You are on page 1of 4

II, VẬN DỤNG

Thế giới quan trong phim “ Train to busan” (2016)

1. Tóm tắt nội dung phim:

Bộ phim lấy bối cảnh đất nước Hàn Quốc bị tấn công bởi một loại virus bí
ẩn mang mầm bệnh vô cùng nguy hiểm. Một khi con người bị nhiễm bệnh, họ
sẽ thành những xác sống thèm khát máu người (zombie) ,mất hết lý trí,tàn bạo
và hung dữ .Mầm bệnh đó lan ra cho những người xung quanh bởi những vết
cắn. Nhân vật chính của bộ phim là người bố Seok Woo - một Giám đốc đầu tư
Chứng khoán, nhân dịp vào ngày sinh nhật của cô con gái Soo Ah, đã đưa con
từ Seoul tới Busan để gặp mẹ. Nhưng điều họ không thể ngờ rằng hành trình dài
435km đó lại là hành trình đầy chết chóc, là cuộc chiến khốc liệt giữa sự sống
và cái chết. Đồng hành với hai cha con Seok Wook là anh chàng Sang Hwa và
người vợ đang mang thai chuẩn bị đón đứa con đầu lòng và các bạn học sinh tới
Busan để tham gia một cuộc thi. Những con người khác nhau về nơi sinh, nơi ở,
khác nhau về nghề nghiệp, tính cách nhưng lại hội tụ cùng trên một chuyến tàu
sinh tử, không còn cách nào khác họ phải hợp tác cùng chiến đấu với những xác
sống , giành lại sự sống, bảo vệ chính mình và người thân.

2. Phân tích thế giới quan trong bộ phim dưới góc độ triết học:
2.1. Quan niệm về con người

Nhân cách là một phương tiện để đánh giá, nhìn nhận con người, bởi nó là
một quá trình hình thành không chỉ từ bẩm sinh bên trong mà còn bởi nhân tố
bên ngoài, từ môi trường khách quan.Thuyết của Tuân Tử (313 – 238 TCN) –
nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc đã từng quan
niệm rằng bản tính con người vốn là ác. Bản chất là ác, nhưng vì được giáo dục,
trau dồi kinh, nên con người trở nên thiện ít, hoặc thiện nhiều tùy mỗi người.
Bản chất là ác nên mới hướng thiện, chứ nếu đã là thiện rồi thì cần gì phải
hướng thiện. Nhưng Nam tước d’Holbach (Hônbách, 1723-1789)-triết gia vô
thần người Pháp, lại quan niệm: “Con người khi mới sinh ra vốn không thiện
mà cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”. Bởi khi sinh ra, con
người giống như một tờ giấy trắng, bất kì vết bẩn nào nhuốm đen lên tờ giấy dù
là ít hay nhiều đều là chính bản thân của họ và do môi trường sống tạo nên. Con
người ai sinh ra trong mình cũng mang trong mình phần “con” (bản năng) , để
có được phần “người” họ phải trải qua sự tu dưỡng, giáo dục, va chạm với cuộc
đời mới có thể có được. Do vậy mà cuộc đấu tranh nội tâm giữa thiện và ác,
giữa phần con và phần người chưa bao giờ hết khốc liệt. Trong bộ phim “ Train
to Busan” ( Chuyến tàu sinh tử) , một bộ phim khai thác đề tài về đại dịch
“zoombie” kinh hoàng xảy ra tại đất nước Hàn Quốc nhưng thực chất là đang
xoáy sâu vào bản chất thực sự của con người. Khi con người bị dồn đến đường
cùng họ sẽ trở thành người như nào? Hành xử ra sao với mọi người xung
quanh? Bộ phim đã nêu lên một sự thật đau thương về lòng người, đã vạch trần
rõ bản chất ác độc của con người khi gặp hoạn nạn và dồn vào đường cùng.
Chuyến tàu bắt đầu khởi hành với sự xuất hiện của một cô gái nhiễm mầm
bệnh lao thẳng lên tàu miệng nói liên tục :” Tôi xin lỗi, tôi xin lỗi” nhưng không
ai mảy may chú ý. Trong phút chốc cô ta đã biến thành xác sống, tấn công lên
cô tiếp viên tàu và thế là bi kịch xảy ra từ đây. Trong tích tắc cả một toa tàu rồi
đến nhiều khoang khác đã trở thành zoombie, con người đã trở thành nhưng con
quái thú tàn bạo, thèm khát máu người, xô bồ chen lấn, vồ vập tấn công nhau.
Bản chất ác của con người đã được bộ phim khắc họa chủ yếu qua sự thờ ơ, ích
kỉ, sẵn sàng chà đạp người khác để mình được sống sót. Ngay cả ở nhân vật
chính của bộ phim ( Seok Woo) ban đầu cũng chỉ là một kẻ thực dụng, ích kỉ.
Chi tiết này được thể hiện lúc vợ chồng anh chàng béo Sang Hwa chạy qua toa
của hai bố con Seok Woo thì lại bị chính Seok Woo khóa cửa ngay trước mặt vì
sợ là người bị nhiễm bệnh. Nhưng may mắn thay, con gái anh Soo An đã cầu
xin bố mở cửa cho họ và chính cô bé là người kéo người bố của mình lại về
phía thiện. Rồi khi cô bé Soo An nhường chỗ cho bà lão thì Seok –Woo lại dặn:
“ Soo An à, con không cần phải làm điều đó. Thời điểm này bản thân mình là
quan trọng nhất”. Khi nhận được thông báo tàu sẽ dừng tại căn cứ quân sự
Daejeon, Seok Woo đã âm thầm gọi điện cho người bạn ở tại Daejeon và hỏi
rằng nơi đó có an toàn hay không thì câu trả lời không đã khiến anh ta vô cùng
bất ngờ. Tuy nhiên, với sự chỉ dẫn của người bạn, Seok Woo đã biết vị trí nào là
an toàn tại Daejeon nhưng giữ kín điều này một mình không chia sẻ cho ai biết.
Sự ích kỉ này của anh đã làm cho anh không khác gì với tên nhà giàu Yong Sulk
hèn nhát – nhân vật phản diện mà cũng là nhân vật mà bộ phim tập trung để
khai thác những mặt tối của con người. Ngay từ đầu bộ phim, Yong Sulk đã lộ
rõ bản chất hống hách, coi thường người tự cho mình là kẻ có tiền thì có quyền.
Càng về sau bản chất ác độc ấy lại bộc lộ rõ rệt hơn. Tiêu biểu là ở đoạn phim
khi Seok Woo cùng con gái, vợ chồng anh Sang Hwa và cậu học sinh Yoong
Gok thành công di chuyển đến toa 15 thì lại bị Yong Sulk chặn cửa không cho
vào vì suy luận họ đã bị zoombie cắn. Ông ta còn cho người bịt miệng cô gái
muốn mở cửa cho họ và để mặc họ “chết sống mặc bay” với lũ xác sống đang
tiến gần tới. Tình cảnh thì ngàn cân treo sợi tóc nhưng gã nhà giàu Yong Sulk
nhất quyết không chịu rủ lòng thương mà còn kì thị, chửi rủa họ. Chính sự ích
kỉ tột cùng ấy đã gián tiếp gây ra cái Sang Hwa, bộ phim cũng từ đó mất đi một
người hùng và đau đơn hơn hết là mất đi một người chồng thương yêu vợ hết
mực, mất đi một người cha của đứa con chuẩn bị chào đời. Thậm chí, khi Seok
Woo và những người còn lại đã an toàn vào toa số 15 thì Yong Sulk lại nói rằng
bọn họ sẽ sớm trở thành zoombie thôi khiến cho tất cả hành khách trong toa đều
miệt thị đám người họ, xua đuổi “ Cút đi” một cách thật tàn nhẫn. Những ánh
mắt lạnh lùng, những câu nói vô tâm “Mau đi đi, làm ơn đi đi” của đám đông
làm cho bố con Seok Woo, vợ Sang Hwa, đôi học sinh Yoong Gok – Jin Hee và
cả người ăn mày vô danh trông như đám phạm tội. Nếu lũ zombie mang lại cho
bạn cảm giác chết chóc, thì con người trên chuyến tàu đó cho bạn cảm thấy sự
ích kỉ về sự sống về chính cuộc đời này. Lòng ích kỉ chính là thứ thuốc độc dã
man nhất để giết chết tình người, loài người. Bởi vậy mà M. Gorky đã từng nói:
“ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”. Có thể
thấy,nhân vật Yong Sulk chính là đại diện cho vô vàn con người đang chỉ ráo
riết chạy đua với tử thần, sẵn sàng hãm hại người khác để mình được sống. Khi
thảm họa xảy ra, bản chất của từng người mới được bộc lộ một cách rõ nét. Ai
cũng cần được sống và họ làm mọi cách dù có ích kỷ hay tàn bạo thế nào.

You might also like