You are on page 1of 3

Viết bài văn phân tích một tác phẩm/ đoạn trích truyện mà em yêu thích, (Đoạn

trích “Bồng chanh đỏ” của nhà văn Đỗ Chu)


Hướng dẫn làm bài
Hình thức: viết bài văn hoàn chỉnh (có đầy đủ bố cục 3 phần mở bài - thân bài - kết
bài) Trích từ Sách Giúp em viết đoạn văn / bài văn lớp 8
Dàn ý chỉ tiết
a/Mở bài:
- Nhà văn Đỗ Chu, tên thật là Chu Bá Bình, sinh ra tại Bắc Giang. Các tác phẩm của
ông giàu chất thơ. Tôi rất ấn tượng với đoạn trích “Bồng chanh đỏ” trong câu chuyện
cùng tên.
- Toát lên rõ nét trong đoạn trích chính là giá trị của tình yêu thương, sự tôn trọng lôi
sông tự do của các loài vật trong tự nhiên. Từ đó, đoạn trích đã trao truyền đến người
đọc thông điệp, bài học có giá trị.
b/Thân bài: làm rõ các luận điểm sau:
+ Luận điểm 1: chủ đề truyện là gì?
– Đoạn trích đã thể hiện tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống tự do đối với loài
vật trong thế giới tự nhiên.
- Chứng minh qua các yếu tố như sự kiện (phát hiện loài chim bồng chanh, đi bắt
chim, mong muốn cuộc sống an bình cho loài chim quý này, ...), mối quan hệ giữa các
nhân vật với hoàn cảnh, điều kiện sống mối quan hệ giữa Hiền và Hoài với cuộc sống
làng quê (phát hiện loài chim quý, sau khi bắt được lại thả ra và tiếp đó là nhận thức
của nhân vật Hoài về tình yêu thương, quý trọng các làoi vật trong tự nhiên)
Từ điểm nhìn của nhân vật Hoài trong câu chuyện của bản thân, cách kể chuyện mộc
mạc, giản đị kế với ngôi kể thứ nhất có tính chất chủ quan, chân thực, ...).
+ Luận điểm 2: đặc sắc về mặt nghệ thuật.
Cốt truyện — tình huống truyện: đơn giản, dễ hiểu; tình huống bất ngờ tạo được sự
“hứng thú cho người đọc.
Miêu tả nội tâm nhân vật:
+Cả hai nhân vật Hiền và Hoài đều có niềm yêu thích đặc biệt với loài chim bồng
chanh đỏ. Họ đều mong muốn được sở hữu loài chim đặc biệt này.
+Mỗi nhân vật đều bộc lộ cá tính riêng được thể hiện trong cảm xúc, suy nghĩ và
hành động.
Chi tiết đặc sắc:
HS có thể lựa chọn một vài chỉ tiết ấn tượng đối với mình. Ở đây, dung tôi chỉ đưa ra
gợi ý là HS nên chọn các chỉ tiết nôi bật, có tác dụng làm rố nhân vật, chủ đê của câu
chuyện. Ví dụ như các chí tiết mặc dù rất yêu thích, ấy vậy mà sau khi bắt được chim
bồng chanh thì anh Hiên lại đặt con chìm quý về tô hoặc chị tiết nhân vật Hiên ngăn
cản Hoài bắt chim bông chanh lần tiêp theo,...
.HS lấy dẫn chứng từ văn bản để làm rõ các yếu tố trên.
c/ Kết bài:
-Sự khéo léo trong việc kết hợp các yếu tô về mặt nghệ thuật đã giúp nhà văn Đỗ Chu
làm nổi bật chủ đề của truyện.
'Đọng lại trong tâm trí của tôi đó là... ….
Bài văn tham khảo
Nhà văn Đỗ Chu, tên thật là Chu Bá Bình, sinh ra tại Bắc Giang. Các tác phẩm
củua ông đặc biệt rất giàu chất thơ dễ đưa người đọc đến một miền cảm xúc thanh
khiết, trong ngần. Trong vô vàn những tác phẩm, đoạn trích đặc sắc của nhà văn, tôi
ấn tượng với đoạn trích “Bồng chanh đỏ” trong câu chuyện cùng tên. Toát lên rõ nét
trong đoạn trích là giá trị của tình yêu thương, sự tôn trọng lối sống tự do của các loài
vật trong tự nhiên. Từ đó, đoạn trích đã truyền đến người đọc thông điệp, bài học có
giá trị.
Trước hết, đọc qua đoạn trích này, tôi cực kỳ ấn tượng chủ đề của truyện mà
nhà văn Đỗ Chu đã gửi gắm. Đó chính là tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống
tự do đối với các loài vật trong thế giới tự nhiên. Mỗi loài vật đều góp phần tạo nên sự
đa dạng, phong phú, tô điểm cho thế giới tự nhiên thêm muôn màu muôn sắc. Từ sự
việc đi bắt bồng chanh đỏ của hai nhân vật Hiền và Hoài trong không gian làng quê
thanh bình, rồi trả lại loài chim quý về tổ của nó; đồng thời nổi bật nhất chính là sự
nhận thức của nhân vật Hoài được thể hiện trong mong muốn loài chim bồng chanh
quay trở lại nơi sinh sống của mình. Ngoài ra, chính ngôi kế thứ nhất, xuất phát từ
điểm nhìn của nhân vật Hoài trong câu chuyện đã làm cho chủ đề truyện trở nên rõ
ràng, khơi gợi nhiều cảm xúc nơi người đọc. Tất cả những điều ấy được kết đọng, ấm
áp trong tình yêu thương các loài vật.
Bên cạnh đó, đoạn trích Bông chanh đỏ còn gây được sức hấp dẫn ở nghệ thuật
thể hiện. Cốt truyện đơn giản xoay quanh hai nhân vật Hiền và Hoài cùng sự việc đi
bắt chim bông chanh nhưng chính sự giản đơn đó đã đem đến cho người đọc sự bất
ngờ, thú vị. Tình huống truyện được xây dựng bất ngờ, độc đáo kết hợp với việc thể
hiện nội tâm các nhân vật rất đặc sắc. Cả hai nhân vật Hiền và Hoài đều được tập
trung điễn tả là những người rất yêu mến loài chim bồng chanh đỏ và nhất là khi tình
cảm yêu mến đó được lan truyền từ Hiền sang em Hoài: “Tôi hiểu anh đang mê bỏng
chanh lắm, mê hơn tất cả những chú chim mà anh đã có trong lồng kia. Sự say mê đó
đã truyền sang tôi rất mau”. Trong suy nghĩ của họ, họ đều rất muốn sở hữu loài chim
quý này. Họ rất háo hức khi cùng nhau đi bắt chim. Thế nhưng, khi bắt được, thì Hiền
lại nảy ra ý định trả lại vào tổ vì anh nghĩ rằng: “Thôi tha cho vợ chồng nó, chúng nó
còn có con nhỏ”. Và để thể hiện thái độ chưa đồng tình cũng như cảm xúc tiếc nuối
vô cùng của Hoài, nhà văn đã đưa ra chỉ tiết tuy nhỏ nhưng thể hiện tính cách rất trẻ
con của nhân vật: “Dù sao, đề tỏ ý không tán thành, trước khi nhảy lên bờ tôi đã hắt xì
hơi mấy tiếng thật to”. Ngoài ra, phần cuối của đoạn trích, nhà văn Đỗ Chu rất tinh tế
trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật Hoài khi em hiểu ra và nhận thức rõ ràng
vấn đề bằng tất cả tình yêu thương của mình dành cho loài chỉm bé nhỏ ấy, Cách kể
đầy cảm xúc kết hợp với một loạt các từ biểu cảm cũng đã tạo được sự đồng điệu,
chia sẻ nơi người đọc: “Tôi thương đôi vợ chồng bồng chanh...
Cuộc sống của chúng có chắc được yên ổn không?... Bồng chanh, bồng chanh
ơi... „chúng tao yêu mày...” Chính cách xây đựng, các chỉ tiết và nghệ thuật đặc sắc
như vậy mà nhân vật trở nên sinh động, rõ nét trong tỉnh cách thê hiện cũng my đạt
thông điệp, bài học rất khéo léo của nhà văn.
Sự khéo léo trong việc kết hợp các yêu tố về mặt nghệ thuật đã giúp nhà văn Đỗ
Chu làm nổi bật chủ đề của truyện. Đọng lại trong tâm trí của tôi đó là cái nhìn đầy
lòng nhân ái, lòng vị tha, để cao giá trị của tình yêu thương trong truyện. Từ đó, nhà
văn gửi gửi gấm đến tất cả chúng ta một thông điệp rằng cần phải biết quan tâm đến
thiên nhiên, nhất là những loài vật đang trên bờ tuyệt chủng. Chúng ta phải đưa ra các
quy định trong việc bảo tồn và phát triển loài vật trong thể giới tự nhiên vì đó chinh là
một phân sự sống còn của nhân loại.

You might also like