You are on page 1of 9

1.

Tiến sĩ Lê Nhật Ký trong bài viết Phạm Hổ - Thơ viết cho nhi đồng, nhận định:
Một nét riêng độc đáo trong nghệ thuật trữ tình Phạm Hổ là chủ đề tình bạn. Đây là chủ
đề nổi bật và quan trọng trong toàn bộ sáng tác của Phạm Hổ dành cho trẻ em nói
chung, và trong thơ thiếu nhi của ông nói riêng. Dễ nhận thấy, tình bạn là chủ đề phổ
biến trong văn học thiếu nhi. Bởi cùng với tình cảm gia đình, tình bạn là thứ tình cảm
gần gũi, thân thương nhất của trẻ. Trẻ con là lứa tuổi luôn khát khao, cần đến tình cảm
này. Phạm Hổ nắm bắt được đặc điểm tâm lí lứa tuổi trên nên ông rất quan tâm và viết
nhiều về chủ đề tình bạn. Chính nhà thơ đã có lần thừa nhận: “Tôi đặc biệt chú ý đến
tình bạn trong đời sống con người. Trong hơn 10 tập thơ viết cho các em, đã có 6 tập”.
Tình bạn vì thế trở thành chủ đề xuyên suốt, thành công trong thơ viết cho thiếu nhi của
ông, bên cạnh một chủ đề khác cũng rất thành công là tình mẫu tử. 2. Đọc thơ thiếu nhi
của Phạm Hổ, dễ nhận thấy “cảm hứng tình bạn như một dòng chảy tuôn trào mang
những hạt phù sa màu mỡ vào cánh đồng thơ” của ông (Lê Nhật Ký). Thể hiện cảm
hứng này, nhà thơ hướng chủ ý nghệ thuật của mình vào việc xây dựng chủ đề tình bạn
trong các sáng tác. Chủ ý nghệ thuật này được thể hiện ngay ở nhan đề nhiều tập thơ,
bài thơ. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là nhà thơ thường xuyên sử dụng các từ “bạn”,
“người bạn” để đặt tên cho các tác phẩm: Những người bạn lặng lẽ, Những người bạn
ồn ào, Bạn trong vườn, Chú bò tìm bạn,… Một dấu hiệu nữa ở nhan đề là việc nhà thơ
thường xuyên sử dụng cấu trúc A và B làm tên gọi của bài thơ, như ở các tác phẩm
Rong và cá, Hoa và bướm, Ngỗng và vịt, Mèo và tro bếp... Trong cấu trúc này, A và B
vừa bình đẳng về chức năng ngữ pháp vừa có mối liên hệ gần gũi, do đó, dễ gợi lên tiền
giả định A và B là bạn của nhau. Thực tế là, hầu hết những tác phẩm có nhan đề theo
cấu trúc này đều là những tác phẩm viết về chủ đề tình bạn. 3. Không chỉ được thể hiện
trực tiếp ở nhan đề, khi đi vào văn bản thơ, người đọc sẽ dễ nhận thấy, “cảm hứng tình
bạn xuyên thấm ở hầu hết mọi bài thơ, tập thơ” (Lê Nhật Ký) viết cho thiếu nhi của
Phạm Hổ. Đọc thơ ông, chúng ta sẽ không khó nhận ra sau mỗi điều được nói tới, bao
giờ “nhà thơ của các em” cũng gợi lên một câu chuyện tình bạn. Đó là những câu
chuyện nhẹ nhàng, đáng yêu, ngộ nghĩnh, gần gũi với thế giới trẻ thơ mà mỗi khi tiếp
xúc, trẻ dễ nhận ra có mình trong đó. Nội dung của chủ đề tình bạn trong thơ viết cho
trẻ em của Phạm Hổ trước hết thể hiện ở những câu chuyện này.
3.1. Có một điều thú vị là thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có nhiều bài về tình bạn
nhưng nhà thơ ít viết về tình bạn của con người. Trong thơ tình bạn của ông, nhân
vật con người ít khi xuất hiện. Ta chủ yếu bắt gặp hình ảnh của những con vật, đồ
vật, sự vật cùng những câu chuyện nho nhỏ, dễ thương về tình bạn. Dĩ nhiên,
những con vật, đồ vật, sự vật này luôn gần gũi, quen thuộc với trẻ và đằng sau
những câu chuyện của chúng chính là hình ảnh về tình bạn của con người, cụ thể
là của trẻ em. Đó là câu chuyện về chú bò lơ ngơ đi tìm bạn, chuyện về chú thỏ
nghe máy nói, chú gấu đen chụp ảnh tặng bạn thân, chuyện của hoa và bướm,
ngỗng và vịt, rong và cá, cái rế và nồi, chảo… Có lẽ đây là một dụng ý nghệ thuật
của nhà thơ. Bởi tình bạn được nhìn qua lăng kính đồng thoại thường trở nên ngộ
nghĩnh, đáng yêu hơn và do đó, dễ tạo được sự thích thú ở các bạn đọc nhí hơn.
Viết về thế giới loài vật nhưng những câu chuyện về tình bạn trong thơ thiếu nhi
Phạm Hổ lại hiện lên vô cùng sinh động, chân thực, gần gũi với cuộc sống hằng
ngày của trẻ. Khi tiếp xúc với những câu chuyện này, độc giả nhỏ tuổi sẽ nhìn
thấy tình bạn của mình trong đó. Trong thơ về chủ đề tình bạn của Phạm Hổ, có
câu chuyện dễ thương về chú bò lơ ngơ nhưng thật đáng yêu khi nhìn bóng mình
dưới nước ngỡ là bạn: Mặt trời rúc bụi tre/ Buổi chiều về nghe mát/ Bò ra sông
uống nước/ Thấy bóng mình, ngỡ ai/ Bò chào: - “Kìa anh bạn!/ Lại gặp anh ở
đây!”/ Nước đang nằm nhìn mây/ Nghe bò, cười nhoẻn miệng/ Bóng bò chợt tan
biến/ Bò tưởng bạn đi đâu/ Cứ ngoái trước nhìn sau/ “Ậm ò”, tìm gọi mãi…(Chú
bò tìm bạn). Tiếng gọi bạn thiết tha của chúng bò mến bạn đã trở thành một trong
những hình ảnh đẹp nhất trong thơ thiếu nhi của Phạm Hổ và bài thơ này xứng
đáng được xem là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ thiếu nhi của ông.
3.2. Viết về chủ đề tình bạn, Phạm Hổ thường sử dụng hình thức đồng thoại để
thông qua đó, mang đến những câu chuyện mến thương, ý nghĩa về tình bạn cùng
những bài học giáo dục nhẹ nhàng cho các em. Tình bạn trước hết phải là sự thấu
hiểu, cảm thông và hòa điệu của những tâm hồn đơn sơ, trong sáng. Thông qua
tình bạn của hoa và bướm, nhà thơ muốn gửi đến các bạn nhỏ thông điệp này:
Hoa ngẩng cao đầu/ Suốt ngày không mỏi/ Bướm bay bướm bay/ Như nhờ gió
thổi (Hoa và bướm). Khác người lớn, với trẻ thơ, tình bạn thường được cụ thể
hóa. Tình bạn của trẻ thơ bao giờ cũng được thể hiện qua sự gắn bó, quấn quýt,
vui chơi mỗi ngày bên nhau. Tình bạn giữa rong và cá trong bài thơ cùng tên của
Phạm Hổ nói lên điều đó: Một đàn cá nhỏ/ Đuôi xanh, đuôi hồng/ Quanh cô rong
đẹp/ Múa làm văn công. Trong tình bạn, điều quan trọng là sự sẻ chia những vui
buồn. Từ câu chuyện giữa mèo và tro bếp trong bài thơ cùng tên, Phạm Hổ muốn
gửi gắm đến các em mà ông xem là những người bạn nhỏ yêu quý thông điệp về
sự sẻ chia trong tình bạn: Tro bếp làm đệm/ Mèo ta khoanh tròn/ Cả hai cùng ấm/
Cùng ngủ thật ngon. Đôi khi, trong tình b
3. Bên cạnh gửi gắm nhiều thông điệp, bài học giáo dục về tình bạn, thơ thiếu
nhi của Phạm Hổ còn kể cho các bạn nhỏ nghe nhiều câu chuyện ngộ nghĩnh,
đáng yêu về tình bạn mà chính các em cũng đôi lần trải qua. Trong thơ viết về
tình bạn của tác giả Chuyện hoa chuyện quả, có câu chuyện về chú thỏ có chút đa
nghi nhưng lại rất hồn nhiên khi nghe máy nói với bạn: Thỏ đây! Ai nói đấy/ Mèo
à? Mèo thế nào?/ Tớ không trông thấy cậu/ Nhỡ đứa khác thì sao? (Thỏ nghe máy
nói). Các bạn nhỏ bao giờ cũng có những trò chơi độc đáo. Thế giới trẻ thơ có vô
vàn trò chơi mà chỉ trẻ con mới có thể nghĩ ra. Thách nhau là một trò chơi như
thế. Trong bài Sáo đậu lưng trâu, nhà thơ kể cho các bạn nhỏ nghe những lời
thách có chút lém lỉnh nhưng thật đáng yêu của sáo đen với bạn trâu của mình:
Thách anh trâu đấy/ Đánh được được sáo đen/ Anh quật đuôi lên/ Sáo sà xuống
đất/ Anh quay sừng húc/ Sáo lại lên lưng/ Sáo mổ lung tung/ Là anh thua nhé!
Trong thế giới trò chơi muôn kiểu của trẻ, ú tim là trò mà có lẽ không bạn nhỏ nào
chưa từng chơi. Đây là chơi của tuổi thơ, của tình bạn. Qua câu chuyện chó và
mèo chơi trò ú tim trong bài thơ cùng tên, nhất là qua câu trả lời thật thà, ngộ
nghĩnh của chó, nhà thơ gợi lên cho các em bao kỷ niệm tuổi thơ bên những người
bạn mên thương ngày nhỏ: Rủ nhau chơi ú tim/ Giờ đến phiên chó trốn/ Mèo đảo
mắt nhìn quanh/ Chó nấp đâu giỏi gớm/ Bỗng kìa chỗ khe tủ/ Chó để lộ đôi chân/
Rón rén men đến gần/ Òa: chụp ngay lưng bạn/ Chó vẫn thú vị lắm/ Cứ nhe răng
ra cười:/ - Không! Mình giỏi nấp thật/ Lỗi chỉ tại đôi chân.
Trong tình bạn trẻ thơ, không tránh khỏi những lúc hờn lẫy. Câu chuyện gấu
đen chụp ảnh gửi tặng bạn thân lẫy giận vì ảnh không được như ý muốn sau đây
là một mẩu chuyện dễ thương: Gấu Đen chụp ảnh/ Gửi tặng bạn thân/ Gấu Trắng
thợ giỏi/ “Tách” cái, chụp xong/ Lúc nhận ảnh xem/ Gấu Đen trợn mắt:/ - Sao
mình bé choắt/ Lại cụt cả chân?/ Chụp chẳng nên thân/ Này đây trả cậu (Gấu
Đen). Viết về chủ đề tình bạn, Phạm Hổ thường đề cập đến việc học của các em.
Qua câu chuyện dí dỏm về ngỗng lười học, nhà thơ mượn lời khuyên của vịt để
nhắc nhở một cách nhẹ nhàng các em chăm học: Ngỗng không chịu học/ Khoe
biết chữ rồi/ Vịt đưa sách ngược/ Ngỗng cứ tưởng xuôi/ Cứ giả đọc nhẩm/ Làm
vịt phì cười/ Vịt khuyên một hồi/ Ngỗng ơi! Học! Học! (Ngỗng và vịt). Rõ ràng,
chủ đề tình bạn trong thơ viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ rất phong phú, đa dạng.
Mỗi câu chuyện mà nhà thơ mang đến cho độc giả nhỏ tuổi là một khía cạnh của
tình bạn tuổi thơ muôn màu. Đó là những câu chuyện dễ thương, quen thuộc, gần
gũi về tình bạn mà các em có thể soi thấy chính mình trong đó. 4. Như đã nói, chủ
đề tình bạn là chủ ý nghệ thuật, đồng thời là cảm hứng xuyên suốt trong thơ thiếu
nhi của Phạm Hổ. Nhà thơ khi sáng tác luôn cố gắng tô đậm cảm hứng này.
Không chỉ viết nhiều bài về tình bạn, thể hiện chủ đề tình bạn qua nhan đề, kết
hợp để tạo ra những hệ thống (bạn trong nhà, bạn ngoài vườn, những người bạn
im lặng, những người bạn ồn ào) nhằm tăng hiệu ứng khuếch trương, nhà thơ còn
vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau để phục vụ việc phát triển chủ đề.
Ông sử dụng nhiều hình thức tổ chức bài thơ khác nhau như hình thức hỏi đáp,
hình thức định nghĩa… Ông ưu tiên sử dụng hình thức đồng thoại; tăng cường các
chi tiết, lời nói hồn nhiên, ngộ nghĩnh vào trong tác phẩm; khai thác triệt để hình
ảnh, nhạc điệu của từ ngữ… Nhờ đó, chủ đề tình bạn trong thơ thiếu nhi của ông
được thể hiện thành công hơn.
Như chính Phạm Hổ từng thổ lộ: “Đối với tôi, được viết cho các em là cả một
hạnh phúc”. Ông yêu quý trẻ con và viết cho các em rất nhiều tác phẩm, ở nhiều
thể loại, chủ đề, với những câu chuyện về tình bạn gần gũi, thân thương cùng
nhiều bài học, thông điệp nhẹ nhàng mà sâu sắc. Tình bạn là chủ đề mà nhà thơ
dành nhiều tâm huyết và ông đã thành công. Trong thơ thiếu nhi Việt Nam, có
nhiều tác giả viết về chủ đề tình bạn. Nhưng một trong những người viết nhiều và
hay nhất có lẽ phải kể đến Phạm Hổ đầu tiên.
ĐỀ 2
Trần Đăng Khoa là “hiện tượng” của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Những
dòng thơ hồn nhiên, tươi mát, độc đáo của Trần Đăng Khoa bắt nguồn từ cảm
nhận của nhà thơ về hình ảnh, âm thanh phong phú, muôn màu vẻ của làng quê
Bắc bộ - mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, gắn bó với anh suốt một thời thơ ấu. Bài
viết là những cảm nhận về những hình ảnh, âm thanh độc đáo của làng quê Bắc bộ
trong thơ Trần Đăng Khoa.
Thơ Trần Đăng Khoa chinh phục độc giả bởi một thế giới nghệ thuật thơ mang
màu sắc riêng, độc đáo. Đó là thế giới nghệ thuật giản dị, hồn nhiên, bắt nguồn từ
những cảnh vật, thanh âm nhất mực bình dị, quen thuộc, thân thiết. Khởi đầu
nghiệp thơ với những cảm nhận hết sức ngây thơ, hồn nhiên về hình ảnh con
bướm vàng bay rập rờn trên bờ cỏ: “Con bướm vàng - Con bướm vàng - Bay nhẹ
nhàng - Trên bờ cỏ - Em thích quá - Liền đuổi theo - Con bướm vàng - Nó vỗ
cánh - Vút lên cao - Em nhìn theo - Con bướm vàng - Con bướm vàng”, thế mà
Trần Đăng Khoa lại có cơ duyên đặc biệt với thi ca. Đến với thơ Khoa, ta không
chỉ được sống lại tuổi thơ với bao điều lý thú mà còn rất tự nhiên cảm thấy bị
quyến rũ vào một thế giới làng quê yên ả, thanh bình, tươi mát và trong trẻo đến
vô ngần.
Thơ Trần Đăng Khoa mang đến hình ảnh của một làng quê Bắc bộ thân quen,
yên ả, thanh bình: Trong bài Từ ngọn lúa sinh ra, Khoa tâm sự: “Tôi chỉ có thể
viết được cái gì tôi đã thực sự thấy bằng mắt, chỉ rung cảm về cái gì thực sự tôi đã
trải trong tâm trí mình. Có thể tìm thấy trong thơ tôi những sự việc hoàn toàn có
thực của bản thân tôi, gia đình tôi, làng quê tôi... Tôi thực sự biết ơn cái làng quê
nhỏ bé của mình đã nuôi dưỡng tôi như vậy” [Từ ngọn lúa sinh ra – Báo Tiền
phong số ra ngày 16/4/1974]. Chính mảnh đất làng thân thương đã nuôi lớn Khoa,
và cũng chính tất cả sự sống tiềm tàng của cái làng quê ấy đã đem lại cho thơ
Khoa một nhựa sống tràn trề không bao giờ vơi cạn. Nơi khởi phát nguồn thơ đầu
tiên của Trần Đăng Khoa chính là khoảng sân nhỏ trước nhà. Cái sân nhỏ của ngôi
nhà quê, nhưng là cả một vũ trụ chứa đầy thú vị đối với cậu bé Khoa.

Quanh sân, có nhiều nhân vật đã đi vào các bài thơ đặc sắc của Khoa, bình dị mà
đượm sắc màu cổ tích thần tiên. Đó là ngọn mồng tơi - nhảy múa; là muôn nghìn
cây mía – múa gươm; cây bưởi đu đưa - bế lũ con - đầu trọc lốc; xa hơn chút nữa là
cây dừa - sải tay – bơi, đến bụi tre tần ngần - gỡ tóc. Khoảng sân này cũng là nơi
diễn ra nhiều điều kì lạ khác: đó là những cơn mưa rào Sấm ghé xuống sân – khanh
khách - cười; mưa chéo mặt sân - sủi bọt; cóc nhảy chồm chồm; cả Ông trời mặc áo
giáp đen – ra trận…hay đám ma bác giun với: Họ hàng nhà kiến kéo ra – Kiến con
đi trước, kiến già theo sau – Cầm hương kiến đất bạc đầu – Khóc than kiến cánh
khoác màu áo tang – Kiến lửa đốt đuốc đỏ làng – Kiến kim chống gậy, kiến càng
nặng vai – Đám ma đưa đến là dài – Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà...
Chỉ với một góc sân quen thuộc, Khoa đã tạo ra được cả một thế giới huyền diệu chỉ
trẻ thơ mới thấy, biết, thích thú.

Từ cái thế giới nho nhỏ ấy, hồn thơ của Khoa cất cánh, rộng mở, hướng tới
không gian làng quê rộng lớn hơn, chứa bao điều hấp dẫn.

Đó là hương quê, từ mùi thơm ngát của hoa bưởi rụng đêm qua: Hoa rơi trắng
mảnh sân con – Ôi hoa đã rụng vẫn còn ngát hương, của hương nhãn đặc lại – Thơm
ngoài sân trong nhà đến mùi vị rất riêng của đất quê: Mùi bùn đang ngấu – Mùi
phân đang hoai – Vôi chưa tan hẳn – Còn hăng rãnh cày. Hương vị của làng quê dẫu
có thể không quen với ai đó nơi thị thành, nhưng với Khoa, nó đã thành máu thịt.
Chính tự anh cũng cảm thấy: Đất trời cách một gang mây – Và tôi cùng với luống
cày tỏa hương. Giữa đất và người có một sự giao cảm đặc biệt: Đi trong ngào ngạt –
Niềm vui gieo trồng – Thịt da ta cũng – Tỏa hơi ruộng đồng. Cái hương đồng gió
nội thân thương ấy như làm say cả chúng ta:

Trời đất hôm nay

Như chim mới hót

Như rượu mới cất

Như mật mới đông


Đó là những khung cảnh tự nhiên bình dị mà thân thương người ta chỉ có thể
nhìn thấy ở đất làng: từ dưới mặt đất Hàng cây cau lặng đứng – Hàng cây chuối
đứng im; … trời trở gió heo may - Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau; Dưới bóng
đa, con trâu – Thong thả nhai hương lúa – Đủng đỉnh đàn bò về - Lông hồng như
đốm lửa đến bầu không gian trên cao Bầu trời xanh biếc mênh mông - Cánh cò
chớp trắng trên sông Kinh Thầy.
Viết về con người ở làng quê, thơ Khoa là sự tái hiện chân thực mà đầy cảm
xúc về những người nông dân. Người lao động thôn quê với bao nỗi nhọc nhằn:
Áo mẹ mưa bạc màu – Đầu mẹ nắng cháy tóc; Những trưa tháng sáu – Chết cả cá
cờ - Cua ngoi lên bờ - Mẹ em xuống cấy… Chỉ sinh ra và lớn lên trên mảnh đất
làng mới có thể thấm thía đến thế nỗi cơ cực của mẹ, của các cô bác nông dân.
Hơn thế, cậu bé Khoa đã rất tinh tế, sâu sắc cất lời ngợi ca, tôn vinh người lao
động, chọn cho họ một vị thế xứng đáng, vị thế làm chủ, vươn lên trong cuộc
sống. Kết thúc bài thơ Mưa, Khoa viết: Bố em đi cày về - Đội sấm – Đội chớp –
Đội cả trời mưa. Không phải ngẫu nhiên mà Khoa viết thế. Khoa thực sự rung
động trước tư thế “đội sấm”, “đội chớp”, “đội mưa” rất ung dung, bình tĩnh, tự tin
của cha mình. Mọi hình ảnh của bài thơ Mưa quy tụ lại một điểm đẹp nhất, sáng
nhất là bức chân dung người nông dân đầy dũng cảm, tự tin và chiến thắng.
Đọc thơ Khoa, ta cũng được hòa mình vào cái không khí vui tươi của ngày
mùa. Những người làm nghề nông được gặt hái thành quả lao động của mình: Chị
chủ nhiệm rũ rơm – Anh dân quân đập lúa – Thóc nở bung trời sao – Nhuộm vàng
cả trời cao. Khó có thể tìm thấy ở đâu có niềm vui tập thể bình dị, trong trẻo như
niềm vui trên đồng ruộng. Cũng khó có thể tìm thấy ở đâu hình ảnh Thóc nở bung
trời sao đẹp và đáng yêu đến vậy.
Thơ Khoa không chỉ gây xúc động về hình ảnh mà còn tạo những bất ngờ thú
vị về thanh âm của cuộc sống chỉ có ở làng quê Bắc bộ.
2. Thơ Trần Đăng Khoa mang đến những thanh âm cuộc sống của làng quê
Bắc bộ đầy thú vị:
Sống ở thôn quê, tham gia vào tất cả những sinh hoạt văn hóa của làng, Trần
Đăng Khoa rất tự nhiên hấp thụ vào mình tất cả những âm thanh bình dị, trong
trẻo và vô cùng phong phú của một vùng nông thôn. Khoa phác họa lại trong rất
nhiều bài thơ những thanh âm đó.
Từ tiếng của các con vật trong nhà: tiếng mấy chú gà liếp nhiếp, mụ gà cục tác
như điên, tiếng con chó vện hay hỏi đâu đâu, tiếng con vịt bầu hay nói ầm ĩ… đến
tiếng của các con vật ngoài đồng: Ếch nhái uôm uôm mở hội, Ếch con học nhạc,
Dế Mèn ngâm thơ; tiếng các con vật trên cao: Xôn xao tiếng sẻ, tiếng ve báo mùa,
Những chú chim chiu chít – Bay lên kêu chíp chíp, Tiếng chim chích chòe đang
hót… thật sôi nổi, rộn ràng. Và đây là một thứ âm vang đặc trưng của không gian
sinh hoạt văn hóa làng: Tiếng trống làng – Tùng! Tùng! Tùng… Âm vang – Đầy
làng – Tiếng gà – Khát khát – Tiếng chó – Khau khau – Tiếng gọi nhau – Ơi ới –
Tiếng những nồi cơm – Chín vội – Liềm hái – Va nhau… Tiếng ồn ào – Cánh
đồng – Chân trời – Vàng rực.
Làng quê không chỉ sinh động hẳn lên bởi những nhạc điệu rộn ràng, sôi nổi
ấy mà còn tha thiết bởi tiếng võng đưa kẽo kẹt. Cái âm thanh Kẽo cà kẽo kẹt quá
đỗi bình thường ấy lại chứa trong nó bao điều ý nghĩa: Kẽo cà kẽo kẹt – Mênh
mang trưa hè – Chim co chân ngủ - Lim dim cành tre… Cây na thiu thiu – Mắt na
hé mở - Chim ngoài cửa sổ - Mổ tiếng võng kêu… Xưa mẹ ru em – Cũng tiếng
võng này – Cánh có trắng muốt – Bay – bay – bay – bay. Không gian làng còn
lắng đọng trong tiếng hát ru ầu ơ dịu dàng, ấm áp yêu thương của bà: Vẫn là đêm
như đêm trong ca dao – Tiếng của đất rì rầm sinh nở - Lời bà ru ngọt ngào sữa lúa
– Cháu nằm nghiêng như hạt giống sắp nảy mầm; tiếng mẹ hát Ngọt bùi đắng cay;
tiếng đàn bầu Tiếng ân tình mấy ngàn năm trước – Tiếng ân tình hôm nay khiến
Ánh trăng bỗng thành bát ngát – Tiếng chim đêm cao vời…
Có ai đi xa mà không nhớ, không thương những tiếng quê hương ấy.
Trần Đăng Khoa còn gây ấn tượng đặc biệt với ta bởi cách cảm âm thanh kỳ lạ
và đầy tinh tế. Trong những tiếng quê bình dị, anh nghe được, tái hiện lại được cả
những tiếng lắng sâu vào trong không gian mà chúng ta không dễ gì nghe thấy.
Đó là tiếng thóc thở hí hóp, Tiếng cây lách cách đâm chồi, tiếng gió trở mình trăn
trở, tiếng sương đọng mật, tiếng rì rầm rặng duối – Há miệng đòi uống
sương,Tiếng trăng thở động tàu dừa, tiếng thơ thầy đọc đỏ nắng, xanh cây quanh
nhà. Nửa đêm, phải tinh lắm mới có thể nghe được tiếngLưa thưa vài hạt mưa
ngoài hàng cây , tiếng trời trở gió heo may hòa lẫn với nhau để làm nên cái không
khí chớm thu rất đặc trưng. Ta nghe trong thơ có cái chớm lạnh của gió mùa.
Thấy ở đây một chút lo xa nhạy cảm của con trẻ, thấy cần thêm tấm áo ấm, thoáng
chút xao xác, hơi buồn và vắng vẻ. Đúng là Khoa có một năng lực tinh tế khi nắm
bắt, lắng nghe thanh âm cuộc sống. Hay chính sự giao cảm rất sâu giữa thi sĩ với
đồng đất quê hương đã khiến anh trở nên tài tình trong việc cảm nhận cái “hồn”,
cái “thần” của quê hương xứ sở, có thể nghe và tả đầy rung cảm cả cái âm thanh
cái lá đa rụng trong đêm thanh vắng Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng, thậm
chí cả Một tiếng gì không rõ – Xôn xao cả đất trời.
Chính những thanh âm vang động của đời thường, những thanh âm trong trẻo,
tha thiết của tình người nơi làng quê Bắc bộ trong thơ Trần Đăng Khoa đã truyền
cho người đọc một tình yêu sâu sắc với quê hương, một xúc cảm mạnh mẽ với
phong vị Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Pháp Gerard Gullume khi
đọc thơ Khoa đã cảm động thốt lên:: “Việt Nam, hồn tôi!”.
Xưa, khi mảnh đất làng chưa phải là thi liệu quen thuộc của văn chương,
chúng ta đã xúc động với mấy vần thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ ưu ái cho hồn
xứ sở: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo – Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo – Sóng
biếc theo làn hơi gợn tí – Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo – Tầng mây lơ lửng trời
xanh ngắt – Ngõ trúc quanh co khách vắng teo; Năm gian nhà cỏ thấp le te – Ngõ
tối đêm sâu đóm lập lòe… Không gian nông thôn Bắc bộ đã hiện lên thật gần gũi,
thân thương, nhưng dẫu sao vẫn còn mang nét tĩnh và trầm mặc quá. So sánh có
thể là khập khiễng, nhưng đúng là chỉ đến khi đọc thơ Khoa chúng ta mới cảm
nhận được hết, một cách rõ nét, một cách sinh động và gợi cảm cái hình ảnh,
thanh âm rất đặc trưng của làng quê Bắc bộ, làng quê Việt Nam. Khoa đã sống
trọn vẹn cái không khí của làng quê. Anh đã ngắm nhìn hình ảnh quê hương bằng
hình ảnh bông lúa mẩy vàng cả trời sao, đã lắng nghe tiếng quê hương bằng tiếng
lúa rì rào, đã thở hơi thở quê hương bằng hương thơm của lúa đồng ngọt sữa, nên
trái tim anh
… cứ tự nhiên ca hát
Những lời từ ngọn lúa sinh ra.
Đúng là chỉ khi thấm thía cuộc sống ở mảnh đất làng, khi đã lắng nghe được
âm điệu của lúa, khi day dứt với câu hỏi: Đất ơi, núm ruột tôi đất giữ ở nơi nào và
nhất là khi trực tiếp sục bàn chân trần trụi xuống bùn, Khoa mới càng thấy rõ:
“Có cái gì đó rất quê hương làm óc tim tôi run rẩy” và cảm nhận đến cội nguồn tất
cả những gì là máu thịt của nông thôn.
Trần Đăng Khoa – “nhà thơ mục đồng”. Các nhà phê bình văn học vẫn gọi
Khoa như vậy khi muốn khẳng định phong cách nghệ thuật của một cây bút thực
sự mặc dù tuổi đời còn rất nhỏ. Làng quê Bắc bộ đã tạo nên thơ Khoa, từ màu sắc
đến linh hồn, làm nên một thế giới nghệ thuật thơ riêng có, đầy sức cuốn hút đối
với nhiều thế hệ người yêu thơ. Có lẽ vì thế, nghĩ đến thơ Trần Đăng Khoa là
người ta nghĩ ngay đến những câu thơ mộc mạc như lời hát mục đồng, mặc cho
cậu bé mục đồng ấy bây giờ đã bước vào tuổi ngũ tuần:
- Đất trời cách một gang mây
Và tôi cùng với luống cày tỏa hương.
- Mái gianh ơi hỡi mái gianh
Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương
C3:
Ý nghĩa và bài học từ truyện cô bé quàng khăn đỏ
Nguyễn Minh Châu từng có những nhận xét: “Văn học và đời sống là hai vòng
tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người. Người viết nào cũng có thể có
tính xấu nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không
mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người.”
Truyện cổ tích, không nằm ngoài thiên chức cao của văn học, vẫn luôn hướng về
mong muốn hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn của con người. Cô bé quàng khăn đỏ cũng
mang trong mình rất nhiều ý nghĩa và bài học nhân sinh mà không phải ai cũng
biết
Bài học về sự tinh vi của cái ác
Trong câu chuyện, hình ảnh con sói già tượng trưng cho cái ác, phe phản diện.
Nó đã rất tinh ranh khi hóa trang thành người bà của cô bé. Kế hoạch của con sói
được lên rất kĩ càng và chi tiết, đồng thời với việc thành công trả lời tất cả những
câu hỏi của cô bé, nó đã chứng tỏ sự sành sỏi cũng như trí thông minh của mình.
Tội các này đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong qua khứ nên con sói mới có đủ
sự tinh ranh để lừa cô bé.
Cũng giống như sự hiện thân của cái ác trong cuộc sống. Rất khó phát hiện,
bởi nó có thể tồn tại ngay trong những sự vật hiện tượng gần gũi nhất, dễ dàng
biến hóa khiến cho con người mất cảnh giác. Trongcâu chuyện, cái ác đã giả dạnh
thành người bà, điều đó chứng tỏ những điều xấu lại rất dễ ngụy trang thành cái
thiện lương, song vẫn không thể nào che dấu đi bản chất thật sự của nó, và không
phải ai cũng đủ thông minh để nhìn ra chân tướng của sự việc.
Tác giả muốn phê phán những người giả nhân, giả nghĩa lợi dụng lòng tốt, sự
tin tưởng của người khác để hại người. Ở đây sói đã lợi dụng cô bé ngây thơ để
khai thác các thông tin và làm việc xấu. Khi sói đói bụng không tìm được cho
mình thức ăn đành ăn thịt bà và cô bé còn biểu trưng cho những con người thích
hưởng thụ nhưng không thích làm việc. Đây là một thói xấu đáng chê trách
Bóng tối dễ len lỏi, dễ tồn tại theo cách rất tinh vi. Sói đã thành công hoàn hảo
trong việc lừa dối cô bé, ngoài cuộc sống, cái ác cũng như thế, khó phát hiện và
cực kì xảo trá. Bản thân mỗi người cần phải hết sức tỉnh táo để phân biệt xấu – ác,
phải – trái, trắng – đen để không bị lừa dối dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Bài học về niềm tin tất thắng của cái thiện
Đại diện cho cái thiện trong tác phẩm chính là người thợ săn, xuất hiện ở
những tình tiết cuối cùng để cứu giúp cô bé. Ta có thể thấy, cái ác dẫu cực kì
mạnh mẽ và tinh vi, cũng không thể thắng được vài phút xuất hiện của cái thiện.
Điều đó thể hiện mong muốn mãnh liệt của nhân dân vào sự chiến thắng cuối
cùng của sự thiện lương trong tâm hồn con người.
Câu chuyện muốn truyền tải thông điệp, sự xuất hiện của những điều xấu xa
rất mạnh mẽ, được phủ rất nhiều lớp bọc, song cái đẹp, cái chân thiện mĩ thì đơn
giản hơn rất nhiều, không có nhiều từ ngữ để miêu tả về bác thợ săn, cũng như
người bà của cô bé, họ là những người bình thương, làm những hành động cũng
bình thường, song sự ảnh hưởng của những hành động đó lại vô cùng to lớn. Bởi
cái thiện không cần đến sự giải thích, nó tồn tại ngay trong niềm tin và luôn biết
cách xuất hiện đúng lúc để đẩy lùi cái xấu, mạnh mẽ đến độ có thể tái sinh lại
cuộc đời. Những người có lối sống bất chính, lười lao động và luôn muốn hưởng
thành quả sẵn đều sẽ phải thất thế trước người tốt. Cụ thể trong câu chuyện, sói
giá đã phải bỏ mạng trước nòng súng của bác thợ săn. Chuyện cổ tích này cũng là
nguồn động lực cổ vũ bé chăm chỉ học tập, rèn luyện, không lười biếng.
Tác giả của câu chuyện khẳng định sự lụi tàn của kẻ xấu trước sự xuất hiện
của người tốt, như một chân lý muôn thuở không thể thay đổi.

You might also like