You are on page 1of 10

Nội dung

Khoá VĂN VIP 2 lớp 9

Khoá học khai giảng 10/11/2023 gồm 3 giai đoạn


Kiến thức phân tích văn bản lớp 9 (Học 100%
qua video, có trợ giảng đồng hành, hỗ trợ
xuyên suốt buổi học)
Kĩ năng viết và làm bài bao gồm: Đọc hiểu,
Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học (Học trực
tuyến cùng giáo viên qua livestream)
Thực chiến luyện đề sát nhất với đề thi của
Sở Giáo dụ Giáo dục (Học trực tuyến cùng
giáo viên qua livestream)
Video học thử
Quyền lợi khi tham gia khoá học

Học sinh được cung cấp Kho tài liệu khổng lồ


từ cơ bản đến mở rộng
Chấm chữa bài chi tiết sau mỗi buổi học
Trợ giảng hỗ trợ giải đáp thắc mắc về kiến
thức, bài tập khi học sinh gặp khó khăn

Hình thức học

Giáo viên phụ trách: chị Hải Quỳnh

Học qua video kết hợp cùng livestream trực tuyến


với giáo viên theo từng nội dung học
Học lại từ đầu toàn bộ kiến thức lớp 9
- Ôn thi Tuyển sinh 10
Đăng kí học
Lịch học tại đây
Chuyên đề KTN: Thứ 3,5,7
Chuyên đề Kĩ năng: Thứ 3,7
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh Khoá học Ôn thi vào 10 – 2k9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7

Khi viết bài nghị luận văn học, các bạn cần tìm hiểu và nắm vững
kiến thức lí luận văn học, để lồng ghép, găm cài vào việc mở bài,
viết luận điểm, giải thích, đánh giá và diễn đạt…. để ý kiến đưa
ra khi bình luận, phân tích, cảm nhận có một cơ sở vững chắc, có
chiều sâu. Những kiến thức lí luận sẽ giúp các bạn phát hiện những
tín hiệu thẩm mĩ mang màu sắc khúc chiết, logic.

1. Áp dụng vào luận điểm

Ví dụ: 2 câu đầu bài thơ “Bếp lửa”

Thay vì viết:

Mở đầu bài thơ là hình ảnh "bếp lửa" - nơi khơi nguồn cảm xúc nỗi
nhớ, hồi tưởng về người bà kính yêu:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Chúng ta sẽ viết:

Nhà thơ Puskin từng nói rằng: “Thơ được tạo ra từ cơn động kinh
của tâm hồn. Đó là cú đại địa chấn được dồn ứ từ những biến cố,
những kỉ niệm, có khi là nỗi nhớ quặn lòng.” Và phải chăng khi “kỉ
niệm” và “cảm xúc” đã đong đầy trong nỗi nhớ cũng là lúc mà hồn

thơ Bằng Việt bật lên những trang viết thiết tha:
1 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh Khoá học Ôn thi vào 10 – 2k9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

2. Áp dụng vào phân tích thơ

Ví dụ 1: Phân tích 6 câu thơ trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Thay vì viết:

Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên mùa xuân mang sắc màu
và âm thanh quen thuộc của đồng quê được vẽ bằng hình ảnh bình
dị, chọn lọc, gợi cảm:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện


2 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh Khoá học Ôn thi vào 10 – 2k9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Rồi sau đó các bạn phân tích lần lượt từng câu thơ…..

Chúng ta sẽ viết:

Bàn về tính nhạc trong thơ tác giả Trần Thiện Thanh cho rằng: “Thi
nhân phổ nhạc cho thơ, tiếng thơ vang ngân trong không gian, tạo
thành các “bước sóng” gõ của tâm hồn đọc giả. Ở đoạn thơ trên
Thanh Hải đã vô cùng khéo léo, linh hoạt trong cách ngắt nhịp thơ
2/3, 3/2 đan xen khiến người cảm thấy mình đang đứng trước một
khúc nhạc chứ không chỉ đứng trước một bài thơ đơn thuần. Việc
sử dụng những hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu tượng: dòng sông
xanh, bông hoa tím, tiếng chim ngân vang thể hiện cảm xúc say sưa,
ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, mong
muốn hoá vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông
giá lạnh khiến ta vô cùng khâm phục. Cảm xúc của tác giả trước
mùa xuân đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật,
trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên
“ơi, hót chi… mà…” làm cho câu thơ như trải dài, ngân vang khắp

khoảng trời xứ Huế……

3 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh Khoá học Ôn thi vào 10 – 2k9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7

Ví dụ 2: Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh
Châu.

Thay vì viết:

Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi rộng biết nhiều "Suốt
đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất",
anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ. Có thể nói bao
cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô hội gần xa, những miếng ngon nơi
đất khách quê người, anh đã được thưởng thức, nhưng những cảnh
đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc nơi quê hương
cho đến ngày tháng năm ốm đau trên gường bệnh khi sắp từ giã cõi

đời anh mới cảm thấy một cách sâu sắc, cảm động

Chúng ta sẽ viết :

Điều đầu tiên mà thiên nhiên cần là tình yêu nồng đối với cuộc sống
và văn học cũng vậy. Nhà văn cần sống sâu với cuộc đời để chiêm
nghiệm, để cảm nhận những gì tinh túy nhất của cuộc sống mà góp
lên trang.Tô Hoài đã từng nói : "Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông
xuống những trang bản thảo, phải là hạt ngọc mới nhất của mình
tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có. Trang sách
mà không có ngọc, trang bản thảo mà không có chữ thần, không có
tinh hoa, thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất cả
bao nhiêu ước vọng và khát khao mà ta gửi gắm vào sáng tác biết
lấy gì cho sống được." Với nhân vật Nhĩ, nhà văn Nguyễn Minh Châu
dường như đã thổi trọn hồn mình gửi gắm trong con người nhân vật
này. Câu chuyện viết về số phận của Nhĩ, nhân vật chính của

4 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh Khoá học Ôn thi vào 10 – 2k9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7

truyện, một người đàn ông đã từng bôn ba, được tiếp xúc nhiều nơi,
chiêm ngưỡng bao vẻ đẹp kì quan của thế giới nhưng đến cuối đời
lại bị một căn bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân, không thể tự mình
di chuyển và đang sống những ngày cuối cùng, giáp ranh giữa sự
sống và cái chết. Nhưng hoàn toàn trái ngược với cái lẽ thường tình
mà nhiều nhà văn khác thường khai thác loại tình huống này để nói
lên cái khát vọng sống mãnh liệt và cái sức sống mạnh mẽ của con
người (Giắc lân đơn ; Ô- hen ri), Nguyễn Minh Châu tạo tình huống
nghịch lí này để chiêm nghiệm một triết lí về đời người.

3. Áp dụng vào phân tích nghệ thuật ngôn từ

Ví dụ: Phân tích câu thơ:

Có đám mây mùa hạ


Vắt nửa mình sang thu

Thay vì viết:

Khép lại khổ thơ là hình ảnh đám mây được nhân hóa với hành động
“vắt nửa mình”. Hình ảnh thơ rất giàu tính chất tạo hình trong không
gian và có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Đám mây
trắng buốt mềm mại trải dài như một tấm lụa treo ngang trên bầu
trời, rất nhẹ nhàng, duyên dáng. Và mây cũng chính là ranh giới
chao nghiêng giữa hai mùa hạ – thu. Cảnh vật trở nên vừa hư lại
vừa thực, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất nên thơ và hết
sức độc đáo, mới mẻ của tác giả. Tóm lại, với một hệ thống những
hình ảnh đẹp, giàu tính chất tạo hình trong không gian, kết hợp với

5 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh Khoá học Ôn thi vào 10 – 2k9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7

nghệ thuật nhân hóa, tương phản, nhà thơ đã khắc họa thành công
khung cảnh trời đất khi bắt đầu vào thu thật sống động, tinh tế,

nhẹ nhàng.

Chúng ta sẽ viết:

Ngôn từ là tinh hoa quý giá nhất của người làm thơ. Người làm thơ
cũng như kẻ làm vườn vậy, phải chăm chút sao cho vườn hoa ngôn
ngữ của mình nở ra những bông hoa đẹp nhất. Thế mới có ý kiến:
“Làm thơ là cân một nghìn milligram quặng chữ”. Với ý niệm ấy chữ
“vắt” xứng đáng là nhãn tự của câu thơ, là tinh hoa của cả câu thơ
này. Hữu Thỉnh dùng động từ “vắt” để gợi ra trong thời điểm giao
mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ
lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. Đám mây ấy dường như nó
vẫn còn vương vấn ánh nắng ấm áp của mùa hạ nên chỉ “vắt nửa
mình sang thu”. Nó đã tạo nên một lằn ranh giới mỏng manh, hư ảo.
Có lẽ, thực tế sẽ không thể nào có áng mây bé nhỏ nào như thế. Đó
chỉ là sự liên tưởng đầy thú vị của thi sĩ. Tất cả góp phần tạo nên
một thời khắc giao mùa đầy chất thơ, tinh tế và nhạy cảm, độc

đáo nhưng bâng khuâng trong không gian êm dịu của mùa thu.

4. Áp dụng vào mở bài

Ví dụ: Phân tích hình tượng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của
nhà văn Kim Lân

Thay vì viết:

6 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh Khoá học Ôn thi vào 10 – 2k9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7

Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân đã
để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc. Đó là người nông dân
có tình yêu làng và yêu nước sâu sắc, hai tình yêu này hòa quyện
với nhau tạo nên dấu ấn khó phai về nhân vật. Tình yêu làng của
ông Hai được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, nó ngấm vào máu thịt
trong ông. Tình yêu ấy có thể chia làm ba chặng chính: tình yêu
làng khi ông Hai ở làng tản cư; tình yêu làng, yêu nước khi ông Hai
nghe tin làng mình theo Việt gian; tình yêu làng, yêu nước khi ông
nghe tin cải chính.

Chúng ta sẽ viết:

Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó cất lên tiếng nói
của con người, ca ngợi và bảo vệ con người. Bởi thế Nam Cao từng
nói: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là
ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát
ra từ những kiếp sống lầm than”. Văn chương là vậy, nó vẫn luôn
đẹp một cách đặc biệt nhất. Phải chăng chính vì thế mà các nhà
thơ, nhà văn luôn tạo ra những nét riêng cho mình bằng việc xây
dựng lên những hình tượng nhân vật độc đáo chở nặng tâm tư của
tác giả. Điều đó được thể hiện rõ qua nhân vật ông Hai trong tác
phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân. Sự tinh tế, độc đáo trong nghệ
thuật xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn Kim Lân đã góp
phần chắp cánh cho tác phẩm vút bay trên bầu trời văn đàn dân

tộc.

7 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội


Học Văn chị Hiên – THCS Lớp 6,7,8,9
Tuyển sinh Khoá học Ôn thi vào 10 – 2k9 https://forms.gle/AMJVGBUQbexMgXoJ7

5. Áp dụng vào kết bài

Ví dụ: Phân tích bài thơ “Đồng Chí” của nhà thơ Chính Hữu

Thay vì viết:

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu với chủ đề về tình đồng chí được
triển khai xuyên suốt tác phẩm, đồng thời cũng làm hiện lên hình
ảnh người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp của
dân tộc. Với lối thơ hàm súc, tác giả để lại những cảm xúc khó phai

trong lòng người đọc.

Chúng ta sẽ viết:

Thơ ca, vẫn mãi ngàn đời là mảnh đất hiện thực phì nhiêu, những
vần thơ mới nở rộ cánh hoa thơm ngát để hiến dâng hương sắc cho
đời. “Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy đã được ủ
thành men và bốc lên đắm say.” (Lưu Trọng Lư) bằng “một tâm hồn,
một trí tuệ” sâu sắc. Với Chính Hữu thơ giống như dòng sông soi
bóng cuộc đời, len vào tâm hồn con người những mạch nguồn cảm
xúc dạt dào chảy mãi không thôi. Bài thơ đã làm sống lại một thời
khổ cực của cha anh ta, làm sống lại chiến tranh ác liệt. Bài thơ
khơi gợi lại những kỉ niệm đẹp, những tình cảm tha thiết gắn bó yêu
thương mà chỉ có những người đã từng là lính mới có thể hiểu và
cảm nhận hết được.

8 | Số 11 ngõ 182 Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

You might also like