You are on page 1of 2

Tựa phim: Mùi đu đủ xanh ( L'Odeur de la papaye verte/ The Scent of Green Papaya)

Đạo diễn: Trần Anh Hùng

Công chiếu: 8/6/1993

Quốc gia: Pháp

Ngôn ngữ: tiếng việt

Chấm điểm: 4,5/5

“ Mùi Đu Đủ Xanh ”- Hơi Thở Của Tạo Vật

Đạo diễn Trần Anh Hùng đã từng quan niệm phong cách làm phim của ông là “ Nghệ thuật là sự thật
được đeo mặt nạ ”. Những “ đứa con tinh thần ” của ông đều đi theo một lối ngôn ngữ mới trong điện
ảnh: thay vì đưa người xem vào thế giới duy lý thì ông khiến người xem cảm nhận bộ phim của mình
bằng cảm giác của ngôn ngữ cơ thể. “ Mùi đu đủ xanh ” là một bộ phim như thế, bộ phim còn làm
rạng danh điện ảnh Việt Nam với quốc tế- tham gia Liên hoan phim Cannas 1993 và đoạt giải Camera
vàng dành cho phim đầu tay. Bộ phim cũng chính thức được phát hành ở Mỹ và đạt doanh thu hơn 1,7
triệu USD

Bộ phim kể về nhân vật chính tên là Mùi, một cô bé 10 tuổi phụ giúp việc cho một gia đình làm nghề
buôn vải năm 1950 ở Việt Nam. Trong suốt những năm tháng làm việc cho nhà bà chủ, Mùi được bà
xem như một thành viên trong gia đình, bà đối đãi tốt và coi cô như đứa con gái nhỏ đã mất của mình.
Ông bà chủ có ba người con trai, một người trưởng thành, tên là Trung, con trai thứ tên là Lãng và
người con trai út có tính cách ngỗ nghịch, luôn tìm cách trêu chọc Mùi để thu hút sự chú ý. Mười năm
sau, khi Mùi đã trở thành thiếu nữ đôi mươi thì gia đình bà chủ rơi vào cảnh khó khăn nên bà muốn
Mùi đến giúp việc cho nhà cậu Khuyến, một nghệ sĩ dương cầm, vốn là bạn của cậu Trung và là người
mà Mùi đã có những rung động đầu đời

Điều tôi yêu thích hơn cả khi xem bộ phim này đó chính là bối cảnh mà đạo diễn Trần Anh Hùng xây
dựng nên, tuy đây là phim trường thực tế được dàn dựng tại Pháp nhưng từng ngôi nhà, từng ngõ
ngách đều mang nét đặc trưng của Việt Nam, rất bình dị và mộc mạc. Quan sát qua thước phim tôi
còn ấn tượng việc từng diễn viên đều có cốt cách khoan thoai, nói chuyện và đi đứng dều rất từ tốn,
chậm rãi. Vẻ đẹp của Mùi được đạo diễn khắc họa rất tinh tế và nhẹ nhàng từ đầu đến cuối phim, luôn
lắng nghe từng chút từng chút hơi thở của sự sống, từng chút tứng chút linh hồn của tạo vật. Hình ảnh
cô bé Mùi mỗi sáng thức dậy đều đưa người ra phía cửa sổ để hứng trọn bầu không khí dễ chịu của
ngày mới, của hương cây đu đủ tỏa ra ngào ngạt. Cách mà Mùi ngắm nhìn từng giọt nhựa trắng ngần
chảy xuôi xuống tán lá, từng đường đi của đàn kiến hay lắng nghe giai điệu từng tiếng dế, từng tiếng
ếch nhái kêu râm ran cũng đủ cho thấy Mùi nâng niu từng chút linh hồn của tạo vật như thế nào. Tôi
còn thấy được tình yêu là mạch chảy cảm xúc cuộn trào xuyên suốt bộ phim, nó không trần trụi cũng
không ướt át nhưng nó khiến con người ta phải suy nghĩ. Đó là tình yêu bất diệt của bà nội dành cho
người ông đã quá cố, hằng ngày chỉ ở trên gác niệm Phật. Đó là sự quan tâm, dõi theo một cách âm
thầm của cụ ông dành cho bà nội, chỉ cần biết bà vẫn khỏe, nhìn bà từ xa nó cũng khiến cho ông đủ
vui và mãn nguyện. Đó là tình yêu luôn cho đi của bà chủ, giàu đức hi sinh và nhẫn nhục chịu đựng
mọi lỗi lầm của người chồng nhưng những gì bà nhận lại chỉ toàn là nước mắt, là sự đau khổ, là sự chỉ
trích của mẹ chồng. Đó còn là những rung động ngây ngô đầu đời của Mùi dành cho Khuyến, cách mà
Khuyến dạy chữ cho Mùi cũng là điểm nhấn của bộ phim, nó đã nói lên được phần nào tư tưởng tiến
bộ, hiện đại của Khuyến trong khi tư tường của người xưa lúc bấy giờ luôn có một ranh giới giữa
người đàn ông và người phụ nữ trong nhà. Nói chung, mỗi nhân vật trong bộ phim đều là “ điểm sáng
” góp phần làm cho bộ phim thành công

Vì bộ phim này rất ít lời thoại mà đạo diễn chỉ tập trung đầu tư vào mặt hình ảnh cũng như diễn viên
nên tôi nghĩ “ Mùi đu đủ xanh ” sẽ phù hợp với những ai yêu thích một bộ phim nhẹ hàng, chẳng có
cú “ twist ” nào, chỉ đơn giản, sâu lắng nhưng quá đỗi gần gũi, thân thuộc. Theo tôi đây là một bô
phim rất đáng xem, rất đáng để suy ngẫm, nó tựa như một bài thơ dịu êm đưa hồn ta bay bổng, tựa
như một áng mây bồng bềnh trong vô vàn phim điện ảnh Việt Nam

Người viết:
Kiều Linh- chuyên ngành Biên kịch Điện ảnh – Truyền hình, khoa Văn học, ĐHKHXH&NV ĐHQGTPHCM

You might also like