tuyệt đối, vậy chúng ta phải làm sao để tự
bảo vệ mình và những người thân yêu nhất?

Poster của bộ phim “Hope”


Nguồn: Kênh 14)
PHẦN II. VẺ ĐẸP ĐIỆN ẢNH CỦA PHIM
1. Điều kiện hình thành nên bộ phim và vai trò của việc lựa chọn bối cảnh trong
phim
1.1. Điều kiện hình thành nên bộ phim
“Dựa trên một vụ án hình sự có thật gây rúng động ở Hàn Quốc năm 2008 (Vụ án
Nayoung – Câu chuyện xảy ra với cô bé Nayoung khi đó cũng vừa tròn 8 tuổi bị
người đàn ông tên Choi Doo Soon hãm hiếp và tra tấn dã man tại quận Danwon,
thành phố Ansan, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. Theo luật pháp Hàn Quốc lúc bấy
giờ, Cho Doo Soon do không kiểm soát được hành vi trong lúc say rượu nên chỉ
nhận án phạt 12 năm tù trong khi mức án được đề xuất là 25 năm, yêu cầu bồi
thường khoảng 13 triệu won (tương đương 250 triệu đồng), công khai thông tin cá
nhân trong vòng 5 năm và đeo vòng theo dõi 7 năm. Bộ phim: “Hope” ra đời
nhằm lột tả diễn biến gây phẫn nộ và quá trình phục hồi sau chấn thương bị lạm
dụng tình dục của bé gái 8 tuổi tên So Won (Lee Re thủ vai).

Vụ án Nayoung – Bức vẽ của Nayoung vào năm 2009 thể hiện mong muốn kẻ hãm
hại mình bị trừng phạt (Nguồn: Việt Giải Trí)
1.2. Bối cảnh trong phim và vai trò của việc xây dựng bối cảnh ấy
Bộ phim “Hope” là một tác phẩm điện ảnh đầy cảm xúc của Hàn Quốc, xoay quanh
câu chuyện về một gia đình có con gái tên là So Won. Một ngày nọ, cô bé bị một tên
say rượu tấn công và hãm hiếp. Tuy nhiên, các chi tiết trong lúc này không được thể
hiện rõ ràng trên màn ảnh, để tập trung vào quá trình phục hồi của So Won sau sự việc
đau lòng này.
Phim “Hope” là một câu chuyện về sự hy vọng và sức mạnh của tình yêu gia đình. Các
khán giả sẽ được chứng kiến những nỗ lực không ngừng nghỉ của ba mẹ So Won trong
việc giúp con gái họ vượt qua nỗi đau và trở lại cuộc sống bình thường. Những tình
cảm chân thành và sự ủng hộ từ gia đình và những người xung quanh đã giúp So Won
tin tưởng vào cuộc sống và tìm lại niềm tin vào con người. Một trong những điểm đặc
biệt của bộ phim là cách thể hiện chân thực và không cầu kỳ. Không có những cảnh
quay xa hoa hay những kĩ xảo điêu luyện, mà bối cảnh của phim chủ yếu là những
không gian đời thường như nhà, trường học và bệnh viện. Điều này giúp khán giả dễ
dàng đồng cảm với nhân vật và cảm nhận được sự thật và chân thực trong câu chuyện.
Bên cạnh đó, bộ phim còn đề cao tinh thần chiến đấu và sự kiên trì của con người khi
đối mặt với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. So Won đã từng trải qua
một biến cố đau lòng, nhưng cô bé không từ bỏ và luôn nỗ lực để vượt qua và trở lại
cuộc sống bình thường. Điều này đã truyền cảm hứng cho khán giả và cho thấy rằng
sức mạnh của tình yêu và hy vọng có thể vượt qua mọi khó khăn.
Tóm lại, bộ phim Hope là một tác phẩm đầy cảm xúc và ý nghĩa, mang đến thông điệp
về tình yêu gia đình và sức mạnh của con người trong cuộc sống. Với diễn xuất chân
thực và câu chuyện cảm động, bộ phim đã thu hút được sự quan tâm của khan giả.
2. Các yếu tố xây dựng bộ phim
2.1. Mạch phim, tình tiết, tiết tấu và âm thanh
“Con đã làm gì sai?”
“Con sinh ra vì lẽ gì?”
Những câu hỏi ngây ngô ấy cũng đã nói lên sự xâm hại, bạo lực đã sau vào tâm trí
của cô bé sau lần tai nạn kinh khủng.
Mạch phim rất liên kết, dẫn dắt này đến chi tiết khác – dù dựa trên một vụ án có
thật nhưng khi biến thành một câu chuyện thì lại mang đến đôi chú nhẹ nhàng
nhưng vô cùng khắc khỏa, đến mức người đọc cảm thấy đau buồn và thương tiếc
cho số phậm của cô bé.
Trong phim, có rất nhiều tình tiết sâu săc, đắt giá và kết nối lại với nhau rất
chuyên nghiệp đến nỗi có thể dẫn thành nhiều giai đoạn khác nhau trong chuyện,
không làm mất sự việc có thật mà còn có thể tạo nên những uẩn khúc và câu hỏi
để mỗi khi ai xem cũng đểu tự giải mã được.
Tiết tấu phim không nhanh, nhưng đủ khiến khan giả hiểu và cảm thông được tình
cảm giữa các nhân vật.Thay vì chọn những tình tiết ghê rợn ngoài đời thật để lồng
ghép vào phim thì đạo diễn đã chọn cách truyền tải nhẹ nhàng, thấm thiết.
Âm thanh được sử dụng trong bộ phim khá phù hợp. Bởi nhạc phim đã tạo nên
những đột phá, khơi gọi cảm xúc mãnh liệt và cái tình trong long người xem.
Hoặc đơn giản hơn, “chất liệu” của âm thanh tạo sự hứng thú, hài hòa với bố cục
và nội dung câu chuyện. Tạo nên cảm giác thanh thoát nhưng vẫn mang tính hồi
hộp. Nhạc phim của bộ phim “Hope” có tên là “Wish” đã thực sự để lại dấu ấn
cho khan giả. Với giọng ca nhẹ nhàng những vẫn thể hiện được sự đau thương và
tiếc nuối, ca sĩ Yoon Do Huyn đã thể hiện tốt ca khúc này.
2.2. Vẻ đẹp tạo hình thông qua các nhân vật
Nhân vật người mẹ trong câu chuyện này đã tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng khán
giả bằng cách thể hiện những tình huống đầy xúc cảm và cảm xúc, cùng với những
hành động và suy nghĩ của mình. Bà là một người mẹ rất chân thành và tận tâm với
con cái, luôn dốc hết tình yêu thương và sự quan tâm để bảo vệ và chăm sóc cho con
gái của mình. Tình yêu thương và sự quan tâm của người mẹ đã được thể hiện rõ ràng
khi con gái của bà bị thương nặng, không chỉ về thể chất mà còn cả về tinh thần.
Trong lúc đứa con bé bỏng đang đối diện với nguy cơ sống – chết, người mẹ đã vùng
vẫy và chiến đấu như một con cá giữa đại dương tối tăm để cứu sống con mình. Điều
này thể hiện sự dũng cảm và quyết tâm của người mẹ trong việc bảo vệ và yêu thương
con cái. Tuy nhiên, người mẹ cũng có phần đáng thương và đáng trách. Bà đã bị áp
lực của đồng tiền và cuộc sống hiện tại thôi thúc, khiến bà luôn phải cố gắng chi li và
tính toán để dành dụm cho con mình từng miếng cơm, manh áo. Điều này dần khiến
người mẹ quên mất đi những giá trị thiêng liêng nhất trong cuộc sống, đó chính là tình
yêu thương và sự quan tâm đối với con cái. Sự quên lãng và thiếu hiểu biết của người
mẹ đã khiến cho đứa con bé bỏng của bà bị đẩy vào con đường gập ghềnh, đầy rẫy
những nguy hiểm. Dù có cố gắng che chở và bảo vệ con, nhưng người mẹ đã không
thể ngăn được con gái mình khỏi những nguy hiểm và tổn thương trong cuộc sống. Sự
đau đớn và tổn thương sâu sắc trong lòng người mẹ không thể nào diễn tả hết được.
Tuy nhiên, đó cũng là bài học đắt giá cho người mẹ và tất cả chúng ta, rằng tình yêu
thương và sự quan tâm đối với con cái là điều quan trọng nhất trong cuộc sống, không
thể bị lãng quên hay thay thế bằng bất cứ thứ gì.

(Nguồn: Trí Thức


Trẻ)
Người cha vì cũng vì làm việc, hy sinh tận tụy vì một gia đình đấm ấm và đầy đủ.
Cũng nhu người mẹ, vì mải mê công việc mà ông bỏ quên đứa con gái của mình,
để cô bé tự đến trường. Nhưng chắc chắn ta cũng không thể nào quên được chi tiết
ông giả làm rối thú để giúp con bình phục trở lại.
Qua đó, ta có thể thấy cả hai nhân vật, cha mẹ đều yêu thương con cái nhưng sai
cách: cố gắng tìm một thứ trong vô vọng mà không quan tâm đến thực tại
Cấu tạo hình của mỗi nhân vật cũng rất chi tiết, ta dễ dàng thấy được một người
cha lượm thuợm nhưng chân chất, thật thà. Hay một người mẹ không chăm chút
bản thân, vì con gái mà cố gắng gồng gánh bao lo toan.
Nhân vật bé gái So Won là một cô bé có trái tim nhân hậu và giài tình cảm. Chi
tiết cô bé ôm chân cha để tránh một cú đánh cho tên thủ phạm độc ác. Cho thấy
tâm tư của một đứa bé sẽ chẳng bao giờ muốn bản thân “bẩn, cũng chẳng để cha
mình làm điều xấu.
PHẦN III. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN VÀ THÔNG ĐIỆP TỪ BỘ PHIM
1. Giá trị nhân văn trong bộ phim
1.1. Khi yêu thương và đồng cảm có thể chữa lành vết thương tâm hồn
Sau khi trải qua những đau khổ và tổn thương to lớn về cả thể xác và tâm hồn, cô bé
So Won đã trở nên rất khác so với trước đây. Trước đây, cô bé luôn là một đứa trẻ vô
cùng hồn nhiên, năng động và cá tính, luôn sẵn sàng để khám phá thế giới xung
quanh. Nhưng bây giờ, cô bé đã trở nên nhút nhát và sợ hãi khi tiếp xúc với những
người lạ, thậm chí là với những người thân yêu nhất của mình. Cảm giác lo lắng và sợ
hãi đã chiếm lĩnh tâm trí của cô bé, khiến cho cô không dám giao tiếp và kết nối với
những người xung quanh. Cô bé cũng không dám thể hiện bản thân và sẽ cố gắng
tránh xa mọi người để tránh bị tổn thương thêm. Tuy nhiên, nhờ vào sự hỗ trợ và
chăm sóc tận tình của các chuyên gia tâm lý, cô bé đã dần dần bắt đầu tin tưởng vào
bản thân và mở lòng trở lại. Cô bé đã học cách đối diện với những nỗi sợ hãi và lo
lắng của mình, và từ đó, cô bé đã trở nên vui tươi và nói chuyện nhiều hơn. Đặc biệt,
người cha yêu thương của cô bé đã có những hành động đầy ý nghĩa để giúp cô bé
phục hồi. Hàng ngày, ông đã giấu mình dưới bộ trang phục của chú khỉ Kokomong -
nhân vật hoạt hình mà So Won rất yêu thích. Với sự xuất hiện của "ông chú khỉ", cô
bé đã cảm thấy an toàn và thoải mái hơn, và cũng dần dần mở lòng để tương tác và trò
chuyện với người cha của mình. Những buổi tối ấm áp và đầy niềm vui khi cùng "ông
chú khỉ" nhảy múa và trò chuyện đã giúp cho So Won trở nên vui vẻ và tự tin hơn. Cô
bé đã bắt đầu học cách yêu thương và tin tưởng vào người xung quanh, và cuối cùng,
cô bé đã có thể vượt qua những nỗi sợ hãi và tổn thương trong quá khứ để trở thành
một cô bé hạnh phúc và tự tin.
Khi phải trải qua những chấn thương nghiêm trọng về thể xác lẫn tâm hồn, cô bé So
Won từ một đứa trẻ hồn nhiên, năng động và cá tính đã dần trở nên nhút nhát, sợ hãi
khi tiếp xúc với những người xa lạ, thậm chí là với người cô yêu thương nhất là bố
của mình. Nhưng khi được trải qua những lần chữa trị tâm lý thì cô bé đã dần trở nên
vui tươi và nói chuyện nhiều hơn. Đặc biệt là người bố cô hằng ngày đã giấu cô và
mặc trang phục của chú khỉ “Kokomong” mà So Won rất thích để tới nhảy múa và trò
chuyện với cô để cô trở nên vui vẻ hơn.

(Nguồn: Kênh 14)


Khi biết So Won đang mắc phải một căn bệnh nặng, không thể đến trường học như
những ngày thường, các bạn của cô ấy đã tỏ ra rất quan tâm và chia sẻ với cô bé. Hàng
ngày, họ dán lên cửa tiệm tạp hóa nhà So Won những bức tranh tươi sáng, những đồ
thủ công tinh xảo và kèm theo đó là những lời chúc tốt đẹp, mong muốn cô bé sớm
khỏi bệnh để có thể trở lại trường học. Điều này thật sự làm cho So Won cảm động và
biết ơn vì có được những người bạn tuyệt vời như vậy. Sau khi được xuất viện và trở
về nhà, So Won đã rất vui mừng khi thấy những bức tranh và những lời chúc từ bạn bè
của mình. Cô bé cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương chân thành từ những
người xung quanh, điều này đã giúp cho cô có thêm nghị lực và niềm vui để vượt qua
khó khăn và có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Trong bộ phim, chúng ta có thể nghe thấy tiếng sột soạt phát ra từ túi đựng chất thải ở
ngay bên bụng của So Won. Điều này đã khiến cô bé rất ngượng và tự ti trước mặt mọi
người. Vì vậy, So Won thường để tay ngang bên bụng để giảm thiểu tiếng động này
khi cô di chuyển. Thấu hiểu được điều này, bố của So Won đã chuẩn bị những viên kẹo
bọc bằng bao nilong và bỏ vào túi đeo chéo của cô bé. Khi các bạn của So Won tò mò
hỏi về tiếng kêu sột soạt, cô bé đã lấy ra những viên kẹo mà bố cô đã chuẩn bị để mời
các bạn. Những người bạn của So Won đã bất ngờ và rất vui mừng khi được nhận
những món quà đáng yêu này. Như vậy, những hành động đơn giản nhưng ý nghĩa của
bạn bè và gia đình đã giúp cho So Won có thêm niềm tin vào cuộc sống và hy vọng
trong việc vượt qua bệnh tật. Cô bé đã học được rằng tình bạn và sự quan tâm chân
thành là những điều quý giá nhất trong cuộc sống, và những điều đó sẽ luôn giúp cho
cô có thêm nghị lực để vượt qua mọi khó khăn và hạnh phúc trong cuộc sống.
1.2. Yếu tố “ấu dâm”, “cái ác” được nhẹ tay

(Nguồn: SAOstar)

Bộ phim này đã thành công trong việc tái hiện lại một bức tranh đầy màu sắc u tối của
xã hội thời kỳ trước đây. Những gì chúng ta được chứng kiến và cảm nhận qua bộ
phim chỉ là một phần nhỏ trong cơn đau đớn mà cô bé Nayoung phải chịu đựng. Bộ
phim đã giảm bớt những chi tiết đau lòng để tránh làm tổn thương gia đình nạn nhân.
Tuy nhiên, nếu ai theo dõi bộ phim này và lên án gay gắt về vụ án ấu dâm, không thể
không cảm thấy bất mãn và muốn tìm hiểu thêm về sự việc đau lòng này - vụ án
Nayoung.
Pháp luật luôn mang tính nhân văn và khoan dung đối với các tội phạm, nhưng đôi khi
tính nhân văn ấy lại trở thành một cơ hội cho những tội phạm biến thái và tàn nhẫn để
giảm nhẹ tội danh và thoát khỏi trách nhiệm của mình. Trong trường hợp này, tên tội
phạm biến thái đã có tiền án 17 tội và từng bị bắt và chịu án 3 năm tù vì tội hiếp dâm
và làm bị thương người khác. Điều này cho thấy sự thú tính trong con người hắn đã tồn
tại từ lâu và chỉ cần một cơ hội để bộc phát. Sự thú tính đó đã khiến cho một cô bé non
nớt, đầy ngây thơ phải chịu những thương tật vĩnh viễn về thể xác và tâm hồn, biến
cuộc sống của cô trở thành một ác mộng dài.
Tuy nhiên, với lý do thực hiện hành vi đồi bại trong lúc say và những tình tiết liên
quan, tên tội phạm này đã được tòa án giảm nhẹ tội danh so với mức án được luật sư đề
xuất ban đầu. Khi tòa tuyên án và kết thúc phiên tòa, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều
và gây ra làn sóng dư luận tiêu cực. Nhiều người phẫn nộ và cho rằng bản án này
không đủ để trừng phạt một kẻ thú tính như vậy. Thực tế, hắn nên bị xử phạt nặng hơn
nhiều so với những gì tòa án đã tuyên bố. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng cần có
những cơ chế nghiêm khắc và nặng hơn để ngăn chặn những kẻ coi thường pháp luật
và mất đi nhân tính của mình.
Vụ án Nayoung là một trong những vụ án ấu dâm đau lòng và gây chấn động xã hội.
Nó đã khiến cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em và đối phó
với những tội phạm biến thái. Chúng ta cần phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa
và trừng phạt nghiêm khắc những hành vi đồi bại như vậy để bảo vệ trẻ em và giữ gìn
sự an toàn cho xã hội. Bộ phim này không chỉ là một câu chuyện đau lòng mà còn là
một lời cảnh tỉnh cho chúng ta về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật và bảo vệ
những người yếu thế trong xã hội.

(Nguồn: Kênh 14)


1.3. Sự khoan dung luôn tồn tại bên trong những đứa trẻ
Khi nghe cảnh sát trưởng nói về hình phạt mà tên sát nhân kia sẽ phải chịu, bố của So
Won đã tức giận và căm phẫn khi biết được cuộc nói chuyện giữa bố và mẹ. Bố cô bé
đã nói rằng sau khi tòa án tuyên án, ông sẽ không để cho tên ác nhân đó sống sót và sẽ
kết thúc cuộc đời của hắn. Và thật đúng như lời hứa, khi tên tội phạm đang đứng
trước tòa án, bố So Won đã lao vào tấn công hắn, gây ra sự đau đớn cho con gái mình.
Tuy nhiên, So Won đã vội vàng ngăn bố mình lại và khóc lóc, năn nỉ ông đừng giết
tên tội phạm đó. Cô bé còn nói một câu rất ngây thơ: "Hãy đi về thôi, bố ơi." Hành
động và lời nói này đã làm xúc động và lấy đi nước mắt của rất nhiều người xem bởi
sự trong sáng, hồn nhiên và lòng bao dung của cô bé.
Dù tên tội phạm ấy đã gây ra rất nhiều đau đớn và tổn thương cho So Won, nhưng cô
bé vẫn không có ý định trả thù. Điều mà So Won mong chờ ở thời điểm đó chỉ đơn
giản là mọi thứ sẽ quay trở lại như trước đây, sống một cuộc sống bình yên, hạnh
phúc và chào đón người em của mình sắp chào đời. Cô bé đã chứng tỏ được lòng
nhân ái và sự tha thứ cao đẹp, và điều đó càng khiến mọi người cảm phục và yêu mến
cô bé hơn nữa.
2. Ý nghĩa và thông điệp được rút ra từ bộ phim
Bộ phim là bài học cảnh tỉnh giúp cho người làm cha làm mẹ hiểu thêm về nạn ấu dâm
để bảo vệ con cái khỏi bàn tay của những tên biến thái mất nhân tính luôn lợi dụng
thời cơ để dở trò đồi bại. Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế nhưng
những đứa trẻ non nớt, không có sức chống cự ấy lại luôn luôn bị rình rập bởi những
nguy hiểm, những tội ác của những kẻ ác nhân. Chúng ta có thể nhận thấy rằng xã hội
ngày càng phát triển thì tội ác con người ngày càng ghê rợn. Trẻ em lại trở thành tấm
ngắm của những kẻ ác nhân ấy. Vì vậy gia đình và xã hội cần có những hành động
quan tâm đặc biệt đối với những mầm non bé bỏng ấy. Hãy luôn tạo cho những đứa
trẻ ấy có được sự an toàn và yêu thương.
Sau tất cả những nỗi đau đớn tột cùng mà cuộc đời gây ra cho chúng ta, gia đình vẫn
là nơi ta tìm lại được sự bình yên, niềm hạnh phúc. Đó cũng là lúc mà người xem
không còn quan tâm đến bản án dành cho kẻ phạm tội có nghiêm khắc hay không, bởi
lẽ trong cuộc đời này còn có quá nhiều điều tốt đẹp khác xứng đáng để yêu quý, nâng
niu và trân trọng.

(Nguồn: Kênh 14)


Hope mang đến là tiếng chuông cảnh tỉnh toàn xã hội về nạn ấu dâm.
Bộ phim “Hope” đã mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc và bài học quý giá về sự
kiên trì, hy vọng và tình yêu thương. Qua câu chuyện của So Won, chúng ta được nhìn
thấy rằng dù cuộc sống có đầy gian nan và khó khăn, nhưng nếu chúng ta không từ bỏ
và luôn giữ niềm tin vào tương lai, thì mọi điều đều có thể xảy ra. Hình ảnh cánh diều
bị rơi xuống ở đầu phim là biểu tượng cho sự tổn thương và tuyệt vọng trong cuộc sống
của So Won và gia đình cô. Nhưng khi cánh diều lại được nâng lên, chúng ta cũng thấy
sự hy vọng và khát vọng của cô bé được trở lại. Điều này cũng như thông điệp rằng dù
có bao nhiêu khó khăn, con người luôn có thể vượt lên và tìm lại niềm vui trong cuộc
sống. Ngoài ra, bộ phim còn cho thấy tình yêu thương và sự đoàn kết của con người.
Thầy cô, hàng xóm và bạn bè của So Won đã luôn ở bên cô và giúp đỡ cô trong những
thời điểm khó khăn. Họ đã chứng tỏ rằng tình yêu và sự chia sẻ có thể làm thay đổi
cuộc sống của một người, và khi được trao đi, nó còn lan tỏa và mang lại hạnh phúc
cho những người xung quanh. Từ bộ phim “Hope”, chúng ta cũng có thể học được
cách vun đắp hạnh phúc và trân trọng những điều đơn giản trong cuộc sống. Dù chỉ là
những khoảnh khắc bên gia đình, bạn bè hay những niềm vui nhỏ nhặt, nhưng nó lại có
thể làm cho cuộc sống trở nên đáng sống và đầy ý nghĩa. Cuối cùng, bộ phim còn nhắn
nhủ cho chúng ta rằng sự cảm thông và yêu thương là những điều cần thiết để xây dựng
một xã hội tốt đẹp. Chỉ khi chúng ta hiểu và chia sẻ với nhau, mới có thể tạo ra một
môi trường sống đầy hạnh phúc và an lành cho tất cả mọi người. Vì vậy, bộ phim
“Hope” không chỉ là một câu chuyện đầy cảm xúc về sự vượt lên khó khăn và tìm lại
hy vọng, mà còn là một thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương và sự đoàn kết của con
người. Hãy để những bài học từ bộ phim này trở thành nguồn cảm hứng và động lực
cho chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
KẾT LUẬN

Nhà phê bình Christopher Bourne đã viết về bộ phim: “Hope” trên trang
Screenanarchy như sau: "Tổ sản xuất đã tận dụng chất liệu hiện thực rùng mình
của một vụ án có thật và thẳng thắn nhất có thể, không cần vin vào những thủ
thuật tạo cảm xúc thường thấy của nền điện ảnh Hàn Quốc. Vượt lên trên nỗi căm
phẫn về tội ác chính là câu chuyện về nỗi đau, sự vực dậy và quan trọng nhất
chính là niềm hy vọng. Từng giây phút đều chạm đến đáy lòng con người và khiến
bạn không thể nào quên được". Khi xem Hope, khác giả cảm nhận được sự cao tay
hơn hẳn so với nỗi bất hạnh được lòng đám đông của Miracle In Cell No.7 và bầu
không khí u uất của Silenced. Hope là nơi nỗi ám ảnh được khơi gợi, được đào sâu
rồi lại từng chút, từng chút được lấp lại. Nếu nửa đầu bộ phim khán giả có thể thót
tim và kinh hãi trước hình ảnh bé gái tám tuổi đầy máu luôn run rẩy và hoảng
loạn, thì nửa sau bộ phim chính trái tim người xem sẽ được sưởi ấm và niềm hy
vọng nhen nhóm trong từng thớ cảm xúc của khan giả mà hình thành. Bằng vẻ
đẹp điện ảnh và việc sử dụng các giá trị nhân văn trong tác phẩm, “Hope” đã cho
người xem một cái nhìn cận cảnh về những nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của nạn
ấu dâm trong xã hội hiện nay thay vì cố ý gây nên những cảm xúc tiêu cực cho
khán giả. Ở “Hope”, người xem còn hiểu được long kiên trì của bậc làm cha mẹ
cũng như những gắn kết thiêng liêng từ gia đình, sự ủng hộ và động viên từ
những con người xung quanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Như Đăng - Osach.net - Review phim truyền cảm hứng


2. Jackson, Julie - 24/11/2023 - “Wish snags three wins at Blue Dragon Film Awards”
3. N.Mai – Báo Pháp luật Việt Nam - 30/05/2021- Đừng chỉ là “hy vọng”
-https://bom.so/WwpcDY
4. Chi Lanh - Kênh 14, Hope - Tác phẩm điện ảnh tái dựng vụ án ấu dâm gây phẫn nộ
nước Hàn - https://bom.so/Yivs8f
5. Nguyễn Văn Lương, Đặng Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thế Vũ, Dương Quỳnh Anh,
Phạm Trường Giang, SCRIBD - 23/10/2018 - Lý thuyết truyền thông qua bộ phim
“Hope” (Hy vọng)
6. Hoàng Phương – Saostar, Hope – Cú tát thật mạnh của điện ảnh Hàn Quốc dành
cho ai xem nhẹ tội ác - https://bom.so/1j5c9t

You might also like