You are on page 1of 17

5.

NHỮNG DẤU VẾT CỦA HÍ KHÚC TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM:


Những tác nhân quan trọng để sản sinh ra các loại hình nghệ thuật sân khấu như
tuồng, chèo, cải lương, kịch nói… cho nghệ thuật sân khấu Việt Nam không thể không
nhắc đến những ảnh hưởng văn hóa nghệ thuật của nước ngoài. Tiêu biểu ở đây là một
trong những “cái nôi văn hóa” của nền văn minh nhân loại - Trung Quốc.  
Trong quá trình du nhập vào Việt Nam, hí khúc Trung Quốc có những sự biến đổi
nhất định, sao cho phù hợp với tư tưởng và văn hóa nước ta, có ảnh hưởng sâu sắc đến
việc hình thành bộ môn nghệ thuật tuồng. Những học giả Trung Quốc thì cho rằng tuồng,
tức hát bội của Việt Nam, bắt nguồn từ hí kịch Trung Quốc. Cụ thể, trong bài Quan hệ
giữa chèo và tuồng Việt Nam với hí khúc Tống Nguyên Trung Quốc của tác giả Bành Thế
Đoàn, có viết: “Thông qua nghiên cứu so sánh, chúng ta có thể rút ra được kết luận, sự
hình thành của chèo và tuồng Việt Nam có mối quan hệ vô cùng mật thiết với hí kịch
Tống Nguyên Trung Quốc. Vì Việt Nam có điều kiện riêng mà những dấu ấn của hí kịch
Tống Nguyên còn để lại trong hai loại hình này là rất rõ ràng, không những ở trong hình
thức, đề tài, tư tưởng, cũng còn ở trong hình thức biểu diễn, phương pháp biểu diễn của
nó.”
5.1. Tuồng, Chèo
Nghệ thuật sân khấu tuồng là một loại hình nghệ thuật cổ truyền tiêu biểu của Việt
Nam. Qua những ghi chép của tiền nhân còn lưu lại trong các bộ sử sách, văn bia, thư
tịch cổ chứng tỏ rằng ở Việt Nam nghệ thuật ca, múa, nhạc xuất hiện từ rất sớm. Thế kỷ
X dưới triều đại phong kiến nhà Đinh, nghệ thuật ca, múa, nhạc đã phát triển một cách
khá phổ biến trong dân gian. Đặc biệt trong dân gian còn có hình thức trò nhại – tức là trò
bắt chước các trò diễn xướng. Tuy nhiên, nhìn vào những đặc điểm của tuồng, càng có
nhiều khẳng định cho rằng tuồng là một “bản sao” của hý kịch Trung Hoa. Khi nói về
tuồng, NSƯT, đạo diễn Phan Văn Quang, trên báo Đà Nẵng vào năm 2016 đã cho rằng:
“Tính ước lệ phải gắn với thủ pháp khoa trương, cách điệu trong nghệ thuật biểu
diễn. Tất cả những lời nói, động tác hình thể, sự đi lại trên sân khấu tuồng đều
được khoa trương và cách điệu để trở thành những điệu hát, điệu nói, điệu múa có
nguyên tắc và niêm luật cụ thể. Nếu nghệ thuật ước lệ không đi kèm với cách diễn
xuất cách điệu của diễn viên, thì sự ước lệ sẽ trở nên lạc lõng và ngược lại”.
Tuồng Việt Nam chịu ảnh hưởng hí khúc Trung Quốc rất lớn, nhiều vở tuồng đều
lấy đề tài từ câu chuyện Trung Quốc như Tam Quốc Chí, Phong Thần Diễn
Nghĩa…
Những nhân vật như Trương Phi, Hoàng Phi Hổ, Lữ Bố, Triệu Tử Long.... đã
được người Việt Nam chấp nhận từ lâu. Tuy nhiên, tuồng Việt Nam cũng không phải sao
chép nguyên câu chuyện Trung Quốc. Nó thường mượn câu chuyện Trung Quốc để phản
ánh hiện thực Việt Nam, những nhân vật trong đó cũng đã được Việt hóa, bản địa hóa.
Ví dụ như nhân vật Trương Phi. Chúng ta đều biết Trương Phi là một nhân vật
trong Tam Quốc Chí, tính nóng nảy, thẳng thắn, đánh địch vô cùng dũng mãnh. Nhưng
Trương Phi trong vở Trương Phi uống rượu của ông Đào Tấn đã mượn tác phẩm cũ của
Trung Quốc để nói lên một vấn đề thời đại của Việt Nam, và trên cơ sở không phủ định
hoàn toàn hình tượng Trương Phi đã hình thành ở Trung Quốc, ông đã “tái tạo” Trương
Phi theo thế giới quan và nhân sinh quan của mình. Trương Phi Việt Nam có đặc điểm là
nhân vật này vừa nóng nảy vừa trữ tình khác với Trương Phi Trung Quốc chỉ có nóng nảy
lỗ mãng. Nói đến tính trữ tình của Trương Phi Việt Nam, thì không thể không nhắc đến
bút pháp vở Trương Phi uống rượu. Trong vở này, ông Đào Tấn đã khéo léo kết hợp đặc
tính kịch cao với tính trữ tình cao, đã khéo phân tích sự diễn biến tâm trạng của Trương
Phi, và khéo vận dụng những lời thơ giàu hình tượng với những câu nói giàu tiết tấu để
biểu hiện cái tâm trạng ấy. Đồng thời, ông Đào Tấn cũng khéo lợi dụng ngôn ngữ của
Trương Phi để đả kích vào thuyết quyền biến của Hoàng Cao Khải và Tôn Thọ Tường và
gửi gắm tâm sự u uất của ông trước tình cảnh nguy khốn của nước nhà mà ông chưa tìm
thấy hướng giải quyết. Từ những lời hát trong vở chúng ta có thể thấy rõ tính trữ tình của
Trương Phi:
“Quạnh quẽ tình riêng dạ khó khuây
Chày sương rời rạc, trống canh chầy
Ngựa Hồ hí gió nghe dồn dập
Giọt lệ anh hùng gạt lại đầy
Nhớ ruỗng ca mưa lệ dầm dề
Tưởng Tào tặc sóng lòng cuồn cuộn.”
Đào Tấn đã cho nhân vật Trương Phi này càng giàu tình cảm, làm cho hình tượng
nhân vật sinh động hơn. Khi biểu hiện tâm trạng của Trương Phi, con người vốn nóng
nảy, lỗ mãng trong tác phẩm Trung Quốc bằng một bút pháp trữ tình, Đào Tấn đã làm
cho nhân vật ấy thành những sáng tạo độc đáo của riêng ông, làm cho nó có sinh mệnh
mới, mang tính thời đại Việt Nam. Nói chung, tính cách nhân vật Trương Phi trong vở
tuồng này đã được phát triển, tính lỗ mãng của anh chàng không còn là một cá tính chủ
yếu nữa. Nhân vật Trương Phi Việt Nam càng giàu tình cảm so với Trường Phi Trung
Quốc, lời nói của anh chàng càng có tính trữ tình.
Tạp Chí Hồn ViệtNhìn qua nội dung tuồng Việt Nam và hí khúc Trung Quốc
(honvietquochoc.com.vn)
Hay vở Hoàng Phi Hổ quá Giới bài quan lấy từ Phản ngũ quan của vở Phong
thần diễn nghĩa Trung Quốc. Nhân vật chính trong đó là Hoàng Phi Hổ, một tín đồ của
đạo quân thần. Quân vương của Hoàng Phi Hổ là Trụ Vương, một tên vua khét tiếng tàn
bạo và dâm dục. Nghe tin về cái chết của Giả thị, vợ của Hoàng Phi Hổ do Trụ Vương
gây nên, Hoàng Phi Hổ vạch trời mà thét lên: “Cái chí trung quân ắt khó thành”, và sau
những cuộc giằng xé tâm can, họ Hoàng đã đi đến một quyết định hết sức khó khăn cho
một tín đồ của đạo quân thần là Phản Trụ đầu Chu. Vở Hoàng Phi Hổ quá Giới bài quan
mặc dù mượn truyện Phong thần của Trung Quốc nhưng là để phản ánh một mảng hiện
thực trong cung cấm thời Thành Thái, diễn tả cái thối nát, cái xấu của nội bộ cung đình.
Tuy nhiên, sang thế kỷ XX, nghệ thuật cải lương và kịch nói vô cùng phát triển, thu hút
được nhiều khán giả, từ đó nghệ thuật tuồng cổ suy yếu, càng ngày càng ít.

Tạp Chí Hồn ViệtNhìn qua nội dung tuồng Việt Nam và hí khúc Trung Quốc
(honvietquochoc.com.vn)

Như vậy chúng ta thấy rõ rằng những vở tuồng lấy đề tài từ câu chuyện, hí khúc
Trung Quốc không phải là sao chép nguyên đơn giản và tính cách của những nhân vật
trong đó cũng không bị tính cách nhân vật vốn có ràng buộc. Nói chung, tuồng là mượn
câu chuyện Trung Quốc để phản ánh hiện thực của Việt Nam. Qua sự nghiên cứu sơ bộ,
chúng ta được biết tuồng Việt Nam và hí khúc Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ, mối
quan hệ này bắt đầu từ sự ra đời của tuồng và thấu suốt quá trình phát triển của tuồng.
Cho nên, tuồng đã chịu ảnh hưởng của hí khúc Trung Quốc và văn hóa Trung Hoa rất
nặng về các mặt: chức năng, đề tài, phương thức biểu diễn lời nói… Trong bài Nhìn qua
nội dung tuồng Việt Nam và Hí khúc Trung Quốc, Vương Gia có viết: “Nói chung, tuồng
Việt Nam và hí khúc Trung Quốc đều có chức năng “giáo hóa”, đều có tác dụng giáo
dục nhân dân.”
Bài viết Quan hệ giữa chèo và tuồng Việt Nam với hí khúc Tống Nguyên Trung
Quốc của tác giả Bành Thế Đoàn đã triển khai những vấn đề này qua các mục: Nghệ
thuật diễn xướng Tống, Nguyên thịnh hành ở Việt Nam; Mối quan hệ giữa sự hình thành
chèo, tuồng với hý kịch Tống Nguyên; Những vết tích của yếu tố hý kịch Tống Nguyên
trong chèo, tuồng Việt Nam (nghệ thuật diễn xướng, hình thức tự sự và kết cấu tam đoạn
thức, sân khấu và biểu diễn). Sau cùng tác giả đi đến kết luận như sau:
“Thông qua nghiên cứu so sánh, chúng ta có thể rút ra được kết luận, sự
hình thành của chèo và tuồng Việt Nam có mối quan hệ vô cùng mật thiết với hý
kịch Tống Nguyên Trung Quốc. Vì Việt Nam có điều kiện riêng mà những dấu ấn
của hý kịch Tống Nguyên còn để lại trong hai loại hình này là rất rõ ràng, không
những ở trong hình thức, đề tài, tư tưởng, cũng còn ở trong hình thức biểu diễn,
phương pháp biểu diễn của nó.”
Viện nghiên cứu Hán nôm (hannom.org.vn)

Bên cạnh những dòng tin tức vắn tắt điểm sự kiện có một số bài viết đã bước đầu
đề cập đến lịch sử và đặc điểm của tuồng Việt Nam. Về thể loại này có bài Ghi chép về
Hý kịch Việt Nam của tác giả Bôn ( 奔) trong tạp chí Trung Quốc hý kịch đã chú trọng
giới thiệu về tuồng ở một số điểm như lịch sử hình thành và phát triển, sự phân bố, đặc
điểm của tuồng Việt Nam nhân chuyến lưu diễn giao lưu tại Việt Nam từ ngày 11 đến
ngày 22 tháng 12 năm 2000 sau khi tìm hiểu về 6 loại hình kịch ở Việt Nam. Điểm đáng
chú ý là bài viết đề cập đến hoạt động của các đoàn nghệ thuật hí kịch Hoa kiều tại miền
Nam, cũng như nguyện vọng của họ trong việc có được sự hỗ trợ về đạo diễn cũng như
kịch bản từ các đoàn hý kịch Trung Quốc - quê nhà của họ.
5.2 Hát Bội:
Xét về mốc thời gian thì ta có thể thấy rằng nếu Kinh kịch mới ra đời từ triều đại
nhà Thanh (kéo dài từ thế kỷ VII đến thế kỉ XX) thì Hát bội không thể nào bị ảnh hưởng
từ Kinh kịch được. Tuy nhiên, nói như vậy thì còn phiến diện và chưa thực thích đáng.
Đầu tiên, ta phải thừa nhận rằng, Hát bội có bị ảnh hưởng bởi những tiền thân của Kinh
kịch, cụ thể nhất là Hí kịch. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nêu được những ví dụ khi
Kinh kịch hoặc nhạc kịch Trung Quốc nói chung ảnh hưởng trực tiếp vào Hát bội cận đại.

Hát bội và Kinh kịch: Những điểm giống và khác nhau – Trường Ca Kịch Viện
(truongcakichvien.com)
 
Dù được cho là có nguồn gốc từ kinh kịch Trung Quốc vì có một dữ kiện lịch sử
trong cuộc chống ngoại xâm liên quan đến hát bội, đó là vào đời vua Trần Nhân Tông
(1279 – 1293), trong lần thứ 2 chống quân Nguyên đã bắt được Lý Nguyên Cát. Ông vốn
là diễn viên hí kịch nên được vua tha chết và bắt ông truyền dạy lại nghề hát hí kịch. Lý
Nguyên Cát dạy vở đầu tiên cho các đệ tử là vở Tây Vương mẫu hiến bàn đào. Sau này
có một giai thoại về vợ của Dương Khương, cả 2 vợ chồng đều là diễn viên hát bội nổi
tiếng. Vợ Dương Khương đã vào vai Vương Mẫu trong vở Vương Mẫu hiến bàn đào làm
xôn xao khắp nơi bởi tài năng của mình. Nhưng sau này vì muốn phát triển riêng thành
một môn nghệ thuật của Việt Nam nên đã biến đổi nó rất nhiều. Cho đến bây giờ thì giữa
hát bội và kinh kịch đã khác xa nhau rất nhiều. Đặc biệt nhất là khác về âm nhạc và nó
hoàn toàn được xem là hai phong cách nghệ thuật riêng biệt của hai nước.

Hát bội và những điều cơ bản thú vị về nghệ thuật hát bội (adammuzic.vn)

Vào năm Bính Tuất 1826, niên hiệu Minh Mạng XV, triều đình nhà Nguyễn còn
mời một kép hát người Hoa là Càn Cương Hầu/Cang Cung Hầu tới kinh đô dạy điệu hát
khách. Điệu này được đưa vào tuồng vốn sẵn điệu hát nam và điệu niêu nồi, làm phong
phú thêm phần âm nhạc của nghệ thuật hát bội. Hay là theo giáo sư Huỳnh Ngọc Tráng:
“Lúc sau này, nhất ở miền Nam, Hát bội ta trang vận giống như Hát Quảng Đông (tàu),
nhất là mấy đoàn hát ở Sài Gòn có dịp mua lại những xiêm áo của các đoàn hát Quảng
Đông qua Việt Nam hát”. Vậy ta có thể thấy rằng, Hát bội có một phần nào đó bị ảnh
hưởng từ những bộ môn tiền thân của Kinh kịch và có thể là trực tiếp từ Kinh kịch trong
quá trình phát triển. Tuy nhiên, qua thời gian, nước ta cũng đã có những sáng tạo rất riêng
của mình giúp hoàn toàn phân biệt Hát bội và Kinh kịch là hai bộ môn khác nhau.
Hát bội và Kinh kịch: Những điểm giống và khác nhau – Trường Ca Kịch Viện
(truongcakichvien.com)

Không chỉ có học giả Trung Quốc, mà học giả Việt Nam trong lịch sử từ những
đặc điểm bề ngoài khá tương đồng của tuồng và hí kịch cũng nhiều lần khẳng định tuồng
là một “bản sao” của hý kịch Trung Hoa. Có thể kể đến một số quan điểm như sau: Thân
Văn Nguyễn Văn Quý trong Khảo cứu văn chương nghệ thuật hát Bội cho rằng: “Dù ta
chịu ảnh hưởng Tàu, nhưng có thể nói ta Việt Nam hóa Bình kịch và Triều kịch làm
thành Việt Nam kịch tức Hát bội”; Nguyễn Văn Xuân trong Tân văn nguyệt san, nghiên
cứu và phê bình văn học (số 4 tháng 8, 1968, Sài Gòn): “Hát Bội là một sản phẩm miền
Nam tập theo lối hát Tiều (Triều Châu) trong lối hát truyền thống thời nhà Minh”; Lê
Văn Chiêu trong Nghệ thuật sân khấu hát Bội (NXB Trẻ, TP.HCM): “Nguồn gốc là
Nguyên tạp kịch (Nguyên khúc) của nhà Nguyên (Mông Cổ) truyền sang miền Bắc nước
ta được pha trộn, chế biến, dung hòa với “cái có sẵn” cốt lõi thành ra Hát Bội Việt
Nam....”.
Viện nghiên cứu Hán nôm (hannom.org.vn)

So sánh hát bội (Việt Nam) và kinh kịch (Trung Quốc):


a. Nội dung của Hát bội và Kinh kịch có khá nhiều điểm tương đồng. Do đều chịu
ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, các kịch bản của cả Hát bội và Kinh kịch đều thể hiện
rõ những giá trị đạo lý truyền thống như Tam cương (quân, sư, phụ) và Ngũ thường
(nhân, nghĩa, lễ, trí, tín); kẻ làm ác cuối cùng sẽ phải đền tội (gieo gió, gặt bão), người
hiền lành được hưởng phúc (ở hiền gặp lành). Kịch bản của hai thể loại này đều phản ánh
cuộc sống của xã hội hai nước thời xưa và chính vì văn hóa hai nước đương nhiên có
những nét riêng mà vì thế kịch bản của hai thể loại này cũng phản ánh nét đặc trưng văn
hóa riêng của từng nước.
Ví dụ: Vở Sơn Hậu được các nhà nghiên cứu phỏng đoán và được dựa trên lịch sử
thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. 
b. Về thể loại, thì cả Kinh kịch và Hát bội đều có nhiều nhóm kịch bản khác nhau.
Trong Kinh Kịch thì chúng ta có văn hí (tuồng dân sự), vũ hí (tuồng chiến tranh), đại hí
(tuồng anh hùng), và tiểu hí (tuồng hài hước). Còn Hát bội thì lại được chia ra thành
tuồng pho (tuồng lấy cốt từ truyện Trung Quốc), tuồng thầy (tuồng được do các bậc thầy
như Đào Tấn viết ra) và tuồng đồ (tuồng hài).
Hát bội và Kinh kịch: Những điểm giống và khác nhau – Trường Ca Kịch Viện
(truongcakichvien.com)
c. Trong Kinh kịch, bốn hệ thống nhân vật chính là “Sinh” – nhân vật nam, “Đán”
– nhân vật nữ, “Tịnh” (hay còn gọi là “Hoa kiểm”) – nhân vật nam thường đóng các vai
hào kiệt hoặc thư sinh và được vẽ mặt với rất nhiều màu sắc, “Sửu” – nhân vật hài, xấu
xí. Còn trong Hát bội thì hệ thống nhân vật lại được chia thành  kép – nhân vật nam, đào
– nhân vật nữ, lão – nhân vật cao tuổi, tướng, nịnh, tiên, yêu quỷ. Vậy chúng ta có thể
thấy rằng cách chia hệ thống nhân vật của Kinh Kịch và Hát Bội là khác nhau. Tuy nhiên
nếu chúng ta xét về từng tuyến nhân vật nhỏ hơn thì ta có thể thấy được khá nhiều các vai
diễn tương đồng. 
Ví dụ: “Tiểu sinh” và “kép con” đều là chỉ các nhân vật nam nhỏ tuổi, hay Kinh
kịch có những nhân vật như “võ đán” hoặc “đao mã đán” và Hát Bội có “đào võ” là
những nhân vật nữ giỏi võ nghệ, hay cả hai đều có nhân vật hề để mang lại sự hài hước
cho vở diễn. Những sự tương đồng này có thể xuất phát từ việc hệ thống quân chủ phong
kiến cũng như văn hóa của Trung Quốc và Việt Nam xưa có sự giống nhau dẫn tới việc
kịch bản của Kinh Kịch và Hát bội có những tính chất giống nhau (như đã nói ở trên) và
đương nhiên vì thế dẫn tới việc hai bên sẽ có một số nhân vật giống nhau.
d. Nói về những điểm tương đồng thì hình thức biểu diễn của cả Kinh kịch và Hát
bội đều có quy ước biểu tượng và phong cách nghệ thuật cao. Cả hai bộ môn nghệ thuật
này đều có mang tính ước lệ và tượng trưng. Hình thức biểu diễn của cả hai bên đều là sự
kết hợp của các yếu tố khác nhau là nói, hát, điệu bộ, và múa võ. Các diễn viên Kinh kịch
và Hát bội đều phải tuân theo những niêm luật rất cụ thể trong diễn xuất, họ còn phải chú
trọng cả về động tác của thân thể cũng như biểu cảm gương mặt để thể hiện hỷ (vui), nộ
(tức giận), ái (yêu), ố (xấu hổ, nhục nhã), ai (buồn, đau khổ), dục (mong muốn, ham
muốn) sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng và tính cách nhân vật.
e. Xét về giọng hát, nếu chúng ta đặt hai màn biểu diễn Kinh kịch và Hát bội bên
cạnh nhau thì có thể rõ ràng nhận thấy ngay là trong Kinh kịch các diễn viên thường hát
giọng rất cao trong khi trong Hát bội thì các diễn viên thường hát đúng với giọng thật của
mình. Hơn thế nữa, như đã nói ở trên, giọng hát Nam được dùng trong Hát bội là hoàn
toàn xuất phát từ các thể thơ của Việt Nam chứ không hề mượn của Trung Quốc. Giống
như giọng hát, giọng nói của Kinh kịch cũng cao hơn so với Hát bội, tuy nhiên cả hai bộ
môn nghệ thuật đều có nhấn nhá, ngữ điệu trong câu chữ của mình. Tiếp đến về điệu bộ,
do cách múa tuồng đều dựa vào tư thế võ thuật truyền thống của từng nước, thế nên sẽ có
những đặc sắc khác nhau.
f. Khi đặt mặt nạ Kinh kịch và mặt nạ Hát bội cạnh nhau, ta có thể thấy cả sự
tương đồng và sự riêng biệt của hai bộ môn này. Điểm tương đồng có thể thấy dễ nhất là
của Kinh kịch và Hát bội đều sử dụng màu sắc để định trước tính cách của nhân vật. Màu
đỏ thể hiện cho người trung trực, phe thiện còn màu lợt trắng lại thể hiện cho kẻ nham
hiểm, ti tiện. Ngoài ra, râu của Kinh kịch và Hát bội cũng rất giống nhau từ loại cho đến
màu. Tuy nhiên, bố cục của mặt nạ của Hát bội và Kinh kịch thì lại vô cùng tách biệt.
Theo NSƯT Trần Hưng Quang: “Về hóa trang vẽ mặt của Kinh kịch thì vẽ theo mảng,
khối, còn vẽ mặt của tuồng miền Trung thì vẽ theo đường gần, đường chỉ trên mặt thật
mà cách điệu thành các loại nhân vật trung, nịnh, lão văn, lão võ, kép đen, kép đỏ, kép
trắng, kép rằn, hay đào chiến, đào trào…”. 
5.3 Hồ Quảng (Cải Lương Hồ Quảng):
Trong cải lương tuồng cổ, ta thường bắt gặp những giai điệu được gọi chung là
điệu Hồ Quảng. Có một giả thuyết (được cho là của nghệ sĩ Phượng Mai) nêu rằng: “Hồ
Quảng” thực ra là cách nói trại của “hò Quảng”, tức điệu hò theo lối Quảng Đông. Sở dĩ
có cách gọi này là vì những điệu Hồ Quảng chịu ảnh hưởng lớn từ tuồng kịch truyền
thống của miền Quảng Đông.

Ngoài ra tôi không tìm được bài viết trên vì liên kết chỉ dẫn đến trang chứ không dẫn đến
bài
Thực tế khi tra cứu tài liệu, ta sẽ thấy Hồ Quảng vốn là một địa danh của Trung
Hoa. Vào thời nhà Nguyên, tên gọi này dùng để chỉ vùng đất rộng lớn bao gồm Hồ Nam,
Hồ Bắc, Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và gần hết tỉnh Quý Châu. Vào nhà Minh và
nhà Thanh thì Hồ Quảng chỉ còn bao gồm Bắc và Hồ Nam mà thôi. Tuy nhiên hẳn tên
này vẫn còn được phổ biến trong dân chúng để nói về vùng đất rộng lớn xưa kia. Đáng
chú ý rằng vùng này bao quanh mạn Đông Bắc của Việt Nam. Kết hợp với việc các điệu
cải lương tuồng cổ có ảnh hưởng từ nghệ thuật sân khấu Trung Hoa, ta có thể thấy Hồ
Quảng trong tên vùng đất này và tên những giai điệu kia là một. Tuy nhiên, cần phải ghi
nhận rằng, là khi các truyện, tích của Trung Quốc được các văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ Việt
Nam thuật lại hay diễn lại, nó mang tính chất nghệ thuật rất độc đáo của Việt Nam, mà
truyện, tích khi ấy chỉ là cái cơ hội để người nghệ sĩ Việt Nam diễn tả cái hay, cái đẹp,
cái tuyệt diệu của ngôn ngữ, ý tưởng, tâm tình Việt Nam.
Những năm đầu thập niên 60, phim Đài Loan du nhập thị trường Việt Nam, khởi
đầu là phim Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, một thiên tình sử đẫm nước mắt đã gây nên
một cơn địa chấn khi không ai là không biết tới. Từ đây, các đoàn hát cải lương Hồ
Quảng thu hút khán giả đến nghẹt rạp, các hãng dĩa cũng thu thanh và phát hành dĩa hát
Hồ Quảng, đài truyền hình Sài Gòn cũng có những Ban hát Hồ Quảng như Ban Khánh
Hồng, Ban Minh Tơ, Ban Huỳnh Long, Ban Vân Kiều, tất cả tạo thành một phong trào
hát cải lương Hồ Quảng ngày một phát triển và được khán giả vô cùng ưa thích.
Vở cải lương Kiếm hiệp thời hoàng kim - Anh Hùng Xạ Điêu ở Việt Nam mượn từ
nguyên tác truyện cùng tên của Kim Dung được thể hiện bởi nhiều nghệ sĩ khác nhau do
các đạo diễn khác nhau. Tuy nhiên, ở thời kỳ trước năm 1975 thì các tác phẩm cải lương
vẫn giữ nguyên bản gốc và chưa có sự chỉnh sửa thêm thắt. Nhưng không vì thế mà các
nghệ sĩ cải lương diễn không đạt, các tác phẩm ấy vẫn mang một vẻ huy hoàng của nghệ
thuật cải lương.
Tại Hội quán Nghĩa An (Quận 5) tối 27/02/2019, Trung tâm Văn hóa Quận 5 phối
hợp Hội quán Nghĩa An tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Cải lương tuồng cổ
Việt Nam và Triều kịch Quảng Đông Trung Quốc. Tham gia biểu diễn giao lưu tại
chương trình là nhóm Cải lương Đồng Ấu Bạch Long và nhóm Cải lương Tuồng cổ
Thanh Sơn với các trích đoạn đặc trưng của nghệ thuật Cải lương tuồng cổ: Triệu Tử
Long đoạt ấu chúa, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Quan Công hiển thánh… Bên cạnh đó là các
nghệ sĩ của Đoàn 2 Viện Triều kịch Quảng Đông - Trung Quốc (thành lập năm 1958, đã
lưu diễn tại nhiều nơi trên thế giới như: Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Macau…) với
các trích đoạn: Ái Ca (trích Xuân Hương truyện), Chiêu thân (trích Mộc Quế Anh) và
tuồng Tần Anh treo ấn soái. Năm 1996, Đoàn lần đầu đến giao lưu biểu diễn tại TPHCM
và trong 22 năm qua đã trở lại biểu diễn 6 lần, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy hợp tác giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc.
Tóm lại, Cải lương Hồ Quảng là một bộ môn nghệ thuật sân khấu Việt Nam có
một nguồn gốc khác phức tạp: cải lương, hát bội, sân khấu Bắc Kinh, sân khấu Quảng
Ðông, nhạc Việt Nam truyền thống, nhạc Ðài Loan, võ thuật Bắc Phái… Tuy nhiên, qua
cách trình diễn của các nghệ sĩ Việt Nam, tất cả các loại hình nghệ thuật này phối hợp
nhuần nhuyễn với nhau, tạo thành một sắc thái riêng. Khán giả thưởng thức một vở tuồng
diễn theo lối cải lương Hồ Quảng nhìn thấy rằng bản thân nó rất Việt Nam, không lẫn với
ca kịch Trung Hoa. 
Có thể nói, mối quan hệ của sân khấu Trung Quốc với sân khấu kịch hát truyền
thống Việt Nam trước TK XX, là mối quan hệ có từ lâu đời, giúp dân tộc Việt Nam sáng
tạo nên nền nghệ thuật sân khấu truyền thống giàu bản sắc. Sân khấu Việt Nam đã và
đang tiếp thu tinh hoa của một nền văn hóa cổ kính, phong phú, một nền sân khấu đặc sắc
chứa nhiều điều kỳ diệu của Trung Quốc bằng nhiều cách và nhiều phương diện... 

You might also like