You are on page 1of 15

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH




TIỂU LUẬN

GIỚI THIỆU ĐẾN MỌI NGƯỜI

NHỮNG BỘ PHIM HAY

Nhóm thực hiện: Nhóm 5


Lớp học phần: DHKQ17B - 420300348007
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hương

TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 – 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

NỘI DUNG THỰC MỨC ĐỘ


HỌ VÀ TÊN MSSV
HIỆN HOÀN THÀNH
Hà Thanh Tâm (NT) 20095691 Nội dung chương 1
Diệp Bảo Thịnh 20098541 Tổng hợp Word,
Powerpoint
Trịnh Nhã Linh 21117661 Thuyết trình
Huỳnh Thị Thúy Vi 20103881 Thuyết trình
Nguyễn Thanh Mai Linh 20052541 Nội dung chương 2
Nguyễn Đình Gia Kiệt 21138311 Nội dung chương 1
Nguyễn Hoàng Huy 22646671 Thuyết trình
Lê Đình Hùng 22722011 Thuyết trình
Nguyễn Thảo Trân 22715011 Nội dung chương 2
MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................i
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KỲ DIỆU Ở PHÒNG GIAM SỐ 7.......................................1
1.1. Sơ lược về bộ phim........................................................................................1
1.2. Nội dung chính...............................................................................................1
1.3. Những yếu tố đặc biệt....................................................................................3
1.4. Ý nghĩa và thông điệp....................................................................................4
CHƯƠNG 2: NGƯỜI MẸ TỒI CỦA TÔI............................................................8
2.1. Sơ lược về bộ phim........................................................................................8
2.2. Nội dung chính...............................................................................................8
2.3. Những yếu tố đặc biệt....................................................................................9
2.4. Ý nghĩa và thông điệp..................................................................................10
KẾT LUẬN.............................................................................................................11
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế giới điện ảnh, có những bộ phim không chỉ đưa ta vào một hành
trình giải trí mà còn sâu sắc đánh thức tâm hồn và đem lại cho chúng ta những cảm
xúc không thể nào quên. Trong đề tài này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá hai tác
phẩm điện ảnh đầy cảm xúc: "Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7" và "Người mẹ tồi
của tôi".

Bất kỳ ai yêu thích điện ảnh đều biết rằng hai bộ phim này có khả năng thể
hiện nhiều mặt của cuộc sống con người, từ những khoảnh khắc đầy niềm vui cho
đến những thử thách khó khăn không thể tránh khỏi. "Điều kỳ diệu ở phòng giam
số 7" và "Người mẹ tồi của tôi" đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người xem
bằng cách chuyển tải tình cảm và nhân văn đầy tinh tế.

"Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7" là một tác phẩm điện ảnh đến từ Hàn
Quốc, kể về hành trình đầy xúc động của một người cha và cô con gái nhỏ. Với câu
chuyện về tình yêu và sự hy sinh, bộ phim này chắc chắn sẽ khiến bạn phải gạt đi
những giới hạn của ngôn ngữ để diễn đạt được những cảm xúc sâu sắc.

"Người mẹ tồi của tôi" là một tác phẩm điện ảnh đến từ Hàn Quốc, khám
phá những khía cạnh phức tạp của tình mẹ con thông qua một mối quan hệ mẹ và
con trai. Bộ phim này đưa ta vào một cuộc hành trình của tình thương, sự tha thứ và
khả năng tái sinh, khiến chúng ta suy tư về ý nghĩa thực sự của gia đình và tình
yêu.

Hãy cùng nhau bước vào thế giới của hai bộ phim này, để khám phá và trải
nghiệm những điều kỳ diệu và đắng cay của cuộc sống, qua những màn ảnh tinh tế
và diễn xuất đáng nhớ.

i
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KỲ DIỆU Ở PHÒNG GIAM SỐ 7

1.1. Sơ lược về bộ phim


“Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7” là một bộ phim cảm động đã lấy đi không
ít nước mắt của khán giả xem đài. Một câu chuyện gợi lên tình cha con thiêng
liêng, tình bạn cảm động của những con người bị xã hội xa lánh. Đây sẽ là một
món ăn tinh thần mới lạ cho bạn trong những ngày mưa đấy!

 Quốc gia: Hàn Quốc.


 Ngày công chiếu: 23/01/2013.
 Biên kịch: Lee Hwan Kyung, Yu Young A, Kim Hwang Sung, Kim Young
Seok.
 Đạo diễn: Lee Hwan Kyung.
 Diễn viên: Park Shin Hye, Kal So Won, Ryu Seung Ryong.
 Thời lượng: 127 phút.
 Thể loại: Tình cảm gia đình.

1.2. Nội dung chính


Kiệt tác mở đầu với hình ảnh Ye Sung (Park Shin Hye thủ vai), con gái Lee
Yong Goo (Ryu Seung Ryong thủ vai) đã lớn lên, trở thành một luật sư và quyết
tâm lật lại vụ án năm xưa của cha nhằm giải oan cho người bố tội nghiệp.

Sau những giây phút căng thẳng tại toà án, Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
bắt đầu quay ngược thời gian và đưa người xem trở về năm 1997 bằng các thước
phim vui tươi, sống động xoay quanh hai cha con nhà họ Lee là Lee Yong Goo và
Lee Ye Sung (Kal So Won thủ vai).

Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn và mắc chứng thiểu năng từ nhỏ, Yong
Goo bị ba mẹ xem là điềm gỡ, chỉ biết mang đến tai ương cho gia đình.

Mặc dù không được số phận ưu ái, Yong Goo vẫn là người đàn ông hiền
lành, nhân hậu và luôn yêu thương cô con gái bé bỏng Ye Sung hết lòng.

1
Người cha bị khiếm khuyết trí tuệ không thể xây dựng một gia đình tràn đầy
giá trị vật chất cho Ye Sung, thế nhưng anh chưa bao giờ ngừng nỗ lực vì đứa con
mà mình xem như báu vật.

Hằng ngày, cuộc sống của hai bố con trôi qua trong yên bình với vô vàn
khoảnh khắc yêu thương khi cả hai luôn gắn kết, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Một ngày nọ, tai họa ập đến khi Yong Go dự định mua chiếc cặp sách hình
thủy thủ mặt trăng cho Ye Sung sau khi nhận lương, đáng tiếc thay, món quà ấy lại
rơi vài tay của một đưa trẻ tên Jin Young, con của cục trưởng cục cảnh sát thành
phố.

Vốn sở hữu suy nghĩ của một đứa bé non nớt trong hình hài to xác, Yong
Goo đã liên tục đòi mua chiếc cặp để rồi bị bố Jin Young hành hung trước sự
chứng kiến của bao người.

Không thể giành được thứ Ye Sung yêu thích, Yong Goo buồn phiền và vẫn
tiếp tục suy nghĩ về chiếc cặp dành cho con gái.

Sau khi nhận lương từ nơi làm việc, Yong Goo đã gặp lại Jin Young trong
lúc ngồi kiểm tra số tiền và được cô bé dẫn dắt đến khu chợ có bán món quà mà
anh mong mỏi sở hữu.

Với sự mừng rỡ và niềm hy vọng dâng trào, Yong Goo tựa như cậu học sinh
phấn khởi mà chạy theo Jin Young. Trớ trêu thay, Jin Young đã vô tình trượt phải
vũng nước trơn tuột và bị ngã dẫn đến chấn thương sọ não.

Hoảng hốt trước tình huống bất ngờ, Yong Goo nỗ lực cứu sống đứa trẻ
bằng cách hô hấp nhân tạo và cởi quần áo nhằm giúp cho máu huyết lưu thông.

Xuất phát từ lòng trắc ẩn song hành cùng sự ngờ nghệch, ngơ ngác, Yong
Goo thực hiện hành động mà không hề hay biết rằng mình đã khiến cho một người
phụ nữ vô tình chứng kiến hiểu lầm trầm trọng.

Sau khi sự kiện diễn ra, Yong Goo bị kết án tử hình với tội ấu dâm và sát hại
trẻ nhỏ dù bản thân anh hoàn toàn vô tội. Trước khi bước vào phòng thi hành án,
Yong Goo bị nhốt tại phòng giam số bảy cùng năm phạm nhân khác.

2
Tại nơi tận cùng của đáy xã hội, các tay “ma cũ” không ngừng ức hiếp Yong
Goo và sở trưởng Jang Min Hwan (Jung Jin Young thủ vai) cũng cay nghiệt với
anh bởi họ căm ghét tội danh mà anh phạm phải.

Chỉ đến khi nhận ra rằng mình đã hiểu lầm người đàn ông ngốc nghếch, hiền
lành này, họ mới dừng lại và dần dần trở thành những người bạn thân thiết của anh.

Để trả ơn cho việc Yong Goo đã cứu mạng, đại ca So Yang Ho (Oh Dal Su
thủ vai) và đồng bọn lén lút đưa Ye Sung vào trại giam cho hai bố con được đoàn
tụ.

Cảm động trước tình phụ tử của Yong Goo và Ye Sung, mối quan hệ giữa
các tù nhân trong phòng giam số bảy bỗng trở nên khắng khít, gần gũi một cách bất
ngờ.

Lầm lỡ rồi sa chân vào ngục tù, họ vẫn luôn sở hữu trái tim lương thiện từ
tận sâu đáy lòng. Sự nhân hậu ấy chính là điểm xuất phát cho phép màu kỳ diệu
nảy sinh giữa chiếc buồng giam chật chội và ngột ngạt này. Và mọi chuyện từ đó
bắt đầu tại chính căn phòng giam số 7 này.

1.3. Những yếu tố đặc biệt


Các thước phim đầy hoài niệm
Lấy bối cảnh vào năm 1997, Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 hiện lên với
những thước phim xưa cũ, đầy hoài niệm, khơi gợi cho khán giả về một thời điện
ảnh huy hoàng đã qua.

Với cốt truyện về tình cảm gia đình, bạn bè, nhà sản xuất đã sử dụng tông
màu ấm xuyên suốt bộ phim nhằm giúp cho người xem dễ dàng cảm nhận được sự
ấm áp, gần gũi trong mối hệ giữa các nhân vật.

Nhờ sự thông minh trong việc phối hợp màu sắc của phim mà Điều kỳ diệu
ở phòng giam số 7 không hề lạnh lẽo, đơn điệu dù các phân cảnh diễn ra hầu hết ở
trại giam mà ngược lại thì bộ phim vẫn tràn đầy niềm tin và hy vọng.

Bên cạnh đó, hiệu ứng ánh sáng (glow effect) được áp dụng vừa có tác dụng
giúp cho phần nhìn của phim mỹ mãn hơn vừa bộc lộ ý đồ của đạo diễn rằng các

3
nhân vật xuất hiện cùng hiệu ứng ấy được xem như thiên thần với lòng trắc ẩn của
họ.

Trong Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7, có thể nói phân cảnh Yong Goo và
Ye Sung đứng trên khinh khí cầu và bay lơ lửng trên không là phân đoạn đẹp nhất
của bộ phim.

Hình ảnh bầu trời hoàng hôn đầy tự do, chiếc khinh khí cầu với màu sắc rực
rỡ như tô vẽ lên bức tranh đẹp đẽ về tình phụ tử, sự giải thoát và sự trong sạch của
Yong Goo.

Mỗi một tác phẩm điện ảnh đều sở hữu bảng màu riêng phù hợp với thể loại,
kịch bản và các nhà làm phim đã gặt hái thành công khi sáng tạo nên một bảng màu
gần gũi, cổ xưa mà độc đáo cho Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7.

Âm thanh sống động

Dự án phim điện ảnh Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 là đại diện tiêu biểu
cho việc sử dụng âm thanh trọn vẹn, đủ sức làm tác phẩm trở nên sống động hơn
mà không cần phải lồng ghép nhiều hiệu ứng âm thanh không cần thiết.

Hàng loạt bản nhạc piano du dương do Lee Dong Jun trình bày được kết hợp
tỉ mỉ với các phân cảnh nhằm đưa cung bậc cảm xúc giới mộ điệu lên cao, khiến họ
dường như vui hơn với những phân đoạn vui vẻ và cũng trầm lắng hơn trước những
cảnh quay đau buồn.

Trong số các nhạc phẩm nổi bật của bộ phim, bản hợp ca Angel’s song là
nhạc phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển tải thông điệp về niềm tin cuộc
sống.

Với các bản nhạc trầm bổng, êm ái ấy, bộ phim đã giành được 2 đề cử cho
giải thưởng Nhạc phim xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Grammy lần thứ 50 và Lễ trao
giải Điện ảnh Rồng Xanh lần thứ 34.

Chỉ vỏn vẹn hai tiếng và bảy phút đồng hồ, Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
đã thành công đưa người xem vào thế giới của tác phẩm với phần hình ảnh, âm
thanh chỉn chu của mình.

4
1.4. Ý nghĩa và thông điệp
Lên án xã hội mà ở đó người cầm quyền quyết định tất cả

Thật ra cái án mà ba của cô bé Ye Sung phải gánh chịu lại là 1 cái án oan mà
được người khác sắp đặt từ trước. Họ dựa vào địa vị trà đạp những người không có
tiếng nói, họ dùng quyền lực của mình để người khác làm theo ý họ. Khi công lý
không được thực thi một cách đúng đắn, hậu quả đau thương là điều chắc chắn sẽ
xảy ra với người bị hại.

Trong suy nghĩ của mỗi người trại giam là nơi giam giữ những kẻ phạm tội
những người có tư tưởng xấu xa. Nhưng hãy dừng lại để suy nghĩ 1 chút, có thật là
bản chất của họ xấu hay không? Trong phim có 1 câu thoại rằng: “mỗi người trong
trại giam này cũng đều có câu chuyện riêng của họ”, đúng vậy có lẽ câu chuyện ấy
chính là nguyên nhân họ trở nên xấu xa và xa vào con đường tội lỗi, nhưng đâu đó
trong trái tim của những phạm nhân này là tình thương sự đồng cảm đối với những
số phận giống mình hoặc đáng thương hơn mình.

Ngoài ra, phân cảnh đắt giá thể hiện rõ tình người là khi người đứng đầu nhà
tù, Jang Min-hwan đã tháo còng cho người bố Yong Goo khi ở trên xe đi đến chỗ
luật sư, hình ảnh này thể hiện rất rõ sự đồng cảm của Jang Min-hwan đối với Yong
goo đồng cảm về cái án oan và cũng đồng cảm cho thiên chức làm cha vĩ đại của 1
tử tù.

Tình cảm gia đình thiêng liêng

Đặc biệt, tình cảm gia đình của người cha dành cho đứa con của mình là tình
cảm thiêng liêng cao đẹp nhất được truyền tải xuyên suốt bộ phim. Không có 1
người cha nào mà không thương con của mình cả. Từ sự chán nản trong cách làm
việc của Sở trưởng Min Hwan khi mất đi đứa con trai của mình , đến sự rất đáng
trách nhưng lại đáng thương của cục trưởng cảnh sát khi mất đi đứa con gái trong 1
tai nạn đáng tiếc, và cũng có lẽ vì quá thương con ông mới có quyết định sai lầm,
khi đổ hết trách nhiệm cho một người vô tội như vậy.

Và hơn thế là tình cha con của tuyến nhân vật chính, cô bé Ye Sung và
người bố Yong Goo, đã lấy đi rất nhiều nước mát của khán giả. Yong goo vì
thương con mà đã chấp nhận nỗi oan mà không phải do mình gây ra, còn cô bé vì

5
năm ấy tuổi còn quá nhỏ nên đã không thể giúp người cha của mình, nhưng dù rất
lâu về sau đó khi cô bé ấy đã trưởng thành cô vẫn nhớ, vẫn đau cho cái bất công mà
khi xưa người bố của cô phải chịu, từ đó cô đã giành lại dù chỉ là một chút thôi,
công bằng mà bố của Ye Sung xứng đáng có.

Khát vọng tự do, bình yên

Hình ảnh của khinh khí cầu bay trên không trung, tượng trưng cho sự khát
vọng được sống và được yêu thương của hai nhân vật chính, thể hiện sự đoàn kết
của tất cả các tù nhân giúp hai cha con trở về với sự tự do.

Nhưng có lẽ cuộc sống bình yên, ước muốn tự do lại quá đỗi xa vời đối với
hai bố con Ye Sung. Khi hình ảnh khinh khí cầu ấy được buộc lại bằng sợi dây
thừng và mắc kẹt cào rào sắt nơi phòng giam, tượng trưng cho sự ràng buộc bởi sự
ích kỷ và dối trá, thậm chí là rất tàn nhẫn của thực tế xã hội không cho phép họ
thực hiện ước mơ và đành gục ngã trước quyền lực.

Lời kết

Trích đoạn trong phim :

“Tôi của ngày hôm đó đã được sống trong những giây phút hạnh phúc rực rỡ nhất
của cuộc đời.

Tôi nhớ cực kì rõ những việc đã xảy ra ngày hôm ấy. Bố đã ở bên tôi toàn bộ thời
gian. Tôi thò đầu ra ngoài chiếc khinh khí cầu, vươn hai tay về phía bầu trời đỏ rực,
bất chợt bố ôm lấy tôi rồi cho tôi lên trên cổ. Được ở trên chỗ cao hơn, tôi có khả
năng nhìn thấy bầu trời thật rõ ràng.

Vầng mặt trời đỏ rực với ánh sáng ấm áp bao trùm cảnh vật xung quanh, đến cả
không khí cũng có một màu ấm áp.

“Ye Seung ơi…” – Bố âu yếm gọi tên tôi. Tôi ôm thu thập đầu bố, cúi xuống và áp
tay vào má bố.

“Dạ.”

“Đừng bỏ xót nhé.”

6
“Quên gì cơ ạ?”

Bố trầm ngâm một lúc. Tôi vãn cúi xuống lắng nghe. Ngày hôm nay… và cả bố
nữa…”

Giọng của bố như chìm vào bầu trời hoàng hôn ấy. Tôi chỉ nhớ được đến thế. Có lẽ
bố còn mong muốn nói với tôi nhiều thêm nữa, tuy nhiên đến cuối lại không thể
tiếp lời. Bố chỉ ôm tôi vào lòng và nín thở cực kì lâu.”

Bộ phim như một cơn mưa rào giữa ngày hè nóng bức, một điểm sáng của
lòng nhân ái của loài người nói chung và tình phụ tử nói riêng giữa bốn bề đen tối
tràn ngập mưu mô,thủ đoạn,thù hận của người với người. Mỗi bạn khi xem phim
đều yêu thích thú đón nhận cơn mưa này bởi những rung động mát dịu,những tiếng
cười sảng khoái mà nó đem lại như hạ nhiệt khao khát tình người đang cháy rực
trong con người bấy lâu nay.

7
CHƯƠNG 2: NGƯỜI MẸ TỒI CỦA TÔI
2.1. Sơ lược về bộ phim
“Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời. Đứa trẻ bất hạnh dùng
cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ”. Khai thác những ẩn ức, phức cảm giữa mẹ và
con, nhưng khác với những tác phẩm trước thường tập trung ống kính vào các bà
mẹ, Người mẹ tồi của tôi là những cú máy thẳng trực diện vào tình mẫu tử, phơi
bày những góc tối của cả hai phía trong một bản phối vừa trầm buồn vừa tươi sáng
lạ kỳ.

 Quốc gia: Hàn Quốc.


 Ngày công chiếu: 26 tháng 4 năm 2023.
 Biên kịch: Bae Se Young.
 Đạo diễn: Shim Na Yeon.
 Diễn viên: Ra Mi Ran, Le Do Hyun, Ahn Eun Jin.
 Số tập: 14 tập.
 Thể loại: Tâm lý, hài hước, đời thường.

2.2. Nội dung chính


Người Mẹ Tồi Của Tôi mở đầu với cuộc đời của nam chính Choi Kang Ho
(Lee Do Hyun), miêu tả chàng trai này cùng tuổi thơ bí bách dưới sự giáo dục hà
khắc của người mẹ Jin Young Soon (Ra Mi Ran) cho đến khi trở thành một công tố
viên lạnh lùng ích kỷ.

Biến cố đầu tiên của tác phẩm xảy ra khi Choi Kang Ho bị gài bẫy, chịu tai nạn
giao thông khủng khiếp, khiến anh mất trí nhớ – từ một người đàn ông 35 tuổi chỉ
có ký ức dừng lại ở năm 7 tuổi và bị liệt. Jin Young Soon tuyệt vọng nhưng rồi vẫn
phải tự động viên bản thân, xem đây là cơ hội khắc phục lại những tổn thương mà
bà đã vô tình gây ra cho con trai năm xưa…

Hành trình sửa chữa sai lầm của hai mẹ con Jin Young Soon – Choi Kang
Ho đầy gian nan. Người mẹ tần tảo và cậu con trai “hình hài 35 tuổi nhưng trí óc 7
tuổi” quay về sống nương tựa vào nhau, cùng đối mặt cũng như trải qua những khó
khăn và gỡ bỏ những khúc mắc trong quá khứ. Jin Young Soon chăm sóc, dạy dỗ

8
Choi Kang Ho lại từ miếng ăn đến giấc ngủ, chọn cách giải bày và thấu hiểu con
trai.

Điểm nổi bật của Người mẹ tồi của tôi là tình cảm giữa hai mẹ con Jin
Young Soon và Choi Kang Ho. Các sắc thái cảm xúc từ sự xa cách, hờn giận, thân
thiết đến gần gũi giữa cả hai đều được khắc họa tinh tế. Ở nhiều cảnh phim, cặp mẹ
con này khiến nhiều khán giả cảm động rơi nước mắt.

Ngoài ra, câu chuyện tình yêu ngọt ngào rồi đột ngột dang dở của đôi thanh mai
trúc mã Choi Kang Ho và Lee Mi Joo (Ahn Eun Jin) là chi tiết được người xem bàn
luận sôi nổi. Ở tập 4, tình tiết phim úp mở cho khán giả hai đứa con sinh đôi của
Lee Mi Joo có thể là kết tinh tình yêu của cô và Choi Kang Ho. Song song với tình
mẫu tử và tình yêu, thì các mối quan hệ gắn bó tình làng nghĩa xóm trong phim
cũng truyền tải thông điệp nhân văn nhẹ nhàng.

2.3. Những yếu tố đặc biệt


Kịch bản là một bàn tiệc hấp dẫn với đủ loại gia vị
Tuy chủ đề chính của The Good Bad Mother là tình cảm gia đình, cụ thể là
tình mẫu tử với thông điệp hàn gắn và chữa lành, nhưng nội dung phim không chỉ
dừng lại ở đó. Theo dõi câu chuyện, ta sẽ thấy song song với tuyến tình cảm gia
đình còn có tuyến tình cảm lứa đôi và tuyến truyện về tội phạm/pháp luật.
Tình tiết phim có lúc nhẹ nhàng, ấm áp tình làng nghĩa xóm; có lúc lãng
mạn, dễ thương với tình yêu của các cặp đôi; có lúc hài hước, chân chất; có lúc gây
bức bối, xót xa; cũng có lúc căng thẳng, ly kỳ. Với sự pha trộn hài hòa của nhiều
cảm xúc, The Good Bad Mother chắc chắn sẽ là một hành trình đầy thú vị, không
gây nhàm chán.
Phần hình ảnh đẹp mắt
Cũng như nhiều phim Hàn khác, Người Mẹ Tồi có phần bối cảnh, màu phim
và các góc quay rất thỏa mãn thị giác. Một điểm đáng chú ý là sự đối lập giữa
khung cảnh làng quê yên bình, ấm áp cùng tone màu ấm với khung cảnh ở thành thị
mang tone xanh lạnh lẽo, vô tình.
Diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên
Người mẹ “tồi” Young Soon được khắc hoạ bởi Ra Mi Ran và cô đã mang
đến một màn trình diễn không thể tuyệt vời hơn. Với những mọt phim Hàn và đặc
biệt là những người yêu thích tác phẩm đình đám Reply 1988, nữ diễn viên đã quen

9
thuộc với hình tượng người mẹ yêu thương, luôn lo lắng cho tương lai của con trai
cả và tìm nhiều cách để gần gũi với con trai thứ.
Một lần nữa hóa thân thành hình tượng người mẹ trên màn ảnh, nhưng cô
không đi vào lối mòn cảm xúc. Bằng cách khai thác và truyền tải tinh tế, cô không
chỉ làm tốt vai trò của mình mà còn xúc tác cho bạn diễn, khiến cho những khoảnh
khắc người mẹ Young Soon xuất hiện cùng con trai vô cùng xúc động và đáng nhớ.
Một video hậu trường hé lộ Lee Do Hyun – người đảm nhận vai Kang Ho đã không
thể ngừng khóc trong cả buổi quay phân cảnh cắt đứt quan hệ với mẹ và mỗi lần
anh nhìn vào Ra Mi Ran, anh lại không kìm được nước mắt.
Dồi dào năng lượng chữa lành
Những bài học giá trị đặt trong câu chuyện hẹp của hai mẹ con, nhưng chính
trong sự hạn hẹp và riêng tư đó, không chỉ trải nghiệm mà góc nhìn của người xem
cũng được mở rộng. Người mẹ tồi của tôi là bức tranh rộng lớn về tình mẫu tử
thiêng liêng, những hỉ – nộ – ái – ố trong một con người và những vấn đề của thời
đại. Tuy có phần đen tối, nhưng chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được nguồn năng
lượng tích cực dồi dào trong câu chuyện.
2.4. Ý nghĩa và thông điệp
Hiểu rõ hơn về quan hệ giữa mẹ con, cảm nhận được cuộc sống và những
khó khăn mà nhiều người đang phải đối mặt trên con đường tìm kiếm hạnh phúc và
thành công. Phim cũng đưa ra thông điệp về tình mẹ con, những sự hy sinh và cố
gắng của mẹ để con cái của mình có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó,
phim còn giúp chúng ta suy ngẫm về cách giải quyết mâu thuẫn và giao tiếp để giữ
được một mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình.

Sau cùng, bộ phim mang đến thông điệp: cuộc sống luôn vận chuyển với cả
những mảng sáng và tối, còn con người luôn có những mảng đối lập không hoàn
hảo trong bản thân mình, hãy chấp nhận những bất toàn ấy và vượt qua nó với niềm
hân hoan.

10
KẾT LUẬN
Sau khi giới thiệu hai bộ phim Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7 và Người
Mẹ tồi của tôi, chúng ta có thể thấy rằng cả hai tác phẩm này đều đem lại những
trải nghiệm đầy cảm xúc và thú vị cho khán giả. Điều kỳ diệu ở phòng giam số 7
mang đến một câu chuyện cảm động về tình cha con và tình bạn đầy màu sắc trong
một môi trường khắc nghiệt. Trong khi đó, Người mẹ tồi của tôi khám phá những
khía cạnh phức tạp của mối quan hệ gia đình và tình yêu mẹ con trong một bối
cảnh đầy sự hiểu lầm và tha thứ.

Cả hai bộ phim đều đánh bại những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa để
truyền tải thông điệp về tình thương và lòng nhân ái đến khán giả toàn cầu. Chúng
là những câu chuyện đáng xem và đáng suy ngẫm về giá trị của tình yêu và lòng
nhân ái trong cuộc sống. Chắc chắn rằng sau khi thưởng thức cả hai bộ phim này,
người xem sẽ được khám phá những khía cạnh đáng kinh ngạc của con người và
tình thương, và có thể suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

11

You might also like