You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----- -----

Khoa Ngữ Văn

BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KÌ

Môn: Lịch sử nghê thuật Việt Nam

Chủ đề: Điện ảnh - Tác phẩm “Mắt biếc”

GV hướng dẫn : ThS. Lương Ngọc Khánh Phương

Nhóm thực hiện:

Lê Trần Ngọc Minh Anh - 4501607002


Nguyễn Thị Liên Hoa - 46.01.607.024
Nguyễn Phương Khanh - 46.01.607.037
Phạm Huỳnh Việt Khanh - 46.01.607.038
Trịnh Thanh Liêm - 46.01.607.044
Ngô Bình Phước - 46.01.608.141
Châu Pha Ry - 46.01.607.089
Trần Quốc Toàn - 46.01.607.110

Thành phố Hồ Chí Minh 2022


NHÓM 4:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ


1 Lê Trần Ngọc Minh Anh 4501607002 Khái quát về điện ảnh + Tổng
hợp chỉnh sửa word + ppt
2 Nguyễn Thị Liên Hoa 46.01.607.024 Tóm tắt nội dung phim
3 Nguyễn Phương Khanh 46.01.607.037 Tóm tắt nội dung phim
4 Phạm Huỳnh Việt Khanh 46.01.607.038 Đánh giá chuyên môn
5 Trịnh Thanh Liêm 46.01.607.044 Ý nghĩa – Thông điệp của bộ
phim
6 Ngô Bình Phước 46.01.608.141 Khái quát phim ( tác giả, tác
phẩm, bối cảnh ra đời,.. )
7 Châu Pha Ry 46.01.607.089 Giải thưởng thành tựu + thuyết
trình
8 Trần Quốc Toàn 46.01.607.110 Đánh giá chuyên môn
1. Khái quát về điện ảnh Việt Nam

Điện ảnh Việt Nam ( tức phim lẻ Việt Nam ) là tên gọi ngành công nghiệp sản
xuất phim của Việt Nam từ năm 1923 đến nay. Điện ảnh bắt đầu được du nhập
vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890 nhưng mãi đến 11/9/1923 với tham vọng
thiết lập độc quyền khai thác mạng lưới chiếu bóng nên người Pháp thành lập
hãng Phim và Chiếu bóng Đông Dương ( Indochine Films et Cinéma, IFEC ) và
xuất hiện bộ phim truyện đầu tiên của Việt Nam mang tên “Kim Vân Kiều” do
người Pháp và người Việt cùng thực hiện. Từ nhiều sự kiện diễn ra, sau này
một số người Việt dần quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh mới này. Người đầu
tiên trong số họ là nhà tư sản Vạn Xuân, vào năm 1936 ông đã bỏ tiền để xây
dựng rạp chiếu bóng Olimpia – nay là nhà hát Hồng Hà, Hà Nội.

Ở thời kì Chiến tranh Việt Nam, ở miền Bắc với những diễn viên như Trà
Giang, Thế Anh,… đạo diễn Hải Ninh, Nguyễn Hồng Sến đã thực hiện những
bộ phim như “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Nổi gió”, “Em bé Hà Nội”,… ghi
dấu ấn cho nền điện ảnh cách mạng. Còn ở miền Nam với diễn viên Thẩm Thúy
Hằng, Kiều Chinh,… cùng các đạo diễn như Lê Hoàng Hoa, Lê Dân, Lê Mộng
Hoàng đã thực hiện những bộ phim “Chân trời tím”, “Loan mắt nhung”,
“Người tình không chân dung”,… đạt được doanh thu cao và giành những giải
thưởng trong các liên hoan phim Châu Á. Sau năm 1975, các đạo diễn Lê
Hoàng Hoa, Nguyễn Hồng Sến tiếp tục thực hiện những bộ phim như “Ván bài
lật ngửa”, “Cánh đồng hoang”,… thu hút được nhiều khan giả và giành được
giải thưởng trong những liên hoan phim quốc tế.

Một số bộ phim Việt Nam còn được khán giả nước ngoài biết đến như “Con
chim vành khuyên” rất nổi tiếng tại nước Nga và được một nhà phê bình điện
ảnh xứ Bạch Dương phát hiện ra đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt
Nam làm theo phòng cách thơ. Và không thể không nhắc đến bộ phim “Vĩ
tuyến 17 ngày và đêm” rất nổi tiếng ở Liên Xô cũ và từng giành giải thưởng tại
Liên hoan phim Moscow, phim cũng được chiếu nhiều lần tại nước Nhật và một
số quốc gia Ả Rập hay “Cánh đồng hoang” giành được nhiều giải quan trọng
trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 năm 1980 và Huy chương vàng tại
Liên hoan phim Quốc tế Moskva, 1981. Chưa dừng lại ở đó, phim còn giành
được giải Hội đồng hòa bình Thế giới Liên hoan phim Quốc tế Moskva năm
1973. Bộ phim “Mùi đu đủ xanh” của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh
Hùng cũng được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất năm 1994.

2. Khái quát bộ phim

Victor Vũ tên thật là Vũ Quốc Việt là một đạo diễn phim, nhà biên kịch phim,
nhà sản xuất phim và dựng phim người Mỹ gốc Việt. Mắt biếc (tên tiếng Anh là
Dreamy eyes) là phim điện ảnh chính kịch lãng mạn được sản xuất năm 2019
do Victor Vũ đạo diễn, kiêm đảm nhận kịch bản cùng với nhóm biên kịch A
Type Machine. Đây là phiên bản chuyển thể điện ảnh từ tiểu thuyết cùng tên
của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được phát hành năm 1990, đồng thời cũng là
phim điện ảnh thứ hai của Victor Vũ chuyển thể dựa trên tác phẩm của nhà văn
sau thành công của “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”(2015).

Tác phẩm do hai hãng Galaxy Media & Entertainment và November Films hợp
tác sản xuất, với sự tham gia của dàn diễn viên chính gồm Trần Nghĩa trong vai
Ngạn, Trúc Anh vai Hà Lan, Trần Phong vai Dũng, Khánh Vân vai Trà Long và
Thảo Tâm trong vai Hồng. Ngoài ra còn có 1000 vai quần chúng đã tham gia
trong quá trình quay. Các cảnh phim chủ yếu được thực hiện ở Thăng Bình,
Quảng Nam là bối cảnh quê hương nhân vật và Huế, Thừa Thiên Huế là bối
cảnh thành phố. Để tái hiện được không gian và thời gian của thập niên 1960 –
1970 khi câu chuyện diễn ra, nhà sản xuất đã đầu tư cho các bối cảnh chính như
trường học nữ sinh, làng Đo Đo, hội chợ dân gian, rừng sim, đường phố, nhà ga
xe lửa. Nhiều con phố như Bạch Đằng, Kim Long, Huỳnh Thúc Kháng cũng
như các đạo cụ, thiết kế và trang phục đều được phục dựng sao cho giống với
nguyên tác nhất.

Theo dòng thời gian thì đội ngũ sản xuất đã mua bản quyền nguyên tác năm 201
sau đó phát triển kịch bản và bắt đầu tuyển chọn diễn viên vào tháng 11 năm
2018. Sau khi chọn được diễn viên thì quay phim liên tục trong 44 ngày, từ 18
tháng 3 đến 27 tháng 5 năm 2019. Qua nhiều khó khăn và những lần thẩm định
phim thì bộ phim “Mắt biếc” đã được khởi chiếu tại rạp vào ngày 20 tháng 12
năm 2019.

3. Tóm tắt nội dung phim


Mắt Biếc xoay quanh mối tình đơn phương của Ngạn và Hà Lan, cô bạn gái có
cặp mắt hút hồn nhưng tính các lại bướng bỉnh. Một chuyện tình nhiều cung bậc
cảm xúc từ ngây thơ, trong sáng trở thành một cuộc “đuổi hình bắt bóng” buồn
da diết sau bao nhiêu biến cố. Câu chuyện lại càng éo le hơn khi Trà Long –
con gái của Hà Lan lớn lên lại nhen nhóm một tình yêu thuần khiết với Ngạn.

Phim được lấy bối cảnh ở những thập niên 1960 và 1970 và nhân vật chính là
Ngạn. Ngạn sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng tên Đo Đo, thuộc xã Bình Quế,
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đây cũng là quê quán của tác giả. Lớn lên
cùng với Ngạn là cô bạn hàng xóm có đôi mắt đẹp tuyệt trần tên Hà Lan mà
Ngạn tự gọi là “Mắt biếc”. Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan đã gắn bó với nhau
cùng với những kỉ niệm đẹp như đồi sim, đánh trống trường,… Tình bạn thời
còn trẻ thơ dần dần biến thành tình yêu thầm lặng của Ngạn dành cho Hà Lan.
Đến khi trưởng thành, cả hai phải rời làng ra thành phố để tiếp tục học. Tại đây,
Hà Lan sống cùng người cô còn Ngạn sống cùng cậu Huấn, cậu Huấn có một
người con trai tên Dũng và là anh họ của Ngạn. Tuy Dũng là con nhà giàu, sành
điệu, giỏi võ nhưng anh lại không phải là người tử tế, khi một lần vô tình gặp
Hà Lan đã để ý và tìm cách tán tỉnh cô. Tuy tấm lòng của Ngạn luôn hướng về
Hà Lan, nhưng Hà Lan không thể cưỡng lại những cám dỗ của cuộc sống ở nơi
xa hoa chốn thành thị, và cuối cùng cô cũng ngã vào vòng tay của Dũng. Ngạn
rất đau khổ khi nhìn Hà Lan phải sống một cuộc sống không có hạnh phúc. Mỗi
khi Dũng làm Hà Lan tổn thương, cô lại tìm đến Ngạn để trút bầu tâm sự, điều
đó lại làm cho Ngạn càng buồn thêm. Có lần, Ngạn đã đánh nhau với Dũng vì
Hà Lan, và tất nhiên là với một người giỏi võ như Dũng, làm sao có thể thua
Ngạn được. Nhưng vì với tính anh hùng cùng với tình yêu của mình, cậu ta sẵn
sàng đánh nhau mỗi khi Hà Lan bị bắt nạt. Sau này Hà Lan có thai với Dũng,
nhưng cô bị Dũng ruồng bỏ để làm đám cưới với Bích Hoàng. Hà Lan đành gửi
con về cho bà ngoại chăm sóc và đặt tên cho đứa trẻ là Trà Long. Tuy hiểu rõ
tình yêu của Ngạn dành cho mình, nhưng Hà Lan vẫn không đáp lại vì cô hiểu
rõ mình muốn sống theo một lối sống hoàn toàn khác với Ngạn. Còn về phần
Ngạn, với tình yêu của mình dành cho Hà Lan, anh đã hết lòng chăm sóc cho
con của cô – Trà Long dù cho có cô gái tên Hồng vì đem lòng yêu Ngạn từ thời
đi học mà đã về làng Đo Đo dạy học chỉ để được gần anh. Sau khi Trà Long lớn
lên cô như một bản sao của Hà Lan làm Ngạn cảm thấy như được sống trong
khí ức xưa, cô trở thành cô giáo trường làng và vô cùng yêu quý Ngạn. Trong
khi ai cũng nghĩ rằng Trà Long sẽ là sự tiếp nối những gì Hà Lan đã bỏ dở trong
cuộc đời Ngạn, thì Ngạn lại quyết định ra đi, vì anh nhận ra rằng mình chỉ xem
Trà Long là cái bóng của Hà Lan và anh không muốn mọi chuyện tồi tệ hơn xảy
ra. Sau khoảng thời gian tâm sự với Trà Long, Hà Lan hiểu rằng cô không nên
bỏ lỡ một người yêu mình thật lòng, hi sinh cả một đời cho mình nên đã chạy ra
nhà ga để giữ Ngạn lại, nhưng đến khi cô nhận ra thì mọi thứ đã quá muộn vì
chuyến xe lửa chở Ngạn ấy đã khởi hành.

4. Ý nghĩa, thông điệp

Sau khi khép lại bộ phim, có lẽ câu thoại đầy thấm thía mà mỗi chúng ta đều
nhớ nhất chính là câu nói mà Trà Long đã nói với Hà Lan, thúc đẩy cô nhìn
thẳng vào tình cảm và trái tim của mình. “Đời người có hai thứ đừng nên bỏ lỡ,
một là chuyến xe cuối cùng, hai là người thương mình thật lòng”. Hình ảnh
đoạn kết khi Hà Lan đọc xong bức thư của Ngạn và cố gắng đuổi theo trong
tuyệt vọng đã khiến người xem không ngừng thở dài, rồi phải thốt lên những
tiếng đầy luyến tiếc. Vậy là Hà Lan đã bỏ lỡ cả chuyến xe cuối cùng lẫn người
yêu thương cô thật lòng.
Chúng ta không sai khi quá nhiều yêu một cách chân thành, mọi tình yêu
đều đẹp, đẹp như tình yêu Ngạn dành cho Hà Lan nhưng quan trọng là ta
có biết trân trọng khoảng thời gian,  những tình cảm đó hay không. Hãy
giữ một tinh thần thép trước thế giới xô bồ ngoài kia cái thế giới mà chẳng
ai có thể lường trước được bất kì điều gì sẽ xảy ra. Cho nên ta phải giữ
một tinh thần thép để chống chọi với nó. Nhất là những cô gái như Hà
Lan...Hãy nói “Yêu” khi muốn. Liệu rằng trên cuộc đời này có còn tồn tại
một tình yêu đơn phương thủy chung như Ngạn dành cho Hà Lan ? Hãy
thổ lộ khi có thể đừng ngại ngùng rồi mai sau phải hối hận trong muộn
màng ! Sự thay thế không phải tình yêu đích thực, hãy yêu với đúng cảm
xúc của bản thân.
5. Giải thưởng thành tựu
Mắt biếc trở thành hiện tượng phòng vé cuối năm 2019 khi thu khoảng 50 tỷ
đồng chỉ sau 3 ngày công chiếu. Sau 10 ngày, bộ phim đạt danh thu là 100 tỷ
dồng. Đến một tháng sau, độ hot của bộ phim vẫn chưa hạ nhiệt, đã đẩy bộ
phim “Mắt Biếc” cán mốc 172 tỷ đồng. Bộ phim với tỷ lệ lấp đầy các phòng
chiếu trung bình là 50% cho các suất buổi sáng và khoảng 90% cho các suất
chiếu buổi tối.
Sau khi “Mắc biếc” công chiếu những bối cảnh địa điểm xuất hiện trong bộ
phim đã thu hút nhiều người đến tham quan. Lượng khách đổ về thôn Hà
Cảng ngày càng đông đặc biệt là cây cổ thụ - nơi Ngạn đánh đàn cho Hà Lan
trong phim – nhận được nhiều lượt ghé thăm nhất, sau đó cây cổ thụ được
đổi tên thành “cây Mắc biếc”.
Bộ phim “Mắt biếc” đã nhận về được những thành quả xứng đánh cho sự
đầu tư nghiêm túc, tỉ mỉ qua mục Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 và
đạt giải Bông Sen Vàng, và giải của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế dành chop
him bối cảnh quay tại Huế.

6. Đánh giá chuyên môn


Diễn viên và nhân vật: nói đến một tác phẩm điện ảnh chính kịch lãng mạn
thì những diễn viên chính là những nhân tố then chốt thổi hồn cho nhân vật.
Những diên viên chính của phim bao gồm Trần Nghĩa (vai Ngạn), Trúc Anh
(vai Hà Lan), Trần Phong (vai Dũng), Khánh Vân (vai Trà Long), Thảo Tâm
(vai Hồng). Các diễn viên với tuổi đời còn rất trẻ và đa số đều là lần đầu
tham gia một dự án lớn như Mắt Biếc nhưng họ vẫn rất tận tâm và dành
nhiều thời gian để hoàn thành tốt vai diễn của mình. Trần Nghĩa là một ví dụ
điển hình với ngoại hình lãng tử, thư sinh và cách diễn xuất rất tự nhiên của
mình, anh đã cho người xem thấy một Ngạn si tình và được sự đồng cảm của
tất cả mọi người điều đó được thể hiện qua không ít lần người xem phải rơi
nước mắt vì Ngạn. Các nhân vật cũng gần như được bám sát với truyện và
được thể hiện rất tốt, rất có hồn, người xem được thấy một Hà Lan xinh đẹp
rung động lòng người, một Dũng ăn chơi lêu lỏng, một Trà Long dễ thương.
Phim có thêm một nhân vật khác vói truyện là Hồng, có rất nhiều ý kiến về
nhân vật này và thường có hai chiều hướng chính, một là nhân vật Hồng là
một nhân vật thừa thải, hai là Hồng là một nhân vật được tạo ra để ta có thể
nhìn rõ hơn về tính cách của Ngạn vì khác với truyện khi ta có thể đọc được
mọi ý nghĩ của Ngạn thì ngôn ngữ điện ảnh không thể lúc nào cũng thể hiện
được điều đó. Nhìn chung với thời lượng của phim các nhân vật ngoài Ngạn
được xây dựng không đủ chắc chắn để có thể đồng cảm được nhưng điều
này là đủ đối với bộ phim.

Đạo diễn: đạo diễn của bộ phim chính là Victor Vũ, một đạo diễn có thể nói
là có nhiều danh tiếng nhất Việt Nam, anh đã chỉ đạo nhiều phim như Quả
tim máu, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Lôi Báo, Người bất tử. Được biết,
tình yêu của Victor Vũ với các truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh rất to lớn
nên anh chọn hướng xây dựng kịch bản có thể gọi là khá tham lam khi anh
cố đưa hết tất cả sự kiện, chi tiết trong truyện vào phim. Điều này làm ảnh
hưởng đến nhịp độ của phim khi có nhiều đoạn nhanh quá và nhiều đoạn lại
chậm hơn bình thường gây nêu nhiều hậu quả như người xem không cảm
thấy gì về nhân vật, mất đi sự đồng cảm. Nói cụ thể hơn là đoạn Hà Lan trở
nên khác đi khi biết tới Dũng, mọi thứ được diễn ra nhanh quá khiến người
xem lại nhìn Hà Lan với một suy nghĩ khác như cô gái này thích ăn chơi
chẳng hạn, điều này một phần khiến sự phát triển của các nhân vật trở nên
không trọn vẹn như đã nói ở trên. Tuy phần kịch bản còn nhiều điều cần
phải trau chuốt nhưng với tài năng của mình thì Victor Vũ cũng đã khắc họa
được một câu truyện rõ ràng tạo nên một bộ phim có tính giải trí cao.

Âm nhạc: từ ngay khi xem trailer thì người xem đã chú ý đến bài nhạc Có
chàng trai viết lên cây được phối lại của Phan Mạnh Quỳnh và độ hot của
bài hát này là một điều không thể bàn cãi. Ngoài ra Phan Mạnh Quỳnh còn
sáng tác cho bộ phim các bài hát riêng như Từ đó, Tôi chỉ muốn nói, Hà Lan
các bài nhạc này dưới bàn tay tài hoa của anh đã giúp thổi hồn cho bộ phim
tạo nên sự xúc động cần thiết tới khán giả. Ngoài ra để khán giả có thể cảm
nhận được cảm xúc của từng khoảng thời gian từng khung cảnh thì các bản
nhạc nền của Christopher Wong cũng đã làm rất tốt phần công việc của
mình, Victor Vũ và ông cũng đã mời thêm dàn nhạc giao hưởng Bulgaria để
thu âm phần nhạc nền này.

Nghệ thuật quay phim: tuy chỉ được quay vỏn vẹn trong vòng 44 ngày
nhưng bộ phim vẫn có các khung cảnh tinh tế thể hiện được đúng các góc
nhìn cần thiết. Các cảnh quay được quay cẩn thận ít lỗi và từ đó tạo nên sự
độc đáo của cốt truyện. Màu sắc và ánh sáng của phim cũng rất được trau
chuốt khi ta có thể cảm nhận được sân chơi dưới ánh nắng hay con phố nhộn
nhịp tràn ngập ánh đèn. Cách diễn viên di chuyển, hành động được quay rất
chặt chẽ cũng như cách máy quay di chuyển đều mang lại cảm giác mượt
mà. Diễn viên và bối cảnh cũng được đặt khung rất hợp lí, thể hiện được hết
những gì cần có để củng cố câu chuyện. Có thể nói phần hình ảnh của phim
được đánh giá rất cao và rất ít lỗi vì các cảnh quay được thực hiện rất chặt
chẽ và tinh tế.
Thiết kế bối cảnh:  Các cảnh phim chủ yếu được thực hiện ở Thăng Bình,
Quảng Nam – bối cảnh quê hương nhân vật – và Huế, Thừa Thiên Huế – bối
cảnh thành phố trong phim. Tác phẩm này được đầu tư rất kĩ về phần hình
ảnh, các hình ảnh như rừng sim, làng Đo Đo hay Thừa Thiên Huế thập kỉ 70
vừa cổ kính vừa nhộn nhịp được tái hiện rất chân thật. Từng con phố, từng
biển hiệu, từng bộ quần áo của từng nhân vật trong phim được chọn lựa kĩ
càng tạo nên một bối cảnh cực kì phù hợp với cốt truyện. Từ các khâu chuẩn
bị trên không khí trong phim được tôn lên rất rạng rỡ tuyệt vời thể hiện được
vẻ đẹp vừa cổ kinh vừa giản dị và nhộn nhịp của đất nước Việt Nam ta.
Kỹ xảo: anh Trương Huyền Đức (giám đốc kỹ thuật) đã không ngần ngại
chia sẻ về quy mô và sự dàn dựng công phu dành cho “Mắt Biếc” liên quan
tới ứng dụng các nền tảng công nghệ tiên tiến, chi li trong gần như mọi thao
tác làm phim. Càng nghe, mọi thứ càng trở nên say mê và bất ngờ hơn theo
từng nhịp độ câu chuyện, đủ sức để khiến một tín đồ phim Việt chân chính
cũng phải ngã ngửa vì những thứ được hé lộ. "Mắt Biếc xài rất nhiều app để
hỗ trợ làm việc, can thiệp nhiều thứ từ thực nghiệm và xem xét địa điểm
quay cho tới điều khiển camera, hay truyền hình trực tiếp nội bộ từ Huế
(trường quay) về Sài Gòn để đánh giá. Ngay cả việc chọn góc máy quay
cũng được tính toán bởi app giả lập ống kính máy quay, có thể ghi lại chính
xác vị trí đặt máy cùng dữ liệu ánh sáng, thời tiết dự tính lúc đó. Chẳng hạn
khi biết đúng 5h35 sáng sẽ có nắng lọt qua tán lá này thì ê-kíp sẽ lên kế
hoạch ra chuẩn bị ngay từ 3h sáng, tập dượt từ 4h30 để sẵn sàng bấm máy
kịp lúc ngay khi nắng lên." Một số app được anh Đức kể tên như Artemis
cho việc giả lập máy quay, Sun Conveyor cho mục đích dự tính hướng chiếu
của mặt trời...Được biết, những cách thức và phương pháp này đã từng được
áp dụng cho các phim Việt Nam khác trước đó, nhưng “Mắt Biếc” là trường
hợp đầu tiên đạt mức ứng dụng toàn diện. Nhờ vậy, tốc độ làm việc được
đẩy cao và mượt mà hơn trong mọi giai đoạn, không làm ảnh hưởng tới việc
diễn xuất và bày tỏ cảm xúc của diễn viên.

Biên tập: Về cơ bản, các tuyến nhân vật trong phim được giữ nguyên so với
nguyên tác. Bên cạnh đó, biên kịch đem đến một số cải biên thú vị, nhằm tạo
ra chiều sâu với góc nhìn đa chiều cho các nhân vật. Đáng kể nhất là nhân
vật Hồng (Thảo Tâm) - người bạn học cùng lớp với Ngạn và Hà Lan từ thuở
bé cho đến những năm tháng phổ thông. Trong một tác phẩm chịu ảnh
hưởng chủ đạo bởi cảm xúc của nhân vật chính Ngạn, sự xuất hiện của Hồng
giúp đem đến những khoảnh khắc tươi sáng, hài hước hiếm hoi.Nhân vật
mới đồng thời giúp cân bằng yếu tố tình cảm trong phim, tạo nên góc nhìn
khách quan hơn, đa chiều hơn đối với Ngạn. Dù cho vai trò của Hồng còn
hạn chế do thời lượng xuất hiện có hạn, cũng như do thiếu đi sự tương tác
với các nhân vật khác để xây dựng tính cách, đây vẫn là điểm nhấn nổi bật
của bộ phim. Ngoài ra, phim “Mắt Biếc” còn cải biên nhẹ phần kết của
nguyên tác. Đoạn kết trên màn ảnh xử lý tốt hơn câu chuyện giữa Ngạn với
Trà Long, đảm bảo sự thống nhất trong lý tưởng của nhân vật nam chính từ
đầu đến cuối. Bộ phim đồng thời mở ra cho các nhân vật một cánh cửa mới
theo hướng tích cực hơn, chứ không mang tính chất trốn tránh có phần tiêu
cực, bế tắc như trên các trang sách.

Nhịp độ: Tiết tấu phim chậm rãi, cân bằng khá tốt thời lượng cho từng phân
cảnh, từng giai đoạn phát triển của nhân vật. Theo đó, bộ phim dễ xem và dễ
theo dõi đối với mọi đối tượng khán giả. So với “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh” cách đây 4 năm thì cấu trúc của “Mắt Biếc” tỏ ra hợp lý hơn, tiết tấu
cũng mượt mà và có nhịp điệu hơn.

Hội thoại: Về phần lời thoại trong phim cũng cần được cải thiện, khi hầu
hết đều khá ngắn ngủi, với một vài lời thoại cụt ngủn không đầu đuôi, thiếu
tự nhiên và hơi thô cứng. Với một bộ tiểu thuyết nặng tính tự sự, đây không
phải vấn đề lớn. Nhưng trên màn ảnh rộng đòi hỏi sự tương tác và diễn xuất
giữa các nhân vật, lời thoại cần được trau chuốt chi tiết, tỉ mỉ hơn.

You might also like