thuyết minh train to busan

You might also like

You are on page 1of 5

Nguyễn Tùng Dương- 10 Anh 2- Thuyết minh về một bộ phim

Giới thiệu: 'Train to Busan' (Chuyến tàu sinh tử) là một trong những bộ phim về đại dịch zombie đáng
xem nhất mọi thời đại. Bộ phim của điện ảnh Hàn Quốc này được ra mắt năm 2016 ,đóng máy bởi đạo
diễn Yeon Sang-ho và có sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng như Gong Yoo, Jung Yu-mi, Ma Dong-
seok,... Tác phẩm điện ảnh này không chỉ gặt hái được thành công rực rỡ ở sân nhà Hàn Quốc với 11,5
triệu lượt khán giả mua vé( tương đương 1/5 dân số Hàn Quốc lúc bấy giờ), trở thành bộ phim ăn khách
đứng thứ 11 trong lịch sử điện ảnh xứ Kim Chi mà còn tạo tiếng vang lớn trên toàn thế giới. 'Train To
Busan' cũng là một trong những tác phẩm điện ảnh hiếm hoi của châu Á lọt top những bộ phim và
chương trình truyền hình về đại dịch nổi tiếng nhất theo đánh giá của IMDb (Internet Movie Database),
lập kỷ lục phòng vé với hơn 10 triệu vé được bán ra, với chi phí sản xuất chỉ 8,5 triệu USD nhưng đã thu
về con số khổng lồ 72,7 triệu USD trên toàn cầu và giành được nhiều giải thưởng lớn như: Giải thưởng
nghệ thuật Baeksang dành cho hạng mục Đạo diễn và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất(2017), Giải
thưởng Blue Dragon cho hạng mục Audience Choice Award và Technical Award(2016),….

Khái quát: Toàn bộ phần phim là câu chuyện về việc một nhóm người trên chuyến tàu từ Seoul tới
Busan (Hàn Quốc) cố gắng thoát khỏi đại dịch zombie đang hoành hành Ở đó, họ đấu tranh với cả những
người bị nhiễm bệnh trên chuyến tàu và cả những người còn sống chưa nhiễm bệnh. Sau 118 phút thời
lượng phim với những pha hành động nghẹt thở, người xem có thể cảm nhận được những câu chuyện
về chiến đấu sinh tồn, giành giật sự sống, tình yêu thương và cả sự nghi kỵ, ghen ghét, hãm hại nhau
giữa người với người liên tục xuất hiện và đặt ra câu hỏi 'liệu nếu không chết vì đại dịch zombie thì con
người có chết vì chủ nghĩa cá nhân, chỉ nghĩ cho mình, vì lợi ích của bản thân mà hãm hại người khác?'.

Tuyến nhân vật: Nhân vật chính là một người đàn ông đã ly dị vợ tên Seok-woo và cô con gái tên Su-
an trên hành trình tới Busan để gặp lại mẹ vào ngày sinh nhật của cô bé. Những người khác cùng trên
chuyến tàu đó có chồng lực lưỡng Sang-hwa và người vợ đang mang thai Seong-kyeong, một đội bóng
chày của trường trung học, một lão giám đốc tên Yong-suk giàu có và tự cao tự đại, một người đàn ông
vô gia cư, 2 chị em In-gil và Jong-gil….

Nội dung chi tiết:


Khi tàu khởi hành, một cô gái trẻ đang co giật bước lên tàu với vết thương ở chân. Sau đó, cô biến thành
thây ma và cắn một tiếp viên trên tàu, sau đó người tiếp viên đó cũng biến thành thây ma. Virus nhanh
chóng lây lan khắp đoàn tàu. Cầu thủ bóng chày Yong-guk, cô gái tên Jin-hee - người đem lòng yêu anh,
và một số hành khách phải trốn sang toa khác. Lúc đó trên tivi đưa tin về đại dịch thây ma (nhưng lại gọi
là bạo động) và chính phủ buộc phải ban lệnh phong tỏa toàn quốc. Nhà ga Cheonan-Asan đã bị thây ma
xâm chiếm nên đoàn tàu đã không dừng lại như kế hoạch và bỏ qua nó. Sau khi tàu dừng ở Nhà ga
Daejeon, những hành khách còn sống sót phát hiện nơi này cũng tràn ngập thây ma, họ vội vã trở về tàu,
tách ra thành nhiều nhóm trong hỗn loạn. Người lái tàu khởi động lại đoàn tàu để đi thẳng đến Busan,
nơi khu vực cách ly đã được thiết lập- điểm đến an toàn cuối cùng.

Seok-woo, Sang-hwa và Yong-guk chiến đấu mở đường đến toa Su-an, In-gil, Seong-kyeong và người đàn
ông vô gia cư theo sau. Cùng nhau, họ vật lộn qua bọn thây ma để đến toa phía trước, nơi những hành
khách khác đang trú ẩn. Tuy nhiên, do sự xúi giục của Yong-suk nên những hành khách đã ngăn chặn
những người sống sót vào trong, vì sợ họ bị nhiễm bệnh. Sang-hwa và In-gil hi sinh thân mình để câu giờ
cho những người còn lại mở cửa xông vào toa trước. Yong-suk bắt buộc những người mới đến phải vào
trong toa trống bên cạnh, và họ đồng ý làm theo yêu cầu của lão. Sau đó bà Jong-gil cố tình mở cửa cho
bọn thây ma tràn vào giết sạch những hành khách trong này, kể cả chính bà. Seok-woo, Su-an, Seong-
kyeong, Yong-guk, Jin-hee và người đàn ông vô gia cư vẫn an toàn vì họ ở trong toa bên cạnh. Yong-suk
và người tiếp viên thoát khỏi bọn thây ma nhờ trốn vào nhà vệ sinh.

Đường ray bị chặn ở Nhà ga Đông Daegu buộc tàu dừng lại vì các đoàn tàu đâm vào nhau gây chắn
đường và những người sống sót phải tìm kiếm một đoàn tàu khác. Yong-suk trốn thoát sau khi xô người
tiếp viên vào bọn thây ma, sau đó lão lại làm điều tương tự với Jin-hee. Đau lòng, Yong-guk ở lại với Jin-
hee và bị cô cắn. Người lái tàu khởi động một đầu máy xe lửa trên một đường ray khác, nhưng trong lúc
cố gắng cứu Yong-suk thì ông cũng bị thây ma giết chết. Người đàn ông vô gia cư đã hi sinh để Su-an và
Seong-kyeong có thời gian bỏ chạy cùng Seok-woo đến đầu máy xe lửa mà người lái tàu đã khởi động.
Họ bắt gặp Yong-suk trong phòng điều khiển, lão đã bị cắn và đang trong quá trình biến thành thây ma.
Seok-woo ném Yong-suk xuống đường, nhưng chính anh cũng bị cắn. Anh đưa Su-an và Seong-kyeong
vào phòng điều khiển và tâm sự những lời cuối cùng với con gái trước khi chạy ra ngoài. Khi anh sắp biến
thành thây ma, anh nhớ lại lần đầu tiên bế con gái mình trên tay và ngã ra khỏi đầu máy với một nụ
cười.

Su-an và Seong-kyeong xuống tại Busan (được coi là nơi an toàn cuối cùng của Hàn Quốc khi Asan bị
cuộc bạo động tấn công) và đi bộ qua một đường hầm xe lửa. Ở phía bên kia đường hầm là những người
lính đang đóng quân để bảo vệ khu vực khỏi bọn thây ma. Không thể nhìn thấy rõ hai người mới đến,
những người lính ở vị trí canh gác nhận được lệnh bắn họ. Tuy nhiên, những người lính sau đó nghe
được tiếng hát, điều đó giúp họ biết được hai người mới đến là con người. Su-an rơi nước mắt hát bài
hát mà cô bé muốn hát cho bố mình nghe vào đầu phim, và bây giờ hát nó lên để tôn vinh sự hi sinh của
anh.

Đánh giá:
Vậy điều gì đã làm cho ‘Train to Busan’ được đánh giá cao đến như vậy? Điều đó có thể suy đoán dựa
trên các yếu tố sau đây:

-Xác sống “zombie” đáng sợ hơn bao giờ hết: Các xác sống (zombie) trước nay thường được khắc
họa với sự dật dờ đặc trưng, thiếu uyển chuyển, nhưng trong ‘Train to Busan’, các xác sống đều rất
nhanh. Tốc độ và sức mạnh của zombie cộng thêm bối cảnh chật hẹp của những toa tàu, đã khiến những
xác sống trở thành nỗi ám ảnh xuất hiện ở khắp nơi và gần như không thể nào thoát nổi. Hơn nữa, ý
tưởng rằng các zombie chỉ dễ dàng được khống chế trong bóng tối, thực tế, chỉ càng khiến cảm nhận về
nỗi sợ trong người xem gia tăng bởi cách duy nhất để con người thoát khỏi cuộc tấn công của các
zombie, đó là tất cả cùng bước vào… bóng tối.

-Nỗi sợ toát ra từ những toa tàu : Sử dụng các toa tàu làm bối cảnh phim là một ý tưởng rất khác biệt
và đem đến hiệu quả cao bởi người xem đều cảm nhận được sự bức bối, nghẹt thở của không gian.
Cuộc rượt đuổi của các zombie đối với con người càng trở nên căng thẳng, rùng rợn khi các hành khách
lần lượt vượt qua từng toa tàu, thì rồi cuối cùng họ cũng sẽ phải dừng bước ở toa cuối và bị dồn cứng lại
ở đó. Đoàn tàu là một không gian vừa tù túng vừa ẩn chứa cả sự chết chóc không lối thoát. Với cách
thiết kế không gian bối cảnh như vậy, bộ phim tạo nên một sự khốn cùng không ngưng nghỉ cả về thể
xác và tinh thần đối với các nhân vật.
-Sự hài hước bất ngờ: Thông thường, đối với những bộ phim cùng đề tài, những khoảnh khắc hài
hước thường xoay quanh tình huống xác sống đã mất đi trí khôn, trở nên yếu đi,…. nhưng đối với ‘Train
to Busan’, sự hài hước lại đến từ chính nhân vật con người. Trong đó, tiếng cười dễ chịu và thoải mái
nhất đến từ nhân vật Sang-hwa do nam diễn viên Ma Dong-seok thủ vai. Những cảnh hài hước trong
phim được đạo diễn đưa vào khá thường xuyên và tinh tế, xen kẽ với những cảnh rùng rợn, để sự tập
trung của khán giả không bị kéo dài quá lâu gây mệt mỏi.

-Các tình tiết xảy ra nhanh và có sự liền mạch : Các tình tiết trong phim diễn ra với nhịp độ nhanh
xuyên suốt thời lượng bộ phim. Thêm nữa, việc liên tục luân chuyển giữa các cảnh hành động và cảnh
tâm lý khiến bộ phim không trở thành một phim zombie đặc màu rượt đuổi, chiến đấu, nhưng cũng
đồng thời không bị sa đà quá sâu vào kể chuyện.

-Diễn xuất ấn tượng: Khả năng diễn xuất của diễn viên trong phim kinh dị nói chung và phim zombie
nói riêng thường không được đánh giá cao bởi thể loại này thường chỉ tập trung vào hành động với
những cảnh chiến đấu, rượt đuổi; thêm vào đó là những cảnh rùng rợn xoay quanh các zombie. Các diễn
viên chính thường xuất hiện khá mờ nhạt. Dù vậy, với ‘Train to Busan’, mặc dù phim cũng có nhiều cảnh
hành động gay cấn; những zombie rùng rợn, kinh hoàng; nhưng vượt lên trên tất cả, người ta vẫn thấy
diễn xuất của các diễn viên chính và phụ để lại dấu ấn đậm nét. Trong phim, nam diễn viên Gong Yoo đã
diễn tròn vai Seok-woo, một người đàn ông say mê công việc đến mức lãng quên gia đình, giờ đây anh ta
phải chiến đấu với mọi hiểm nguy để bảo vệ tính mạng cho con gái. Diễn biến tâm lý của nhân vật Seok-
woo là tổng hòa của tốt - xấu, vị tha - ích kỷ… Nhân vật này vừa hấp dẫn về mặt tâm lý vừa thuyết phục
người xem.

-Hiệu ứng kỹ xảo chân thật : Những bộ phim trước đây của đạo diễn Yeon Sang-ho chủ yếu là phim
hoạt hình, nên với ‘Train to Busan’, anh đã đưa thẩm mỹ của phim hoạt hình vào trong phim. Những
cảnh khắc họa chuyển động của zombie trong phim được thể hiện rất linh hoạt, sống động và mới mẻ,
đưa lại những cảm nhận bất ngờ về zombie. Từ diện mạo cho tới chuyển động của zombie trong phim,
người xem đều thấy có sự sáng tạo, khác hẳn những zombie tăm tối, dật dờ thường thấy trong các phim
xác sống phương Tây.

=> Như vậy, nhìn chung, nội dung của bộ phim vẫn là câu chuyện con người chiến đấu với zombie để
giành giật sự sống vốn xuất hiện rất nhiều trên màn ảnh rộng. Điểm khác biệt trong bộ phim là những
'anh hùng' chống lại zombie đều là những người bình thường không vì mục đích cao cả như bảo vệ thế
giới, xây dựng hòa bình, mà họ cố gắng để bảo vệ những người họ thương yêu: là người cha vẻ ngoài
lạnh lùng vô cảm nhưng luôn yêu thương con gái hết mực, là người chồng sẵn lòng hi sinh cả tính mạng
để giành lấy sự sống cho người vợ và đứa con chưa chào đời….Họ chiến đấu bằng tất cả bản năng sinh
tồn của mình chứ không hề có chút tài năng võ thuật, cũng không có trong tay vũ khí như nhiều bộ phim
cùng đề tài. Ở đó, các nhân vật hiện lên với vẻ ngoài hiền lành nhưng khi chiến đấu thì lại rất mạnh mẽ
bởi đã bị đẩy đến đường cùng, chỉ có 2 lựa chọn: hoặc là chiến đấu, hoặc là chết.

Nhịp phim của 'Train to Busan' diễn ra rất kịch tính từ đầu đến cuối. Hàng loạt những cuộc đụng độ giữa
người và thây ma xảy ra khiến người xem cảm thấy hồi hộp, căng thẳng theo từng phân đoạn. Khán giả
sẽ bị cuốn vào nhịp phim bởi nó lôi cuốn và thôi thúc sự tò mò rất lớn để tìm ra ai sẽ là người sống sót
cuối cùng trên chuyến tàu định mệnh đó. Đặc biệt hơn, sự khác biệt của 'Train to Busan' là sự lồng ghép
những tình huống lấy nước mắt người xem về tình cha con, tình chị em, tình vợ chồng... Cứ thế, câu
chuyện của bộ phim càng xem càng cuốn hút, đan xen giữa hành động và tình cảm khiến người xem rất
khó rời mắt khỏi bất kỳ một chi tiết nào.

Nhiều thông điệp ý nghĩa được gửi gắm thông qua nội dung: Dù là một phim kinh dị, nhưng ‘Train to
Busan’ đã đưa lại nhiều thông điệp ý nghĩa. Thông điệp rõ ràng nhất chính là về thế giới đương đại của
chúng ta, khi tham vọng là điều hiện diện rõ rệt nhất trong mỗi con người, khi tất cả đều mong muốn leo
cao trên những nấc thang danh vọng. Hình ảnh những zombie trong phim còn là ẩn dụ cho một thế giới
nơi cá lớn nuốt cá bé, con người sẵn sàng chà đạp lên nhau để tìm kiếm cơ hội cho mình. Sự chia tách
giữa các hành khách có mặt trên chuyến tàu, khi một số người được an toàn trong khi những người khác
thì vật lộn để sống sót là một ẩn dụ khác về khoảng cách giữa người với người trong xã hội.

=>Tuy nhiên, điểm yếu trong kịch bản của ‘Train to Busan’ chính là việc câu chuyện không có tính bước
ngoặt bởi các tình tiết diễn ra rất nhanh nhưng lại thiếu điểm nhấn đặc biệt sâu sắc. Nhân vật phản diện
là vị giám đốc tên Yong-suk liên tiếp đẩy những người vô tội khác vào chỗ chết thay thế mạng cho mình,
nhưng chưa có lý do thuyết phục cho việc hắn phải nhẫn tâm làm điều đó. Cùng với đó, tác phẩm cũng
có một lỗ hổng rất lớn đó là nhân vật người vợ tên Seong-kyeong dù đang có thai, bụng rất to nhưng lại
chạy rất nhiều, lanh lẹ, vận động uyển chuyển như người bình thường.

Tuy vậy, nhìn chung các tình tiết trong bộ phim được làm rất chắc chắn, hợp lý, tự nhiên chứ không hề
vội vàng dù nhịp phim nhanh. Hầu như không có một chi tiết thừa nào xuất hiện trong phim và kịch bản
được làm rất cẩn thận.

Bình luận: Tác phẩm của đạo diễn Yeon Sang-ho không chỉ là trận chiến giữa người với thây ma còn là
sự đấu tranh giành quyền được sống giữa chính những con người có mặt trên chuyến tàu. Khi thảm họa
xảy ra, bản chất của từng người mới được bộc lộ một cách rõ nét. Ai cũng cần được sống và họ làm mọi
cách dù có ích kỷ hay tàn bạo thế nào. Xoay quanh câu chuyện của 'Train to Busan' là phương pháp từng
cá tính khác nhau tìm cách tồn tại trong đại dịch.

Bộ phim dù nói về đại dịch zombie tuy không có thật nhưng những câu chuyện trong đó có thể sẽ rất
thật khi một đại dịch toàn cầu xảy ra. Ở đó, có những người như vị giám đốc Yong-suk bỏ qua hết mọi
tôn ti, phép tắc của cuộc đời và chỉ mong muốn giữ lại mạng sống cho mình. Ông dùng đủ mọi cách, hãm
hại hết người này đến người khác với lý do cuối cùng trước khi chết là vì 'mẹ đang chờ ở nhà'. Nhân vật
phản diện này đặt ra một câu hỏi hóc búa cho người xem: 'Khi đại dịch xảy ra, chúng ta có nghĩ về người
khác hay chỉ cần quan tâm đến chính bản thân mình?'. Chẳng phải đến nhân vật 'anh hùng' Seok-woo
đầu phim cũng dặn dò con gái mình: 'Vào những lúc như thế này, con hãy chỉ lo cho chính mình thôi,
hiểu chưa'?

Tổng kết: Tóm lại, ‘Train to Busan’ là bộ phim hay, đáng xem, khiến thế giới phải nhìn nhận lại về năng
lực làm phim kinh dị của Hàn Quốc. Dù mới bước chân vào dòng phim vốn chỉ thuộc về điện ảnh phương
Tây, nhưng Hàn Quốc đã làm nên một tác phẩm đáng kinh ngạc. Các fan hâm mộ dòng phim về zombie
có thể dễ dàng đón xem bộ phim này trên các nền tản trực tuyến như Youtube, Netflix,… Ngoài ra, đừng
quên đón xem cả phần phim tiếp theo của ‘Train to Busan’ mang tên ‘Train to Busan 2: Penisula’(Bán
đảo) cũng rất hứa hẹn đấy nhé!

-ARIGATHANKS FOR READING

You might also like