You are on page 1of 23

Giới thiệu phim

Mùi đu đủ xanh (tiếng Pháp: L'Odeur de la papaye verte; tiếng Anh: The Scent of

Green Papaya) là phim điện ảnh nói tiếng Việt năm 1993, được sản xuất tại Pháp

của đạo diễn nổi tiếng người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng, có sự tham gia của Trần

Nữ Yên Khê, Lư Mẫn San và Trương Thị Lộc

Bộ phim đã đoạt giải camera vàng tại Liên hoan phim Cannes 1993, một giải César

cho phim đầu tay hay nhất và được đề cử cho giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay

nhất tại lễ trao giải Oscar lần thứ 66, giúp nó trở thành bộ phim nói tiếng Việt đầu tiên

và duy nhất cho đến nay từng nhận được đề cử Oscar.

Mùi đu đủ xanh là bộ phim đầu tay của Trần Anh Hùng và có sự tham gia của vợ

anh, nữ diễn viên Trần Nữ Yên Khê. Phim cũng là sự hợp tác đầu tiên của vị đạo

diễn họ Trần với nhà soạn nhạc người Việt Tôn Thất Tiết, người sau này cũng viết

nhạc cho hai bộ phim khác của Trần Anh Hùng là Xích lô và Mùa hè chiều thẳng

đứng. Mặc dù đặt bối cảnh ở Việt Nam mà cụ thể là ở Sài Gòn thập niên 1950,

nhưng Mùi đu đủ xanh lại được quay trong phòng âm tầng tại Boulogne, Pháp.

Bộ phim nói về Mùi, một cô bé ôn hòa và luôn tò mò về thế giới xung quanh. Cô đi ở

cho một gia đình gốc Bắc buôn vải ở Sài Gòn khoảng những năm 1950. Trong gia

đình này, người vợ là trụ cột chính, gánh vác công việc, còn ông chồng chỉ biết chơi

bời và bà mẹ chồng. Ông bà chủ có ba con trai, một người trưởng thành, tên là

Trung. Hai con trai còn lại, một đang tuổi vị thành niên ít quan tâm tới Mùi. Đứa thứ

hai khoảng tuổi Mùi thường xuyên trêu chọc cô. Khi người chồng bỏ đi lần thứ tư và
cuối cùng, ông lấy đi toàn bộ số tiền có trong nhà. Ông trở về trong bệnh tật và qua

đời không lâu sau đó.

Mười năm sau, gia đình Mùi giúp việc rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Bà chủ muốn Mùi

trở thành người giúp việc cho bạn của con trai cả, dù từ lâu bà đã coi Mùi là một

trong những đứa con của mình. Thế rồi Mùi trở thành người giúp việc cho một nghệ

sĩ dương cầm tên Khuyến. Khuyến vốn đã đính ước, nhưng anh lại thích chơi dương

cầm hơn là dành thời gian cho vị hôn thê của mình. Một đêm, khi hôn thê của

Khuyến nói luôn mồm, tiếng piano của anh ngày càng trở nên dữ dội khi anh lờ cô ta

đi. Lúc đó cô ta bỏ đi và hé nhìn qua cửa sổ. Khi Mùi bước vào phòng, âm nhạc của

Khuyến lại trở nên hài hòa hơn bao giờ hết. Chính vì vậy sau đêm đó, anh đã đến

phòng của Mùi và bày tỏ tình cảm với cô. Khi hôn thê của Khuyến biết được việc

này, lễ đính ước lập tức bị hủy bỏ. Khuyến bắt đầu dạy Mùi cách đọc và viết cũng

như cách cư xử để trở thành một quý bà. Phim kết thúc với cảnh Mùi đang đọc thơ

cho chồng mình, đứa con chưa ra đời và người chủ nhà ban đầu.

Source: https://vi.wikipedia.org/wiki/Mùi_đu_đủ_xanh
PHÂN TÍCH PHIM

Trong Mùi đu đủ xanh, kỹ thuật máy quay giúp nhà làm phim miêu tả vẻ đẹp

của những chuyển động.

Hai cảnh dài đầu tác phẩm có tác dụng giới thiệu không gian con phố nhỏ và nhân

vật chính. Phương pháp long take trong các phân đoạn này làm nổi bật nghệ thuật

dàn cảnh (mis-en-scene), nhưng đồng thời đòi hỏi hành động của chủ thể phải khớp

với chuyển động máy.

Theo biên kịch Vũ Ánh Dương, thông qua việc miêu tả những sự việc dường như

đơn giản trong khoảng một phút, kỹ năng kiểm soát không gian trong phim của đạo

diễn được phát huy tối đa.

Ở Mùi đu đủ xanh, máy quay thường đặt bên ngoài, trước hiên nhà, sau đó chậm rãi

đi vào trong, hướng người xem đến những tiểu tiết được sắp đặt. Trần Anh Hùng

gộp các chủ thể vào khung hình, thay đổi nhiều cỡ cảnh để thể hiện chiều không

gian khác nhau. Nhờ vậy, tác phẩm mang tính vén mở, dẫn dắt người xem chậm rãi

đi vào thế giới quan của mỗi nhân vật.

Ví dụ, đạo diễn cho thấy sự đối nghịch của nhân vật Mùi - Lãm thông qua cách cả

hai đối đãi với những con vật. Mùi chăm chú quan sát đàn kiến nối đuôi nhau kiếm

ăn, biểu hiện sự tò mò, muốn khám phá. Ngược lại, trong một phân đoạn, máy quay

lia cận cảnh những con ve sầu bị đóng đinh trong phòng ngủ của Lãm. Ngoài cửa

sổ, cậu đổ sáp nến lên những con kiến đang kiếm ăn, giết chết chúng.

Những cú máy dài thường đi kèm với chuyển động nhân vật hoặc âm thanh. Tác

phẩm tập trung khai thác không gian, miêu tả cảnh sinh hoạt của các thành viên
trong gia đình, từ ông bà chủ đến người giúp việc. Điển hình trong đoạn Mùi đi mua

bánh, kỹ thuật quay giúp liên kết không gian trong và ngoài căn nhà, cho thấy nhiều

mặt của cuộc sống gia đình: giao thương buôn bán nhưng sống khép kín, tiềm tàng

bi kịch.

Ở con ngõ nhỏ, bài hát Nhớ một người (sáng tác: Mạnh Phát, Hoài Linh) vang lên,

hòa với giọng con trẻ nô đùa. Cú máy di chuyển theo nhân vật (tracking shot), làm

nên nhịp điệu sinh động của đời sống. Từ ngoài phố, nhà quay phim lia máy qua

tường rào, hướng điểm nhìn vào khoảng sân.

Nhờ những cảnh quay dài, không gian của hai ngôi nhà trong tác phẩm trở thành

biểu tượng của tình mẹ con và tình yêu đôi lứa. Trong gia đình Mùi giúp việc lúc nhỏ,

chuyển động camera là phương tiện giúp khán giả theo dõi sinh hoạt riêng của từng

thành viên. Ngược lại, ở nhà nhạc sĩ trẻ tên Khuyến, chuyển động máy mang tính

dẫn dắt, được kịch tính hóa bởi âm nhạc, làm nổi bật không gian của tình yêu.

Giới chuyên môn nhận xét Mùi đu đủ xanh tôn vinh vẻ đẹp của Sài Gòn xưa qua

màn ảnh. Tác phẩm mở màn bộ ba phim về Việt Nam (Vietnam Trilogy) của Trần

Anh Hùng, cùng Xích lô và Mùa hè chiều thẳng đứng. Khác với hai phim sau, tác

phẩm này được quay tại Pháp. Trong một bài phỏng vấn, đạo diễn nói những đòi hỏi

về thiết kế cảnh trí và di chuyển máy quay phải nắm bắt được "tâm hồn Việt Nam".

Tiến sĩ Lý luận Văn học Lê Thị Tuân, giảng viên khoa Văn học, Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, nói: "Cảnh quan trong phim được lãng

mạn hóa, là góc nhìn đầy hoài nhớ của đạo diễn".

Trên Chicago Sun-Times, nhà phê bình Roger Ebert nhận định tác phẩm có hình ảnh

đẹp, khi xem cảm giác "như được thưởng thức một bài thơ". "Bối cảnh thuyết phục
đến mức thoạt đầu tôi nghĩ rằng mình đang ở một góc nhỏ hẻo lánh trong thành

phố", Roger viết.

Source: https://vnexpress.net/giai-tri/phim/thu-vien-phim/mui-du-du-xanh-608
Trần Anh Hùng và hành trình 30 năm ở Cannes: Bắt đầu từ "Mùi đu đủ xanh"

Là một đạo diễn người Pháp gốc Việt, Trần Anh Hùng đã có một chặng hành trình

trọn vẹn để tri ân hai nền văn hóa đưa lại cho anh nhiều cảm hứng trong điện ảnh.

Mùi đu đủ xanh (1993) mang đậm hồn Việt, Niềm đam mê của Dodin Bouffant (2023)

khai thác vẻ đẹp ẩm thực Pháp.

Cả hai phim đều được đánh giá cao tại LHP Cannes và đưa về cho vị đạo diễn hai

giải thưởng quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp.

"Mùi đu đủ xanh": Phim nói tiếng Việt chinh phục thế giới

Tình yêu điện ảnh của đạo diễn Trần Anh Hùng bắt đầu từ tình yêu dành cho Việt

Nam. Tình yêu này được thể hiện trọn vẹn trong phim điện ảnh đầu tay của anh - bộ

phim Mùi đu đủ xanh.

Cho tới tận hôm nay, nhắc đến đạo diễn Trần Anh Hùng, người ta vẫn nhắc ngay tới

Mùi đu đủ xanh - tác phẩm điện ảnh quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp làm phim

của vị đạo diễn người Pháp gốc Việt.

Mùi đu đủ xanh từng giành giải Camera Vàng cho phim đầu tay xuất sắc tại LHP

Cannes. Ngoài ra, phim còn giành giải César cho Phim đầu tay xuất sắc (giải César

của điện ảnh Pháp vốn được so sánh với giải Oscar của Mỹ). Năm 1994, phim tiếp

tục được đề cử tại giải Oscar ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất.

Mùi đu đủ xanh là một phim điện ảnh mang đậm hồn Việt. Phim kể về cô bé Mùi đi ở

từ lúc còn nhỏ cho tới khi trở thành thiếu nữ và tìm được tình yêu đẹp của cuộc đời

mình. Bối cảnh phim là Sài Gòn thập niên 1950, tuy vậy, phim trường hoàn toàn

được dựng lên ở Paris (Pháp).


Hai nữ diễn viên vào vai Mùi đều là người Pháp gốc Á. Trong đó, nữ diễn viên Trần

Nữ Yên Khê, vào vai Mùi lúc lớn, là người Pháp gốc Việt. Cô cũng chính là vợ của

đạo diễn Trần Anh Hùng.

Trong Mùi đu đủ xanh, những nét đặc trưng trong tính cách con người Việt Nam

được khắc họa rõ nét. Được phản ánh rõ nhất chính là sự nhẫn nại và đức hy sinh

của những người phụ nữ.

Bên cạnh cảm nhận về thân phận và tính cách con người, đạo diễn còn dẫn dắt

người xem đến với những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên Việt Nam dù trường quay

được đặt ở Pháp. Qua những khuôn hình cận cảnh, vẻ đẹp của cuộc sống đời

thường ở Việt Nam được đặc tả sinh động, lãng mạn và nên thơ.

Khán giả xem phim sẽ yêu mến cô bé Mùi luôn ngạc nhiên trước những hiện tượng

dù nhỏ bé của thiên nhiên diễn ra quanh mình. Hình ảnh Mùi mắt tròn xoe nhìn

những giọt nhựa đu đủ trắng nhỏ xuống tán lá xanh, hay thích thú ngắm những hạt

nhỏ màu trắng trong trái đu đủ xanh là những cảnh phim giàu sức biểu cảm.

Mùi đu đủ xanh đã trở thành cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp điện ảnh của đạo

diễn Trần Anh Hùng, giúp anh nhận được những giải thưởng danh giá và sự ghi

nhận của giới điện ảnh phương Tây.

Từ trước khi thực hiện bộ phim điện ảnh đầu tay Mùi đu đủ xanh, Trần Anh Hùng đã

có nguồn cảm hứng đặc biệt đối với những thước phim làm về Việt Nam. Phim ngắn

Người thiếu phụ Nam Xương từng được anh thực hiện để làm bài tốt nghiệp ở

trường điện ảnh danh tiếng Louis Lumière (Pháp) hồi năm 1987.
Người thiếu phụ Nam Xương từng được đề cử ở hạng mục Cành Cọ Vàng dành cho

Phim ngắn tại LHP Cannes hồi năm 1989. Đây là hạng mục danh giá nhất đối với thể

loại phim ngắn ở LHP Cannes.

Sau đó, vị đạo diễn làm thêm phim ngắn Hòn vọng phu (1991), trước khi bắt tay vào

thực hiện phim điện ảnh Mùi đu đủ xanh (1993).

Thành công của Mùi đu đủ xanh đã tạo đà để Trần Anh Hùng thực hiện bộ phim tiếp

theo - Xích lô (1995) kể về cuộc sống của những người lao động nghèo ở TP.HCM.

Xích lô thắng giải Sư Tử Vàng ở LHP Venice. Lúc này, mới ở tuổi 33, Trần Anh Hùng

được xem là hiện tượng ở Venice bởi anh là một trong những nhà làm phim trẻ tuổi

nhất từng nhận được giải thưởng danh giá này.

Source:

https://dantri.com.vn/van-hoa/tran-anh-hung-va-hanh-trinh-30-nam-o-cannes-bat-dau

-tu-mui-du-du-xanh-20230529162228998.htm
REVIEW PHIM

Mùi Đu Đủ Xanh - Mùi, nét chấm phá mới hay vẫn là vòng lặp trong cuộc đời

người phụ nữ

Lấy bối cảnh về một Việt Nam những năm 1950, Mùi Đu Đủ Xanh kể về câu chuyện

xoay quanh cuộc đời của nhân vật Mùi – một cô bé chỉ mới 10 tuổi đã đi ở cho một

gia đình khá giả buôn vải gốc Bắc sinh sống tại Sài Gòn. Mùi từ nhỏ đã là một cô bé

ôn hòa, siêng năng, chịu thương chịu khó và luôn rất tò mò, thích thú với thế giới

xung quanh mình. Ở cái tuổi lên 10 đầy thơ ngây, khờ dại ấy, cô đã chứng kiến

những góc khuất của một gia đình tưởng chừng êm ấm, hạnh phúc nhưng sâu bên

trong là những mất mát, tổn thương, là nỗi đau hằn sâu nhiều năm, là sự thờ ơ, lạnh

nhạt nơi cô đang theo ở.

Thời gian thấm thoát trôi qua, đến năm Mùi lên 20 tuổi và đây cũng chính là cột mốc

đánh dấu bước chuyển trong cuộc đời cô. Mặc dù rất gắn bó với gia đình chủ cũ

nhưng về sau gia đình cô đang theo ở gặp phải khó khăn nên bà chủ quyết định để

Mùi qua giúp việc cho nhà Khuyến, đây cũng là người mà Mùi đã có những rung

cảm đầu đời lúc còn thơ bé. Khuyến là một chàng nghệ sĩ dương cầm tài hoa và

cũng rất hào hoa, một tình yêu trong sáng, thuần túy của một cô gái tuổi đôi mươi từ

đó đã được đơm hoa, kết trái. Tuy thế, điều làm “Mùi Đu Đủ Xanh” xứng đáng đại

diện cho Việt Nam để nhận đề cử tại Oscar năm 1993 không chỉ đơn thuần là nội

dung câu chuyện mà đó còn là những ẩn ý, những bài học trong nhiều tầng nghĩa, là

tình yêu mang tinh thần rất "Việt Nam" được lồng ghép khéo léo trong từng phân

cảnh, từng tuyến nhân vật dù nhỏ nhất.


Trong phim Mùi Đu Đủ Xanh, ngay từ khi còn nhỏ, Mùi của năm 10 tuổi đã được

khắc họa là một cô bé với những suy nghĩ sâu sắc và luôn biết lắng nghe, cảm thông

với mọi người xung quanh. Những tình yêu nhỏ bé vụn vặt của cô bé dành cho thế

giới tự nhiên quanh mình cũng cho thấy được sự tinh tế, tỉ mỉ, để ý từ những điều

nhỏ nhất trong con người cô. Chất thơ của phim thể hiện qua vẻ đẹp trong đôi mắt

hồn nhiên của Mùi. Đôi mắt ấy trong trẻo, nhìn sự vật với một cái nhìn tò mò và đầy

yêu thương. Giống như một người lần đầu tiên tồn tại trên đời, Mùi trân trọng những

điều nhỏ bé trong cuộc sống.

Cô say sưa nhìn đàn kiến tha mồi, lặng ngắm chú ếch sau nhà, tò mò chạm tay vào

những hạt đu đủ non. Những chi tiết ấy khắc họa nên tâm hồn của một cô Mùi đầy

non nớt, ngây thơ và trong trẻo. Mười năm sau khi Mùi đã chuyển đến làm thuê cho

nhà Khuyến, những phẩm chất tốt đẹp ấy vẫn luôn còn mãi bên trong người thiếu nữ

xinh đẹp này như một câu nói trong phim “Những cây anh đào chìm trong bóng râm.

Tỏa ra, thu lại, uốn lượn, cong queo theo nhịp nước. Nhưng điều lý thú nhất là dù đổi

thay thế nào, cây vẫn nguyên vẹn là cây anh đào” (Trần Anh Hùng, Mùi đu đủ xanh).

Cũng từ khi cuộc đời Mùi bước sang trang mới, ta như được nhìn thấy bi kịch của

người phụ nữ ở một góc nhìn khác, một khía cạnh sâu và rộng hơn. Sự xuất hiện

đồng thời của Mùi và bạn gái cũ của Khuyến như đại diện cho sự hiện hữu của hai

giá trị khác nhau. Mùi luôn xuất hiện trong nhà một cách lặng lẽ, cô chăm sóc cho

Khuyến cùng gia đình một cách thầm lặng. Trong khi sự hiện diện của bạn gái

Khuyến hầu như ở khắp mọi nơi, tự tin, không giấu diếm và luôn muốn thu hút mọi

sự chú ý từ Khuyến. Cuối cùng, Khuyến lại chọn Mùi, chọn cái thầm lặng của một
người phụ nữ Á Đông thuần túy, chọn sự lặng lẽ, chịu đựng mà phản bội lại vị hôn

thê của mình.

Từ đây, góc nhìn về thân phận của người phụ nữ dường như được mở rộng hơn, dù

cho họ có là người phụ nữ độc lập, sắc sảo và tiến bộ đến đâu, thân phận của

những người phụ nữ trong xã hội ấy vẫn luôn có điểm chung chính là phải phụ thuộc

thật nhiều vào người đàn ông để có được hạnh phúc của riêng mình.

Quay lại với nhân vật Mùi, một người con gái được đạo diễn Trần Anh Hùng khắc

họa thủy chung, sắt son một lòng khi suốt 10 năm trời, cô chỉ yêu một mình Khuyến,

bạn của cậu cả tên Trung. Hai lần Mùi diện đồ đẹp nhất, trở nên xinh đẹp nhất đều là

những lần gặp Khuyến, tình yêu của đời mình. Dù cho Mùi có khoác lên mình một bộ

áo khác, bôi thêm chút son môi thì cô vẫn là cô của 10 năm trước: Tâm hồn luôn

rung động với cỏ cây hoa lá, luôn sẵn lòng trắc ẩn, luôn tỉ mỉ và chăm chút từng thứ

bé nhỏ, vẫn lặng lẽ với tình yêu dành cho chàng trai mình từng rung động năm 10

tuổi. Sự thủy chung và son sắt ấy cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ

nữ Việt Nam dù trải qua bao nhiêu thế hệ: Từ hình ảnh của bà nội, của bà chủ nhà

cũ cho đến Mùi. Sự keo sơn chung thủy, sắt son một lòng chính là những giá trị cốt

lõi đã tạo nên thương hiệu của người phụ nữ Việt Nam. Họ luôn dồn tất cả tâm tư,

tình cảm, sức lực cho việc vun đắp hạnh phúc gia đình cũng như chăm lo cho những

người thân yêu bên cạnh.

Trong Mùi Đu Đủ Xanh, có lẽ tình yêu đẹp nhất, làm nhẹ lòng người nhất, khiến cho

người xem như được ru vào một bản tình ca ngọt ngào, nhè nhẹ và dịu êm chính là

tình yêu của Khuyến và Mùi dành cho nhau, đấy chính là nét chấm phá tốt đẹp nhất

trong toàn bộ mạch phim, một tình yêu dành tặng lại cho sự hy sinh thầm lặng của

Mùi nói riêng và cho thân phận những người phụ nữ nói chung.
Phân cảnh làm ta cảm thấy tâm đắc nhất trong phim có lẽ là cảnh Khuyến dạy Mùi

học viết, vượt qua những suy nghĩ thông thường về khoảng cách vai vế giữa người

chồng và người vợ trong gia đình, có thể thấy tình yêu mà Khuyến dành cho Mùi

không chỉ khiến cô ấy hạnh phúc như bao người phụ nữ khác, mà còn là một sự tân

tiến trong suy nghĩ khi anh đã trao cho cô một thứ quyền lực mang tên tri thức. Cả

phim, Mùi lúc nào cũng gù vai khép nép nhưng khi cô ngồi học, Khuyến đã chỉnh cho

cô ngồi thẳng, cái dáng cũng khiến phong thái của người phụ nữ khác đi. Tình yêu

của Khuyến có phần tiến bộ, thách thức lề lối xưa cũ, lỗi thời khi bất chấp sự khác

biệt về gia cảnh để yêu Mùi, trân trọng cô bằng cách dạy chữ cho cô, trao cho cô

phong thái tự tin của một người phụ nữ thông minh và hạnh phúc. Hành động đó

không đơn thuần là sự quan tâm, mà còn là cử chỉ của sự tôn trọng và bình đẳng

dành cho người phụ nữ.

Tuy thế, dù đã được tiếp xúc với chữ viết, được Khuyến yêu thương và trân trọng

hơn nhưng ai dám khẳng định: Cuộc đời của Mùi sẽ không rơi vào bi kịch giống như

bà nội, giống như bà chủ nhà trước ki? Tất cả họ đều bị những người đàn ông quay

lưng, chính Khuyến cũng là một chàng trai hào hoa, đa tình, đã từng bỏ rơi vị hôn

thê của mình để đến với Mùi? Có ai cam kết được cuộc đời của cô sẽ không quay

vòng theo số phận của bao người phụ nữ, trở về giống như bà chủ của cô? Việc

Khuyến yêu thương và trao cho Mùi sự tôn trọng chính là nét chấm phá mới cho

cuộc đời Mùi, song không một ai biết được nét chấm phá ấy sẽ mãi vẹn nguyên như

vậy hay chỉ đang bắt đầu cho vòng lặp trong cuộc đời người phụ nữ thời xưa tiếp

diễn.
Source:

https://moveek.com/bai-viet/phan-tich-than-phan-cua-nguoi-phu-nu-viet-nam-qua-phi

m-mui-du-du-xanh/29827
25 năm rồi, nhưng "Mùi Đu Đủ Xanh" vẫn là một ký ức ngào ngạt thơm mà

Trần Anh Hùng dành tặng Việt Nam

Cách đây 25 năm, lần đầu tiên trong lịch sử lễ trao giải Oscar xướng lên cái tên "Mùi

Đu Đủ Xanh" được đề cử cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Sau 25

năm, đây vẫn là câu chuyện đậm chất Việt Nam được tạo dựng một cách ấn tượng

nhất.

Mùi Đu Đủ Xanh (Tên tiếng Pháp: L'odeur De La Papaye Verte; tiếng Anh: The

Scent of Green Papaya) là phim truyện đầu tay của đạo diễn người Việt Trần Anh

Hùng. Dẫu toàn bộ kinh phí được người Pháp tài trợ, phim trường thực tế cũng

được dàn dựng tại Pháp, thế nhưng toàn bộ dàn diễn viên chính, ngôn ngữ phim và

cả bối cảnh của Mùi Đu Đủ Xanh đều mang đậm màu sắc Việt Nam.

Có một tình yêu thật Việt Nam vẫn luôn đẹp như một bài thơ

Để nói về nội dung phim, có thể tóm tắt trong vài câu như sau: Mùi (Lư Mẫn San vai

Mùi 10 tuổi và Trần Nữ Yên Khê vai Mùi khi trưởng thành) là một cô bé làm thuê

trong một gia đình buôn vải những năm 1950 ở Việt Nam. Khoảng 10 năm sau, Mùi

chuyển đến giúp việc cho nhà Khuyến (Vương Hoa Hội), một nghệ sĩ dương cầm và

cũng chính là người mà cô bé có những cảm xúc rung động đầu tiên nhất khi còn đi

ở cho gia đình bà chủ. Một chặng hành trình trôi qua, Mùi tìm được tình yêu của đời

mình và trở thành vợ của Khuyến.


Ấy thế, điều làm Mùi Đu Đủ Xanh xứng đáng đại diện cho Việt Nam nhận đề cử tại

Oscar năm 1993 không chỉ đơn thuần là nội dung câu chuyện. Đó là những ẩn ý,

những bài học trong nhiều tầng nghĩa, là tình yêu mang tinh thần rất "Việt Nam",

được lồng khéo léo trong từng phân cảnh, từng tuyến nhân vật dù nhỏ nhất.
Đó là Tín (Gerard Neth), tinh nghịch và luôn thích bắt nạt Mùi, thích gây chuyện để

được người khác chú ý nhưng thực chất lại là đứa trẻ cô độc và không có những

câu chuyện tuổi thơ. Hay Trung (Keo Souvannavong), được giới thiệu từ đầu phim

nhưng lại được khắc họa như một tuyến nhân vật hết sức mờ nhạt, thường thờ ơ

với mọi thứ diễn ra quanh mình. Những nhân vật phụ, từng chút từng chút, cũng làm

nên một xã hội Việt Nam thu nhỏ, một xã hội xưa để nhớ, để thương, để tưởng niệm

về lớp kí ức thật ngây ngô và trong veo của những người con xa xứ như chính đạo

diễn Trần Anh Hùng.


Xuyên suốt Mùi Đu Đủ Xanh, người xem sẽ cảm nhận được tình yêu nhiều cung bậc

hiện diện ở khắp mọi nơi, đầy quan tâm, thấu hiểu và thật kín đáo, vừa phải như

chính tính cách con người Việt. Đó là tình yêu trọn vẹn nhưng khắc khoải của bà nội

dành cho ông nội Mùi đã mất nhiều năm, hay tình yêu của ông già thường trò

chuyện với Mùi dành cho bà nội cô, chỉ cần biết bà vẫn luôn mạnh khỏe là đã đủ rồi.

Đó cũng có thể là một tình yêu rất đàn bà, âm thầm chịu đựng và sẵn sàng tha thứ

mọi lỗi lầm, từ bà chủ của Mùi dành cho ông chồng của bà.
Mà có lẽ tình yêu sâu sắc nhất, khiến cho người xem như được ru vào một bản tình

ca ngọt ngào, nhè nhẹ và dịu êm như chính hương đu đủ xanh, chính là tình yêu của

Khuyến và Mùi dành cho nhau. Mùi từ đầu đến cuối, dẫu là năm 10 tuổi hay năm 20

tuổi, vẫn luôn thủy chung, giàu lòng trắc ẩn, âm thầm vun vén mọi thứ cho chàng trai

mình thầm mang lòng yêu.

Còn Khuyến, vượt qua những suy nghĩ thông thường về khoảng cách vai vế giữa

người chồng và người vợ trong gia đình, sẵn sàng dạy Mùi học viết. Hành động đó

không đơn thuần là sự quan tâm, mà còn là cử chỉ của sự tôn trọng và bình đẳng

dành cho người phụ nữ mà mình yêu.

Câu chuyện chân thật từ kí ức tuổi thơ của chính đạo diễn
Có lẽ trong kí ức của Trần Anh Hùng, từng con người Việt Nam đều mộc mạc và đẹp

như vậy. Toàn bộ các nhân vật trong phim đều đi đứng, nói năng từ tốn, khoan thai,

lịch sự, cốt cách thanh cao. Điều đó không chỉ thể hiện qua lời thoại (vốn xuất hiện

rất ít trong phim), mà còn ở màu sắc trong trẻo của phim, những cú máy dài và lớp

lang những âm thanh cuộc sống.

Bộ phim như một chuyến du hành trở về những tháng ngày thơ ấu của chính đạo

diễn, người con xa quê hương từ năm 12 tuổi để theo học tại Pháp. Nhà sản xuất và

đạo diễn Trần Anh Hùng đã xin phép được đại diện cho Việt Nam tham gia Oscar

năm 1993 và được lọt vào top 5 đề cử của giải thưởng danh giá thế giới vào năm đó.
Ngày 8/6/1993, phim chính thức được phát hành tại Pháp và nhiều nước khác ở

Châu Âu. Bộ phim đã nhận được vô số lời khen ngợi của các nhà phê bình lẫn khán

giả, đặc biệt là về cách khắc họa một góc nhỏ Việt Nam đẹp bình dị và con người

Việt Nam nhỏ nhẹ, từ tốn, sắt son.


Đóng vai Mùi năm 20 tuổi là nữ diễn viên Trần Nữ Yên Khê. Năm 1987, trong quá

trình chọn diễn viên cho bộ phim ngắn tốt nghiệp của mình, đạo diễn Trần Anh Hùng

phát hiện ra Yên Khê, một cô gái có gương mặt như những phụ nữ Việt Nam thời

xưa. Sau một phim ngắn nữa là Hòn Vọng Phu, Yên Khê chính thức trở thành vợ

của Trần Anh Hùng và kể từ đó, Yên Khê cũng là nàng thơ luôn xuất hiện trong các

bộ phim của đạo diễn.


Mạch phim chậm rãi, tiết tấu phim như một bài thơ truyền thống sẽ khiến khán giả

tìm kiếm những "plot twist" (tình tiết gay cấn của một bộ phim) sẽ phải thất vọng.

Ngược lại, bộ phim là một tập hợp tuyệt vời của các cung bậc cảm xúc, cuốn hút

người xem theo cách đầy bay bổng đầy chiêm nghiệm, đặc biệt là ngào ngạt một

hương thơm về con người Việt Nam.

Nhẹ nhàng mà ý nghĩa, chậm rãi nhưng luôn chỉn chu, từng thước phim chinh phục

người xem theo cách tự nhiên nhất mà khán giả không bao giờ ngờ đến. 25 năm sau

hay mãi sau này nữa, Mùi Đu Đủ Xanh vẫn là bộ phim mà ai ai cũng nên một lần

thưởng thức.
Source:

https://kenh14.vn/25-nam-roi-nhung-mui-du-du-xanh-van-la-mot-ky-uc-ngao-ngat-tho

m-ma-tran-anh-hung-danh-tang-viet-nam-20180422225617752.chn

You might also like