You are on page 1of 1

Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM

Môn: Lịch sử Điện ảnh


GVBM: thầy Lương Đức Anh
Lớp: DV K6C
Sinh viên: Phan Nguyễn Tường Vy
Đề bài: Cảm nhận về diễn xuất của diễn viên nữ chính trong phim “Con chim vành khuyên”
(1962).
Năm 1962, bộ phim “Con chim vành khuyên” ra đời khiến khán giả cả nước rung động. Bối
cảnh trong phim là túp lều của một gia đình có hai cha con bên bờ sông. Người cha chèo đò chở
cán bộ cách mạng qua sông, cô con gái tên Nga thường thả diều hoặc nhảy dây làm tín hiệu an
toàn cho bộ đội vượt sông. Trong một lần bị địch phát hiện, trước khi chết giữa làn đạn kẻ thù,
Nga kịp thả con chim vành khuyên mình nuôi nấng bấy lâu về lại bầu trời.
Nhân vật bé Nga được NSƯT Tố Uyên thủ vai, lúc bây giờ bà chỉ mới 13 tuổi. Bộ phim này giúp
bà thành công từ khi còn rất trẻ bởi vì khả năng diễn xuất chân thực, tự nhiên của bà. Điều làm
tôi ấn tượng nhất về diễn xuất của diễn viên chính là ở đôi mắt. Ánh mắt ngây thơ, trong veo
của một đứa trẻ và nụ cười luôn thường trực trên môi giúp khắc họa nhân vật rất đáng yêu và
ngây thơ. Những cảm xúc của nhân vật được thể hiện qua ánh mắt trong rất nhiều phân cảnh.
Sự bất ngờ, sợ hãi khi ở trong miếu hoang, sự chết lặng khi máy bay địch đang bay trên đầu và
cả ánh mắt hối lỗi khi không thể hoàn thành chuyến đò đưa nữ cán bộ sang sông. Và ở những
phân cảnh cuối khi phát hiện ra địch đang bắt giữ cha mình, ánh mắt của nhân vật Nga chuyển
từ sợ hãi, hoảng loạn sang quyết tâm, kiên quyết trước kẻ thù, nhìn bọn giặc ngoại xâm với sự
căm thù, chờ đợi cơ hội cứu cha và báo cho cán bộ sự xuất hiện của kẻ thù.
Bên cạnh đó là khả năng sử dụng hình thể và điệu bộ nhân vật rất linh họa.Những phân cảnh
tập trung vào bàn tay, bàn chân nữ diễn viên vẫn tỏa ra được cái hồn của nhân vật. Những lúc
vui đùa, chạy nhảy rất linh hoạt và tự nhiên, giải phóng hình thể rất sống động. Trong đoạn bé
Nga hối lỗi và muốn đưa áo khô cho nữ chiến sĩ, diễn viên Tố Uyên đã thể hiện chân thật cái bối
rối, lo lắng của nhân vật qua hành động co ro ngồi gọn một góc rồi vội vã chạy đi lấy áo cho cán
bộ, còn cẩn thận ngoái nhìn xem chị vừa với áo nào, những chi tiết nhỏ thôi cũng cho thấy được
sự chân thật trong diễn xuất của người nghệ sĩ. Rồi những lúc giặc vây gia đình mình, cô lén lút
nhanh nhẹn chạy giữa rừng cây rồi bò lê dưới đất, từng cử chỉ hành động đều đồng nhất với
cảm xúc của nhân vật và xây dựng được tiết tấu cho đoạn phim. Ở phân đọan cuối khi chạy đi
báo cho cán bộ biết “đò giặc” cô phải diễn đoạn nhân vật chết dưới nòng súng của quân giặc.
Có lẽ có sự lấy cảm hứng từ sân khấu hoặc muốn tô đậm cái chết của nhân vật, nữ diễn viên đã
đi chậm lại và ngước mặt lên nhìn bầu trời, sau đó mới quay lại ngã úp xuống bờ sông. Cô còn
chủ động sáng tạo thêm tiếng gọi “cha” ở cuối phim để lột tả được nỗi đau của nhân vật, khi
phải ra đi nhưng vẫn nghĩ tới cha, lo lắng cho cha; cũng như một lời khẳng định là nhân vật đã
bảo vệ được những chiến sĩ cách mạng, đã tiếp bước con đường của cha.

You might also like