You are on page 1of 113

DÀN Ý CHI TIẾT- BÀI LÀM TẬP LÀM VĂN PHẦN VIẾT KẾT NỐI TRI

THỨC LỚP 8 KÌ 2
BÀI 6: CHÂN DUNG CUỘC SỐNG
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC (TRUYỆN)
ĐỀ SỐ 1: Phân tích truyện ngắn Bầy chim chìa vôi
DÀN Ý CHI TIẾT
MỞ BÀI:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, sáng tác:

+ Tác giả Nguyễn Quang Thiều (13/02/1957) là một nhà thơ, nhà văn, là cây bút
đa năng và sung sức, xuất hiện thường xuyên trên văn đàn, báo chí.

+ Có nhiều sáng tác hay cho thiếu nhi với lối viết chân thực, gần gũi với cuộc
sống đời thường
- Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm:

+ Tác phẩm Bầy chim chìa vôi được trích trong tập “Mùa hoa cải bên sông”. Tác
phẩm là một câu chuyện đẹp về tình yêu, sự gắn bó giữa con người với thiên
nhiên.
+ Qua câu chuyện, chúng ta thấy được tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương của
những đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm
THÂN BÀI:

1. Nội dung chính của truyện.

- Cuộc nói chuyện và suy nghĩ đầy lo lắng của hai anh em Mên và Mon về tổ
chim chìa vôi có thể bị nước sông nhấn chìm lúc 2 giờ sáng khi tỉnh giấc.

- Hai anh em quyết định đi tới sông ngay trong đêm mưa để cứu bầy chim chìa
vôi.

- Tận mắt nhìn thấy những chú chim non bay lên từ bãi cát giữa sông vào lúc

1
bình minh, trong lòng hai anh em trào lên sự vui vẻ, cảm động khó tả.

2. Nêu chủ đề của truyện.


- Chủ đề viết về tuổi thơ và thiên nhiên (truyện về hai đứa trẻ và bầy chim chìa
vôi bên bãi sông gắn bó với quê hương) tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của tâm
hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy tình yêu thương vạn vật xung quanh.
- Khắc hoạ những cậu bé dũng cảm, dám hành động, biết quan tâm, yêu thương
những gì diễn ra xung quanh mình.
- Câu chuyện mà nhà văn mang đến nhận được nhiều sự chú ý của độc giả trong
cách khai thác đề tài, chủ đề gần gũi cuộc sống nhưng chứa đựng ý nghĩa, giá trị
nhân sinh sâu sắc.

3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ
thuật của tác phẩm

a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Thế giới tuổi thơ với việc xây dựng nhân vật hai anh em Mên và Mon đầy nghệ
thuật. Miêu tả tâm lí tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động; đặt nhân vật vào tình
huống mang tính thử thách để bộc lộ tính cách.

- Người đọc theo dõi hành trình câu chuyện từ hai giờ sáng đến bình minh thức
dậy bằng cách nói chuyện lo lắng, quan tâm dành cho những chú chim chìa vôi
non ở đầu câu chuyện, đến hành động ra sống để cứu bầy chim rồi khó trong sự
sung sướng bất ngờ ở cuối truyện ...

- Qua những cử chỉ, hành động và lời nói của các nhân vật thế giới tình yêu
thương, sự vô tư, hồn nhiên, trong sáng qua ngòi bút tài hoa của nhà văn đã thể
hiện.

* Nhân vật Mon:

2
- Mon là em nhưng Mon có những suy nghĩ, lo lắng xuất phát từ trái tim tốt
bụng, biết quan sát, lanh lợi và rất đáng yêu.

- Không thể ngủ vì lo cho sự sống những chú chim nhỏ có thể bị dòng nước cuốn
trôi, liên tục đặt ra những câu hỏi với chi tiết lặp lại: “anh bảo…” đi kèm với
việc: mưa to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập chưa,
những con chìa vôi…

- Luôn suy nghĩ của em vẫn hướng tới bầy chim chìa vôi trên sông, em rất lo cho
tổ chim chìa vôi. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”; đề xuất với
anh Mên: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và dần thành một câu khẳng định,
quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Quyết định đi cứu những
chú chim non không phải đến từ anh Mên mà lại chính là Mon càng thể hiện sự
dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon.

* Nhân vật Mên:

- Người anh trai khá yên tĩnh, có phần cục cằn và hay gắt gỏng, nhưng biết suy
nghĩ, ấm áp và giàu lòng nhân hậu.

- Dù không đặt ra nhiều câu hỏi như em Mon, nhưng Mên vẫn trả lời bằng một
thái độ tỉnh táo, và hóa ra cậu bé cũng không ngủ được. Mên cũng nằm im, cố
đưa mình vào giấc ngủ, nhưng khi Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim sẽ bị
chìm mất”, Mên im lặng nhưng sau lại hỏi: Thế làm thế nào bây giờ?. Im lặng
một phút rồi đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”,

- Là một cậu bé tinh nghịch của trẻ em nhưng lại có vẻ trưởng thành của người
lớn. chín chắn và trưởng thành qua chính sự tin tưởng, sự dựa dẫm và cách đặt
câu hỏi liên tiếp về mọi thắc mắc của em Mon. Mên luôn là người giải đáp và chỉ

3
huy mọi việc cho cả hai anh em cùng nhau làm trong tất cả mọi tình huống:
quyết định lấy đò, chèo ra bờ sông, kéo đò vào bờ …

- Nét trẻ con: có những nét trẻ con thể hiện qua những lần cậu bé chợt sợ hãi khi
nghĩ về bố của mình, đây là một chi tiết khá là thú vị, bởi tâm lý của trẻ em bao
giờ cũng sẽ sợ bố mình.

- Cùng với người em của mình ẩn sâu bên trong ở nhân vật Mên, thì đó chính là
cậu bé có một trái tim đầy sự ấm áp, giàu tình yêu thương. Những hành động lo
lắng cho người em trai, cùng em trai chèo đò ra bờ sông …=> tâm hồn giàu tình
yêu thương thể hiện qua tâm lí của cậu, từ việc cậu lo lắng, rồi vỡ oà trong vui
sướng trong câu chuyện.

b. Tình huống bất ngờ

- Chi tiết nửa đêm nước sông dâng lên ngập bãi giữa sông ở đó có bầy chim chìa
vôi có nguy cơ bị đuối nước, nhấn chìm.

- Khi nước dâng lên cũng là lúc bầy chim chìa vôi kịp tung cánh bay lên trong
cảnh bình minh tuyệt đẹp, trong sự ngỡ ngàng của Mên và Mon.

- Xây dựng các tình huống bất ngờ trong truyện giúp truyện kể thêm thú vị, tăng
tình tiết câu chuyện, phù hợp tiếp nhận của bạn đọc nhỏ tuổi.

c. Sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh tăng sức gợi hình, gợi cảm
- Miêu tả bầy chim chìa vôi với các chi tiết chim bố và chim mẹ lo lắng, chăm
sóc cho bầy chim non thể hiện giàu tình yêu thương, lo lắng và hết lòng hi sinh
vì con.
- Việc bầy chim cần làm để thoát khỏi dòng nước: Tự bản thân phải nỗ lực hết
sức; chọn và quyết định, quyết liệt, dứt điểm, đúng thời điểm mới chiến thắng
được dàng nước lũ đang dâng lên. Đồng thời đã cho thấy sức sống mãnh liệt và

4
kì diệu của thế giới tự nhiên.
- Bầy chim non bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao lại được coi là
“chuyến bay kì vĩ và quan trọng nhất trong đời” vì nó là bước khởi đầu biết tự
lập bay để thoát khỏi thử thách nguy hiểm; khẳng định sức sống mãnh liệt của
bản thân; đánh dấu sự trưởng thành...để lại nhiều bài học cho mỗi chúng ta.

d. Sử dụng ngôi kể thứ 3 hấp dẫn, ngôn ngữ kể tự nhiên

- Nhà văn dùng ngôi kể thứ 3 – ngôi kể khách quan chứng kiến toàn bộ cảnh hai
anh em Mên và Mon từ khi tỉnh giấc đến khi học chứng kiến cảnh huy hoàng bay
lên của bầy chim chìa vôi trong cảnh bình minh đầy ngoạn mục.

- Kết hợp ngôn ngữ gần gũi giúp cho các nhân vật được thể hiện một cách chân
thực, sinh động, tự nhiên không chỉ góp phần thể hiện chủ đề ý nghĩa nhân văn
câu chuyện mà còn thể hiện tài năng, sự tinh tế trong việc nắm bắt “thế giới
ngôn ngữ trẻ thơ” giàu cảm xúc, trong trẻ, hồn nhiên và nhạy cảm trước những
gì xảy ra trong cuộc sống.
KẾT BÀI:

- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm:

+ Từ truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi”, ta cảm nhận được những điều ý nghĩa
từ những câu chuyện nhỏ của hai đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi; thấy
được sự ngây thơ, tình cảm trong sáng, hồn nhiên,tấm lòng nhân hậu, yêu
thương …
+ Truyện bồi dưỡng lòng trắc ẩn, tình yêu loài vật, yêu thiên nhiên quanh
mình..
- Suy nghĩ, liên hệ gợi ra từ tác phẩm:

+ Nhà văn cũng muốn gửi gắm một thông điệp sâu sắc về cuộc sống: Con
người cần sống hòa hợp và gắn bó hơn với thiên nhiên, với muôn loài. Đó là

5
một phần của cuộc sống.
BÀI VIẾT THAM KHẢO KHỚP DÀN Ý CHI TIẾT

Gắn bó với tuổi thơ của biết bao thế hệ thiếu nhi, nhà văn Nguyễn Quang
Thiều sở hữu nhiều tác phẩm đặc sắc, mang đậm dấu ấn. Trong đó, tác phẩm “Bầy
chim chìa vôi” là một trong số truyện tiêu biểu đón nhận sự yêu mến nhất là độc
giả nhỏ tuổi. Tác phẩm là một câu chuyện đẹp về tình yêu, sự gắn bó giữa con
người với thiên nhiên. Qua câu chuyện, chúng ta thấy được tấm lòng nhân hậu,
tình yêu thương của những đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi nhỏ bé nhưng kiên
cường, dũng cảm; mag đến cho bạn đọc những bài học ý nghĩa, giá trị trong cuộc
sống.

Truyện ngắn bắt đầu từ cuộc nói chuyện và suy nghĩ của hai anh em Mên và
Mon về tổ chìa vôi có thể bị nước sông nhấn chìm. Với tấm lòng nhân hậu, hai anh
em quyết định đi tới sông ngay trong đêm mưa. Tận mắt nhìn thấy những chú chim
non bay lên từ bãi cát giữa sông vào lúc bình minh, trong lòng hai anh em trào lên
sự vui vẻ, cảm động khó tả. Giữa đêm mưa, Mon và Mên đều khó ngủ, lí do bắt
nguồn từ sự lo lắng nước sông dâng cao ngập bãi sông, hai anh lo lắng cho những
chú chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối. Sau khi trải qua cả đêm vật lộn, bình minh
đã đến, hai anh em cũng đã tới bãi sông. Khung cảnh bình minh hiện ra đẹp kì
diệu, ánh bình minh rọi sáng những hạt mưa trên mặt sông thì một cảnh tượng như
huyền thoại hiện ra, từ mặt nước những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt
khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. Cuộc cất cánh của bầy chim chìa vôi non xảy ra
một cách bất ngờ và ngoạn mục, khiến hai anh em im lặng, hai đứa đứng không
nhúc nhích, xúc động đến phát khóc khi thấy bầy chim non bay lên và hạ cánh an
toàn bên một lùm dứa dại bờ sông. Đây là một khung cảnh vô cùng cảm động
trong mắt hai bạn nhỏ, bởi với những chú chim, bầy chim non thực hiện xong

6
chuyến bay đầu tiên, quan trọng trong cuộc đời của chúng, còn với Mon và Mên,
đây là khung cảnh vỡ òa sau bao lo lắng, bất an của hai anh em.
Với chủ đề viết về tuổi thơ và thiên nhiên (truyện về hai đứa trẻ và bầy chim
chìa vôi bên bãi sông gắn bó với quê hương) tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của
tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy tình yêu thương vạn vật xung
quanh. Không những thế tác phẩm còn khắc hoạ những cậu bé dũng cảm, dám
hành động, biết quan tâm, yêu thương những gì diễn ra xung quanh mình. Câu
chuyện mà nhà văn mang đến nhận được nhiều sự chú ý của độc giả trong cách
khai thác đề tài, chủ đề gần gũi cuộc sống nhưng chứa đựng ý nghĩa, giá trị nhân
sinh sâu sắc.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã đưa người đọc trở về thế giới tuổi thơ với
việc xây dựng nhân vật hai anh em Mên và Mon đầy nghệ thuật. Miêu tả tâm lí
tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động; đặt nhân vật vào tình huống mang tính thử
thách để bộc lộ tính cách. Người đọc theo dõi hành trình câu chuyện từ hai giờ
sáng đến bình minh thức dậy bằng cách nói chuyện lo lắng, quan tâm dành cho
những chú chim chìa vôi non ở đầu câu chuyện, đến hành động ra sống để cứu bầy
chim rồi khó trong sự sung sướng bất ngờ ở cuối truyện ... Với tính cách trẻ thơ
hồn nhiên và trong sáng cùng với đó là một tấm lòng yêu thương động vật và trân
trọng sự sống của hai anh em. Qua những cử chỉ, hành động và lời nói của các
nhân vật thế giới tình yêu thương, sự vô tư, hồn nhiên, trong sáng qua ngòi bút tài
hoa của nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện.

Chúng ta dễ nhận thấy dù là em nhỏ, nhưng Mon có những suy nghĩ, lo lắng
xuất phát từ trái tim tốt bụng, biết quan sát, lanh lợi và rất đáng yêu. Cậu bé không
thể chìm vào giấc ngủ vì lo cho sự sống những chú chim nhỏ có thể bị dòng nước
cuốn trôi, liên tục đặt ra những câu hỏi với chi tiết lặp lại: “anh bảo…” đi kèm với
các sự việc: mưa to không, nước sông lên có to không, bãi cát giữa sông đã ngập

7
chưa, những con chìa vôi… Dù Mon đã cố nghĩ sang chuyện vui khác, nhưng suy
nghĩ của em vẫn hướng tới bầy chim chìa vôi trên sông, em rất lo cho tổ chim chìa
vôi. “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Nghĩ thế, sự ngập ngừng dần
trở nên quyết đoán, khiến Mon đề xuất với anh Mên: “Hay mình mang chúng nó
vào bờ?” và dần thành một câu khẳng định, quả quyết: “Mình phải đem chúng nó
vào bờ, anh ạ”. Quyết định đi cứu những chú chim non không phải đến từ anh Mên
mà lại chính là Mon càng thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của
Mon.

Người anh trai Mên trong truyện ngắn khá yên tĩnh, có phần cục cằn và hay
gắt gỏng, thế nhưng bên trong đó lại là một cậu bé biết suy nghĩ, ấm áp và giàu
lòng nhân hậu. Tuy không đặt ra nhiều câu hỏi như em Mon, nhưng Mên vẫn trả
lời bằng một thái độ tỉnh táo, và hóa ra cậu bé cũng không ngủ được. Mên cũng
nằm im, cố đưa mình vào giấc ngủ, nhưng khi Mon nhắc lại một lần nữa: “Tổ chim
sẽ bị chìm mất”, Mên im lặng nhưng sau lại hỏi: Thế làm thế nào bây giờ?. Im lặng
một phút rồi đưa ra câu hỏi “Đi bây giờ à?”, đây không phải câu hỏi thể hiện sự
chần chừ mà là một lời nói giúp em trai Mon chắc chắn về quyết định của mình.
Bên cạnh đó nhân vật Mên là một cậu bé tuy mang nét tính cách tinh nghịch của
trẻ em nhưng lại có vẻ trưởng thành của người lớn. Vẻ trưởng thành ấy của Mên đã
được thể hiện rõ nét trong mối quan hệ với chính em trai của mình tên là Mon.
Hình dáng của Mên càng thêm chín chắn và trưởng thành qua chính sự tin tưởng,
sự dựa dẫm và cách đặt câu hỏi liên tiếp về mọi thắc mắc của em Mon. Mên luôn
là người giải đáp và chỉ huy mọi việc cho cả hai anh em cùng nhau làm trong tất cả
mọi tình huống. Chẳng hạn như những việc quyết định lấy đò, chèo ra bờ sông để
cùng nhau xem bầy chim chìa vôi non, hay là kéo đò vào bờ để cất kẻo bị trôi đò
trong đêm mưa. Nhưng ở cậu bé Mên này, cũng lộ rõ những nét trẻ con có những
nét trẻ con. Tính cách trẻ con ấy của Mên được thể hiện qua những lần cậu bé chợt

8
sợ hãi khi nghĩ về bố của mình, đây là một chi tiết khá là thú vị, bởi tâm lý của trẻ
em bao giờ cũng sẽ sợ bố mình.

Cùng với người em của mình ẩn sâu bên trong ở nhân vật Mên, thì đó chính
là cậu bé có một trái tim đầy sự ấm áp, giàu tình yêu thương. Những hành động lo
lắng của cậu dành cho người em trai khi trong đêm mưa gió Mên đã cùng em trai
chèo đò ra bờ sông mục đích là kiểm tra tình hình mấy chú chim chìa vôi non thế
nào. Chính điều này đã thể hiện được cậu bé Mên có một tâm hồn giàu tình yêu
thương. Sự yêu thương đó, được thể hiện qua tâm lí của cậu, từ việc cậu lo lắng,
rồi vỡ oà trong vui sướng cho đến bật khóc khi những chú chim chìa vôi đã được
an toàn.

Ngoài ra nhà văn mang đến sự bất ngờ, hấp dẫn của câu chuyện bằng tình
huống truyện được tác giả xây dựng khá độc đáo. Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh
giấc rồi quay sang gọi anh trai là Mên. Liên tiếp những câu hỏi như: “Anh bảo mưa
có to không?”, “Nhưng anh bảo ước sông có lên to không?” đã bộc lộ được vẻ lo
lắng, bồn chồn của Mon. Những câu hỏi dồn dập khiến Mên gắt lên: “Bảo cái gì
mà bảo lắm thế”. Nhưng khi nghe Mon nói rằng: “Em sợ những con chim chìa vôi
non bị chết đuối mất”, Mên cũng hiểu ra. Đáp lại câu nói của em trai, Mên cũng
bộc lộ sự lo lắng: “Tao cũng sợ”. Thế rồi, cả hai đều không ngủ được, tiếp tục trò
chuyện. Qua chi tiết này, có thể thấy được sự hồn nhiên, thơ ngây của hai nhân vật
này. Ngoài ra chi tiết khi nước dâng lên cũng là lúc bầy chim chìa vôi kịp tung
cánh bay lên trong cảnh bình minh. Chứng kiến những cánh chim chìa vôi bé bỏng
đã ướt át bứt ra khỏi mặt nước, dương cao đôi cánh bay lên trời cao trong sự bất
ngờ, hạnh phúc đến rơi nước mắt của hai bạn nhỏ vì sự xúc động, vì tình yêu
thương. Như vậy việc xây dựng các tình huống bất ngờ trong truyện giúp chuyện
kể thêm thú vị, tăng tình tiết câu chuyện, phù hợp tiếp nhận của bạn đọc nhỏ tuổi.

9
Các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh cũng được nhà văn triệt để sử dụng
góp phần tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp truyện kể về thế giới
thiên nhiên trở lên gần gũi với con người nhất là trẻ thơ. Đó là khung cảnh thiên
nhiên đầy ánh sáng bằng các hình ảnh nhân hoá, so sánh cùng cảnh tượng “như
huyền thoại” khi bầy chim bay lên bằng trong sự ngỡ ngàng, vỡ oà cảm xúc của
Men và Mon. Đó là cách miêu tả bầy chim chìa vôi với các chi tiết chim bố và
chim mẹ lo lắng, chăm sóc cho bầy chim non: “dẫn bầy chim non đi tránh nước”,
“đập cánh như để dạy và khuyến khích”, “sốt ruột mong đàn con chúng có đủ sức
nâng mình lên...” thể hiện giàu tình yêu thương, lo lắng và hết lòng hi sinh vì con.
Việc bầy chim cần làm để thoát khỏi dòng nước: Tự bản thân phải nỗ lực hết sức;
chọn và quyết định, quyết liệt, dứt điểm, đúng thời điểm mới chiến thắng được
dàng nước lũ đang dâng lên. Đồng thời đã cho thấy sức sống mãnh liệt và kì diệu
của thế giới tự nhiên. Bầy chim non bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên
cao được nhà văn ví như “chuyến bay kì vĩ và quan trọng nhất trong đời” là bước
khởi đầu biết tự lập bay để thoát khỏi thử thách nguy hiểm; khẳng định sức sống
mãnh liệt của bản thân; đánh dấu sự trưởng thành...đã để lại nhiều bài học cho mỗi
chúng ta về việc đối mặt và vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Một trong những đặc sắc góp phần thành công của câu chuyện phải kể đến
việc nhà văn lựa chọn dùng ngôi kể thứ 3, vốn là ngôi kể khách quan chứng kiến
toàn bộ cảnh hai anh em Mên và Mon từ khi tỉnh giấc đến khi học chứng kiến cảnh
huy hoàng bay lên của bầy chim chìa vôi trong cảnh bình minh đầy ngoạn mục.
Ngôi kể này có khi cùng với người kể chuyện dẫn dắt truyện kể: “Khoảng hai giờ
sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi: - Thằng Mên hỏi
lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi”; có khi là lời nhân vật: “-
Anh Mên ơi, anh Mên!; - Gì đấy? Mày không ngủ à?” cho thấy sự linh hoạt và
sáng tạo trong ngôi kể của nhà văn để giúp hai nhân vật Mon và Mên từ người đọc
trở nên thú vị, chân thực và đặc biệt hơn. Cùng với đó là sự kết hợp ngôn ngữ gần

10
gũi giúp cho các nhân vật được thể hiện một cách chân thực, sinh động, tự nhiên
không chỉ góp phần thể hiện chủ đề ý nghĩa nhân văn câu chuyện mà còn thể hiện
tài năng, sự tinh tế trong việc nắm bắt “thế giới ngôn ngữ trẻ thơ” giàu cảm xúc,
trong trẻ, hồn nhiên và nhạy cảm trước những gì xảy ra trong cuộc sống.

Có thể nói với truyện ngắn Bầy chim chìa vôi, Nguyễn Quang Thiều đã gửi
gắm biết bao thế hệ bạn đọc cảm nhận được những điều ý nghĩa tốt đẹp nhân văn
từ những câu chuyện nhỏ của hai đứa trẻ đối với bầy chim chìa vôi bằng chính
sự ngây thơ, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu, yêu
thương. Truyện bồi dưỡng lòng trắc ẩn, tình yêu loài vật, yêu thiên nhiên xung
quanh chúng ta. Từ câu chuyện mỗi chúng ta cảm nhận, hiểu sâu sắc thêm thông
điệp về cuộc sống: Con người cần sống hòa hợp và gắn bó hơn với thiên nhiên,
với muôn loài. Đó là một phần của cuộc sống.
ĐỀ SỐ 2: Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa
DÀN Ý CHI TIẾT
MỞ BÀI:

- Giới thiệu khái quát về nhà văn Thạch Lam, cảm hứng sáng tác:

+ Cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam trước năm 1945; nhà văn thành công
với truyện ngắn với cách viết văn bình dị, giàu cảm xúc và đậm chất thơ.

+ Các tác phẩm ẩn chứa niềm tin yêu, trân trọng đối với thiên nhiên và con
người
- Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm:
+ Là một tác phẩm hay sáng tác năm 1937, Gió lạnh đầu mùa ca ngợi tình yêu
thương chia sẻ ấm áp, trong trẻo của con người với con người, đặc biệt tình yêu
thương vô tư của trẻ thơ.
THÂN BÀI:

11
1. Nêu nội dung chính của tác phẩm.

- Theo dòng cảm xúc của nhân vật Sơn, nhà văn đưa người đọc vào thế
giới cảm xúc trong trẻo của tuổi thơ. Cảnh mùa đông giá lạnh đến, hai chị Lan
và Sơn được mặc quần áo đẹp đẽ và ấm áp

- Kể việc hai chị em Sơn về lấy áo cho Hiên - cô bé nghèo xóm chợ đang
rét vì không co áo ấm mặc.

- Chuyện kết thúc với cuộc gặp giữa mẹ Hiên sang nhà Sơn trả lại áo
bông. Biết hoàn cảnh của gia đình Hiên, mẹ Sơn cho mẹ Hiên mượn tiền may áo
mới cho con.
2. Nêu chủ đề của tác phẩm.
- Truyện Gió lạnh đầu mùa cho chúng ta nhìn thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa
những đứa trẻ trong gia đình nghèo khó và giàu có của những đứa trẻ nơi phố
chợ nghèo trong cơn gió lạnh đầu mùa và tình yêu thương giữa người với người
vẫn còn lan tỏa.
- Truyện cũng ca ngợi tấm lòng yêu thương và nhân ái của con người đối với
nhau.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ
thuật của tác phẩm
a. Xây dựng nhân vật

- Nhân vật xây dựng chủ yếu qua từng cảm xúc, tâm trạng gắn liền chuyển biến
của thiên nhiên, cảnh vật, sự việc…
* Nhân vật Sơn

- Tập trung khắc hoạ và gây được ấn tượng mạnh trong lòng người đọc khi xuất
hiện trong ngôi nhà ấm cúng của mình khi gió mùa về.

- Sơn cảm nhận rất rõ cái lạnh đầu mùa khi được mẹ, chị Lan chăm sóc ân cần,

12
mẹ nhắc chị Lan lấy áo cho em áo ấm. Gia đình Sơn thuộc tầng lớp trung lưu,
nên Sơn được ăn mặc rất sạch đẹp, em mặc áo dạ đỏ lẫn áo vệ sinh, áo vải thâm
bân ngoài. Sơn cảm nhận được sự biến đổi của thiên nhiên, cảnh vật khi bước
vào mùa đông.

- Cậu bé còn cảm nhận được không khí ấm áp, tình yêu thương của mẹ, của vú
già. Sơn là cậu bé ngoan ngoãn, sống giàu tình cảm, tinh tế biết quan sát và cảm
nhận được tâm trạng cảm xúc của người thân.

- Sơn là một cậu bé tốt bụng và giàu tình cảm khác với những người anh họ của
mình, Sơn luôn thân thiện và chơi đùa với những đứa trẻ nghèo trong xóm. Tình
huống ghi điểm nhất trong tính cách của Sơn là khi nhìn thấy Hiền - cô bé hàng
xóm không có áo ấm để mặc. Sơn lặng lẽ đứng chờ, trong lòng cảm thấy “ấm áp
vui sướng”. Vẻ đẹp tâm hồn của Sơn lại được thể hiện ở nét đẹp đáng yêu, sự
ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng ở cuối truyện.

- Với ngôn từ giản dị và giọng nói nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, nhân vật Sơn
được thể hiện một cách sinh động và chân thực. Thông qua nhân vật Sơn, nhà
văn đã gửi gắm những bài học quý giá về tình người trong cuộc sống.
* Các nhân vật khác (Lan, Hiên…)

- Ngoài việc khắc hoạ đậm nét nhân vật chính Sơn, Thạch Lam cũng dành tình
cảm, miêu tả kết hợp kể chỉ một vài chi tiết chấm phá cũng đủ hiện lên hình ảnh
các nhân vật khác.

- Nhân vật Lan - chị gái của Sơn là một cô bé đảm đang, tháo vát. Lan dậy
từ sớm cùng mẹ ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, giúp mẹ lấy thúng
áo ra cho em mặc…

- Cô bé còn là một người giàu tình yêu thương đối với em trai, cô bé hết
mực yêu thương: là người gọi em dậy mỗi buổi sớm, an ủi động viên em...,

13
với trẻ con trong xóm và đặc biệt với cô bé Hiên hỏi thăm rất chân thành.

- Khi nghe em trai đề nghị đem chiếc áo bông cho Hiên, Lan cũng đồng ý và
còn hăm hở chạy về nhà lấy. Cùng với mẹ của mình, nhân vật Lan đã mang
đến cho chúng ta những trái tim ấm áp của tình thương của tình người, bài
học về tình yêu thương.

- Người đọc ấn tượng sâu sắc về cô bé Hiên, sinh ra trong một gia đình
nghèo khó. Mẹ Hiên làm nghề mò cua bắt ốc kiếm ăn qua ngày nên không
có tiền may áo ấm cho con. Cô bé chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả
lưng và tay.

- Cô bé không cô đơn, mà nhận được tình yêu thương của chị em Sơn. Lan
và Sơn đã quyết định đem chiếc áo của em Duyên cho Hiên. Chiếc áo mà
Hiên nhận được gửi gắm tấm lòng nhân ái, thảo thơm. Hiên hiện lên là một
cô bé đáng thương, nhưng em không bất hạnh. Vì Hiên luôn có tình yêu
thương của người mẹ tảo tần, và cả tình yêu thương của chị em Sơn.
b. Giàu chất thơ, chất trữ tình
- Tác phẩm giầu chất trữ tình, với ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thực, thiên
truyện ngắn giàu chất trữ tình, bàng bạc chất thơ. Chất trữ tình là một trong
những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện.
- Chất thơ, chất trữ tình trong dưới nét bút của Thạch Lam, thiên nhiên bên
ngoài là cái cớ để khơi gợi thế giới nội tâm lung linh sâu lắng, thế giới của
những cảm xúc vô bờ mà cứ nhè nhẹ thắm tình người.
- Trong tác phẩm hà văn đã miêu tả tinh tế và chính xác sự chuyển đổi mùa từ
cuối thu sang đầu đông bằng những từ ngữ cô đọng, vừa tượng thanh, vừa tượng
hình vừa khơi gợi cảm xúc: “cái nắng tháng mười làm nứt nẻ đồng ruộng và làm
giòn khô những chiếc lá rơi …”, “ngoài sân đất khô trắng… cơn gió vi vu làm

14
bốc lên những làn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo…”
- Chất trữ tình còn tạo nên lời văn mượt mà, trau chuốt đầy chất thơ, giàu chất
họa, âm thanh nhẹ nhàng, êm ái mà đầy suy tư, một ngôn ngữ như được chắp
cánh thơ, nâng người đọc đến những cảm xúc thẩm mĩ sâu sắc.
- Thạch Lam đã khéo quan sát tinh tường, chọn những chi tiết hết sức tiêu biểu
từ màu sắc, âm thanh đến sự chuyển động của cảnh chuyển mùa trong cái lạnh
đầu đông để hoài niệm ở đầu cũng như khung cảnh câu chuyện…
c. Thủ pháp đối lập gắn với hình ảnh biểu tượng Gió lạnh đầu mùa

- Đối lập là một thủ pháp nghệ thuật hay được tác giả vận dụng trong đó có
nhiều sáng tác của Thạch Lam.

- Trong Gió lạnh đầu mùa tác giả đã vẽ nên trong tác phẩm hai mảnh đời đối lập
gắn với hình ảnh biểu tượng “Gió lạnh đầu mùa”:

+ Đó là Sơn - một đứa trẻ may mắn khi được thức dậy trong cái chăn ấm áp,
được sưởi tay trong hỏa lò, được mẹ và chị chăm sóc kỹ lưỡng, khi lo cho từng
“chén chè nóng ấp vào mặt, vào má cho ấm”. Sơn có đến những hai chiếc áo rét
cực dày, “một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm và một cái áo dạ khâu chỉ đỏ”, tuy đã
mặc từ năm ngoái, năm kia nhưng khi cầm chúng giơ lên Sơn vẫn “thấy mát
lạnh cả tay”.

+ Là những đứa trẻ xóm chợ trong đó có cô bé Hiên vì nghèo khó phải vẫn phải
đem da thịt trần trụi trong “bộ quần áo nâu bạc, đã rách vá nhiều chỗ” căng sức
chống chọi với giá rét. Những đứa trẻ xóm chợ rất đáng thương với đôi môi
chúng nó ‘tím lại’’, chỗ áo quần rách ‘da thịt thâm đi’.

- Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại ‘run lên’, ‘hai hàm răng đập vào nhau’. Những
chiếc áo rét năm ngoái, năm kia tưởng chừng như xưa cũ với Sơn nay lại là một
niềm mơ ước, một món hàng xa xỉ với lũ trẻ. Chúng bỏ dở những trò chơi con

15
trẻ, chỉ để được ngắm, được sờ và được ao ước, mộng tưởng về những chiếc áo
của Sơn.

- Người đọc có thể thấy hoàn cảnh của những đứa trẻ rất khác biệt khi gió mùa
về. Trong khi chị em Sơn sống trong gia đình sung túc, được mặc ấm, mặc đẹp
thì bọn trẻ con nhà nghèo ăn mặc rách rưới, thiếu thốn đáng thương.

- Dù trái ngược đối lập về hoàn cảnh sống như một phần của xã hội trước cách
mạng tháng 8 năm 1945 được nhà văn sáng tác truyện vào năm 1937 nhưng đó
chỉ là bề ngoài hình thức thể hiện của tác phẩm còn sâu thẳm bên trong là chủ đề
còn mãi với thời gian với những đứa sống giàu tình thương, tốt bụng, trong
sáng, đáng yêu, giàu lòng trắc ẩn.
KẾT BÀI:

- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm:

+ Thời gian dù có trôi qua, khung cảnh câu chuyện có phai mờ nhưng tình
người, nghĩa cử ấm ấp của chị em Sơn mãi mãi là việc tử tế được tâm hồn giàu
tình thương của Thạch Lam dành trọn không chỉ trong truyện ngắn này lan toả
trong tim biết bao người.

+ Đó là tình nhân đạo thấm đẫm làm nên chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam.

- Liên hệ:

+ Nhà văn như thì thầm với chúng ta hãy bồi dưỡng và phát huy lòng nhân ái,
hãy sống bằng tình người bao dung.

+ Lan toả tình người và tình đời để tình yêu thương, việc tử tế bước ra ngoài
trang sách thật nhiều, tô đẹp thêm cho cuộc sống….
BÀI VIẾT THAM KHẢO KHỚP DÀN Ý CHI TIẾT

16
Là một cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam trước năm 1945, nhà văn
Thạch Lam thành công với thể loại truyện ngắn với phong cách viết văn bình dị,
giàu cảm xúc và đậm chất thơ. Các tác phẩm của ông ẩn chứa niềm tin yêu, trân
trọng đối với thiên nhiên và con người. Sáng tác năm 1937, truyện “Gió lạnh đầu
mùa” toả mãi trong lòng người sự ấm áp của tình người và tình đời. Với cốt truyện
đơn giản nói về chuyện cho áo, trả áo rét giữa ba đứa trẻ và hai người mẹ nơi phố
huyện nghèo, truyện ca ngợi tình yêu thương chia sẻ ấm áp, trong trẻo của con
người với con người, đặc biệt tình yêu thương vô tư của trẻ thơ.

Nhà văn đưa người đọc vào thế giới cảm xúc trong trẻo của tuổi thơ. Mùa
đông giá lạnh đã đến, hai chị Lan và Sơn được mặc quần áo đẹp đẽ và ấm áp. Hai
chị em Sơn ra xóm chợ chơi và thấy những người bạn nghèo mặc những bộ quần
áo bạc màu, nhiều chỗ vá. Đặc biệt là em Hiên chỉ có mang áo rách tả tơi, co ro
chịu rét. Chị Lan hăm hở về lấy áo cho Hiên, Sơn cảm thấy trong ḷòng ấm áp, vui
vui. Chuyện cho áo đến tai người thân, lo sợ bị mẹ mắng, hai chị em đi tìm Hiên
đòi áo. Mẹ Hiên sang nhà Sơn trả lại áo bông. Biết hoàn cảnh của gia đình Hiên,
mẹ Sơn cho mẹ Hiên mượn tiền may áo mới cho con.
Truyện Gió lạnh đầu mùa cho chúng ta nhìn thấy được sự khác biệt rõ rệt
giữa những đứa trẻ trong gia đình nghèo khó và giàu có của những đứa trẻ nơi phố
chợ nghèo trong cơn gió lạnh đầu mùa và tình yêu thương giữa người với người
vẫn còn lan tỏa. Đồng thời truyện cũng ca ngợi tấm lòng yêu thương và nhân ái
của con người đối với nhau trong cuộc sống.

Trong truyện Giáo lạnh đầu mùa, nhân vật được Thạch Lam xây dựng chủ
yếu qua từng cảm xúc, tâm trạng gắn liền chuyển biến của thiên nhiên, cảnh vật, sự
việc. Nhân vật không được kể nhiều về hình dáng, ngoại hình mà nhà văn tập trung
miêu tả khai thác diễn biến tâm lí của nhân vật giúp người đọc thấy được vẻ đẹp
trong tính cách tâm hồn.

17
Nhân vật được nhà văn tập trung khắc hoạ và gây được ấn tượng mạnh trong
lòng người đọc đó là nhân vật Sơn. Nhân vật này xuất hiện trong ngôi nhà ấm cúng
của mình khi gió mùa về. Trời đang ấm, chỉ qua một đêm mưa rào, bỗng gió rét
thổi về. Ai cũng tưởng như đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn “tung chăn tỉnh
dậy”, em nhìn ra ngoài sân, nghe “gió vi vu…”, âm thanh xào xạc của những chiếc
lá khô. Những khóm lan “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”… Sơn cảm nhận
rất rõ cái lạnh đầu mùa, được mẹ, chị Lan chăm sóc ân cần, mẹ nhắc chị Lan lấy áo
cho em áo ấm. Gia đình Sơn thuộc tầng lớp trung lưu, nên được ăn mặc rất sạch
đẹp, em mặc áo dạ đỏ lẫn áo vệ sinh, áo vải thâm bân ngoài. Sơn cảm nhận được
sự biến đổi của thiên nhiên, cảnh vật khi bước vào mùa đông. Cậu bé còn cảm
nhận được không khí ấm áp, tình yêu thương của mẹ, của vú già. Khi vú nhắc đến
chuyện chiếc áo bông, mẹ Sơn nhắc đến em Duyên, người em, đã mất nhớ em,
Sơn cảm động và thương em quá. Sơn thấy mẹ rơm rớm nước mắt. Có thể nói,
ngay đầu tác phẩm, người đọc đã cảm nhận được không khí ấm áp của gia đình
Sơn, cảm nhận được Sơn là cậu bé ngoan ngoãn, sống giàu tình cảm, tinh tế biết
quan sát và cảm nhận được tâm trạng cảm xúc của người thân.

Tuy nhiên, Sơn không hề tỏ ra kiêu ngạo, xa cách mà vẫn là một cậu bé tốt
bụng và giàu tình cảm. Khác với những người anh họ của mình, Sơn luôn thân
thiện và chơi đùa với lũ trẻ hàng xóm Túc Cúc, Xuân, Tí, Túc - những đứa trẻ
nghèo trong xóm. Tình huống ghi điểm nhất trong tính cách của Sơn là khi nhìn
thấy Hiền - cô bé hàng xóm không có áo ấm để mặc. Thấy Hiền đứng “co ro” gần
quán nước, trong gió lạnh chỉ mặc độc chiếc áo “tả tơi”, “hở cả lưng, hở tay”, Sơn
chợt nhớ mẹ Hiền nghèo lắm, nhớ Duyên ngày trước. Này trong vườn. Một ý hay
nảy ra trong đầu Sơn, đó là đem chiếc áo bông cũ của Duyên cho Hiền. Nghĩ vậy,
Sơn nói với chị gái mình và được cô đồng ý. Lan “háo hức” chạy về nhà lấy áo.
Còn Sơn lặng lẽ đứng chờ, trong lòng cảm thấy “ấm áp vui sướng”. Vẻ đẹp tâm

18
hồn của Sơn lại được thể hiện ở nét đẹp đáng yêu, sự ngây thơ, hồn nhiên, trong
sáng ở cuối truyện. Với ngôn từ giản dị và giọng nói nhẹ nhàng nhưng sâu lắng,
nhân vật Sơn được thể hiện một cách sinh động và chân thực. Thông qua nhân vật
Sơn, nhà văn đã gửi gắm những bài học quý giá về tình người trong cuộc sống.

Ngoài việc khắc hoạ đậm nét nhân vật chính Sơn, Thạch Lam cũng dành
tình cảm, miêu tả kết hợp kể chỉ một vài chi tiết chấm phá cũng đủ hiện lên hình
ảnh các nhân vật. Đó là nhân vật Lan - chị gái của Sơn. Lan được khắc họa
trong truyện là một cô bé đảm đang, tháo vát. Lan dậy từ sớm cùng mẹ ngồi
quạt hỏa lò để pha nước chè uống, giúp mẹ lấy thúng áo ra cho em mặc…
Không chỉ vậy, cô bé còn là một người giàu tình yêu thương. Đối với em trai,
cô bé hết mực yêu thương: là người gọi em dậy mỗi buổi sớm, an ủi động viên
em... Còn với trẻ con trong xóm, Lan luôn hòa đồng và thân thiết. Khi nhìn
thấy Hiên đứng ở xa mà không đến chơi cùng, Lan đã gọi Hiên lại, hỏi thăm
rất chân thành. Khi nghe em trai đề nghị đem chiếc áo bông cho Hiên, Lan
cũng đồng ý và còn hăm hở chạy về nhà lấy. Cùng với mẹ của mình, nhân vật
Lan đã mang đến cho chúng ta những trái tim ấm áp của tình thương của tình
người, bài học về tình yêu thương. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa gợi cho
người đọc ấn tượng sâu sắc về cô bé Hiên. Hiên sinh ra trong một gia đình
nghèo khó. Mẹ Hiên làm nghề mò cua bắt ốc kiếm ăn qua ngày nên không có
tiền may áo ấm cho con. Cô bé chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và
tay. Khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn đọc sẽ cảm thấy xót xa cho bé Hiên.
Nhưng cô bé không cô đơn, mà nhận được tình yêu thương của chị em Sơn.
Lan và Sơn đã quyết định đem chiếc áo của em Duyên cho Hiên. Chiếc áo mà
Hiên nhận được gửi gắm tấm lòng nhân ái, thảo thơm. Hiên hiện lên là một cô
bé đáng thương, nhưng em không bất hạnh. Vì Hiên luôn có tình yêu thương
của người mẹ tảo tần, và cả tình yêu thương của chị em Sơn.

19
b. Giàu chất thơ, chất trữ tình
Tác phẩm giầu chất trữ tình, với ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thực,
thiên truyện ngắn giàu chất trữ tình, bàng bạc chất thơ. Chất trữ tình là một trong
những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện. Chất thơ, chất
trữ tình trong dưới nét bút của Thạch Lam, thiên nhiên bên ngoài là cái cớ để khơi
gợi thế giới nội tâm lung linh sâu lắng, thế giới của những cảm xúc vô bờ mà cứ
nhè nhẹ thắm tình người. Trong tác phẩm Gió lạnh đầu mùa nhà văn đã miêu tả
tinh tế và chính xác sự chuyển đổi mùa từ cuối thu sang đầu đông bằng những từ
ngữ cô đọng, vừa tượng thanh, vừa tượng hình vừa khơi gợi cảm xúc: “cái nắng
tháng mười làm nứt nẻ đồng ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi …”, “ngoài
sân đất khô trắng… cơn gió vi vu làm bốc lên những làn bụi nhỏ, thổi lăn những
cái lá khô lạo xạo…”. Cái lạnh đó là cái cớ để mọi người trong nhà thu mình vào
thế giới nội tâm se thắt. Chất trữ tình còn tạo nên lời văn mượt mà, trau chuốt đầy
chất thơ, giàu chất họa, âm thanh nhẹ nhàng, êm ái mà đầy suy tư, một ngôn ngữ
như được chắp cánh thơ, nâng người đọc đến những cảm xúc thẩm mĩ sâu sắc.
Thạch Lam đã khéo quan sát tinh tường, chọn những chi tiết hết sức tiêu biểu từ
màu sắc, âm thanh đến sự chuyển động của cảnh chuyển mùa trong cái lạnh đầu
đông để hoài niệm. Cái lạnh đó là lý do để chị Lan khệ nệ ôm cái thúng quần áo cũ
để hơi mốc của vải gấp lâu ngày như hơi thở của quá khứ phả vào hiện tại, chiếm
lĩnh lấy tiềm thức con người một nỗi buồn mơ hồ xa xăm đang dần dần hiện về
mang theo hình dáng của Duyên, đứa em gái đã mất, làm người vú già ngậm ngùi
“lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ” trên cái áo bông đã cũ của
Duyên; Sơn cảm động và thương em quá, còn mẹ Sơn chỉ yên lặng rơm rớm nước
mắt. Cơn gió lạnh đã lật lại một kỷ niệm buồn để se thắt lại nỗi nhớ riêng của từng
người trong gia đình.

c. Nghệ thuật đối lập gắn với hình ảnh biểu tượng gió lạnh đầu mùa

20
Đối lập là một thủ pháp nghệ thuật hay được nhiều tác giả vận dụng trong đó
có nhiều sáng tác của Thạch Lam. Trong Gió lạnh đầu mùa tác giả đã vẽ nên trong
tác phẩm hai mảnh đời đối lập gắn với hình ảnh biểu tượng “Gió lạnh đầu mùa”,
đó là Sơn - một đứa trẻ may mắn khi được thức dậy trong cái chăn ấm áp, được
sưởi tay trong hỏa lò, được mẹ và chị chăm sóc kỹ lưỡng, khi lo cho từng “chén
chè nóng ấp vào mặt, vào má cho ấm”. Sơn có đến những hai chiếc áo rét cực dày,
“một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm và một cái áo dạ khâu chỉ đỏ”, tuy đã mặc từ năm
ngoái, năm kia nhưng khi cầm chúng giơ lên Sơn vẫn “thấy mát lạnh cả tay”.
Trong khi đó, những đứa trẻ xóm chợ trong đó có cô bé Hiên vì nghèo khó phải
vẫn phải đem da thịt trần trụi trong “bộ quần áo nâu bạc, đã rách vá nhiều
chỗ” căng sức chống chọi với giá rét. Những đứa trẻ xóm chợ rất đáng thương với
đôi môi chúng nó ‘tím lại’’, chỗ áo quần rách ‘da thịt thâm đi’. Gió lạnh thổi đến,
chúng nó lại ‘run lên’, ‘hai hàm răng đập vào nhau’. Những chiếc áo rét năm
ngoái, năm kia tưởng chừng như xưa cũ với Sơn nay lại là một niềm mơ ước, một
món hàng xa xỉ với lũ trẻ. Chúng bỏ dở những trò chơi con trẻ, chỉ để được ngắm,
được sờ và được ao ước, mộng tưởng về những chiếc áo của Sơn. Người đọc có thể
thấy hoàn cảnh của những đứa trẻ rất khác biệt khi gió mùa về. Trong khi chị em
Sơn sống trong gia đình sung túc, được mặc ấm, mặc đẹp thì bọn trẻ con nhà nghèo
ăn mặc rách rưới, thiếu thốn đáng thương. Dù trái ngược đối lập về hoàn cảnh sống
như một phần của xã hội trước cách mạng tháng 8 năm 1945 được nhà văn sáng tác
truyện vào năm 1937 nhưng có lẽ đó chỉ là bề ngoài hình thức thể hiện của tác
phẩm còn sâu thẳm bên trong là chủ đề còn mãi với thời gian với những đứa sống
giàu tình thương, tốt bụng, trong sáng, đáng yêu, giàu lòng trắc ẩn.

Thời gian dù có trôi qua, khung cảnh câu chuyện Gió lạnh đầu mùa có thể
không còn lưu giữ trọn vẹn trong trí nhớ mỗi người nhưng tình người, nghĩa cử ấm
ấp của chị em Sơn mãi mãi là việc tử tế được tâm hồn giàu tình thương của Thạch

21
Lam dành trọn không chỉ trong truyện ngắn này lan toả trong tim biết bao người.
Nhà văn như thì thầm với chúng ta hãy bồi dưỡng và phát huy lòng nhân ái, hãy
sống bằng tình người bao dung. Đó là tình nhân đạo thấm đẫm làm nên chất thơ
trong truyện ngắn Thạch Lam. Vì thế, truyện "Gió lạnh đầu mùa" mãi mãi đọng lại
và lan toả trong lòng chúng ta những ấm áp của tình người và tình đời để tình yêu
thương, việc tử tế bước ra ngoài trang sách thật nhiều, tô đẹp thêm cho cuộc sống
mà chúng ta vẫn bắt gặp hàng ngày.
ĐỀ SỐ 3: Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
DÀN Ý CHI TIẾT
MỞ BÀI
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả):
+ Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Truyện của ông
thường tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong sáng, thể hiện khả năng cảm nhận đời
sống tinh tế.
+ Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được viết năm 1970, là kết quả của chuyến đi
thực tế Lào Cai của tác giả, lúc miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Truyện được in trong tập “Giữa
trong xanh”.
- Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm:
+ Lặng lẽ Sa Pa là một trong những truyện ngắn hay, đầy chất thơ của Nguyễn
Thành Long.
+ Truyện nói về nét đẹp của tâm hồn những người lao động, sẵn sàng chịu thiệt
thòi, thậm chí hi sinh hạnh phúc cá nhân để đóng góp công sức của mình trong
sự nghiệp xây dựng đất nước.
THÂN BÀI
1. Nêu nội dung chính của tác phẩm.
Truyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư

22
và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa
tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên làm
công tác khí tượng. Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ
đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống
dậy những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc
động.
2. Nêu chủ đề của tác phẩm.
Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động
thầm lặng cống hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công
tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý
nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ
thuật của tác phẩm
a. Nghệ thuật xây dựng tình huống
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống
truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy
người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí
tượng trên đỉnh Yên Sơn.
- Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân
dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các
nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân
dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận
của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh,
tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên
núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao
nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

23
b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
* Nhân vật anh thanh niên
- Hoàn cảnh sống và làm việc:
+ Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu . Công việc của anh là “đo gió,
đo mưa, đo nắng, tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày
để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi
hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. “Nửa đêm dù mưa tuyết,
gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”.
+ Hoàn cảnh sống khắc nghiệt vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và
công việc có phần đơn điệu, giản đơn và cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn
cây chặn đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện.
- Vẻ đẹp trong tính cách, con người anh thanh niên
+ Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc: Làm việc một mình trên
đỉnh núi cao, suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ trong mưa tuyết
lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại. Anh yêu
công việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.Với anh, công việc
là niềm vui, là lẽ sống.
+ Anh biết tạo ra một cuộc sống ngăn nắp và thơ mộng: Sống một mình trên
đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp. Anh
còn trồng hoa, nuôi gà, anh còn có thú vui đọc sách, coi sách như người bạn để
trò chuyện, thanh lọc tâm hồn.
+ Anh là người chân thành, cởi mở và hiếu khách: Anh quan tâm mọi người,
thân với bác lái xe, tặng củ tam thất cho vợ bác vừa mới ốm dậy. Anh vui sướng
cuống cuồng khi có khách đến thăm nhà. Anh đón tiếp khách nồng nhiệt, ân cần
chu đáo. Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.
Lưu luyến với khách khi chia tay.
+ Anh là người khiêm tốn,thành thật: Anh cảm thấy mình chưa xứng đáng với

24
lời khen tặng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ kí
hoạ chân dung,anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác
đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản
đồ sét...)
=> Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong
khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật
chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về
cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho
những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước.
* Những nhân vật khác: ông họa sĩ, cô kĩ sư, người lái xe
- Ông họa sĩ là người dẫn dắt người đọc đến với anh thanh niên. Ông muốn ghi
lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa và “người con trai ấy đáng yêu
thật nhưng làm cho ông nhọc quá”. Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông
họa sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu
chuyện của anh làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng
những chiều sâu tư tưởng.
- Cô kĩ sư: đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt
nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh
niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô
“bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người
thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con
đường cô đang đi tới”.
- Bác lái xe: Là người rất yêu công việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn
luôn giữ được tính cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm
trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Bác lái xe là cầu nối giữa anh thanh
niên và cuộc đời (mua sách cho anh, dừng xe dưới chân đồi để anh trò chuyện,

25
giới thiệu những người bạn mới cho anh). Bác lái xe cũng là người dẫn dắt
truyện, kích thích sự tò mò của ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên – người
cô độc nhất thế gian, người rất “thèm người”.
c. Nghệ thuật kể chuyện
- Tác phẩm được trần thuật từ ngôi thứ ba, các nhân vật được nhìn nhận một
cách khách quan, chân thực. Truyện có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và bình
luận, làm cho tác phẩm sâu sắc hơn.
- Kể chuyện tự nhiên theo ngôi thứ ba nhưng chủ yếu qua điểm nhìn của nhân
vật họa sĩ, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn theo nhiều lăng kính: từ miêu tả
gián tiếp qua lời giới thiệu của bác lái xe (rằng anh ta là “một trong những người
cô độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất “thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế
nào “cũng thích vẽ”) đến cảm nhận trực tiếp của ông họa sĩ và cô kĩ sư khi gặp
anh thanh niên và trò chuyện trong khoảng 30 phút. Từ đó khắc họa hình tượng
nhân vật anh thanh niên với đầy đủ vẻ đẹp, làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
d. Chất thơ, chất trữ tình trong tác phẩm
- Tác phẩm thẫm đẫm chất trữ tình, với ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thực,
giàu chất suy tư. Lặng lẽ Sa Pa là thiên truyện ngắn giàu chất trữ tình, bàng bạc
chất thơ.
- Chất trữ tình là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành
công của truyện. Nó toát ra ngay từ nhan đề, từ phong cảnh thiên nhiên đẹp và
thơ mộng của núi rừng Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của họa sĩ, từ vẻ đẹp
trong cuộc sống một mình giữ thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên, từ sự miệt
mài, hăng say cống hiến trong lặng lẽ mà khẩn trương của con người nơi đây, từ
cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng ba nhân vật, từ những suy
nghĩ về con người, cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật.
- Chất trữ tình còn tạo nên lời văn mượt mà, trau chuốt đầy chất thơ, giàu chất
họa, âm thanh nhẹ nhàng, êm ái mà đầy suy tư, một ngôn ngữ như được chắp

26
cánh thơ, nâng người đọc đến những cảm xúc thẩm mĩ sâu sắc.
KẾT BÀI
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa là một trong
những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Thành Long. Truyện thấm đẫm chất
thơ của thiên nhiên, của vẻ đẹp tâm hồn con người. Bằng việc khắc họa nhân vật
một anh thanh niên 27 tuổi đang lặng lẽ cống hiến công sức, tuổi trẻ, nhiệt tình
của mình cho công việc; tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp đáng quý của những người lao
động.
- Liên hệ: Em thấy mình cần phải cố gắng học hỏi hơn nữa, thắp lên ngọn lửa
của nhiệt tình, của lòng yêu quý và cống hiến một phần sức lực nhỏ bé để xứng
đáng với những thế hệ đi trước, những người đã hi sinh, đã và đang lặng thầm
cống hiến cho đất nước.
BÀI VIẾT THAM KHẢO KHỚP DÀN Ý CHI TIẾT
Trong số các nhà văn Việt Nam hiện đại, Nguyễn Thành Long là cây bút để
lại dấu ấn với các tác phẩm truyện ngắn và kí. Truyện của ông thường tạo dựng
chất thơ nhẹ nhàng trong sáng, thể hiện khả năng cảm nhận đời sống tinh tế.
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được viết năm 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế
Lào Cai của tác giả, lúc miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. Truyện được in trong tập Giữa trong xanh. Đây là
một trong những truyện ngắn hay, đầy chất thơ của Nguyễn Thành Long; ca ngợi
nét đẹp của tâm hồn những người lao động, sẵn sàng chịu thiệt thòi, thậm chí hi
sinh hạnh phúc cá nhân để đóng góp công sức của mình trong sự nghiệp xây dựng
đất nước.
Lặng lẽ Sa Pa kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô
kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy
nửa tiếng. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên
làm công tác khí tượng. Anh bộc bạch về công việc và cuộc sống của mình. Họa sĩ

27
đã kịp ghi lại kí họa chân dung về anh. Anh đã làm cô kĩ sư và ông họa sĩ sống dậy
những khát vọng cống hiến. Họ đã chia tay trong tình cảm lưu luyến, xúc động.
Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm
lặng cống hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí
tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của
những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.
Để tạo dựng được thành công của tác phẩm, không thể không kể đến những
nét nghệ thuật đặc sắc đã được tác giả sử dụng. Đầu tiên, phải kể đến nghệ thuật
xây dựng tình huống. Truyện được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện
khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách
trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên
Sơn. Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân
dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân
vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung”
(cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các
nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã
làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa
Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người
đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.
Một trong những người đang lặng lẽ cống hiến đó chính là một anh thanh
niên 27 tuổi làm công tác khí tượng – đây cũng là nhân vật chính của truyện ngắn,
thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật khá tài tình của tác giả. Anh thanh niên làm
công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu; công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo
nắng, tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ
sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính
xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao: “Nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng
giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”. Hoàn cảnh sống khắc nghiệt

28
vô cùng bởi sự heo hút, vắng vẻ; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, giản
đơn và cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua
núi để được gặp gỡ, trò chuyện. Tuy sống trong hoàn cảnh cô độc như vậy, nhưng
anh thanh niên vẫn giữ được những nét đẹp trong tính cách, con người. Anh có
lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc: Làm việc một mình trên đỉnh
núi cao, suốt mấy năm ròng rã ghi và báo “ốp”đúng giờ trong mưa tuyết lạnh cóng,
gió lớn và đêm tối lúc 1h sáng, anh vẫn không ngần ngại. Anh yêu công việc của
mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào. Với anh, công việc là niềm vui, là
lẽ sống. Anh còn biết tạo ra một cuộc sống ngăn nắp và thơ mộng: Sống một mình
trên đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp. Anh
còn trồng hoa, nuôi gà, anh còn có thú vui đọc sách, coi sách như người bạn để trò
chuyện, thanh lọc tâm hồn. Anh còn là người chân thành, cởi mở và hiếu khách:
Anh quan tâm mọi người, thân với bác lái xe, tặng củ tam thất cho vợ bác vừa mới
ốm dậy. Anh vui sướng cuống cuồng khi có khách đến thăm nhà. Anh đón tiếp
khách nồng nhiệt, ân cần chu đáo. Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp
gỡ vô cùng quý báu. Anh là người khiêm tốn, thành thật: Anh cảm thấy mình chưa
xứng đáng với lời khen tặng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé. Khi
ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung,anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những
người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên
cứu bản đồ sét...) Như vậy, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất
hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung
nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy
nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu
cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình của tác phẩm còn được thể hiện qua
các nhân vật khác như: ông họa sĩ, cô kĩ sư, người lái xe…Ông họa sĩ là người dẫn

29
dắt người đọc đến với anh thanh niên. Ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên
bằng nét bút kí họa và “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc
quá”. Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người thanh niên và về
những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh làm cho chân dung nhân
vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng. Cô kĩ sư là cô gái
dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền
cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu
chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc
sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những
con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới”. Bác lái xe là
người rất yêu công việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn luôn giữ được tính
cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên
nhiên và con người. Bác lái xe là cầu nối giữa anh thanh niên và cuộc đời (mua
sách cho anh, dừng xe dưới chân đồi để anh trò chuyện, giới thiệu những người
bạn mới cho anh). Bác lái xe cũng là người dẫn dắt truyện, kích thích sự tò mò của
ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên – người cô độc nhất thế gian, người rất
“thèm người”. Những nhân vật phụ được xây dựng để hoàn chỉnh bức phác họa về
nhân vật chính, từ đó góp phần làm nổi bật giá trị nội dung của tác phẩm.
Lặng lẽ Sa Pa còn hấp dẫn người đọc bởi nghệ thuật kể chuyện. Tác giả đã
khéo léo dẫn dắt truyện từ ngôi thứ ba, vì thế các nhân vật được nhìn nhận, đánh
giá một cách khách quan, chân thực. Đồng thời, truyện có sự kết hợp giữa tự sự,
miêu tả và bình luận, làm cho tác phẩm sâu sắc hơn. Kể chuyện tự nhiên theo ngôi
thứ ba nhưng chủ yếu qua điểm nhìn của nhân vật họa sĩ, miêu tả nhân vật từ nhiều
điểm nhìn theo nhiều lăng kính: từ miêu tả gián tiếp qua lời giới thiệu của bác lái
xe (rằng anh ta là “một trong những người cô độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất
“thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”) đến cảm nhận trực
tiếp của ông họa sĩ và cô kĩ sư khi gặp anh thanh niên và trò chuyện trong khoảng

30
30 phút. Nhân vật được miêu tả đa chiều, từ gián tiếp đến trực tiếp, qua nhiều
giọng kể và góc nhìn khác nhau khiến người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về nhân vật
chính; từ đó khắc họa hình tượng nhân vật anh thanh niên với đầy đủ vẻ đẹp, làm
nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Là một truyện ngắn, nhưng Lặng lẽ Sa Pa còn được đánh giá như một “áng
văn xuôi đậm chất thơ”; vì xuyên suốt tác phẩm là chất thơ bàng bạc. Tác giả đã
khéo léo kết hợp nghệ thuật kể chuyện, xây dựng nhân vật và lồng ghép chất thơ,
chất trữ tình trong tác phẩm. Chất trữ tình là một trong những yếu tố tạo nên sức
hấp dẫn và góp vào thành công của truyện. Nó toát ra ngay từ nhan đề, từ phong
cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng của núi rừng Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn
của họa sĩ, từ vẻ đẹp trong cuộc sống một mình giữ thiên nhiên lặng lẽ của anh
thanh niên, từ sự miệt mài, hăng say cống hiến trong lặng lẽ mà khẩn trương của
con người nơi đây, từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng ba nhân
vật, từ những suy nghĩ về con người, cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật.
Chất trữ tình còn tạo nên lời văn mượt mà, trau chuốt đầy chất thơ, giàu chất họa,
âm thanh nhẹ nhàng, êm ái mà đầy suy tư, một ngôn ngữ như được chắp cánh thơ,
nâng người đọc đến những cảm xúc thẩm mĩ sâu sắc.
Lặng lẽ Sa Pa là một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Thành
Long. Truyện thấm đẫm chất thơ của thiên nhiên, của vẻ đẹp tâm hồn con người.
Bằng việc khắc họa nhân vật một anh thanh niên 27 tuổi đang lặng lẽ cống hiến
công sức, tuổi trẻ, nhiệt tình của mình cho công việc; tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp
đáng quý của những người lao động. Em thấy mình cần phải cố gắng học hỏi hơn
nữa, thắp lên ngọn lửa của nhiệt tình, của lòng yêu quý và cống hiến một phần sức
lực nhỏ bé để xứng đáng với những thế hệ đi trước, những người đã hi sinh, đã và
đang lặng thầm cống hiến cho đất nước.
ĐỀ SỐ 4 : Phân tích truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi
DÀN Ý CHI TIẾT

31
MỞ BÀI
- Giới thiệu ngắn gọn về về tác phẩm (nhan đề, tác giả): Tạ Duy Anh sinh năm
1959, quê ở Chương Mĩ – Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Ông từng trải qua nhiều
nghề, sau do yêu văn chương nên theo học trường viết văn Nguyễn Du và được
giữ lại làm giảng viên. Văn của ông nhẹ nhàng, giản dị, sâu sắc và đầy yêu
thương.
- Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm: Truyện ngắn được giải nhì (không có giải
nhất) cho cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” do báo Thiếu niên Tiền phong tổ
chức. Đây là một trong những tác phẩm thành công nhất, làm nên tên tuổi Tạ
Duy Anh.
THÂN BÀI
1. Nêu nội dung chính của tác phẩm
- Truyện Bức tranh của em gái tôi kể về hai nhân vật là bé Phương – thường
được gọi là Mèo và người anh trai.
- Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ.
- Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh tỏ
ra ghen tị và xa lánh em.
- Cậu thất vọng, tự ti vì mình không có tài năng gì và cảm thấy cả nhà đang
lãng quên, hắt hủi mình.
- Kiều Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “Anh trai
tôi”, lúc này người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về sự
đố kị, ganh ghét của bản thân mình.
2. Nêu chủ đề của tác phẩm
- Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức
tranh của em gái tôi” gửi đến chúng ta thông điệp rằng: chính tình cảm trong
sáng, hồn nhiên và lòng yêu thương, bao dung của người em gái đã giúp cho

32
người anh nhận ra phần hạn chế, đố kị, hẹp hòi của mình.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
của tác phẩm
a. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn.
- Ngôi kể thứ nhất: Khiến người đọc thấy câu chuyện gần gũi với mình, bản thân
như được chứng kiến. Vì vậy, mọi chi tiết và cảm nhận trở nên chân thực hơn.
- Ngôn ngữ kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng rất sắc
sảo, đúng trọng tâm.
- Ngôn ngữ đối thoại: ngắn gọn, phù hợp lứa tuổi, phác họa tâm lí nhân vật sắc
nét.
=> Câu chuyện ngắn gọn được trần thuật theo dòng thời gian, với ngôi kể thứ
nhất (người anh) đã bộc lộ được những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến cho
câu chuyện không chỉ chân thực mà còn rất cảm động.
b. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo
* Nhân vật người anh trai
- Từ đầu cho đến lúc nhìn thấy em gái tự chế màu vẽ: nhìn bằng cái nhìn kẻ cả,
xem thường
- Khi tài năng của em gái được phát hiện: cảm thấy buồn và thất vọng về mình,
cảm thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì, khó chịu và hay gắt
gỏng với em, không thể chơi thân với em như trước
- Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ: thầm cảm phục tài năng của em gái
mình
- Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái trong phòng trưng bày: ngạc
nhiên, hãnh diện rồi xấu hổ
=> Người anh vừa đáng trách nhưng đồng thời cũng đáng cảm thông vì đã nhận
ra tấm lòng trong sáng, nhân hậu của em gái, biết nhận ra sai lầm của bản thân

33
và sửa chữa nó
* Nhân vật người em gái – Kiều Phương
- Say mê hội họa: mặt luôn bị bôi bẩn, hay lục lọi các đồ vật, tự chế thuốc vẽ, vẽ
đẹp. Vẽ đủ mọi thứ trên đời. Hồn nhiên, trong sáng, hiếu động
- E ngại trước sự thù ghét, cáu giận của anh trai, có lúc không dám đến gần anh.
- Độ lượng, nhân hậu: không chấp nhặt với thái độ cáu gắt, xa cách của anh trai.
- Giúp người anh nhận ra lỗi lầm của mình bằng tài năng và tấm lòng vô tư, yêu
thương của mình.
=> Kiều Phương là một cô bé giàu tình yêu thương, bao dung, nhân hậu. Diễn
biến tâm trạng của cô bé được diễn tả hết sức tinh tế theo từng giai đoạn cảm
xúc, khiến câu chuyện hấp dẫn hơn.
KẾT BÀI
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: Qua câu chuyện về người anh và cô
em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy: Tình cảm
trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh
nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Yêu thương cho đi sẽ luôn nhận lại yêu
thương.
- Liên hệ: Nhận ra sự đáng quý của tình cảm anh em, tình cảm gia đình. Mỗi
người cần chiến thắng lòng đố kị, hẹp hòi, ích kỉ của bản thân. Cho đi yêu
thương sẽ luôn nhận lại yêu thương.
BÀI VIẾT THAM KHẢO KHỚP DÀN Ý CHI TIẾT
Nhà văn Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ – Hà Tây cũ (nay là
Hà Nội). Ông từng trải qua nhiều nghề, sau do yêu văn chương nên theo học
trường viết văn Nguyễn Du và được giữ lại làm giảng viên. Văn của ông nhẹ
nhàng, giản dị, sâu sắc và đầy yêu thương. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”
là một trong những tác phẩm thành công nhất, làm nên tên tuổi Tạ Duy Anh.

34
Truyện ngắn đã được giải nhì (không có giải nhất) cho cuộc thi viết “Tương lai vẫy
gọi” do báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức.
Truyện Bức tranh của em gái tôi kể về hai nhân vật là bé Phương – thường
được gọi là Mèo và người anh trai. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật
pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa
thì người anh tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Cậu thất vọng, tự ti vì mình không có tài
năng gì và cảm thấy cả nhà đang lãng quên, hắt hủi mình. Kiều Phương đạt giải
nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “Anh trai tôi”, lúc này người anh mới
nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về sự đố kị, ganh ghét của bản thân
mình.
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức
tranh của em gái tôi” gửi đến chúng ta thông điệp rằng: chính tình cảm trong sáng,
hồn nhiên và lòng yêu thương, bao dung của người em gái đã giúp cho người anh
nhận ra phần hạn chế, đố kị, hẹp hòi của mình. Yêu thương cho đi sẽ luôn nhận lại
được yêu thương.
Truyện ngắn được bắt đầu với lời kể rất dung dị, gần gũi của nhân vật người
anh trai. Tác giả đã vào vai người anh trai để kể lại mọi chuyện về cô em gái Kiều
Phương của mình một cách rất chân thực, chi tiết, từ việc cô bé được gọi là Mèo vì
hay bôi bẩn, đến việc “theo dõi” cô bé để tìm ra nguyên nhân cái thứ “đen sì”
thường thấy ở cổ tay cô bé… Người đọc dường như bị cuốn theo lời kể rất tự
nhiên, lôi cuốn này; vì ngôi kể ở đây là ngôi thứ nhất, nên người đọc sẽ thấy câu
chuyện gần gũi với mình, bản thân như được chứng kiến. Vì vậy, mọi chi tiết và
cảm nhận trở nên chân thực hơn. Đây là một trong những thành công đầu tiên
trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
Phải thừa nhận rằng, Tạ Duy Anh có vốn hiểu biết vô cùng sâu sắc về ngôn
từ và tâm lí lứa tuổi thiếu niên. Chính vì thế, ông đã sử dụng ngôn ngữ kể chuyện
vô cùng ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng rất sắc sảo, đúng trọng

35
tâm. Khi theo dõi đoạn đối thoại của hai nhân vật, người đọc dường như được trở
lại cái thời tuổi thơ bướng bỉnh, thích làm theo ý mình, cảm xúc thể hiện qua từng
hành động như “vênh mặt” của bé Mèo, đến sự đối đáp ngắn gọn của hai anh em…
Có thể nói, câu chuyện ngắn gọn được trần thuật theo dòng thời gian, với ngôi kể
thứ nhất (người anh) đã bộc lộ được những cung bậc cảm xúc khác nhau, khiến cho
câu chuyện không chỉ chân thực mà còn rất cảm động. Người anh đã tự kể về
những thói ích kỉ, hẹp hòi tầm thường để tự thấy “xấu hổ, muốn khóc” vì tấm lòng
trong sáng của người em. Bởi vậy câu chuyện có sức thuyết phục hơn, xúc động và
hấp dẫn hơn. Không chỉ lựa chọn ngôi kể phù hợp, Tạ Duy Anh còn sử dụng ngôn
ngữ kể chuyện ngắn gọn, hàm súc, các từ ngữ miêu tả tâm trạng sắc nét. Ngôn ngữ
đối thoại cũng là một điểm nhấn trong truyện, nó phù hợp với tâm lí, lứa tuổi của
từng nhân vật.
Khi đọc Bức tranh của em gái tôi, chắc hẳn mỗi chúng ta đều cảm nhận
được diễn biến tâm trạng hết sức phức tạp của nhân vật chính; từ những cảm xúc
này đã làm nổi bật lên nét đẹp của hình tượng nhân vật, truyền tải thông điệp của
tác phẩm. Tác giả đã nắm bắt hết sức chuẩn xác diễn biến tâm lí nhân vật, sử dụng
nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế mà vô cùng sắc sảo. Nhân vật người anh
trai với sự kẻ cả, xem thường khi thấy em gái tự chế màu vẽ; cho đến sự ngạc
nhiên khi biết được về tài năng của em gái; đến sự buồn bã thất vọng về mình, cảm
thấy mặc cảm vì bản thân mình không có tài năng gì, khó chịu và hay gắt gỏng với
em, không thể chơi thân với em như trước…. Những cảm xúc đó đều được khắc
họa hết sức tỉ mỉ, chân thực, tinh tế. Cho đến khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất
của em gái trong phòng trưng bày, thì cảm xúc của cậu bé đã đi từ ngạc nhiên,
hãnh diện cho đến xấu hổ. Người anh vừa đáng trách nhưng đồng thời cũng đáng
cảm thông vì đã nhận ra tấm lòng trong sáng, nhân hậu của em gái, biết nhận ra sai
lầm của bản thân và sửa chữa nó.

36
Diễn biến tâm lí của Mèo – một cô bé hồn nhiên, trong sáng, hiếu động và
vô cùng say mê hội họa, mặt luôn bị bôi bẩn, hay lục lọi các đồ vật, tự chế thuốc
vẽ… cũng được tái hiện hết sức sinh động. Từ tâm lí yêu thương anh trai, đến sự
ngại trước thái độ thù ghét, cáu giận của anh trai đến sự độ lượng, nhân hậu, không
chấp nhặt với thái độ cáu gắt, xa cách của anh trai mà vẫn dồn sức vẽ một bức
tranh anh trai hoàn hảo; từ đó giúp người anh nhận ra lỗi lầm của mình bằng tài
năng và tấm lòng vô tư, yêu thương của mình. Kiều Phương là một cô bé giàu tình
yêu thương, bao dung, nhân hậu. Diễn biến tâm trạng của cô bé được diễn tả hết
sức tinh tế theo từng giai đoạn cảm xúc, khiến câu chuyện hấp dẫn hơn. Chính tài
năng của tác giả trong việc khắc họa một cách tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật đã
góp phần đắc lực trong việc làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện “Bức
tranh của em gái tôi” cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu
của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. Đây
là một truyện ngắn đặc sắc và tình yêu thương dành cho thiếu nhi, cũng gửi đến
chúng ta thông điệp rằng: Tình cảm gia đình, tình cảm anh em thật đáng quý; mỗi
người cần chiến thắng lòng đố kị, hẹp hòi, ích kỉ của bản thân thì sẽ nhận được quả
ngọt. Cho đi yêu thương sẽ luôn nhận lại yêu thương!

BÀI 7: TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNG


VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI THƠ TỰ DO

ĐỀ SỐ 5: Cảm nghĩ về bài thơ Nói với con


DÀN Ý CHI TIẾT

I. Mở đoạn

- Giới thiệu tác giả Y Phương: là nhà thơ dân tộc Tày, thơ ông thể hiện tâm hồn
chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người

37
miền núi

- Bài thơ Nói với con được làm trong lần đầu khi nhà thơ được làm cha, được in
trong tập Thơ Việt Nam (1945- 1985), thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca
ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương đất nước và dân tộc
mình

II. Thân đoạn

1. Mạch cảm xúc của bài thơ

- Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người,
qua đó bộc lộ niềm tự hào về sự sống bền bỉ của quê hương mình.

- Bài thơ đi từ tình cảm gia đình, mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những
kỉ niệm gần gũi thân thuộc nâng lên thành lẽ sống.

2. Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nội
dung

a. Tình yêu thương, sự che chở đùm bọc của gia đình và quê hương với đứa
con (11 câu thơ đầu)

- Người cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng, cha muốn nhắc nhở đứa con
nhớ và hướng tới tình cảm gia đình, cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành: (4 câu
thơ đầu)

+ Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ

+ Nhiều từ láy, kết hợp với nhịp thơ 2/3 tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt bằng
những hình ảnh cụ thể: chân phải- chân trái; tiếng nói - tiếng cười; một bước -
hai bước...

→ Tác giả tạo ra được không khí ấm áp, quấn quýt và hạnh phúc. Từng bước đi,

38
từng tiếng nói, tiếng cười đều được cha mẹ chăm chút, đón nhận

- Người cha cho con biết niềm vui của lao động và tình nghĩa của quê hương:
(câu thơ 5-11)

+ Con sẽ lớn lên trong câu hát, nhịp sống và lao động của người đồng mình:
cuộc sống tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”

+ Tác giả diễn tả những động tác cụ thể trong lao động, vừa nói lên cuộc sống
lao động gắn bó, vừa hòa quyện niềm vui

+ Hình ảnh thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống

+ Người cha nhắc tới ngày cưới - ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời - đó là điểm
tựa của hạnh phúc

→ Người cha muốn nói với người con vẻ đẹp của vùng quê giàu truyền thống và
nghĩa tình

b. Phẩm chất đáng quý, tốt đẹp và truyền thống văn hóa của người đồng mình
(17 câu thơ cuối)

- Khi nói về quê hương, người cha tự hào khi nói về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ
mà cao đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triển

+ Cụm từ “người đồng mình” được nhắc nhiều lần khẳng định phẩm chất của
người đồng mình, những người có lời nói giản dị, mộc mạc gợi sự yêu thương,
gần gũi

- Phẩm chất của những người đồng mình hiện dần qua lời nói tâm tình của người
cha:

+ Đó là tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập
niềm vui và sự lạc quan

39
+ Bằng việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và cách so sánh cụ thể kết hợp nhiều kiểu
câu ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha góp phần khẳng định người
miền núi tuy có nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn luôn kiên cường, sống
mạnh mẽ, thiết tha với quê hương

c. Ước muốn của cha (17 câu thơ cuối)

+ Mong con thủy chung với quê hương, chấp nhận khó khăn, thử thách bằng ý
chí, nghị lực và niềm tin của mình

+ Người đồng mình biết cách nâng cao quê hương, xây dựng và duy trì truyền
thống phong tục tập quán, tự hào vào truyền thống tốt đẹp và lối sống nghĩa tình
của quê hương và người đồng mình

+ Con tự tin bước đi, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, bởi trong tim
con sẵn có những phẩm chất quý báu của “người đồng mình”.

2. Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nghệ
thuật
a. Trước hết nhà thơ dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau khi vận
dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong nhiều đoạn thơ: …Chân phải bước tới
cha/Chân trái bước tới mẹ…Người đồng mình yêu lắm con ơi/ Người đồng mình
thương lắm con ơi…Cao đo nỗi buồn/Xa nuôi chí lớn
Hay: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
- Việc điệp cấu trúc câu được sử dụng khá nhiều đã tạo nên lối nói riêng, làm
thơ mà như nói, nói mà thành ra thơ vậy.
- Hiệu quả của thủ pháp này còn nhấn mạnh cảm xúc của chủ thể trữ tình và đặc
điểm của đối tượng được tái hiện trong bài thơ đó là những lời căn dặn của
người cha với con. Việc nhấn mạnh những hình ảnh, việc làm của người cha

40
cũng chỉ mong con ghi nhớ và là hành trang mãi theo con.
b. Đặc sắc thứ hai trong nghệ thuật bài thơ chúng ta dễ dàng nhận ra trong
việc thể hiện tình cảm cảm xúc từ cách nói cụ thể, giàu hình tượng:
- Những hình ảnh rất cụ thể từ bước chân chập chững, “tiếng cười, tiếng nói” bật
ra của con. Rồi con lớn lên gắn bó trong công việc “đan lờ, cài hoa”, ngập tràn
“câu hát” vui vẻ…
- Cách diễn đạt giản đơn, ai cũng dễ thấy, bước vào thơ chứa chan cảm xúc, là
linh hồn của gia đình, làng bản và quê hương gắn bó với con, với người đồng
mình.
- Không chỉ trong bài thơ này mà trong nhiều sáng tác của mình, những hình ảnh
rất đỗi bình dị, thân thuộc bước vào trang thơ Y Phương thể hiện những cảm
xúc, suy nghĩ sinh động, cụ thể, giàu tính trực quan.
c. Đặc sắc thứ ba trong nghệ thuật thể hiện bài thơ đó là ngôn ngữ mộc
mạc, giản dị được nhà thơ sử dụng.
- Ngôn ngữ giản dị gần gũi, thân thuộc như lời ăn tiếng nói hàng ngày của người
đồng mình nhưng vẫn toát lên vẻ trong sáng, hình ảnh cô đọng, mộc mạc và vẫn
phong phú.
…Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
….Người đồng mình thô sơ da thịt
….Con ơi tuy thô sơ da thịt

- Hình ảnh thơ cụ thể, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm bản sắc thơ ca
miền núi như thể thấm dần vào trong con một cách tự nhiên mà không phải
những lời giáo huấn, giáo điều của một người cha dân tộc với con mình.

- Nhà thơ đã khéo léo đan cài những từ ngữ địa phương “đan lờ”, “ken”, “người
đồng mình thô sơ da thịt”…cho thấy dấu ấn nhà thơ dân tộc hiện lên rất sâu đậm
thể hiện tình cảm chất phác, chân thực cũng như văn hóa và tạo nên được không

41
khí miền ngược của tác phẩm.

3. Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét độc
đáo của bài thơ.

- Chúng ta càng cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ không chỉ đến từ lời
căn dặn của người cha đến con, mà còn thể hiện đặc sắc nghệ thuật khi tác giả
đã sử dụng thể thơ tự do, linh hoạt trong diễn đạt mà vẫn giàu vần điệu.

- Việc vận dụng sáng tạo thể thơ phù hợp và tạo nên sự độc đáo về nghệ thuật.
Đó là việc kết hợp có khi là những câu thơ ngắn năm, sáu chữ với những câu thơ
duỗi dài chín, mười chữ…theo mạch cảm xúc.

- Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/3, 3/2, 2/3/2,... kết hợp với cách sử dụng luật bằng
trắc ở tiếng cuối mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu nhịp nhàng, như lời thủ thỉ, tâm
tình lan toả từng câu chữ.

- Hình thức thơ tự do như những lời tâm tình, dặn dò của người cha với con, tạo
nên giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp. Bài thơ viết theo thể thơ tự do cũng rất
phù hợp với lời ăn tiếng nói, lối suy nghĩ của người miền núi, nhịp điệu thơ linh
hoạt, tạo ra sự cộng hưởng với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đủ để cho
thấy Y Phương nặng tình với cội nguồn quê hương mình như thế nào.

- Cùng với thể thơ bài thơ có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, khiến lời dặn dò,
tâm tình dễ thấm, dễ thuyết phục và đi vào lòng người.

III. Kết đoạn

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm và suy nghĩ liên hệ:

+ Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm áp, ca ngợi truyền thống
cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Chúng ta hiểu rõ hơn,
cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con.

42
+ Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học
mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình.

+ Những bài học giản dị, mộc mạc sẽ con suốt đời, bài học về truyền thống,
niềm tự hào, khả năng sống bền bỉ của những con người dù “thô sơ”, “nhỏ bé”
nhưng đầy tự trọng và kiên định.
BÀI VIẾT THAM KHẢO KHỚP DÀN Ý CHI TIẾT

“Tình cha ấm áp như vầng thái dương; ngọt ngào như dòng nước trôi đầu
nguồn” là câu hát trong bài Tình cha đã thể hiện tình cảm và mong muốn của
người cha mà biết bao người con cảm nhận được. Một lần nữa tình cha dành cho
con được gặp lại trong thi phẩm Nói với con của nhà thơ Y Phương - nhà thơ dân
tộc Tày với hồn thơ chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh
của con người miền núi. Bài thơ được làm trong lần đầu khi nhà thơ được làm cha,
được in trong tập Thơ Việt Nam (1945- 1985), không chỉ thể hiện tình cảm nồng
ấm và thiêng liêng, giản sức sống mạnh mẽ của quê hương đất nước và dân tộc
mình mà còn gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người
làm con. Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi
con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê
hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ
những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.Mở đầu bài thơ bằng
những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn
quýt trong tình yêu thương, sự che chở đùm bọc của gia đình và quê hương với đứa
con. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón
nhận:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

43
Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười”

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha
mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng
niu, mong chờ của cha mẹ. Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian
trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và
nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những “người đồng mình", rất cần
cù và tươi vui:

"Người đồng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa,

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa,

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả cụ thể
cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê
hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố
nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh,
thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa,/ Con
đường cho những tấm lòng". Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân
thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương. Không chỉ gợi cho con về nguồn
sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng

44
mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống
bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn”.

Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn”, tác giả muốn nhấn mạnh
cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói
nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên
cường:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì là phong tục”

Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc
sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao
đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm
tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào. Tình cảm của
người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm đó bộc lộ tự nhiên, chân
thực qua những lời nhắn gửi của cha cho con. Người cha muốn con sống phải có
nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả để
có thể:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

45
Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm
tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống
phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới
có thể thành công, mới không thua kém ai cả. Người cha đã nói với con bằng tất cả
lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất
người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào
với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương. Qua những lời
người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu
mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con
chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi
bước vào đời. Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những
suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm cùa cha là biết bao yêu
thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ ... Con lớn lên như
hôm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của
những lời dạy dỗ ân cần thấm thía. Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những
bước chân vững chắc mà cha để lại trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn -
nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không
“thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để
tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình. Bên
cạnh những giá trị, ý nghĩa đầy nhân văn mà nội dung bài thơ mang lại, Y Phương
cũng đã thể hiện tài năng, phong cách thơ ca riêng của mình trong việc tạo ra
những nét độc đáo, sáng tạo riêng về nghệ thuật của bài thơ. Trước hết nhà thơ
dùng các kiểu câu có cấu trúc giống nhau khi vận dụng biện pháp tu từ điệp ngữ
trong nhiều đoạn thơ:

46
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
…Người đồng mình yêu lắm con ơi
Người đồng mình thương lắm con ơi
…Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Hay: Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Việc điệp cấu trúc câu được sử dụng khá nhiều đã tạo nên lối nói riêng, làm thơ mà
như nói, nói mà thành ra thơ vậy. Hiệu quả của thủ pháp này còn nhấn mạnh cảm
xúc của chủ thể trữ tình và đặc điểm của đối tượng được tái hiện trong bài thơ đó là
những lời căn dặn của người cha với con. Việc nhấn mạnh những hình ảnh, việc
làm của người cha cũng chỉ mong con ghi nhớ và là hành trang mãi theo con. Đặc
sắc thứ hai trong nghệ thuật bài thơ chúng ta dễ dàng nhận ra trong việc thể hiện
tình cảm cảm xúc từ cách nói cụ thể, giàu hình tượng:
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
….Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
….Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Những hình ảnh rất cụ thể từ bước chân chập chững, “tiếng cười, tiếng nói” bật ra
của con. Rồi con lớn lên gắn bó trong công việc “đan lờ, cài hoa”, ngập tràn “câu
hát” vui vẻ…những tưởng chỉ có ở ngoài đời giản đơn, ai cũng dễ thấy; ấy thế mà
bước vào thơ chứa chan cảm xúc nhưng đó là linh hồn của gia đình, làng bản và
quê hương gắn bó với con, với người đồng mình. Không chỉ trong bài thơ này mà
trong nhiều sáng tác của mình, những hình ảnh rất đỗi bình dị, thân thuộc bước vào
trang thơ Y Phương thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ sinh động, cụ thể, giàu tính

47
trực quan. Đặc sắc thứ ba trong nghệ thuật thể hiện bài thơ đó là ngôn ngữ mộc
mạc, giản dị được nhà thơ sử dụng. Ngôn ngữ giản dị gần gữi thân thuột như lời ăn
tiếng nói hàng ngày của người đồng mình nhưng vẫn toát lên vẻ trong sáng, hình
ảnh cô đọng, mộc mạc và vẫn phong phú.
…Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
….Người đồng mình thô sơ da thịt
….Con ơi tuy thô sơ da thịt

Hình ảnh thơ cụ thể, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm bản sắc thơ ca
miền núi như thể thấm dần vào trong con một cách tự nhiên mà không phải những
lời giáo huấn, giáo điều của một người cha dân tộc với con mình. Nhà thơ đã khéo
léo đan cài những từ ngữ địa phương “đan lờ”, “ken”, “người đồng mình thô sơ da
thịt”…cho thấy dấu ấn nhà thơ dân tộc hiện lên rất sâu đậm thể hiện tình cảm chất
phác, chân thực cũng như văn hóa và tạo nên được không khí miền ngược của tác
phẩm.

Đọc bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương, chúng ta càng cảm nhận
được cái hay, cái đẹp của bài thơ không chỉ đến từ lời căn dặn của người cha đến
con, mà còn thể hiện đặc sắc nghệ thuật không thể không nhắc tới đó là thể thơ tự
do được nhà thơ vận dụng linh hoạt trong diễn đạt mà vẫn giàu vần điệu. Việc vận
dụng sáng tạo thể thơ phù hợp và tạo nên sự độc đáo về nghệ thuật. Đó là việc kết
hợp có khi là những câu thơ ngắn năm, sáu chữ với những câu thơ duỗi dài chín,
mười chữ…theo mạch cảm xúc. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/3, 3/2, 2/3/2,... kết hợp
với cách sử dụng luật bằng trắc ở tiếng cuối mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu nhịp
nhàng, như lời thủ thỉ, tâm tình lan toả từng câu chữ. Rõ ràng hình thức thơ tự do
rất phù hợp với nội dung thể hiện lời nói của một người cha dân tộc với con mình.
Không những vậy, với hình thức như một lời tâm tình, dặn dò của người cha với
con, tạo nên giọng điệu thiết tha, trìu mến, ấm áp. Bài thơ viết theo thể thơ tự do

48
cũng rất phù hợp với lời ăn tiếng nói, lối suy nghĩ của người miền núi, nhịp điệu
thơ linh hoạt, tạo ra sự cộng hưởng với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đủ để
cho thấy Y Phương nặng tình với cội nguồn quê hương mình như thế nào. Cùng
với thể thơ bài thơ có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, khiến lời dặn dò, tâm tình
dễ thấm, dễ thuyết phục và đi vào lòng người. Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình
cảm gia đình ấm áp, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê
hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, chúng ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận
sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người
cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng
muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con
suốt trên chặng đường đời, bài học của cha mang đầy ý nghĩa sâu sắc trao gửi tới
thế hệ tiếp nối, cho mỗi người về truyền thống, niềm tự hào, khả năng sống bền bỉ
của những con người dù “thô sơ”, “nhỏ bé” nhưng đầy tự trọng và kiên định.
ĐỀ SỐ 8: Cảm nghĩ về bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
DÀN Ý CHI TIẾT

A. Mở đoạn

- Giới thiệu bài thơ và tác giả


+ Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các
nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ, đã từng trải nghiệm cuộc sống trên
tuyến đường Trường Sơn nên thơ của ông hầu như chỉ viết về những người lính
trẻ và những cô thanh niên xung phong.
+ Thơ ông chinh phục trái tim bạn đọc bằng những giọng điệu sôi nổi trẻ
trung, ngang tàng và mang đậm chất lính.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật
độc đáo ấy. Ra đời vào thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt
(1969),

49
- Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
+ Bài thơ đã xây dựng thành công vẻ đẹp người lính lái xe một cách chân
thực, rõ nét với nhiều phẩm chất đẹp đẽ, đáng trân quý.

B. Thân đoạn

1. Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nội
dung:
a. Trước hết, hình tượng người lính lái xe trong bài thơ hiện lên với tư thế
hiên ngang, bất khuất (khổ thơ 1,2)
+ Tác giả đã tái hiện lại một cách chân thực sự khốc liệt của cuộc chiến
tranh thông qua hình ảnh chiếc xe không có kính - bằng chứng xác đáng cho sự
tàn phá khủng khiếp của cuộc kháng chiến gian khổ, khốc liệt bên cạnh hình ảnh
những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế ung dung, hiên ngang, luôn sẵn
sàng ra trận:
“Ung dung .....nhìn thẳng”
+ Đưa từ "ung dung" lên đầu câu đã gợi lên sự bình thản, điềm nhiên đến
kì lạ của những người lính, hành động liệt kê "nhìn đất", "nhìn trời", "nhìn
thẳng" đã cho thấy tư thế vững vàng, bình thản, dũng cảm của những người lính
lái xe.
+ Họ luôn sẵn sàng, bình thản, dũng cảm nhìn thẳng vào con đường đầy
khó khăn, gian khổ phía trước để vượt qua.
+ Tư thế ung dung, hiên ngang của người lính xe ra trận được khắc họa
đậm nét hơn qua những hình ảnh hòa nhập vào thiên nhiên:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
......Như sa, như ùa vào buồng lái”.
+ Nhà thơ đã mở ra một không gian rộng lớn với những con đường dài
chạy tít tắp, có gió thổi, có “sao trời” và có cả những “cánh chim”, cả thiên

50
nhiên, vũ trụ “như ùa vào buồng lái” của những người lính, tinh thần dũng cảm,
bất chấp mọi khó khăn, gian khổ của người lính lái xe.
+ Các anh đã vượt qua tất cả mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, để lái
những chiếc xe phóng như bay trên con đường dài. Chúng ta cảm nhận được tốc
độ nhanh chóng, phi thường của tiểu đội xe không kính khi ra trận.
b. Người lính luôn tràn đầy tinh thần lạc quan, bất chấp mọi hiểm nguy, coi
thường mọi gian khổ (khổ thơ 3,4)
+ Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ muôn ngàn khó khăn, thử
thách, hiểm nguy, thế nhưng những người lính ấy vẫn luôn tràn đầy tinh thần lạc
quan để vượt lên trên tất cả, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược:
“……………………………
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
………………………………
Mưa tuôn, ......gió lùa mau khô thôi”.
+ Các hình ảnh như "bụi", "mưa" để diễn tả những khó khăn, gian khổ mà
những người lính phải trải qua bằng thái độ coi thường, bất chấp hết tất cả mọi
thứ.
+ Thái độ, tinh thần ấy của họ đã được tái giả thể hiện rõ nét qua việc sử
dụng cấu trúc lặp "không có ... ừ thì..." cùng kết cấu phủ định "chưa có ...", hình
ảnh độc đáo "bụi phun tóc trắng như người già", "mưa tuôn, mưa xối như ngoài
trời" cho thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên; sự ngang tàn, phơi phới, lạc quan
của những người lính, họ luôn luôn hướng về phía trước.
+ Những hình ảnh "phì phèo châm điếu thuốc", "lái trăm cây số nữa" đã
thêm một lần nữa cho chúng ta thấy tinh thần lạc quan, thái độ coi thường mọi

51
hiểm nguy, thử thách phía trước.
c. Không chỉ dừng lại ở thái độ coi thường, bất chấp mọi hiểm nguy mà tình
đồng chí, đồng đội cao đẹp cũng là một trong số những vẻ đẹp đáng trân
quý ở những người lính lái xe (khổ thơ 5,6)
+ Trong mưa bom bão đạn và cả sự khắc nghiệt của thời tiết, những người
lính ấy gặp lại nhau, trao cho nhau những cái bắt tay thật độc đáo và tràn đầy ý
nghĩa:
“…………………………………
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”.
+ Hình ảnh "bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" là một hình ảnh thơ độc
đáo và giàu sức gợi thể hiện sự đồng cảm từ tận sâu trái tim, tấm lòng của những
người lính dành cho nhau chân thành, ấm áp; chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn,
những khó khăn, gian khổ mà học đã trải qua.
+ Liên hệ cái bắt tay thay lời muốn nói “Điều chưa nói bàn tay đã nói”
(Lưu Quang Vũ), “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu...
+ Người lính “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” để gần nhau hơn trên
chặng đường dài. Đồng thời, những cuộc gặp gỡ, trú quân ngắn ngủi với bữa
cơm dã chiến đã làm cho những người lính xích lại gần nhau thêm nữa cùng
"chung bát đũa" gắn bó và san sẻ cùng nhau.
+ Chính những giây phút ấy đã tiếp thêm cho họ niềm tin, ý chí, sức mạnh
để rồi họ "lại đi, lại đi", lại tiếp tục cuộc hành trình của mình vì màu xanh hi
vọng, màu xanh hòa bình, màu xanh cho một ngày mai chiến thắng của quê
hương, đất nước.
d. Ý chí chiến đấu, tinh thần yêu nước và lí tưởng cao đẹp của những người
lính:

52
“Không có kính, rồi xe không có đèn
.............................................
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
+ Ta cảm nhận thấy khí thế khẩn trương, hối hả của những đoàn xe ra trận
và cả sự ác liệt trong cuộc chiến với sự chồng chất những mất mát, hi sinh của
người lính.
+ Hình tượng những chiếc xe không kính đã phát triển ở mức cao hơn. Xe
không chỉ “không có kính”, mà còn “không có đèn”, “không có mui xe”, chiếc
xe đã trở lên hỏng hóc, méo mó và biến dạng như một thứ đồ phế thải.
+ Tưởng chừng xe không thể chạy được, nhưng thật kì diệu “Xe vẫn chạy
vì miền Nam phía trước”. Đây là một điều bất ngờ, phi thường, là một sự bất
chấp đầy thách thức khi chỉ cần trái tim người lính.
+ Hình ảnh này được đặt trong thể đối lập với ba cái “không”: “không
kính”, “không đèn”, “không mui”. Đây chính là sự đối lập giữa cái ác liệt của
cuộc chiến với tinh thần, khí phách, tầm lòng của người lính lái xe. Hình ảnh
“trái tim” chính là hoán dụ cho người chiến sĩ Trường Sơn yêu nước dũng cảm.
+ Với hình ảnh giàu ý nghĩa này, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã mở ra một
góc nhìn mới cho hình tượng người lính lai xe không kính.“trái tim” là cội
nguồn sức mạnh của cả tiểu đội xe không kính, gốc rễ phầm chất anh hùng của
người lính Trường Sơn, làm ngời sáng vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe Trường
Sơn thời chống Mĩ.
2. Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nghệ
thuật
a. Xây dựng được một hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu sôi nổi, chất
liệu thơ chân thực, gần gũi, gợi cảm.
+ Ngôn ngữ của bài thơ gần gũi với lời nói thường, mang tính khẩu ngữ,
tự nhiên, sinh động và khỏe khoắn:“Không có kính không phải vì”, “Không có

53
kính, ừ thì có bụi”
+ Giọng điệu tự nhiên, trẻ trung, có vẻ tinh nghịch pha một chút ngang
tàng, rất phù hợp với những đối tượng miêu tả khắc họa hình ảnh những chiến sĩ
lái xe trẻ trung hiên ngang, bất chấp nguy hiểm, khó khăn. Đó là những người
lính tươi trẻ, yêu cuộc đời, yêu đất nước, tinh thần tràn đày niềm tin tưởng,
quyết chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước
nhà.
+ Lời thơ tự nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua
của các chàng trai lái xe dũng cảm.
+ Phạm Tiến Duật đã không hề cầu kì hay thi vị hóa đơn điệu hình ảnh
những chiếc xe không kính và hình tượng người lính lái xe.
+ Bài thơ góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu, thanh khí mới cho
thơ ca chống Mĩ.
b. Nhà thơ sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật nhất là các biện pháp tu từ
góp phần phát huy giá trị biểu cảm

- Nghệ thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu “Ung
dung buồng lái ta ngồi”

- Nghệ thuật điệp ngữ dùng nhiều trong các câu thơ:

+ Với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ. Lời thơ nhấn mạnh
tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe.

+ Điệp ngữ: "không có.. không phải... không có", "bom giật, bom rung"
tiếp tục làm cho âm điệu thơ nhanh, mạnh, khỏe khoắn, dồn dập, hùng tráng gợi
tả không khí ác liệt chiến trường.

+ Điệp ngữ "Lại đi, lại đi trời xanh thêm" diễn tả nhịp bước hành quân,

54
những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe
không kính.

+ Vẫn là phép điệp ngữ quen thuộc không có”, kết hợp với phép liệt kê
tăng cấp: “không có kính”, “không có đèn”, “không có mui”, “có xước” cho
thấy sự hỏng hóc càng tăng theo cấp số nhân, đó là quy luật tất yếu của sự huỷ
diệt mà đế quốc muốn đem tới Việt Nam.

- Phép đối lập giữa cái không và cái có, giữa vật chất và tinh thần đã thể
hiện sức mạnh của những người lính lái xe.

- Câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” đã trở thành nhãn tự của bài
thơ, hình ảnh “ trái tim” vừa là hình ảnh ẩn dụ, vừa là hình ảnh hoán dụ. Hình
ảnh hoán dụ là để chỉ người lính lái xe, còn ẩn dụ là gợi đến lòng yêu nước
nhiệt thành, ý chí giải phóng miền Nam.

- > Có thể nói chất thơ toát lên từ hình tượng độc đáo – những chiếc xe
trần trụi và tâm hồn trẻ trung, năng động, lãng mạn, yêu đời của người lính lái
xe.

3. Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét độc
đáo của bài thơ.
+ Tác giả còn kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có
điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động và linh hoạt trong nghệ thuật biểu
hiện.

+ Thể thơ phù hợp giọng điệu ngang tàng pha chất tinh nghịch, hóm hỉnh,
phù hợp với đối tượng là những lính lái xe qua các dạng câu vừa giải thích vừa
kể chuyện vừa phân bua; kết hợp câu ngắn, dài đa dạng, gần với lời nói bình

55
thường nhưng rất giàu nhạc điệu, hình ảnh và cảm xúc.

+ Phù hợp với giọng điệu thản nhiên, ngang tàn, hóm hỉnh nhà thơ sử
dụng cấu trúc: “không có…”; “ừ thì…”, “chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ
ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười
của người lính cất lên một cách tự nhiên giữa gian khổ, hiểm nguy của cuộc
chiến đấu.

+ Qua nghệ thuật biểu hiện, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái
chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí
trần trụi, khốc liệt nhất,

+ Việc lựa chọn thể thơ tự do đã thể hiện tài năng của nhà thơ trong việc
thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.

C. Kết đoạn

- Khẳng định lại giá trị tác phẩm:


+ Bài thơ là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu viết về hình ảnh những chiếc
xe không kính và vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe.
+ Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc về tình người, tình
đồng chí gắn bó trong chiến tranh, cũng như lòng yêu nước nồng nàn của những
người lính trong thời kỳ kháng chiến.

- Suy nghĩ liên hệ:


+ Chiến tranh đã lùi xa, con đường Trường Sơn đã đi vào lịch sử, và dân
tộc cũng đã bước sang trang mới nhưng mỗi khi đọc lại bài thơ này, chúng ta
càng tự hào và khâm phục biết bao các chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn ngày trước
bởi họ đã góp phần vào chiến thắng huy hoàng của dân tộc.
+ Chúng ta mãi yêu mến, tự hào về họ - những con người đẹp nhất trong

56
thời đại Hồ Chí Minh.

BÀI VIẾT THAM KHẢO KHỚP DÀN Ý CHI TIẾT

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà
thơ trẻ thời kháng chiến chống Mỹ, đã từng trải nghiệm cuộc sống trên tuyến
đường Trường Sơn nên thơ của ông hầu như chỉ viết về những người lính trẻ và
những cô thanh niên xung phong.Thơ ông chinh phục trái tim bạn đọc bằng những
giọng điệu sôi nổi trẻ trung, ngang tàng và mang đậm chất lính. “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính” đã in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Ra đời vào
thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt (1969), bài thơ đã xây dựng
thành công vẻ đẹp người lính lái xe một cách chân thực, rõ nét với nhiều phẩm chất
đẹp đẽ, đáng trân quý. Trước hết, hình tượng người lính lái xe trong bài thơ hiện
lên với tư thế hiên ngang, bất khuất. Tác giả đã tái hiện lại một cách chân thực sự
khốc liệt của cuộc chiến tranh thông qua hình ảnh chiếc xe không có kính - bằng
chứng xác đáng cho sự tàn phá khủng khiếp của một thời đã qua và để rồi trên cái
nền của cuộc kháng chiến gian khổ, khốc liệt ấy, tác giả đã xây dựng thành công
hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế ung dung, hiên ngang,
luôn sẵn sàng ra trận:

“Ung dung buồng lái ta ngồi


Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

Đưa từ "ung dung" lên đầu câu đã gợi lên sự bình thản, điềm nhiên đến kì lạ của
những người lính cùng với hoàng loạt hành động liệt kê "nhìn đất", "nhìn trời",
"nhìn thẳng" đã cho thấy tư thế vững vàng, bình thản, dũng cảm của những người
lính lái xe. Họ không trốn tránh, không sợ hãi mà luôn sẵn sàng, bình thản, dũng
cảm nhìn thẳng vào con đường đầy khó khăn, gian khổ phía trước để vượt qua.

57
Cùng vào đó, tư thế ung dung, hiên ngang của người lính xe ra trận được khắc họa
đậm nét hơn qua những hình ảnh hòa nhập vào thiên nhiên:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng


Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”.

Nhà thơ đã mở ra một không gian rộng lớn với những con đường dài chạy tít tắp,
có gió thổi, có “sao trời” và có cả những “cánh chim”. Tất cả thiên nhiên, vũ trụ
“như ùa vào buồng lái” của những người lính. Và với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác "xoa mắt đắng" tác giả đã thể hiện một cách rõ nét tinh thần dũng cảm,
bất chấp mọi khó khăn, gian khổ của người lính lái xe. Các anh đã vượt qua tất cả
mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, để lái những chiếc xe phóng như bay trên
con đường dài. Lúc đó, giữa các anh với con đường như không còn khoảng cách để
các anh có cảm giác như "con đường chạy thẳng vào tim" của chính mình. Đồng
thời, qua biện pháp so sánh "như sa, như ùa vào buồng lái" đã giúp chúng ta cảm
nhận được tốc độ nhanh chóng, phi thường của tiểu đội xe không kính khi ra trận.
Thêm vào đó, những người lính trong bài thơ còn là những con người luôn tràn đầy
tinh thần lạc quan, bất chấp mọi hiểm nguy, coi thường mọi gian khổ. Trong cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, những người lính luôn phải đối diện với
muôn ngàn khó khăn, thử thách, hiểm nguy, thế nhưng, dẫu trong bất kì hoàn cảnh
nào đi chăng nữa những người lính ấy vẫn luôn tràn đầy tinh thần lạc quan để vượt
lên trên tất cả, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược:

“……………………………
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

58
………………………………
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”.

Tác giả đã sử dụng các hình ảnh như "bụi", "mưa" để diễn tả những khó khăn, gian
khổ mà những người lính phải trải qua. Dẫu có thật nhiều những khó khăn nhưng
những người lính ấy đã thể hiện thái độ coi thường, bất chấp hết tất cả mọi thứ.
Thái độ, tinh thần ấy của họ đã được tái giả thể hiện rõ nét qua việc sử dụng cấu
trúc lặp "không có ... ừ thì..." cùng kết cấu phủ định "chưa có ...". Cùng với đó, với
việc sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo "bụi phun tóc trắng như người già", "mưa
tuôn, mưa xối như ngoài trời" không những cho thấy sự khắc nghiệt của thiên
nhiên mà hơn thế nữa nó còn thể hiện sự ngang tàn, phơi phới, lạc quan của những
người lính, họ luôn luôn hướng về phía trước. Đồng thời, những hình ảnh "phì
phèo châm điếu thuốc", "lái trăm cây số nữa" đã thêm một lần nữa cho chúng ta
thấy tinh thần lạc quan, thái độ coi thường mọi hiểm nguy, thử thách phía trước.
Không chỉ dừng lại ở thái độ coi thường, bất chấp mọi hiểm nguy mà tình đồng
chí, đồng đội cao đẹp cũng là một trong số những vẻ đẹp đáng trân quý ở những
người lính lái xe. Sau những chặng đường dài hiểm nguy trong mưa bom bão đạn
và cả sự khắc nghiệt của thời tiết, những người lính ấy gặp lại nhau, trao cho nhau
những cái bắt tay thật độc đáo và tràn đầy ý nghĩa:

“…………………………………
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”.

Có thể nói, hình ảnh "bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" là một hình ảnh thơ độc
đáo và giàu sức gợi. Cái bắt tay ấy vừa thể hiện sự đồng cảm từ tận sâu trái tim,
tấm lòng của những người lính dành cho nhau, vừa là những lời động viên ngắn

59
ngủi mà chân thành, ấm áp và đồng thời, đó là còn sự chia sẻ những niềm vui, nỗi
buồn, những khó khăn, gian khổ mà học đã trải qua. Cái bắt tay ấy chính là cái bắt
tay chan chứa tình yêu thương, sự thấu hiểu, sẻ chia, gắn bó của những người lính.
Cái bắt tay hứa hẹn lập công. Cái bắt tay thay lời muốn nói “Điều chưa nói bàn tay
đã nói” (Lưu Quang Vũ). Nếu trong thơ Chính Hữu cái nắm tay kia là biểu tượng
cao đẹp, nồng ấm và thiêng liêng của tình đồng chí “Thương nhau tay nắm lấy bàn
tay” thì trong thơ Phạm Tiến Duật, người lính “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”
để gần nhau hơn trên chặng đường dài. Đồng thời, những cuộc gặp gỡ, trú quân
ngắn ngủi với bữa cơm dã chiến đã làm cho những người lính xích lại gần nhau
thêm nữa:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời


Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh trên đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời thêm xanh”.

Dường như với những người lính, những người đồng đội, những người cùng
"chung bát đũa" đấy là một gia đình, họ gắn bó và san sẻ cùng nhau. Đây có lẽ là
một cách định nghĩa về gia đình thật tếu táo, đậm chất lính nhưng cũng thật tình
cảm của Phạm Tiến Duật. Những phút nghỉ ngơi trong chốc lát, những bữa cơm
quây quần cạnh nhau diễn ra thật vội vã nhưng chính những giây phút ngắn ngủi ấy
đã kéo những người lính xích lại gần nhau thêm, để họ thêm gần gũi, thêm yêu
mến nhau. Và chính những giây phút ấy đã tiếp thêm cho họ niềm tin, ý chí, sức
mạnh để rồi họ "lại đi, lại đi", lại tiếp tục cuộc hành trình của mình vì màu xanh hi
vọng, màu xanh hòa bình, màu xanh cho một ngày mai chiến thắng của quê hương,
đất nước. Cuối cùng, trong khổ thơ kết thúc bài thơ, tác giả đã cho thấy ý chí chiến
đấu, tinh thần yêu nước và lí tưởng cao đẹp của những người lính:

“Không có kính, rồi xe không có đèn

60
Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim”

Đến đây hình tượng những chiếc xe không kính đã phát triển ở mức cao hơn. Xe
không chỉ “không có kính”, mà còn “không có đèn”, “không có mui xe”, chiếc xe
đã trở lên hỏng hóc, méo mó và biến dạng như một thứ đồ phế thải. Tưởng chừng
xe không thể chạy được, nhưng thật kì diệu “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía
trước”. Đây là một điều bất ngờ, hơn thế nữa là những phi thường, là một sự bất
chấp đầy thách thức. Tại sao lại có điều kì diệu ấy? Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã
phát hiện rằng: “Chỉ cần trong xe có một trái tim” thì dù thế nào xe vẫn cứ chạy.
Không có cách lí giải nào cụ thể và thuyết phục hơn thế. “Chỉ cần” có nghĩa là yếu
tố duy nhất để xe vẫn cứ chạy chính là trái tim người lính. Từ hình ảnh “trái tim”
cầm lái, nhà thơ đã khẳng định một chân lí của thời đại chống Mĩ, đó là sức mạnh
quyết định chiến thắng không phải là phương tiện, vũ khí mà là con người với trái
tim yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường dũng cảm. Có thể nói hình ảnh “trái
tim” đã làm bật lên chủ đề của bài thơ và làm ngời sáng vẻ đẹp của người chiến sĩ
lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ.Phạm Tiến Duật không chỉ phản ánh chân thực
và hào hùng vẻ đẹp người lính mà còn thể hiện bút pháp nghệ thuật vô cùng mới
mẻ, đặc sắc, giàu sức chiến đấu trong bài thơ tiểu đội xe không kính. Thành công
đầu tiên của Phạm Tiến Duật trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính là đã xây
dựng được một hệ thống ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu sôi nổi, chất liệu thơ chân
thực, gần gũi, gợi cảm. Ngôn ngữ của bài thơ gần gũi với lời nói thường, mang tính
khẩu ngữ, tự nhiên, sinh động và khỏe khoắn:

“Không có kính không phải vì xe không có kính”


“Không có kính, ừ thì có bụi”
Giọng điệu tự nhiên, trẻ trung, có vẻ tinh nghịch pha một chút ngang tàng, rất phù

61
hợp với những đối tượng miêu tả: “Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.

Ngôn ngữ và giọng điệu ấy rất phù hợp với việc khắc họa hình ảnh những chiến sĩ
lái xe trẻ trung hiên ngang, bất chấp nguy hiểm, khó khăn. Đó là những người lính
tươi trẻ, yêu cuộc đời, yêu đất nước, tinh thần tràn đày niềm tin tưởng, quyết chiến
đấu, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Lời thơ tự
nhiên đến mức buộc người ta phải tin ngay vào sự phân bua của các chàng trai lái
xe dũng cảm. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức
khó ngờ của ngôn từ. Phạm Tiến Duật đã không hề cầu kì hay thi vị hóa đơn điệu
hình ảnh những chiếc xe không kính và hình tượng người lính lái xe. Bởi với ông,
cuộc đời ấy đã quá đẹp, rất thơ, rất mạnh mẽ, không cần tô vẽ gì mà vẫn tỏa sáng.
Bài thơ góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu, thanh khí mới cho thơ ca chống
Mĩ. Bên cạnh đó Phạm Tiến Duật còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật nhất là
các biện pháp tu từ góp phần phát huy giá trị biểu cảm của từng biện pháp. Nghệ
thuật đảo ngữ với từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu “Ung dung buồng lái ta
ngồi” và nghệ thuật điệp ngữ với từ “nhìn” được nhắc đi nhắc lại trong câu thơ.
Lời thơ nhấn mạnh tư thế ung dung, bình tĩnh, tự tin của người lính lái xe. Các điệp
ngữ: "không có.. không phải... không có", "bom giật, bom rung" tiếp tục làm cho
âm điệu thơ nhanh, mạnh, khỏe khoắn, dồn dập, hùng tráng gợi tả không khí ác liệt
chiến trường. Vần thơ đã làm hiện lên những chiếc xe vận tải quân sự mang đầy
thương tích chiến tranh, và hình ảnh người chiến sĩ can trường, dày dạn kinh
nghiêm trong khói lửa. Ta cảm nhận thấy trong nhịp điệu ấy khí thế khẩn trương,
hối hả của những đoàn xe ra trận và cả sự ác liệt trong cuộc chiến với sự chồng
chất những mất mát, hi sinh của người lính. Điệp ngữ "Lại đi, lại đi trời xanh
thêm" diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến

62
quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Vẫn là phép điệp ngữ quen thuộc
không có”, kết hợp với phép liệt kê tăng cấp: “không có kính”, “không có đèn”,
“không có mui”, “có xước” cho thấy sự hỏng hóc càng tăng theo cấp số nhân, đó
là quy luật tất yếu của sự huỷ diệt mà đế quốc muốn đem tới Việt Nam. Rất nhiều
chữ “ không có” nhưng ở cuối bài thơ lại vút lên một chữ “ có”: “ có một trái tim”.
Phép đối lập giữa cái không và cái có, giữa vật chất và tinh thần đã thể hiện sức
mạnh của những người lính lái xe. Câu thơ “Chỉ cần trong xe có một trái tim” đã
trở thành nhãn tự của bài thơ, hình ảnh “ trái tim” vừa là hình ảnh ẩn dụ, vừa là
hình ảnh hoán dụ. Hình ảnh hoán dụ là để chỉ người lính lái xe, còn ẩn dụ là gợi
đến lòng yêu nước nhiệt thành, ý chí giải phóng miền Nam. Có thể nói chất thơ
toát lên từ hình tượng độc đáo – những chiếc xe trần trụi và tâm hồn trẻ trung, năng
động, lãng mạn, yêu đời của người lính lái xe.Tác giả còn kết hợp linh hoạt thể thơ
7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động và
linh hoạt trong nghệ thuật biểu hiện. Giọng điệu ngang tàng pha chất tinh nghịch,
hóm hỉnh, phù hợp với đối tượng là những lính lái xe qua các dạng câu vừa giải
thích vừa kể chuyện vừa phân bua; kết hợp câu ngắn, dài đa dạng, gần với lời nói
bình thường nhưng rất giàu nhạc điệu, hình ảnh và cảm xúc. Với giọng điệu thản
nhiên, ngang tàn, hóm hỉnh nhà thơ sử dụng cấu trúc: “không có…”; “ừ thì…”,
“chưa cần” được lặp đi lặp lại, các từ ngữ “phì phèo”,”cười ha ha”,”mau khô
thôi”… làm nổi bật niềm vui, tiếng cười của người lính cất lên một cách tự nhiên
giữa gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến đấu. Ở họ, những trở ngại của thiên nhiên
và điều kiện chiến đấu không thể làm họ sờn lòng. Ngược lại, nó càng làm cho họ
thêm hứng thú, quyết tâm vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tinh thần vượt
khó và vẻ đẹp trong chiến đấu của người lính được tôn lên ngay chính lời thơ đầy
tự do phóng khoáng. Qua nghệ thuật biểu hiện, tác giả đã tìm thấy, phát hiện,
khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường
nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của

63
chiến tranh cho nên việc lựa chọn thể thơ tự do đã thể hiện tài năng của nhà thơ
trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là
một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu viết về hình ảnh những chiếc xe không kính và vẻ
đẹp của những người chiến sĩ lái xe. Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn
đọc về tình người, tình đồng chí gắn bó trong chiến tranh, cũng như lòng yêu nước
nồng nàn của những người lính trong thời kỳ kháng chiến. Chiến tranh đã lùi xa,
con đường Trường Sơn đã đi vào lịch sử, và dân tộc cũng đã bước sang trang mới
nhưng mỗi khi đọc lại bài thơ này, chúng ta càng tự hào và khâm phục biết bao các
chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn ngày trước bởi họ đã góp phần vào chiến thắng huy
hoàng của dân tộc. Chúng ta mãi yêu mến, tự hào về họ - những con người đẹp
nhất trong thời đại Hồ Chí Minh.
ĐỀ SỐ 9: Cảm nghĩ về bài thơ Đồng chí
DÀN Ý CHI TIẾT

A. Mở đoạn

- Giới thiệu bài thơ và tác giả

+ Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Thơ ông vừa bình dị, sâu lắng và hàm súc; thường tập trung khai thác ở hai mảng
đề tài chính là người lính và chiến tranh.

+ Bài thơ “ Đồng chí” sáng tác năm 1948 là kết quả từ những trải nghiệm
của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu
kháng chiến.

- Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

+ Bài thơ ca ngợi tình đồng đội gắn bó keo sơn trong gian khổ của các anh
bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

+ Giúp người đọc hiểu thêm về một tình cảm cao đẹp- tình đồng chí và vẻ

64
đẹp tâm hồn của những người lính bộ đội cụ Hồ.

B. Thân đoạn

1. Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nội dung

a. Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

+ Hình ảnh “quê hương anh” – ‘làng tôi”, “nước mặn, đồng chua” – “đất
cày lên sỏi đá”, gợi lên sự tương đồng về quê hương của những người lính.
Thành ngữ "nước mặn đồng chua": gợi lên một miền đất nắng gió ven biển, đất
đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất khó trồng trọt.

+ Những người lính, họ đều xuất thân từ những người nông dân chân lấm
tay bùn, vất vả và nghèo khó, khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền
ngược thì cũng giống nhau ở cái nghèo, cái khổ.

+ Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm giai cấp là sợi dây tình
cảm nối họ lại với nhau, là cơ sở ban đầu để hình thành trong họ tình đồng chí,
đồng đội gắn bó keo sơn.

b. Người lính cùng chung lí tưởng cách mạng gắn kết nên tình đồng chí.

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

Nhà thơ không nói "hai người xa lạ" mà là "đôi người xa lạ" thể hiện sự gắn
bó chặt chẽ, keo sơn, thắm thiết. Dùng từ đôi, Chính Hữu đã muốn khẳng định
tình thân gắn bó không thể tách dời giữa những người lính chiến sĩ.

+ Câu thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” có sự đối ứng chặt chẽ: “Súng
bên súng”, “Đầu sát bên đầu”: là cách nói giàu hình tượng để diễn tả sự cùng
nhau kề vai sát cánh đi bên nhau trong chiến đấu; cùng chung mục tiêu, ý chí,
quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của

65
dân tộc.

+ Trong cuộc sống nơi chiến trường, họ cùng trải qua những khó khăn, thiếu
thốn. Đó cũng là cơ sở để những người lính thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn
bó “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

c. Tình đồng chí còn là sự cảm thông sâu xa những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi
niềm sâu kín của nhau: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

+ Những người lính thấu hiểu sâu sắc cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau về
chốn quê nhà. Hoàn cảnh của “anh” là một hoàn cảnh còn nhiều khó khăn: neo
người, thiếu sức lao động “ ruộng …cày”. Hình ảnh “ gian nhà không” đã diễn tả
cái nghèo về vật chất và thiếu thốn cả người trụ cột trong gia đình các anh.
Ruộng nương, căn nhà là những tài sản quý giá, gần gũi, gắn bó, vậy mà họ sẵn
sàng bỏ lại nơi hậu phương.

+ Thấu hiểu lí tưởng, ý chí lên đường giải phóng quê hương của bạn mình.
Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng hình ảnh làng quê gợi sự xúc động và niềm tự
hào trong lòng người đọc về những anh bộ đội cụ Hồ. Họ sẵn sàng từ biệt những
gì là gắn bó, thân thiết với cuộc đời mình để lên đường tham gia chiến đấu.

+ Người lính còn thấu hiểu cả nỗi nhớ quê nhà luôn đau đáu, thường trực
trong tâm hồn của nhau. Hình ảnh “giếng nước gốc đa” là một hình ảnh rất giàu
sức gợi, Câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực ra là người lính đang
nhớ nhà, da diết, khôn nguôi. Chính nỗi nhớ quê hương ấy lại là động lực mạnh
mẽ giúp người lính quyết tâm chiến đấu.

d. Tình đồng chí còn là sự cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn

66
trong cuộc đời người lính.

+ Chính Hữu tham gia chiến dịch việt Bắc Thu- Đông năm 1947 nên ông
thấu hiểu những thiếu thốn và khó khăn mà người lính gặp phải, trước hết đó là
người lính phải đối mặt với những cơn sốt rét:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.

+ Bức tranh hiện thực sống động về người lính với sự đồng cảm sâu sắc.
Hình ảnh: “ớn lạnh, sốt run người, ướt mồ hôi” là những biểu hiện cụ thể để nói
về căn bệnh sốt rét rừng rất nguy hiểm khi mà trong chiến tranh không hề có đủ
thuốc men để chạy chữa. Đây là một hình ảnh xuất phát từ cái nhìn chân thực của
người lính trong chiến tranh.

+ Cụm từ anh với tôi trong câu thơ đã diễn đạt rất rõ sự chia sẻ của những
người đồng đội. Chính sự quan tâm giữa những người lính đã trở thành điểm tựa
vững chắc để họ vượt qua những gian khổ, khó khăn.

+ Ngoài nỗi khổ vì bệnh tật, trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến,
những người lính còn chịu khó khăn, thiếu thốn đủ bề.

Áo anh rách vai……. Chân không giày.

Tác giả tái hiện một cách chân thực, không cường điệu, không tô vẽ về cuộc
sống của người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh:
"áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày" là những hình ảnh liệt kê đã
miêu tả chính xác, cụ thể những thiếu thốn của người lính.

+ Trong khó khăn gian khổ, họ vẫn lạc quan, yêu cuộc sống. Câu thơ “miệng
cười buốt giá” đã làm bừng sáng cả bài thơ, đó là tinh thần lạc quan của những
người chiến sĩ. Trong khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan để vượt lên hoàn

67
cảnh, để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh, để rồi xuất hiện một ý thơ thật
đẹp:

"Thương nhau tay nắm lấy bàn tay".

Cái nắm tay thân ái xiết chặt thêm tình đồng chí, để gạt bớt khó khăn gian khổ.
Một biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí đồng đội. Tình đồng chí, đồng đội sâu
nặng đã nâng đỡ bước chân người lính, sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường
chiến đấu.

e. Biểu hiện cụ thể cao đẹp nhất của tình đồng cùng sát cánh bên nhau trên
một chiến hào, đây là thử thách lớn nhất để làm sáng lên vẻ đẹp của tình
đồng chí.

Đêm nay rừng hoang sương muối.

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

+ Đó là khoảng thời gian “đêm nay” rất cụ thể với khung cảnh “rừng hoang
– sương muối” hiu quạnh, lạnh lẽo và khắc nghiệt.

+ Người lính vẫn “ đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Hình ảnh “đứng
cạnh bên nhau” cho thấy tinh thần đoàn kết, luôn sát cánh bên nhau trong mọi
hoàn cảnh.

+ Động từ “chờ” cho thấy được tư thế chủ động, hiên ngang và sẵn sàng
chiến đấu của người lính.

+ Một bên là không gian núi rừng lạnh lẽo, hoang vu, vắng lặng; với một bên
là tư thế chủ động mạnh mẽ như lấn át cả không gian toàn cảnh của người lính.
Đó là sự lạc quan, tinh tưởng vào đồng đội, kiên cường, dũng cảm, mạnh mẽ
chiến đấu hơn bao giờ hết, tầm vóc của họ bỗng trở nên lớn lao.

2. Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nghệ

68
thuật
a. Trước hết nhà thơ khéo léo vận dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên,
những tục ngữ, thành ngữ dân gian làm cho lời thơ trở nên thi vị, mộc mạc,
chạm đến trái tim người đọc.
+ Những hình ảnh rất thân quen “quê hương anh” - ‘làng tôi”, “nước mặn,
đồng chua” - “đất cày lên sỏi đá”, thành ngữ "nước mặn đồng chua", hình ảnh
thân quen là biểu tượng của làng quê Việt Nam “giếng nước gốc đa” như hiện
lên trước mắt người đọc hoàn cảnh xuất thân từ những miền quê nghèo.
+ Lời thơ mộc mạc, giản dị, chân thành ấy không chỉ thể hiện những người
lính xuất thân từ những người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả và nghèo khó;
+ Hình ảnh cùng nhau sinh hoạt đầy khó khăn thiếu thốn và chung nhiệm vụ
chiến đấu: “áo rách vai”, “quần vài vảnh vá”, sốt run người…kết hợp đại từ xưng
dân giã “tôi”, “anh” cùng sánh vai chién đấu gắn bó càng nổi bật hình ảnh người
nông dân cần súng chiến đấu bảo vệ quê hương thật đẹp và gần gũi biết bao.
+ Việc sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên phù hợp không khí đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp, dễ chạm đến trái tim, cảm xúc những người đồng đội
của nhà thơ bằng những vẫn thơ viết như thể lời ăn tiếng nói hàng ngày vậy.

b. Đặc sắc nghệ thuật thứ hai với những hình ảnh biểu trưng, những câu
văn sóng đôi, ngòi bút hiện thực lãng mạn của ông đã tô điểm thêm vẻ đẹp
sáng ngời của tình đồng chí.

+ Nghệ thuật này đã tạo ra điểm sáng của bức tranh về tình đồng chí, rất thực
nhưng cũng rất lãng mạn trong bài thơ.

+ Nhiều hình ảnh đối xứng, sóng đôi đã giúp tác giả tái hiện một cách chân
thực, không cường điệu, không tô vẽ về cuộc sống của người lính trong những
năm đầu kháng chiến chống Pháp.

69
+ Hình ảnh: "áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày" là những hình
ảnh liệt kê đã miêu tả chính xác, cụ thể những thiếu thốn của người lính.

+ Đặc biệt hình ảnh “Đầu súng trăng treo” chất hiện thực hiện lên trong đêm
phục kích, khi súng dắt lên vai và đầu súng chĩa lên trời vô tình chạm vầng trăng
mà nhà thơ cứ ngỡ “trăng” treo “đầu súng” hoà quyện với chất lãng mạn.

+ Hình ảnh “súng - trăng” được đặt cạnh bên nhau khiến người đọc có nhiều
liên tưởng: giữa hiện thực – ảo mộng; khắc nghiệt- lãng mạn; chiến tranh – hòa
bình; chiến sĩ – thi sĩ.

+ Sự đan cài giữa hiện thực và lãng mạn ấy vừa cho thấy được hiện thực
chiến tranh khó khăn, vất vả; lại vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính: họ
vừa là chiến sĩ lại vừa là thi sĩ, cầm súng chiến đấu để bảo vệ quê hương, Tổ
quốc thân yêu.

+ Hình ảnh thơ vừa lãng mạn, vừa hiện thực, vừa là tinh thần thép của
những người lính, vừa là tâm hồn thi sĩ lãng mạn.

3. Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét độc
đáo của bài thơ.

+ Đặc sắc nghệ thuật bài thơ còn thể hiện thể thơ tự do được nhà thơ vận
dụng linh hoạt đầy sáng tạo.

+ Trước hết là số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ, vần và
nhịp thơ trong bài thơ khác nhau. Toàn bộ bài thơ có ba khổ, nếu khổ một có bảy
dòng, khổ hai có mười dòng thì khổ ba có ba dòng. Số tiếng trong mỗi dòng thơ
cũng khác nhau. Có dòng hai tiếng trùng xuống đầy lắng động “Đồng chí!”, có
dòng thơ ba, bốn năm tiếng với các hình ảnh đối sóng đôi kết hợp dòng thơ bảy,
tám tiếng như thế kéo dài vần thơ ngân nga, âm vang.

70
+ Bên cạnh đó bài thơ tự do trong việc sử dụng âm thanh, hình tượng, màu
sắc, đa dạng, phong phú, biểu thị những câu từ đơn giản, khá mới lạ, cách tân,
kết hợp các biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, hoán dụ …. mang lại nhiều tác
dụng trong việc thể hiện lời tâm tình của tác giả với người đồng chí của mình.

+ Đồng thời thể hiện vẻ đẹp sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội nhưng ở
mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt và dồn tụ vào những
dòng thơ tự do gây ấn tượng sâu đậm.

+ Có thể thấy với thể thơ tự do, giọng thơ thủ thỉ tâm tình kết hợp với các
đặc sắc nghệ thuật khác giúp tác giả có thể thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc
tuôn trào, triền miên, biểu cảm cao.

C. Kết đoạn

D. - Khẳng định lại giá trị tác phẩm:


+ Bài thơ đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của người lính, mở ra khuynh
hướng khai thác viết về quần chúng kháng chiến;
+ Cảm hứng thơ hướng về chất thực của cuộc sống, khai thác chất thơ vẻ
đẹp của người lính trong cái bình dị chân thật, đời thường.
+ Bài thơ đã đi vào lòng bạn đọc một cách tự nhiên và đã được phổ nhạc
thành bài hát “Tình đồng chí” đã làm đắm say biết bao thế hệ người nghe.

- Suy nghĩ liên hệ:


+ Bài thơ gợi trong người đọc sự khâm phục, trân trọng và xúc động trước
những tình cảm cao đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp; giúp
ta hiểu sâu sắc về cuộc sống kháng chiến dầy gian khổ của quân đội ta;
+ Biết ơn công lao của các thế hệ cha anh đi trước đã chiến đấu bền bỉ,
gian khổ đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
BÀI VIẾT THAM KHẢO KHỚP DÀN Ý CHI TIẾT

71
Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ
ông vừa bình dị, sâu lắng và hàm súc; thường tập trung khai thác ở hai mảng đề tài
chính là người lính và chiến tranh. Bài thơ “ Đồng chí” sáng tác năm 1948 là kết
quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội
ta trong những ngày đầu kháng chiến. Bài thơ ca ngợi tình đồng đội gắn bó keo sơn
trong gian khổ của các anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu kháng chiến chống
Pháp của dân tộc. Thi phẩm giúp người đọc hiểu thêm về một tình cảm cao đẹp -
tình đồng chí và vẻ đẹp tâm hồn của những người lính bộ đội cụ Hồ Trước tiên,
tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Hai câu thơ đầu tiên, tác giả gợi lên sự tương đồng về quê hương của những
người lính với “quê hương anh” - ‘làng tôi”, “nước mặn, đồng chua” - “đất cày lên
sỏi đá”, cùng thành ngữ "nước mặn đồng chua": gợi lên một miền đất nắng gió ven
biển, đất đai bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất khó trồng trọt. Cái đói, cái nghèo như
manh nha từ trong làn nước. Còn cụm từ “đất cày lên sỏi đá” lại gợi lên một vùng
đồi núi, trung du đất đai cằn cỗi, khó canh tác. Những người lính, họ đều xuất thân
từ những người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả và nghèo khó. Các anh tuy có
khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược thì cũng giống nhau ở cái
nghèo, cái khổ. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm giai cấp là sợi dây
tình cảm nối họ lại với nhau, là cơ sở ban đầu để hình thành trong họ tình đồng chí,
đồng đội gắn bó keo sơn. Không chỉ tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, từ những
con người vốn chẳng hề thân quen, nay cùng chung lí tưởng cách mạng mà gặp gỡ,
từ đó mà làm nên tình đồng chí.

“Anh với tôi đôi người xa lạ

72
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

Nếu trong 2 câu thơ mở đầu, "tôi", "anh" đứng ở 2 vị trí độc lập, tách rời thì đến 2
câu thơ này, "tôi", "anh" đã chung trong một dòng thơ. Nhà thơ không nói "hai
người xa lạ" mà là "đôi người xa lạ". Vì thế ý thơ được nhấn mạnh, mở rộng thêm.
Đôi thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, keo sơn, thắm thiết. Dùng từ đôi, Chính Hữu đã
muốn khẳng định tình thân gắn bó không thể tách dời giữa những người lính chiến
sĩ. Câu thơ “súng bên súng, đầu sát bên đầu” có sự đối ứng chặt chẽ bằng cách nói
giàu hình tượng để diễn tả sự cùng nhau kề vai sát cánh đi bên nhau trong chiến
đấu; cùng chung mục tiêu, cùng chung nhiệm vụ, ý chí, quyết tâm chiến đấu của
những người lính trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Câu thơ chia làm 2
vế tiểu đối đã làm nổi bật hình ảnh những người đồng đội luôn sát cánh bên nhau.
Trong cuộc sống nơi chiến trường, họ cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn.
Đó cũng là cơ sở để những người lính thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

Cuộc sống chiến đấu đã gắn kết những người chiến sĩ. Hai dòng chữ chỉ có một
chữ chung mà cái chung đã bao trùm lên tất cả. Câu thơ đã gợi lên một hình ảnh
đẹp đong đầy những kỉ niệm. Họ cùng nhau chia sẻ vui buồn, họ kể cho nhau nghe
về bản thân mình; họ cùng truyền cho nhau hơi ấm tình đồng đội... Và nếu như
"anh với tôi" vẫn còn có một chút khoảng cách thì đến bây giờ, khi "đêm rét chung
chăn", mọi khoảng cách đã không còn. Tất cả những hành động và tình cảm chân
thành ấy đã làm nên những người bạn “tri kỉ” tri âm mà cao hơn là tình đồng chí,
đồng đội bền chặt, thiêng liêng. Khép lại đoạn thơ là một câu thơ có vị trí rất đặc
biệt, được cấu tạo bởi hai từ: “ đồng chí!”. Câu thơ vang lên như một phát hiện,
một lời khẳng định, một định nghĩa về đồng chí. Thể hiện cảm xúc dồn nén, được
thốt ra như một cao trào của cảm xúc, trở thành tiếng gọi thiết tha của tình đòng
chí, đồng đội. Dòng thơ đặc biệt ấy như một bản lề gắn kết. Nó nâng cao ý thơ

73
đoạn trước và mở ra ý thơ đoạn sau. Dấu chấm cảm đi kèm hai tiếng ấy bỗng như
chất chứa bao trìu mến yêu thương. Tình đồng chí còn là sự cảm thông sâu xa
những hoàn cảnh, tâm tư, nỗi niềm sâu kín của nhau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Những người lính thấu hiểu sâu sắc cảnh ngộ, mối bận lòng của nhau về chốn
quê nhà. Hai câu thơ sử dụng đại từ nhân xưng "anh" chứ không phải là "tôi" cho
ta thấy những người chiến sĩ hiểu bạn như hiểu mình; nói về bạn mà như nói về
chính mình. Hoàn cảnh của “anh” là một hoàn cảnh còn nhiều khó khăn: neo
người, thiếu sức lao động “ ruộng …cày”. Hình ảnh “ gian nhà không” đã diễn tả
cái nghèo về vật chất và thiếu thốn cả người trụ cột trong gia đình các anh. Ruộng
nương, căn nhà là những tài sản quý giá, gần gũi, gắn bó, vậy mà họ sẵn sàng bỏ
lại nơi hậu phương. Không những thế, họ còn thấu hiểu lí tưởng, ý chí lên đường
giải phóng quê hương của bạn mình. Từ “mặc kệ” đặt giữa câu thơ cùng hình ảnh
làng quê gợi sự xúc động và niềm tự hào trong lòng người đọc về những anh bộ
đội cụ Hồ. “Mặc kệ” ở đây không có nghĩa là bỏ mặc mà là sự dứt khoát của những
người lính. Họ tạm biệt làng quê để lên đường theo tiếng gọi của qh đất nước mang
theo cả nỗi nhớ quê hương. Họ sẵn sàng từ biệt những gì là gắn bó, thân thiết với
cuộc đời mình để lên đường tham gia chiến đấu.Những người lính còn thấu hiểu cả
nỗi nhớ quê nhà luôn đau đáu, thường trực trong tâm hồn của nhau. Hình ảnh
“giếng nước gốc đa” là một hình ảnh rất giàu sức gợi, đây vừa là hình ảnh được
nhân hóa, lại vừa là hoán dụ biểu trưng cho quê hương, người thân nơi hậu phương
luôn luôn dõi theo và nhớ nhung người lính da diết. Câu thơ nói quê hương nhớ
người lính mà thực ra là người lính đang nhớ nhà. Nỗi nhớ hai chiều nên càng da
diết, khôn nguôi. Đó cũng là cách tự vượt lên chính mình, nén tình riêng vì nghĩa

74
lớn. Chính nỗi nhớ quê hương ấy lại là động lực mạnh mẽ giúp người lính quyết
tâm chiến đấu. Không chỉ có vậy, biểu hiện của tình đồng chí còn là sự cùng nhau
chia sẻ những gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lính. Chính Hữu là người
trực tiếp tham gia chiến dịch việt Bắc Thu- Đông năm 1947. Hơn ai khác, ông thấu
hiểu những thiếu thốn và khó khăn mà người lính gặp phải, trước hết đó là người
lính phải đối mặt với những cơn sốt rét:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.

Bằng bút pháp miêu tả hết sức chân thực, hình ảnh thơ chọn lọc, nhà thơ đã vẽ lên
bức tranh hiện thực sống động về người lính với sự đồng cảm sâu sắc. Hình ảnh:
“ớn lạnh, sốt run người, ướt mồ hôi” là những biểu hiện cụ thể để nói về bệnh sốt
rét rừng rất nguy hiểm khi mà trong chiến tranh không hề có đủ thuốc men để chạy
chữa. Đây là một hình ảnh xuất phát từ cái nhìn chân thực của người lính trong
chiến tranh. Chữ “biết” chỉ sự nếm trải. Có trải qua mới thấm thía cái ám ảnh đáng
sợ của những trận sốt rét ác tính. Cụm từ anh với tôi trong câu thơ đã diễn đạt rất
rõ sự chia sẻ của những người đồng đội. Chính sự quan tâm giữa những người lính
đã trở thành điểm tựa vững chắc để họ vượt qua những gian khổ, khó khăn.Ngoài
nỗi khổ vì bệnh tật, trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến, những người lính
còn chịu khó khăn, thiếu thốn đủ bề.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày.

Hình ảnh: "áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày" là những hình ảnh cụ
thể những thiếu thốn của người lính. Hơn ai hết, Chính Hữu đã từng là người lính

75
trực tiếp tham gia chiến đấu, ông hiểu cặn kẽ những thiếu thốn, những khó khăn
gian khổ mà người lính phải trải qua. Thế nhưng, chính những khó khăn gian khổ
ấy lại càng tô đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ, tô đậm tình yêu thương, sự gắn bó, sẻ
chia. Trong khó khăn gian khổ, họ vẫn lạc quan, yêu cuộc sống. Câu thơ “miệng
cười buốt giá” đã làm bừng sáng cả bài thơ. Sự đối ý trong câu thơ này đã nhấn
mạnh tinh thần lạc quan của những người chiến sĩ. Trong khó khăn gian khổ nhưng
họ vẫn lạc quan để vượt lên hoàn cảnh, để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh, để
rồi xuất hiện một ý thơ thật đẹp: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Cái nắm tay
thân ái xiết chặt thêm tình đồng chí, để gạt bớt khó khăn gian khổ. Một biểu hiện
cao đẹp của tình đồng chí đồng đội. Có thể nói chính tình đồng chí, đồng đội sâu
nặng đã nâng đỡ bước chân người lính, sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường
chiến đấu.Cuối cùng biểu hiện cụ thể cao đẹp nhất của tình đồng chí khi họ cùng
sát cánh bên nhau trên một chiến hào, đây là thử thách lớn nhất để làm sáng lên vẻ
đẹp của tình đồng chí.

Đêm nay rừng hoang sương muối.

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đó là thời gian “đêm nay” rất cụ thể với khung cảnh “rừng hoang - sương muối”
hiu quạnh, lạnh lẽo và khắc nghiệt. Tuy nhiên, người lính vẫn “ đứng cạnh bên
nhau chờ giặc tới”. Hình ảnh “đứng cạnh bên nhau” cho thấy tinh thần đoàn kết,
luôn sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh. Động từ “chờ” cho thấy được tư thế
chủ động, hiên ngang và sẵn sàng chiến đấu của người lính. Hình ảnh người lính
cao đẹp, thiêng liêng được kết tinh trong hình ảnh thơ rất đẹp: đầu súng trăng treo.
Đó là bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí.
Như vậy, Đồng chí là một bài ca nhẹ nhàng trong trẻo về tình đồng chí đồng đội.
Chính Hữu đã mang đến cho thơ ca cách mạng một giai điệu mới mẻ, một bức
tranh đẹp về người lính chống Pháp. Nhà thơ đã khéo léo vận dụng ngôn ngữ bình

76
dị, tự nhiên, những tục ngữ, thành ngữ dân gian làm cho lời thơ trở nên thi vị, mộc
mạc, chạm đến trái tim người đọc. Những hình ảnh rất đỗi thân quen “quê hương
anh” - ‘làng tôi”, “nước mặn, đồng chua” – “đất cày lên sỏi đá”, kết hợp thành ngữ
"nước mặn đồng chua" hay hình ảnh thân quen từng là biểu tượng của làng quê
Việt Nam “giếng nước gốc đa” vốn gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày như hiện lên
trước mắt người đọc hoàn cảnh xuất thân từ những miền quê nghèo. Lời thơ mộc
mạc, giản dị, chân thành ấy không chỉ thể hiện những người lính xuất thân từ
những người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả và nghèo khó mà hình ảnh của họ
còn hiện lên khi cùng nhau sinh hoạt đầy khó khăn thiếu thốn và chung nhiệm vụ
chiến đấu. Những hành ảnh trần trụi như “áo rách vai”, “quần vài vảnh vá”, sốt run
người…kết hợp đại từ xưng dân giã “tôi”, “anh” cùng sánh vai chién đấu gắn bó
càng nổi bật hình ảnh người nông dân cần súng chiến đấu bảo vệ quê hương thật
đẹp và gần gũi biết bao. Họ cũng giống như bao người sẵn sàng lên đường vì qê
hương, đất nước. Việc sử dụng ngôn ngữ bình dị, tự nhiên phù hợp không khí đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp, dễ chạm đến trái tim, cảm xúc những người
đồng đội của nhà thơ bằng những vẫn thơ viết như thể lời ăn tiếng nói hàng ngày
vậy.Bên cạnh đó với những hình ảnh biểu trưng, những câu văn sóng đôi, ngòi bút
hiện thực lãng mạn của ông đã tô điểm thêm vẻ đẹp sáng ngời của tình đồng chí.
Chính nghệ thuật này đã tạo ra điểm sáng của bức tranh về tình đồng chí, rất thực
nhưng cũng rất lãng mạn trong bài thơ. Nhiều hình ảnh đối xứng, sóng đôi đã giúp
tác giả tái hiện một cách chân thực, không cường điệu, không tô vẽ về cuộc sống
của người lính trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh: "áo rách
vai, quần vài mảnh vá, chân không giày" là những hình ảnh liệt kê đã miêu tả chính
xác, cụ thể những thiếu thốn của người lính. Với hình ảnh “Đầu súng trăng treo”
chất hiện thực hiện lên trong đêm phục kích, khi súng dắt lên vai và đầu súng chĩa
lên trời vô tình chạm vầng trăng mà nhà thơ cứ ngỡ “trăng” treo “đầu súng” hoà
quyện với chất lãng mạn: Vầng trăng xuất hiện trong không gian căng thẳng, khắc

77
nghiệt của cuộc chiến mà lại như đang “ treo” trên đầu ngọn súng. Động từ “treo”
đã tạo nên một mối quan hệ bất ngờ độc đáo, nối liền mặt đất với bầu trời, gợi
những liên tưởng thú vị vừa hiện thực lại vừa lãng mạn. Hình ảnh “súng – trăng”
được đặt cạnh bên nhau khiến người đọc có nhiều liên tưởng: giữa hiện thực – ảo
mộng; khắc nghiệt- lãng mạn; chiến tranh – hòa bình; chiến sĩ – thi sĩ. Sự đan cài
giữa hiện thực và lãng mạn ấy vừa cho thấy được hiện thực chiến tranh khó khăn,
vất vả; lại vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính: họ vừa là chiến sĩ lại vừa là
thi sĩ, họ cầm súng chiến đấu để bảo vệ quê hương, đem lại nền độc lập, tự do cho
Tổ quốc thân yêu. Hình ảnh thơ vừa lãng mạn, vừa hiện thực, vừa là tinh thần thép
của những người lính, vừa là tâm hồn thi sĩ lãng mạn. Đặc sắc nghệ thuật bài thơ
không chỉ thể hiện ngôn ngữ bình dị, tự nhiên; những hình ảnh biểu trưng, câu văn
sóng đôi, ngòi bút hiện thực lãng mạn mà còn thể hiện thể thơ tự do được nhà thơ
vận dụng linh hoạt đầy sáng tạo. Trước hết là số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng
trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ trong bài thơ khác nhau. Toàn bộ bài thơ có ba khổ,
nếu khổ một có bảy dòng, khổ hai có mười dòng thì khổ ba có ba dòng. Số tiếng
trong mỗi dòng thơ cũng khác nhau. Có dòng hai tiếng trùng xuống đầy lắng động
“Đồng chí!”, có dòng thơ ba, bốn năm tiếng với các hình ảnh đối sóng đôi kết hợp
dòng thơ bảy, tám tiếng như thế kéo dài vần thơ ngân nga, âm vang. Bên cạnh đó
bài thơ tự do trong việc sử dụng âm thanh, hình tượng, màu sắc, đa dạng, phong
phú, biểu thị những câu từ đơn giản, khá mới lạ, cách tân, kết hợp các biện pháp
nghệ thuật như: nhân hoá, hoán dụ ….qua các khổ thơ mà không cần phải tuân
theo bất kỳ quy tắc nghiêm ngặt nào về nhịp điệu, cách gieo vần, số câu, số chữ,…
như thơ truyền thống vì thế mang lại nhiều tác dụng trong việc thể hiện lời tâm tình
của tác giả với người đồng chí của mình. Đồng thời thể hiện vẻ đẹp sức mạnh của
tình đồng chí, đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được
dẫn dắt và dồn tụ vào những dòng thơ tự do gây ấn tượng sâu đậm. Có thể thấy với
thể thơ tự do, giọng thơ thủ thỉ tâm tình kết hợp giữa tự sự, biểu cảm. hình ảnh thơ

78
chân thực, giản dị, mộc mạc, ngôn ngữ thơ cô đọng, lần số, kết cấu bài thơ sáng tạo
sử dụng nhiều hình ảnh sóng đôi, …giúp tác giả có thể thỏa sức sáng tác theo mạch
cảm xúc tuôn trào, triền miên, biểu cảm cao của mình. Đồng chí của Chính Hữu đã
góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của người lính, mở ra khuynh hướng khai thác viết về
quần chúng kháng chiến, cảm hứng thơ hướng về chất thực của cuộc sống, khai
thác chất thơ vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị chân thật, đời thường. Có lẽ
chính vì vậy mà bài thơ đã đi vào lòng bạn đọc một cách tự nhiên và đã được phổ
nhạc thành bài hát “Tình đồng chí đã làm đắm say biết bao thế hệ người nghe. Bài
thơ gợi trong người đọc sự khâm phục, trân trọng và xúc động trước những tình
cảm cao đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp, giúp ta hiểu sâu
sắc về cuộc sống kháng chiến dầy gian khổ của quân đội ta, biết ơn công lao của
các thế hệ cha anh đi trước đã chiến đấu bền bỉ, gian khổ đem lại độc lập tự do cho
dân tộc.
ĐỀ SỐ 12 : Cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ
DÀN Ý CHI TIẾT
1. Mở đoạn
- Giới thiệu về tác giả và bài thơ:
+ Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội, là một nhà nghệ thuật đa tài:
ông vừa là nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, nhà phê bình… Thơ ông mang hơi thở tự
do, phóng khoáng; đồng thời cũng hàm súc, giàu chất suy tư, dạt dào cảm hứng
yêu nước.
+ Bài thơ Lá đỏ được sáng tác tháng 12 năm 1974 – thời điểm cuộc kháng chiến
thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta đang dồn sức
cho tiền tuyến.
- Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ: Bài thơ đã phác họa nên một bức tranh đẹp
giữa rừng Trường Sơn, từ nét đẹp của thiên nhiên làm nổi bật lên nét đẹp anh
dũng, quả cảm và quyết tâm của quân và dân ta trong những ngày chuẩn bị cho

79
cuộc chiến thống nhất đất nước.
2. Thân bài
a. Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nội
dung
*. Không gian gặp gỡ: 2 câu thơ đầu tiên
- Phác họa không gian, hoàn cảnh nơi người chiến sĩ giải phóng quân gặp cô gái
- có thể là cô gái giao liên đứng làm điểm mốc chỉ đường cho đoàn quân hành
quân.
- Không gian: trên cao, lộng gió, rừng lá đỏ. Giữa sự ác liệt của chiến tranh, sự
nguy hiểm của bom đạn; người chiến sĩ với tâm hồn nhạy cảm đã để ý đến vẻ
đẹp của thiên nhiên. Rừng lá đỏ đang ào ạt vừa thể hiện vẻ đẹp kì vĩ của thiên
nhiên, sắc đỏ nổi bật giữa rừng cây ngút ngàn sắc xanh. Màu đỏ cũng chính là
màu của lạc quan, màu của hi vọng, của chiến thắng.
=> Hai câu thơ đầu đã phác họa được một không gian gặp gỡ đẹp của anh chiến
sĩ và cô gái giao liên.
*. Hình ảnh con đường Trường Sơn: 4 câu thơ tiếp theo
- Hình ảnh cô gái giao liên: em đứng bên đường được so sánh với hình ảnh quê
hương với người mẹ, người chị, người em gái… Cô gái hiện lên với vẻ đẹp của
sự gan dạ, anh dũng (vai áo bạc, quàng súng trường) mà lại vô cùng gần gũi,
quen thuộc.
- Cô gái không chỉ là một người con gái bình thường nữa, mà cô còn là đại diện
của tất cả những người chị người mẹ, đại diện cho những gì gần gũi, thân
thương nhất, đáng trân trọng nhất – những gì yêu thương nhất trong tâm hồn
những người lính.
- Con đường Trường Sơn với tốc độ hành quân của đoàn quân nên đã “nhòa trời
lửa”. Chi tiết này có sức gợi tả biết bao! Chỉ một chi tiết miêu tả bụi trên con

80
đường đã lột tả được sự đoàn kết, quyết tâm của đoàn quân đang tiến bước.
- Đoàn quân bước đi với những bước chân vội vã gấp gáp mà vẫn giữ được nhịp
điệu, số lượng đoàn quân hẳn là rất đông nên mới khiến con đường mù bụi. Ta
như cảm thấy được những gian khổ, khắc nghiệt trên chặng đường hành quân
này.
- Bầu trời Trường Sơn mịt mù khói lửa cũng có thể là do khói lửa, do bom đạn
mà địch đã thả xuống trên con đường Trường Sơn này nhằm ngăn cản bước tiến
của quân ta. Nhưng bụi mù đó không làm giảm tốc độ, nhịp bước của đoàn
quân.
- Câu thơ với nhịp 3/3 như giúp ta hình dung được nhịp bước đều của đoàn
quân, nhịp bước của lòng quyết tâm, làm mờ đi, nhòa đi những vất vả gian lao
trên chặng đường dài; đạp bằng những khó khăn, vượt qua nắng nôi, lửa đạn để
tiến về phía trước.
- Qua câu thơ này, ta có thể cảm nhận được rõ ràng hơn vẻ đẹp của thiên nhiên
Trường Sơn và vẻ đẹp của quyết tâm, của nhiệt thành cách mạng thể hiện ở
hình ảnh anh chiến sĩ, cô giao liên và nhịp bước của đoàn quân đã bổ sung cho
nhau, hòa vào nhau tạo nên một không gian thật đẹp đẽ, cao đẹp.
*. Lời hẹn gặp gỡ: 2 câu thơ cuối
- Lời chào với em gái tiền phương trong cuộc gặp gỡ vô tình và lời hẹn gặp giữa
Sài Gòn. Hình ảnh người em gái ở đây vừa là sự hiện diện của hậu phương đang
dồn hết sức lực cho tiền tuyến, vừa là đại diện của người lính can đảm sẵn sàng
đương đầu mưa bom bão đạn ở tiền phương.
- Lời chào cuối bài thơ tưởng chừng như rất đơn giản nhưng ẩn sâu bên trong
đó là lời hứa hẹn của quyết tâm, của mong đợi và hi vọng chiến thắng, hứa hẹn
gặp gỡ khi đất nước đã giành được độc lập.
- Dường như tác giả đã có dự cảm về chiến thắng sắp tới, nên mới hẹn gặp cô
gái giữa Sài Gòn khi thống nhất. Lời chào cũng là sự quyết tâm và mong ước về

81
một chiến thắng vẻ vang cho đất nước, cho ngày thống nhất đất nước.
b. Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện nghệ
thuật
*. Hình ảnh biểu tượng
- Về hình ảnh: lá đỏ, em gái tiền phương và đoàn quân.
- Ba hình ảnh có sức lột tả mãnh liệt; đây như những tâm điểm của bài thơ, có
sức khái quát cao, tạo nên một vẻ đẹp hoàn hảo về con người, đất nước Việt
Nam.
+ Hình ảnh lá đỏ vừa là hình ảnh thực, thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của rừng
Trường Sơn; vừa là một hình ảnh mang tính biểu trưng. Sắc đỏ tạo cảm giác
mạnh, mang ý nghĩa biểu trưng cho những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu
của dân tộc.
+ Hình ảnh em gái tiền phương vừa là hình ảnh những cô gái giao liên, những cô
gái thanh niên xung phong đã hi sinh tuổi trẻ của mình, dũng cảm xông pha vào
chiến trường máu lửa vì mục tiêu, vì lí tưởng chung; vừa là đại diện “cho quê
hương” – cho những gì đẹp đẽ, thân thương nhất, gần gũi nhất và là hậu phương
vững chắc cho những người ra trận.
+ Hình ảnh đoàn quân vừa là hình ảnh đoàn quân thực đang hành quân trên
đường Trường Sơn, dũng cảm chi viện cho miền Nam ruột thịt vì một ngày
thống nhất đất nước, giành độc lập tự do cho dân tộc; vừa là đại diện cho sự
quyết tâm, tình cảm đoàn kết của cả miền Bắc trong những ngày chi viện miền
Nam, vì một đất nước thống nhất.
* Ngôn ngữ thơ
- Ngôn ngữ của bài thơ rất chân thực. Cuộc sống chiến trường sôi động, khắc
nghiệt nhưng cũng rất trữ tình hiện lên một cách tự nhiên không một chút bóng
bẩy, hào nhoáng.
- Bài thơ dùng những từ ngữ rất giản dị, không hào nhoáng, không “đao to búa

82
lớn” nhưng ta vẫn cảm nhận được nét đẹp ẩn sau từng câu chữ giản dị đó. Đó
cũng chính là tác phong của những anh bộ đội Cụ Hồ, luôn giản dị chất phác mà
có tâm hồn cao đẹp!
c. Tác dụng của thể thơ trong việc thể hiện mạch cảm xúc
- Bài thơ viết theo thể tự do. Thể thơ tự do hay được dùng trong những bài thơ
hiện đại, giúp cho việc bộc lộ cảm xúc được linh hoạt, thoải mái, không gò bó
theo một khuôn phép nào. Điều này khiến cho bài thơ như lời bộc bạch tâm sự
thông thường mà chứa chan cảm xúc của một anh chiến sĩ giải phóng quân.
- Nhịp điệu thơ mang tính dồn dập, vững bền, chắc khoẻ. Trong 8 câu thơ có 7
câu là thể lục ngôn ( 6 âm tiết), nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/4 kết hợp nhịp 3/3; vì
vậy về cơ bản là nhịp điệu của bước chân hành quân dồn dập, vững bền, chắc
khoẻ.
Riêng câu thứ ba có 7 âm tiết, khiến bài thơ chuyển nhịp đột ngột giữa
chừng, tạo nên âm vực trầm tĩnh lắng sâu trong giây lát, như thể bước chân
hành quân sững lại, ngỡ ngàng khi bất chợt gặp người em gái giữa Trường Sơn,
rồi người chiến sĩ lại hoà vào đội ngũ, hối hả lên đường, vì mục tiêu cuối cùng là
hướng về Sài Gòn.
3. Kết đoạn
- Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ và liên hệ: Chỉ bằng tám câu thơ mà
Nguyễn Đình Thi đã tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong
cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc – cuộc hành quân trên đường Trường
Sơn, tiến vào Sài Gòn, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Âm điệu hào
hùng, nhịp điệu dồn dập mạnh mẽ kết hợp với các hình ảnh biểu trưng và sự
lãng mạn của thiên nhiên, con người đã làm nên một tuyệt phẩm thơ ca!
BÀI VIẾT THAM KHẢO KHỚP DÀN Ý CHI TIẾT
Nguyễn Đình Thi quê ở Hà Nội, là một nhà nghệ thuật đa tài: ông vừa là nhà
thơ, nhà văn, nhạc sĩ, nhà phê bình… Thơ ông mang hơi thở tự do, phóng khoáng;

83
đồng thời cũng hàm súc, giàu chất suy tư, dạt dào cảm hứng yêu nước. Bài thơ Lá
đỏ là một bài thơ đặc sắc của ông, được sáng tác tháng 12 năm 1974 – thời điểm
cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta
đang dồn sức cho tiền tuyến. Bài thơ đã phác họa nên một bức tranh đẹp giữa rừng
Trường Sơn, từ nét đẹp của thiên nhiên làm nổi bật lên nét đẹp anh dũng, quả cảm
và quyết tâm của quân và dân ta trong những ngày chuẩn bị cho cuộc chiến thống
nhất đất nước.
Hai câu thơ đầu tiên đã phác họa không gian, hoàn cảnh nơi người chiến sĩ
giải phóng quân gặp cô gái - có thể là cô gái giao liên đứng làm điểm mốc chỉ
đường cho đoàn quân hành quân:
“Gặp em, trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ”
Giữa sự ác liệt của chiến tranh, sự nguy hiểm của bom đạn; người chiến sĩ với tâm
hồn nhạy cảm đã để ý đến vẻ đẹp của thiên nhiên. Rừng lá đỏ đang ào ạt vừa thể
hiện vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên, sắc đỏ nổi bật giữa rừng cây ngút ngàn sắc xanh.
Màu đỏ cũng chính là màu của lạc quan, màu của hi vọng, của chiến thắng. Hai
câu thơ đầu đã phác họa được một không gian gặp gỡ đẹp của anh chiến sĩ và cô
gái giao liên. Không gian đó là không gian thực với vẻ đẹp của thiên nhiên Trường
Sơn giữa bom đạn vẫn rạng ngời sức sống. Không gian ấy cũng là không gian đẹp
trong tâm tưởng, trong tấm lòng của người chiến sĩ: thật đẹp, thật vui xiết bao khi
gặp được một người em gái đẹp giữa chặng đường hành quân. Không gian ấy đẹp
bởi nó ngời lên sức sống của tuổi trẻ, ngời lên vẻ đẹp của lí tưởng, của nhiệt huyết
thanh xuân của những người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới
dậy tương lai”.Giữa khung cảnh đó, ta bắt gặp hình ảnh cô gái giao liên: em đứng
bên đường được so sánh với hình ảnh quê hương với người mẹ, người chị, người
em gái… Cô gái hiện lên với vẻ đẹp của sự gan dạ, anh dũng (vai áo bạc, quàng
súng trường) mà lại vô cùng gần gũi, quen thuộc. Cô gái không chỉ là một người

84
con gái bình thường nữa, mà cô còn là đại diện của tất cả những người chị người
mẹ, đại diện cho những gì gần gũi, thân thương nhất, đáng trân trọng nhất – những
gì yêu thương nhất trong tâm hồn những người lính. Con đường Trường Sơn với
tốc độ hành quân của đoàn quân nên đã “nhòa trời lửa”. Chi tiết này có sức gợi tả
biết bao! Chỉ một chi tiết miêu tả bụi trên con đường đã lột tả được sự đoàn kết,
quyết tâm của đoàn quân đang tiến bước. Đoàn quân bước đi với những bước chân
vội vã gấp gáp mà vẫn giữ được nhịp điệu, số lượng đoàn quân hẳn là rất đông nên
mới khiến con đường mù bụi. Ta như cảm thấy được những gian khổ, khắc nghiệt
trên chặng đường hành quân này. Bầu trời Trường Sơn mịt mù khói lửa cũng có
thể là do khói lửa, do bom đạn mà địch đã thả xuống trên con đường Trường Sơn
này nhằm ngăn cản bước tiến của quân ta. Nhưng bụi mù đó không làm giảm tốc
độ, nhịp bước của đoàn quân. Câu thơ với nhịp 3/3 như giúp ta hình dung được
nhịp bước đều của đoàn quân, nhịp bước của lòng quyết tâm, làm mờ đi, nhòa đi
những vất vả gian lao trên chặng đường dài; đạp bằng những khó khăn, vượt qua
nắng nôi, lửa đạn để tiến về phía trước. Qua câu thơ này, ta có thể cảm nhận được
rõ ràng hơn vẻ đẹp của thiên nhiên Trường Sơn. Nếu như trong phần đầu bài thơ
thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp kì vĩ, khoáng đạt thì trong phần hai này vẻ đẹp đó
được bổ sung thêm sự khốc liệt và máu lửa. Vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của
quyết tâm, của nhiệt thành cách mạng thể hiện ở hình ảnh anh chiến sĩ, cô giao liên
và nhịp bước của đoàn quân đã bổ sung cho nhau, hòa vào nhau tạo nên một không
gian thật đẹp đẽ, cao đẹp. Chặng đường hành quân vội vã như cũng thêm ấm áp
bởi cuộc gặp gỡ ngắn ngủi. Tác giả nuối tiếc mà gửi lời chào với em gái tiền
phương trong cuộc gặp gỡ vô tình và lời hẹn gặp giữa Sài Gòn. Hình ảnh người em
gái ở đây vừa là sự hiện diện của hậu phương đang dồn hết sức lực cho tiền tuyến,
vừa là đại diện của người lính can đảm sẵn sàng đương đầu mưa bom bão đạn ở
tiền phương. Lời chào cuối bài thơ tưởng chừng như rất đơn giản nhưng ẩn sâu bên
trong đó là lời hứa hẹn của quyết tâm, của mong đợi và hi vọng chiến thắng, hứa

85
hẹn gặp gỡ khi đất nước đã giành được độc lập. Chiến dịch cuối cùng của cuộc
trường chinh gian khổ ấy sẽ mang tên Bác, và lời hẹn gặp giữa Sài Gòn là lời hẹn
gặp trong ngày toàn thắng. Không còn khói bụi rực trời nữa mà là khung cảnh
mừng vui, cờ hoa rực rỡ của ngày độc lập. Dường như tác giả đã có dự cảm về
chiến thắng sắp tới, nên mới hẹn gặp cô gái giữa Sài Gòn khi thống nhất. Lời chào
cũng là sự quyết tâm và mong ước về một chiến thắng vẻ vang cho đất nước, cho
ngày thống nhất đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng hấp dẫn người đọc bởi tình cảm
đáng quý trong cuộc gặp gỡ thoáng qua, bởi những nét hấp dẫn về nghệ thuật biểu
hiện. Ba hình ảnh: lá đỏ, em gái tiền phương và đoàn quân hiện lên trong bài thơ
có sức lột tả mãnh liệt; đây như những tâm điểm của bài thơ, có sức khái quát cao,
tạo nên một vẻ đẹp hoàn hảo về con người, đất nước Việt Nam. Hình ảnh lá đỏ vừa
là hình ảnh thực, thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của rừng Trường Sơn; vừa là
một hình ảnh mang tính biểu trưng. Sắc đỏ tạo cảm giác mạnh, mang ý nghĩa biểu
trưng cho những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Hình ảnh em gái
tiền phương vừa là hình ảnh những cô gái giao liên, những cô gái thanh niên xung
phong đã hi sinh tuổi trẻ của mình, dũng cảm xông pha vào chiến trường máu lửa
vì mục tiêu, vì lí tưởng chung; vừa là đại diện “cho quê hương” – cho những gì đẹp
đẽ, thân thương nhất, gần gũi nhất và là hậu phương vững chắc cho những người ra
trận. Hình ảnh đoàn quân vừa là hình ảnh đoàn quân thực đang hành quân trên
đường Trường Sơn, dũng cảm chi viện cho miền Nam ruột thịt vì một ngày thống
nhất đất nước, giành độc lập tự do cho dân tộc; vừa là đại diện cho sự quyết tâm,
tình cảm đoàn kết của cả miền Bắc trong những ngày chi viện miền Nam, vì một
đất nước thống nhất. Bên cạnh đó, không thể không kể đến yếu tố đặc sắc của ngôn
ngữ và nhịp điệu thơ. Ngôn ngữ của bài thơ rất chân thực, lột tả được sự chân
thành bình dị trong tình cảm của những con người trẻ tuổi, nhiệt huyết vì lí tưởng.
Cuộc sống chiến trường sôi động, khắc nghiệt nhưng cũng rất trữ tình hiện lên một
cách tự nhiên không một chút bóng bẩy, hào nhoáng. Bài thơ dùng những từ ngữ

86
rất giản dị, không hào nhoáng, không “đao to búa lớn” nhưng ta vẫn cảm nhận
được nét đẹp ẩn sau từng câu chữ giản dị đó. Đó cũng chính là tác phong của
những anh bộ đội Cụ Hồ, luôn giản dị chất phác mà có tâm hồn cao đẹp!Lá đỏ
được viết theo thể tự do. Thể thơ tự do hay được dùng trong những bài thơ hiện
đại, giúp cho việc bộc lộ cảm xúc được linh hoạt, thoải mái, không gò bó theo một
khuôn phép nào. Điều này khiến cho bài thơ như lời bộc bạch tâm sự thông thường
mà chứa chan cảm xúc của một anh chiến sĩ giải phóng quân. Nhịp điệu thơ mang
tính dồn dập, vững bền, chắc khoẻ. Trong 8 câu thơ có 7 câu là thể lục ngôn ( 6 âm
tiết), nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/4 kết hợp nhịp 3/3; vì vậy về cơ bản là nhịp điệu
của bước chân hành quân dồn dập, vững bền, chắc khoẻ. Riêng câu thứ ba có 7 âm
tiết, khiến bài thơ chuyển nhịp đột ngột giữa chừng, tạo nên âm vực trầm tĩnh lắng
sâu trong giây lát, như thể bước chân hành quân sững lại, ngỡ ngàng khi bất chợt
gặp người em gái giữa Trường Sơn, rồi người chiến sĩ lại hoà vào đội ngũ, hối hả
lên đường, vì mục tiêu cuối cùng là hướng về Sài Gòn.Chỉ bằng tám câu thơ mà
Nguyễn Đình Thi đã tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong
cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc – cuộc hành quân trên đường Trường
Sơn, tiến vào Sài Gòn, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Âm điệu hào
hùng, nhịp điệu dồn dập mạnh mẽ kết hợp với các hình ảnh biểu trưng và sự lãng
mạn của thiên nhiên, con người đã làm nên một tuyệt phẩm thơ ca!
ĐỀ SỐ 12: Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
DÀN Ý CHI TIẾT
A. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả): Lê Minh Khuê là một
nhà văn nữ đương đại với phong cách viết dung dị, nữ tính và mang dấu ấn rất
riêng. Các tác phẩm của bà luôn là sự phản ánh cuộc sống một cách chân xác
nhưng không kém phần lãng mạn, đồng thời lại rất sâu sắc và giàu ý nghĩa.
- Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”

87
được sáng tác năm 1971, trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô
cùng khốc liệt. Khi đó, nhà văn Lê Minh Khuê tham gia với vai trò thanh niên
xung phong, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
B. Thân bài
1. Nêu nội dung chính của tác phẩm
“Những ngôi sao xa xôi” là câu chuyện kể về cuộc sống, chiến đấu của ba
cô thanh niên xung phong thực hiện công việc trinh sát mặt đường. Công việc
hàng ngày của ba chị em Phương Định, Nho, Thao là quan sát địch ném bom,
san lấp hố bom để đảm bảo cho những chuyến xe vào chiến trường miền Nam
được an toàn. Trong một lần phá bom, Nho đã bị thương nặng, chị Thao và
Phương Định đã rất lo lắng, hết lòng túc trực ngày đêm để chăm sóc bên cạnh
Nho. Lúc này, bỗng nhiên một cơn mưa đá vụt đến, rồi cũng nhanh chóng đi qua.
Cơn mưa đá đã gợi lên trong lòng ba cô gái không chỉ là sự tiếc nuối mà còn là
bao nỗi niềm hoài niệm, khát khao. Nhất là Phương Định, trong lòng cô bỗng
xuất hiện bao hoài niệm và khát khao về một tương lai mới.
2. Nêu chủ đề của tác phẩm
Qua việc khắc họa cuộc sống và chiến đấu hết sức nguy hiểm, luôn phải
đối mặt với cái chết nơi chiến trường của ba nữ thanh niên xung phong; tác giả
đã ca ngợi và tô thắm vẻ đẹp của những nữ chiến sĩ này; đồng thời gửi đến người
đọc thông điệp ý nghĩa về lí tưởng, nhiệt huyết, cống hiến. Ba cô gái Thao, Nho,
Phương Định cũng chính là đại diện cho thế hệ những thanh niên Việt Nam sẵn
sàng xả thân, hi sinh cuộc sống cá nhân để góp phần vào công cuộc kháng chiến
bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước.
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
của tác phẩm
a, Ngôi kể thứ nhất

88
- Truyện được kể qua lời của nhân vật chính Phương Định. Mọi tâm tư tình cảm
thơ mộng của thiếu nữ cũng như những gian lao, vất vả; sự căng thẳng của công
việc; sự nguy hiểm khi luôn cận kề cái chết… đều hiện lên rất rõ ràng và chân
thực.
- Tác dụng: Kể chuyện bằng lời trần thuật từ ngôi kể thứ nhất làm tăng tính chân
thực cho nội dung câu chuyện. Vì đó chính là những gì mà nhân vật đã chứng
kiến, đã trải qua; vì thế mang đến cái nhìn chân thực nhất, chi tiết nhất về cuộc
sống nơi chiến trường của ba cô gái thanh niên xung phong.
hơn
b, Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nghệ thuật xây dựng nhân vật thể hiện rõ nét nhất qua hình tượng nhân vật
Phương Định. Tác giả khắc họa nhân vật Phương Định thông qua vẻ đẹp về
ngoại hình và phẩm chất: một cô gái đang lứa tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống,
có vẻ đẹp tươi trẻ về ngoại hình; và hơn hết là vẻ đẹp về lí tưởng, sẵn sàng từ bỏ
cuộc sống nhãn nhã để dấn thân vào chiến trường; một cô gái có đầy đủ những
nét đẹp về phẩm chất, sự kiên cường, dũng cảm, yêu thương chăm sóc đồng
đội… Qua nhân vật Phương Định, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của những cô gái
thanh niên xung phong hết lòng vì nhiệm vụ, vẻ đẹp của cả một thế hệ trẻ sẵn
sàng hi sinh lợi ích cá nhân để nỗ lực hết mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
* Thiếu nữ Hà thành với nét đẹp ngoại hình tươi trẻ, đầy sức sống
- Phương Định là một cô thiếu nữ đẹp: cô tự nhận mình là “ một cô gái khá” với
“hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”,
đôi mắt thì như “các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”…
- Cô thường xuyên được các anh bộ đội pháo binh nhìn trộm, thu hút nhiều ánh
nhìn của những người đã từng gặp.
=> Đúng là một cô gái đẹp, một vẻ duyên dáng, đầy nữ tính và có chiều sâu của

89
một cô gái thị thành. Cô cũng biết mình đẹp và được nhiều chàng trai để ý. Điều
đó khiến cô vui và tự hào nhưng dù nhạy cảm cô cũng không để lòng xao động.
Cô không săn sóc vội vã với các anh bộ đội mà thường đứng ra xa khoanh tay
trước ngực và nhìn đi nơi khác. Đó là vẻ đẹp kiêu kì đáng yêu của một cô gái Hà
Nội.
* Cô gái với lí tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước thiết tha
- Phương Định tham gia chiến trường ngay khi rời ghế nhà trường phổ thông.
- Ở Hà Nội, cô là con gái được chiều chuộng, nhiều mơ mộng, hoài bão. Cô có
thể lựa chọn cho mình cuộc sống nhàn nhã, nhưng cô đã đi theo tiếng gọi của lí
tưởng, sẵn sàng dấn thân vào chiến trường gian khổ ác liệt, sẵn sàng “quyết tử
cho Tổ quốc quyết sinh”.
=> Phương Định cũng giống như những chàng trai, cô gái lúc đó; sẵn sàng vì
tiếng gọi của lí tưởng, của nhiệt huyết mà từ bỏ cuộc sống an nhàn để dấn thân
vào chiến trường. Chính lòng yêu nước thiết tha và lí tưởng sống cao đẹp đã giúp
cô gái dũng cảm có động lực; sống theo nhiệt huyết, lí tưởng.
* Nữ chiến sĩ thanh niên xung phong kiên cường, quả cảm, anh dũng
– Phương Định là một cô gái dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng đối đầu với những nguy
hiểm: trong lúc đào bom, thỉnh thoảng lưỡi xẻng của cô đã chạm vào quả bom,
tạo ra một tiếng động sắc đến gai người. Nhưng thay vì bỏ cuộc, cô biết đâu là
việc cần làm, đâu là thứ cô cần tập trung hoàn thành. Đó không phải là sợ hãi mà
là làm sao để phá được bom nhanh nhất, chính xác nhất, để những con đường an
toàn cho những chuyến xe đi qua.
- Lòng gan dạ, dũng cảm thái độ bình tĩnh của Phương Định được thể hiện rõ nét
trong một lần phá cô phá bom. Sau khi máy bay địch trút bom, không khí trên
cao điểm vắng lặng đến phát sợ. Khói đen vật vờ trên không trung, còn bốn quả
bom chưa nổ. Một mình Phương Định phá quả bom trên đồi, cô bình tĩnh và
dũng cảm tiến gần lại quả bom. Cô cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang

90
dõi theo nên cô không đi khom mà đàng hoàng bước tới. Quả bom có hai vòng
tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên bụi cây khô một đầu vực trong đất. Khi thực
hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng hồi hộp. Nhưng cô lại
bình tĩnh chủ động tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian
để vượt qua cái chết.

▶ Hình ảnh nhân vật Phương Định là biểu tượng cho vẻ đẹp nữ anh hùng quả

cảm, đại diện cho ý chí kiên cường của thế hệ thanh niên xung phong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ
* Nữ chiến sĩ thanh niên xung phong có trách nhiệm với công việc
Cô là người có tinh thần trách nhiệm cao, sống hết mình vì công việc:
- Nhiệm vụ của Phương Định vô cùng vất vả và nguy hiểm, thậm chỉ phải đối
diện với cái chết thường xuyên. Do thuộc tổ trinh sát mặt đường trên tuyến
đường Trường Sơn; công việc của cô mỗi khi bom nổ là chạy lên, đo khối lượng
đất để lấp vào hố bom và phá bom nếu nó chưa nổ. Mục đích của công việc là
nhằm đảm bảo các chuyến xe vận chuyển lương thực và vũ khí vào chiến trường
miền Nam được an toàn. Suốt ba năm, tuy cảm giác căng thẳng khiến đầu óc cô
“căng như chão” và “tim đập bất chấp cả nhịp điệu” nhưng chưa bao giờ Phương
Định từ chối nhiệm vụ hay sợ hãi rút lui, nhiệm vụ nào cô cũng làm tốt.
- Trong một lần phá bom, cô đã từng nghĩ tới cái chết. Nhưng đó là “một cái chết
mờ nhạt, không cụ thể”. Trong đầu cô hiện lên vô vàn câu hỏi “liệu mình có nổ,
bom có nổ không?” hay “làm cách nào để châm mình lần thứ hai?”. Chính những
câu hỏi này cho thấy Phương Định có sự quan tâm đến công việc phá bom nhiều
hơn cái chết của chính cô. Cái chết thì “mờ nhạt” nhưng những mối lo về “phá
bom” lại hiện lên vô cùng rõ ràng.
=> Phương Định là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong rất có trách nhiệm
với công việc. Cô không nghĩ cho bản thân mà chỉ mong hoàn thành công việc vì

91
biết công việc của mình có tầm quan trọng vô cùng, ảnh hưởng đến biết bao
người khác. Vì thế, cho dù nguy hiểm đến mấy, căng thẳng đến mấy cô vẫn cố
gắng hoàn thành công việc của mình.
*. Có tinh thần đồng đội, đồng chí nồng hậu
- Cô luôn yêu thương, lo lắng quan tâm tới đồng chí của mình đặc biệt là hai
người bạn gái cùng tổ. Chị Thao ngã, cô đỡ dậy. Nho bị thương máu túa ra thấm
vào đất cô bé Nho lên đùi băng rửa vết thương cho bạn, cử chỉ cẩn thận, biết bao
trìu mến.
- Cô lo lắng cho chị Thao và Nho lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào
máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô hiểu chị Thao và Nho như biết về
những chị em ruột thịt. Đó là chị Thao sợ máu và vắt nhưng khi chiến đấu lại rất
dũng cảm. Trong cuộc việc, ai cũng gờm chị bởi sự bình tĩnh, cương quyết, táo
bạo. Nho thì thích thêu thùa, rụt rè, nũng nịu như em út nhưng cũng rất kiên
quyết, gan dạ trong công việc.
=> Dường như lúc ấy không còn một Phương Định điệu hay làm đỏm nữa mà đã
nhường chỗ cho một Phương Định khác xuất hiện: nhanh nhẹn, tháo vát và giành
tình yêu cho đồng đội. Nhìn Phương Định chăm sóc đồng đội thành thạo như
một y tá, ta càng cảm thấy Phương Định là một cô gái đảm đang, thích ứng
nhanh với hoàn cảnh chiến trường. Tình cảm của cô với đồng đội mãi làm ta cảm
động.
* Cô gái hồn nhiên, có tâm hồn lãng mạn và nhạy cảm
– Cô quan tâm tới ngoại hình của mình: Luôn dành thời gian chăm chút cho
ngoại hình và rất yêu thích đôi mắt của mình – một đôi mắt được các anh lính
nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cô thích làm duyên và đắm chìm trong
những suy tư của mình.
– Những lúc không làm nhiệm vụ, Phương Định thường hát để quên đi những
cực nhọc và thêm yêu đời: Cô thích hát, chẳng cần thuộc lời, cứ nhớ một điệu

92
nhạc nào đó là cô lại bịa lời để ngân nga. Tuy có ý chí kiên cường và dũng cảm
nơi chiến trường, nhưng ẩn sâu trong tâm hồn cô vẫn là một cô gái mộng mơ với
đầy khát khao, hoài bão phía trước.
– Sự hồn nhiên của Phương Định còn thể hiện qua cảm giác thích thú “cuống
cuồng” trước một cơn mưa đá xảy ra chóng vánh giữa rừng. Trong cơn mưa đá
bất chợt ấy, những kỷ niệm xa xôi bỗng ùa về trong tâm trí cô: nào là những căn
nhà nhỏ ở quảng trường thành phố; những khung cửa sổ, những ngôi sao lấp lánh
trên bầu trời Hà Nội,… Đó không chỉ là những kỉ niệm gắn với tuổi thơ cô mà
còn góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng, sưởi ấm tâm hồn cô, giúp cô trải
qua cuộc chiến gian khổ và khốc liệt

▶ Phương Định tham gia chiến trường ba năm, phải đối mặt với khó khăn gian

khổ thường xuyên nhưng thế giới tâm hồn vẫn được cô giữ vẹn nguyên không
đổi. Đó chính là biểu hiện rõ ràng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ xuất thân
Hà Thành.

▶ Qua lời kể tự sự kết hợp cùng biểu cảm, miêu tả; Lê Minh Khuê đã thể hiện

thành công hình tượng nhân vật Phương Định. Đó là một thiếu nữ Hà thành trẻ
trung, mơ mộng, sẵn sàng đi theo tiếng gọi của lí tưởng, từ bỏ cuộc sống nhàn
nhã để dấn thân vào chiến trường. Cô sống giữa chiến tranh khốc liệt nhưng vẫn
nuôi dưỡng trong mình một trái tim giàu lòng yêu thương, tràn đầy niềm tin vào
cuộc sống. Cô luôn yêu thương, chăm sóc đồng đội hết lòng. Cô anh dũng, kiên
cường và quả cảm trong công việc; không nề hà gian khổ khó khăn, sẵn sàng đối
mặt với cái chết cận kề để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Phương Định
xứng đáng trở thành hình mẫu nhân vật lý tưởng khi nhắc đến những cô gái
thanh niên xung phong trong văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
*. Nhân vật Nho, Thao

93
- Bên cạnh nhân vật Phương Định, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lê Minh
Khuê còn thể hiện ở nhân vật Nho và Thao.
- Chị Thao là tổ trưởng tổ trinh sát mặt đường. Trong công việc, chị là một người
điềm tĩnh, hết sức quyết đoán và táo bạo, có những mệnh lệnh quyết đoán.
Khi sắp phải lên trên cao điểm để làm nhiệm vụ chị vẫn bóc bánh quy để ăn ngon
lành, mặc cho đồng đội lo lắng thay cho chị. Lúc chứng kiến Nho bị thương, tuy
rất lo lắng đến mức mặt tái đi nhưng chị nhất định không để cho mình khóc. Tuy
thế, Thao cũng là một cô gái nữ tính, có tâm hồn nhạy cảm và cực kì giàu tình
cảm. Chị chú ý đến ngoại hình (lông mày của chị lúc nào cũng được tỉa nhỏ như
cái tăm; áo lót của chị thì cái nào cũng được thêu chỉ màu điệu đà…); chị yêu ca
hát (thường ngân nga hát một mình); chị có những nỗi sợ hãi rất con gái (sợ máu
và sợ vắt)

▶ Trong nhân vật Thao ta thấy có sự kết hợp giữa hai nét tính cách đối lập. Một

bên là nhút nhát, mềm yếu, bên còn lại là bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng. Sự
đối lập ấy đã giúp tác giả tạo ra chiều sâu tư tưởng cho nhân vật. Đồng thời đưa
nhân vật trở nên gần gũi, sống động hơn như hình ảnh một nữ anh hùng trong đời
thật.
– Nho có trách nhiệm cao trong công việc, chưa bao giờ để nỗi sợ lấn át nhiệm
vụ cần hoàn thành: cùng với các chị trong tổ trinh sát, Nho luôn dũng cảm đối
mặt với đạn bom để hoàn thành công việc. Nho đúng như em gái nhỏ trong nhà,
rất hay vòi vĩnh, làm nũng các chị, thậm chí còn đòi ăn kẹo.

▶ Nho là người ít tuổi nhất trong đội trinh sát mặt đường nên thường được các

chị yêu thương, chiều chuộng như một cô em út trong nhà. Tuy nhỏ bé nhưng
trong công việc, Nho hiện lên với tính cách can đảm, cứng rắn và mạnh mẽ. Nho
đã làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của nữ thanh niên xung phong và những nét cá

94
tính rất đặc trưng của em út, không thể lẫn với các chị.
 Hai nhân vật Nho, Thao cùng với Phương Định đã thể hiện được sự tài
tình trong việc khắc họa nhân vật của Lê Minh Khuê; làm nổi bật được hình ảnh
những cô gái thanh niên xung phong đẹp về ngoại hình; có lí tưởng sống cao
đẹp; dũng cảm kiên cường vượt lên hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm ở chiến
trường để hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ cho mục tiêu chung, cho công cuộc đấu
tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam.
b. Đặc điểm ngôn ngữ
- Lời kể linh hoạt, tự nhiên, đan xen hợp lí giữa lúc miêu tả những tâm sự, giây
phút mơ mộng của ba cô gái (khi thì nhận được thư của bạn Nho, khi thì hát, khi
thì nghĩ, ngóng từng đoàn xe qua lại để hỏi thăm tin tức; những lúc Phương Định
nghĩ ngợi về tương lai…) và lúc căng thẳng khi phải làm công việc đo khối
lượng đất lấp hố bom, đếm và gỡ bom chưa nổ, bom nổ chậm.
- Câu văn ngắn, nhịp nhanh, sử dụng nhiều hình ảnh so sánh: tác giả thường
xuyên sử dụng những câu văn ngắn với nhịp nhanh khi miêu tả sự căng thẳng,
gấp gáp, nguy hiểm của công việc. Điều này tạo cho nhịp độ câu chuyện được
đẩy lên cao, góp phần giúp cho người đọc thấy rõ hơn sự nguy hiểm nơi chiến
trường khốc liệt.
- Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, giàu màu sắc nữ tính: Truyện được kể từ lời kể
của nhân vật Phương Định, dưới góc nhìn của một tác giả nữ; vì thế tuy nội dung
câu chuyện nói về những nguy hiểm, căng thẳng nhưng câu chuyện vẫn mang
đậm sắc thái nữ tính, nhẹ nhàng. Đây cũng chính là nét riêng của phong cách Lê
Minh Khuê.
=> Tác dụng: Khiến cho nhịp độ của câu chuyện hài hòa và nhịp nhàng, khi thì
căng thẳng, khốc liệt khi thì mơ mộng, lãng mạn; góp phần làm cho câu chuyện
được kể hấp dẫn hơn, việc khắc họa nội dung chủ đề của tác phẩm được rõ ràng

95
C. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê
Minh Khuê là một truyện ngắn đặc sắc, phản ánh chân thực nhất hiện thực chiến
tranh và đời sống lí tưởng của những cô thanh niên xung phong. Ở đây, hình ảnh
những ngôi sao xa xôi đã được sử dụng như một ẩn dụ cho những cô gái thanh
niên xung phong trên núi rừng Trường Sơn đầy anh dũng, kiên cường và gan dạ.
Truyện hấp dẫn bởi lời kể chân thực, giọng điệu đa dạng, ngôn ngữ kể chuyện tự
nhiên và nữ tính đặc trưng cho phong cách tác giả.
- Liên hệ: Em càng thấy biết ơn và trân trọng khi mình được sống trong tự do,
độc lập. Tự do này đã được đánh đổi bằng những hi sinh, mất mát của biết bao
thế hệ cha anh. Lí tưởng và nhiệt huyết sống, cống hiến của ba cô gái thanh niên
xung phong đã góp phần truyền lửa cho thế hệ trẻ, giúp chúng em biết ơn, trân
trọng cuộc sống hiện tại và biết cố gắng nỗ lực vì tương lai.

BÀI VIẾT THAM KHẢO KHỚP DÀN Ý CHI TIẾT


Lê Minh Khuê là một nhà văn nữ đương đại với phong cách viết dung dị, nữ
tính và mang dấu ấn rất riêng. Các tác phẩm của bà luôn là sự phản ánh cuộc sống
một cách chân xác nhưng không kém phần lãng mạn, đồng thời lại rất sâu sắc và
giàu ý nghĩa. Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm
làm nên tên tuổi Lê Minh Khuê, truyện được sáng tác năm 1971, trong giai đoạn
cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng khốc liệt. Khi đó, nhà văn Lê Minh
Khuê tham gia với vai trò thanh niên xung phong, hoạt động trên tuyến đường
Trường Sơn.
“Những ngôi sao xa xôi” là câu chuyện kể về cuộc sống, chiến đấu của ba
cô thanh niên xung phong thực hiện công việc trinh sát mặt đường. Công việc hàng
ngày của ba chị em Phương Định, Nho, Thao là quan sát địch ném bom, san lấp hố
bom để đảm bảo cho những chuyến xe vào chiến trường miền Nam được an toàn.
96
Trong một lần phá bom, Nho đã bị thương nặng, chị Thao và Phương Định đã rất
lo lắng, hết lòng túc trực ngày đêm để chăm sóc bên cạnh Nho. Lúc này, bỗng
nhiên một cơn mưa đá vụt đến, rồi cũng nhanh chóng đi qua. Cơn mưa đá đã gợi
lên trong lòng ba cô gái không chỉ là sự tiếc nuối mà còn là bao nỗi niềm hoài
niệm, khát khao. Nhất là Phương Định, trong lòng cô bỗng xuất hiện bao hoài niệm
và khát khao về một tương lai mới.
Qua việc khắc họa cuộc sống và chiến đấu hết sức nguy hiểm, luôn phải đối
mặt với cái chết nơi chiến trường của ba nữ thanh niên xung phong; tác giả đã ca
ngợi và tô thắm vẻ đẹp của những nữ chiến sĩ này; đồng thời gửi đến người đọc
thông điệp ý nghĩa về lí tưởng, nhiệt huyết, cống hiến. Ba cô gái Thao, Nho,
Phương Định cũng chính là đại diện cho thế hệ những thanh niên Việt Nam sẵn
sàng xả thân, hi sinh cuộc sống cá nhân để góp phần vào công cuộc kháng chiến
bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước.
Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là do
truyện được kể từ ngôi thứ nhất – nhân vật chính Phương Định. Mọi tâm tư tình
cảm thơ mộng của thiếu nữ cũng như những gian lao, vất vả; sự căng thẳng của
công việc; sự nguy hiểm khi luôn cận kề cái chết… đều hiện lên rất rõ ràng và chân
thực. Tác giả chọn kể chuyện bằng lời trần thuật từ ngôi kể thứ nhất làm tăng tính
chân thực cho nội dung câu chuyện. Vì đó chính là những gì mà nhân vật đã chứng
kiến, đã trải qua; vì thế mang đến cái nhìn chân thực nhất, chi tiết nhất về cuộc
sống nơi chiến trường của ba cô gái thanh niên xung phong.
Điểm nổi bật nhất trong “Những ngôi sao xa xôi” chính là nghệ thuật xây
dựng nhân vật của tác giả. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật chính
Phương Định. Tác giả khắc họa nhân vật Phương Định thông qua vẻ đẹp về ngoại
hình và phẩm chất: một cô gái đang lứa tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống, có vẻ đẹp
tươi trẻ về ngoại hình; và hơn hết là vẻ đẹp về lí tưởng, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống
nhãn nhã để dấn thân vào chiến trường; một cô gái có đầy đủ những nét đẹp về

97
phẩm chất, sự kiên cường, dũng cảm, yêu thương chăm sóc đồng đội… Qua nhân
vật Phương Định, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung
phong hết lòng vì nhiệm vụ, vẻ đẹp của cả một thế hệ trẻ sẵn sàng hi sinh lợi ích cá
nhân để nỗ lực hết mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Phương Định là một thiếu nữ Hà thành với nét đẹp ngoại hình tươi trẻ, đầy
sức sống. Cô tự nhận mình là “ một cô gái khá” với “hai bím tóc dày tương đối
mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, đôi mắt thì như “các anh lái
xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”… Cô thường xuyên được các anh bộ đội
pháo binh nhìn trộm, thu hút nhiều ánh nhìn của những người đã từng gặp. Cô là
một cô gái đẹp, một vẻ duyên dáng, đầy nữ tính và có chiều sâu của một cô gái thị
thành. Cô cũng biết mình đẹp và được nhiều chàng trai để ý. Điều đó khiến cô vui
và tự hào nhưng dù nhạy cảm cô cũng không để lòng xao động. Cô không săn sóc
vội vã với các anh bộ đội mà thường đứng ra xa khoanh tay trước ngực và nhìn đi
nơi khác. Đó là vẻ đẹp kiêu kì đáng yêu của một cô gái Hà Nội.
Phương Định không chỉ là một cô gái đẹp về ngoại hình mà còn đẹp cả về lí
tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước thiết tha. Cô tham gia chiến trường ngay khi rời
ghế nhà trường phổ thông. Ở Hà Nội, cô là con gái được chiều chuộng, nhiều mơ
mộng, hoài bão. Cô có thể lựa chọn cho mình cuộc sống nhàn nhã, nhưng cô đã đi
theo tiếng gọi của lí tưởng, sẵn sàng dấn thân vào chiến trường gian khổ ác liệt, sẵn
sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Phương Định cũng giống như những
chàng trai, cô gái lúc đó; sẵn sàng vì tiếng gọi của lí tưởng, của nhiệt huyết mà từ
bỏ cuộc sống an nhàn để dấn thân vào chiến trường. Chính lòng yêu nước thiết tha
và lí tưởng sống cao đẹp đã giúp cô gái dũng cảm có động lực; sống theo nhiệt
huyết, lí tưởng.
Vào đến chiến trường, Phương Định là một nữ chiến sĩ thanh niên xung
phong kiên cường, quả cảm, anh dũng, sẵn sàng đối đầu với những nguy hiểm:
trong lúc đào bom, thỉnh thoảng lưỡi xẻng của cô đã chạm vào quả bom, tạo ra một

98
tiếng động sắc đến gai người. Nhưng thay vì bỏ cuộc, cô biết đâu là việc cần làm,
đâu là thứ cô cần tập trung hoàn thành. Đó không phải là sợ hãi mà là làm sao để
phá được bom nhanh nhất, chính xác nhất, để những con đường an toàn cho những
chuyến xe đi qua. Lòng gan dạ, dũng cảm thái độ bình tĩnh của Phương Định được
thể hiện rõ nét trong một lần phá cô phá bom. Sau khi máy bay địch trút bom,
không khí trên cao điểm vắng lặng đến phát sợ. Khói đen vật vờ trên không trung,
còn bốn quả bom chưa nổ. Một mình Phương Định phá quả bom trên đồi, cô bình
tĩnh và dũng cảm tiến gần lại quả bom. Cô cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ
đang dõi theo nên cô không đi khom mà đàng hoàng bước tới. Quả bom có hai
vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên bụi cây khô một đầu vực trong đất. Khi
thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng hồi hộp. Nhưng cô
lại bình tĩnh chủ động tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời
gian để vượt qua cái chết. Hình ảnh nhân vật Phương Định là biểu tượng cho vẻ
đẹp nữ anh hùng quả cảm, đại diện cho ý chí kiên cường của thế hệ thanh niên
xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Phương Định cũng là người có tinh thần trách nhiệm cao, sống hết mình vì
công việc. Nhiệm vụ của Phương Định vô cùng vất vả và nguy hiểm, thậm chỉ phải
đối diện với cái chết thường xuyên. Do thuộc tổ trinh sát mặt đường trên tuyến
đường Trường Sơn; công việc của cô mỗi khi bom nổ là chạy lên, đo khối lượng
đất để lấp vào hố bom và phá bom nếu nó chưa nổ. Mục đích của công việc là
nhằm đảm bảo các chuyến xe vận chuyển lương thực và vũ khí vào chiến trường
miền Nam được an toàn. Suốt ba năm, tuy cảm giác căng thẳng khiến đầu óc cô
“căng như chão” và “tim đập bất chấp cả nhịp điệu” nhưng chưa bao giờ Phương
Định từ chối nhiệm vụ hay sợ hãi rút lui, nhiệm vụ nào cô cũng làm tốt. Trong một
lần phá bom, cô đã từng nghĩ tới cái chết. Nhưng đó là “một cái chết mờ nhạt,
không cụ thể”. Trong đầu cô hiện lên vô vàn câu hỏi “liệu mình có nổ, bom có nổ
không?” hay “làm cách nào để châm mình lần thứ hai?”. Chính những câu hỏi này

99
cho thấy Phương Định có sự quan tâm đến công việc phá bom nhiều hơn cái chết
của chính cô. Cái chết thì “mờ nhạt” nhưng những mối lo về “phá bom” lại hiện
lên vô cùng rõ ràng. Có thể nói, Phương Định là một nữ chiến sĩ thanh niên xung
phong rất có trách nhiệm với công việc. Cô không nghĩ cho bản thân mà chỉ mong
hoàn thành công việc vì biết công việc của mình có tầm quan trọng vô cùng, ảnh
hưởng đến biết bao người khác. Vì thế, cho dù nguy hiểm đến mấy, căng thẳng đến
mấy cô vẫn cố gắng hoàn thành công việc của mình.
Vẻ đẹp của Phương Định càng được hoàn thiện hơn khi thể hiện trong mối
quan hệ với đồng đội: cô là người có tinh thần đồng đội, đồng chí nồng hậu. Cô
luôn yêu thương, lo lắng quan tâm tới đồng chí của mình đặc biệt là hai người bạn
gái cùng tổ. Chị Thao ngã, cô đỡ dậy. Nho bị thương máu túa ra thấm vào đất cô bé
Nho lên đùi băng rửa vết thương cho bạn, cử chỉ cẩn thận, biết bao trìu mến. Cô lo
lắng cho chị Thao và Nho lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi
đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô hiểu chị Thao và Nho như biết về những chị em
ruột thịt. Đó là chị Thao sợ máu và vắt nhưng khi chiến đấu lại rất dũng cảm.
Trong cuộc việc, ai cũng gờm chị bởi sự bình tĩnh, cương quyết, táo bạo. Nho thì
thích thêu thùa, rụt rè, nũng nịu như em út nhưng cũng rất kiên quyết, gan dạ trong
công việc. Dường như lúc ấy không còn một Phương Định điệu hay làm đỏm nữa
mà đã nhường chỗ cho một Phương Định khác xuất hiện: nhanh nhẹn, tháo vát và
giành tình yêu cho đồng đội. Nhìn Phương Định chăm sóc đồng đội thành thạo như
một y tá, ta càng cảm thấy Phương Định là một cô gái đảm đang, thích ứng nhanh
với hoàn cảnh chiến trường. Tình cảm của cô với đồng đội mãi làm ta cảm động.
Cô gái kiên cường dũng cảm đó cũng vẫn là một cô gái hồn nhiên, có tâm
hồn lãng mạn và nhạy cảm đúng như độ tuổi thiếu nữ của mình. Phương Định rất
quan tâm tới ngoại hình, luôn dành thời gian chăm chút cho ngoại hình và rất yêu
thích đôi mắt của mình – một đôi mắt được các anh lính nhận xét là “có cái nhìn
sao mà xa xăm”. Cô thích làm duyên và đắm chìm trong những suy tư của mình.

100
Những lúc không làm nhiệm vụ, Phương Định thường hát để quên đi những cực
nhọc và thêm yêu đời: Cô thích hát, chẳng cần thuộc lời, cứ nhớ một điệu nhạc nào
đó là cô lại bịa lời để ngân nga. Tuy có ý chí kiên cường và dũng cảm nơi chiến
trường, nhưng ẩn sâu trong tâm hồn cô vẫn là một cô gái mộng mơ với đầy khát
khao, hoài bão phía trước. Sự hồn nhiên của Phương Định còn thể hiện qua cảm
giác thích thú “cuống cuồng” trước một cơn mưa đá xảy ra chóng vánh giữa rừng.
Trong cơn mưa đá bất chợt ấy, những kỷ niệm xa xôi bỗng ùa về trong tâm trí cô:
nào là những căn nhà nhỏ ở quảng trường thành phố; những khung cửa sổ, những
ngôi sao lấp lánh trên bầu trời Hà Nội… Đó không chỉ là những kỉ niệm gắn với
tuổi thơ cô mà còn góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng, sưởi ấm tâm hồn
cô, giúp cô trải qua cuộc chiến gian khổ và khốc liệt. Phương Định tham gia chiến
trường ba năm, phải đối mặt với khó khăn gian khổ thường xuyên nhưng thế giới
tâm hồn vẫn được cô giữ vẹn nguyên không đổi. Đó chính là biểu hiện rõ ràng cho
sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ xuất thân Hà Thành.
Như vậy, qua lời kể tự sự kết hợp cùng biểu cảm, miêu tả; Lê Minh Khuê đã
thể hiện thành công hình tượng nhân vật Phương Định. Đó là một thiếu nữ Hà
thành trẻ trung, mơ mộng, sẵn sàng đi theo tiếng gọi của lí tưởng, từ bỏ cuộc sống
nhàn nhã để dấn thân vào chiến trường. Cô sống giữa chiến tranh khốc liệt nhưng
vẫn nuôi dưỡng trong mình một trái tim giàu lòng yêu thương, tràn đầy niềm tin
vào cuộc sống. Cô luôn yêu thương, chăm sóc đồng đội hết lòng. Cô anh dũng,
kiên cường và quả cảm trong công việc; không nề hà gian khổ khó khăn, sẵn sàng
đối mặt với cái chết cận kề để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Phương Định
xứng đáng trở thành hình mẫu nhân vật lý tưởng khi nhắc đến những cô gái thanh
niên xung phong trong văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Bên cạnh nhân vật Phương Định, nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lê
Minh Khuê còn thể hiện ở nhân vật Nho và Thao. Thao là tổ trưởng tổ trinh sát mặt
đường. Trong công việc, chị là một người điềm tĩnh, hết sức quyết đoán và táo bạo,

101
có những mệnh lệnh quyết đoán. Khi sắp phải lên trên cao điểm để làm nhiệm vụ
chị vẫn bóc bánh quy để ăn ngon lành, mặc cho đồng đội lo lắng thay cho chị. Lúc
chứng kiến Nho bị thương, tuy rất lo lắng đến mức mặt tái đi nhưng chị nhất định
không để cho mình khóc. Tuy thế, Thao cũng là một cô gái nữ tính, có tâm hồn
nhạy cảm và cực kì giàu tình cảm. Chị chú ý đến ngoại hình (lông mày của chị lúc
nào cũng được tỉa nhỏ như cái tăm; áo lót của chị thì cái nào cũng được thêu chỉ
màu điệu đà…); chị yêu ca hát (thường ngân nga hát một mình); chị có những nỗi
sợ hãi rất con gái (sợ máu và sợ vắt)… Trong nhân vật Thao ta thấy có sự kết hợp
giữa hai nét tính cách đối lập. Một bên là nhút nhát, mềm yếu, bên còn lại là bản
lĩnh quyết đoán đến vô cùng. Sự đối lập ấy đã giúp tác giả tạo ra chiều sâu tư
tưởng cho nhân vật. Đồng thời đưa nhân vật trở nên gần gũi, sống động hơn như
hình ảnh một nữ anh hùng trong đời thật.
Nho là người có trách nhiệm cao trong công việc, chưa bao giờ để nỗi sợ lấn
át nhiệm vụ cần hoàn thành: cùng với các chị trong tổ trinh sát, Nho luôn dũng cảm
đối mặt với đạn bom để hoàn thành công việc. Nho đúng như em gái nhỏ trong
nhà, rất hay vòi vĩnh, làm nũng các chị, thậm chí còn đòi ăn kẹo. Nho là người ít
tuổi nhất trong đội trinh sát mặt đường nên thường được các chị yêu thương, chiều
chuộng như một cô em út trong nhà. Tuy nhỏ bé nhưng trong công việc, Nho hiện
lên với tính cách can đảm, cứng rắn và mạnh mẽ. Nho đã làm nổi bật phẩm chất tốt
đẹp của nữ thanh niên xung phong và những nét cá tính rất đặc trưng của em út,
không thể lẫn với các chị.
Hai nhân vật Nho, Thao cùng với Phương Định đã thể hiện được sự tài tình
trong việc khắc họa nhân vật của Lê Minh Khuê; làm nổi bật được hình ảnh những
cô gái thanh niên xung phong đẹp về ngoại hình; có lí tưởng sống cao đẹp; dũng
cảm kiên cường vượt lên hoàn cảnh khó khăn nguy hiểm ở chiến trường để hoàn
thành nhiệm vụ, phục vụ cho mục tiêu chung, cho công cuộc đấu tranh anh dũng
của dân tộc Việt Nam.

102
Có thể nói, bên cạnh việc lựa chọn lời trần thuật từ ngôi kể thứ nhất; nghệ
thuật xây dựng nhân vật tài tình điêu luyện thì Những ngôi sao xa xôi còn thu hút
người đọc bởi lời kể linh hoạt khiến mạch truyện liền mạch, hấp dẫn. Lời kể tự
nhiên, đan xen hợp lí giữa lúc miêu tả những tâm sự, giây phút mơ mộng của ba cô
gái (khi thì nhận được thư của bạn Nho, khi thì hát, khi thì nghĩ, ngóng từng đoàn
xe qua lại để hỏi thăm tin tức; những lúc Phương Định nghĩ ngợi về tương lai…)
và lúc căng thẳng khi phải làm công việc đo khối lượng đất lấp hố bom, đếm và gỡ
bom chưa nổ, bom nổ chậm. Tác giả còn thường xuyên sử dụng những câu văn
ngắn với nhịp nhanh khi miêu tả sự căng thẳng, gấp gáp, nguy hiểm của công việc.
Điều này tạo cho nhịp độ câu chuyện được đẩy lên cao, góp phần giúp cho người
đọc thấy rõ hơn sự nguy hiểm nơi chiến trường khốc liệt. Đặc biệt, nét riêng của
câu chuyện chính là ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, giàu màu sắc nữ tính. Truyện
được kể từ lời kể của nhân vật Phương Định, dưới góc nhìn của một tác giả nữ; vì
thế tuy nội dung câu chuyện nói về những nguy hiểm, căng thẳng nhưng câu
chuyện vẫn mang đậm sắc thái nữ tính, nhẹ nhàng. Đây cũng chính là nét riêng của
phong cách Lê Minh Khuê. Sự kết hợp linh hoạt giữa lời kể, ngôi trần thuật và
ngôn ngữ khiến cho nhịp độ của câu chuyện hài hòa và nhịp nhàng, khi thì căng
thẳng, khốc liệt khi thì mơ mộng, lãng mạn; góp phần làm cho câu chuyện được kể
hấp dẫn hơn, việc khắc họa nội dung chủ đề của tác phẩm được rõ ràng hơn.
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một truyện ngắn đặc sắc,
phản ánh chân thực nhất hiện thực chiến tranh và đời sống lí tưởng của những cô
thanh niên xung phong. Ở đây, hình ảnh những ngôi sao xa xôi đã được sử dụng
như một ẩn dụ cho những cô gái thanh niên xung phong trên núi rừng Trường Sơn
đầy anh dũng, kiên cường và gan dạ. Truyện hấp dẫn bởi lời kể chân thực, giọng
điệu đa dạng, ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên và nữ tính đặc trưng cho phong cách
tác giả. Đọc truyện, em càng thấy biết ơn và trân trọng khi mình được sống trong
tự do, độc lập. Tự do này đã được đánh đổi bằng những hi sinh, mất mát của biết

103
bao thế hệ cha anh. Lí tưởng và nhiệt huyết sống, cống hiến của ba cô gái thanh
niên xung phong đã góp phần truyền lửa cho thế hệ trẻ, giúp chúng em biết ơn, trân
trọng cuộc sống hiện tại và biết cố gắng nỗ lực vì tương lai.
ĐỀ SỐ 14: Phân tích truyện ngắn Nhà mẹ Lê
DÀN Ý CHI TIẾT
A. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả): Thạch Lam là một
trong những nhà văn có vị trí khá đặc biệt trong văn học Việt Nam. Ông có lối
viết nhẹ nhàng, đầy chất thơ nhưng lại phản ánh được hiện thực cuộc sống một
cách rõ nét nhất.
- Nêu ý kiến khái quát về tác phẩm: Nhà mẹ Lê là một truyện ngắn hay của
Thạch Lam, trích trong tập “Gió đầu mùa”. Qua câu chuyện về bác Lê và đàn
con của bác, Thạch Lam đã làm nổi bật được vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng
cao cả, sẵn sàng hi sinh vì con của bác Lê; đồng thời lột tả hiện thực cơ cực, đói
khổ của những con người bần cùng vì cái nghèo trong xã hội Việt Nam
B. Thân bài
1. Nêu nội dung chính của tác phẩm
- “Nhà mẹ Lê” nằm trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”. Tác phẩm là câu
chuyện về số phận những người dân ngụ cư mà trung tâm là mẹ Lê và mười một
đứa con.
- Xuyên suốt tác phẩm, Thạch Lam kể về cuộc sống của gia đình mẹ Lê khi
chuyển đến sống tại Đoàn Thôn từ những ngày vui sướng, yên ấm đến những
ngày nghèo khổ, thiếu thốn nhất.
- Nhân vật chính mẹ Lê được tác giả khắc họa đầy đủ trên các khía cạnh: hoàn
cảnh xuất thân, ngoại hình, tính cách và số phận.
- Mẹ Lê và 11 đứa con sống trong nghèo đói, cơ cực, rét lạnh. Mỗi ngày, mẹ Lê

104
làm đủ mọi công việc để có thể kiếm miếng ăn cho mình và đàn con.
- Đến khi thời tiết lạnh lẽo khắc nghiệt, không kiếm được việc, không có gì ăn,
mẹ Lê phải đến nhà ông Bá – một người giàu có trong làng để xin vay chén gạo.
Nhưng nhà ông Bá không biết thương người, còn thả chó ra cắn mẹ Lê.
- Tuy được mọi người giúp đỡ đưa về nhà và chăm sóc, nhưng mẹ Lê không qua
khỏi, để lại 11 đứa con chưa biết sẽ sống thế nào.
1. Nêu chủ đề của tác phẩm
- Qua việc khắc họa cuộc sống cơ cực của nhân vật bác Lê cùng đàn con 11
đứa và những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư Đoàn thôn, nhà văn Thạch
Lam đã thể hiện tình yêu thương, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp và đồng
cảm với nỗi bất hạnh của những con người có cuộc sống khổ cực, u ám, tựa như
những kiếp ve sầu. Tác giả còn lên án, tố cáo thực dân phong khiến tàn ác đã
đày đọa người dân.
2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ
thuật của tác phẩm
a, Cách lựa chọn ngôi kể và tác dụng
- Kể từ ngôi thứ ba: nhà văn là người đứng ngoài, nhìn thấu mọi sự về nhân vật,
là người chứng kiến, kể về cuộc đời nhân vật với cái nhìn “biết tuốt”
- Tác dụng: mang đến cái nhìn toàn diện về nhân vật, về những mối quan hệ
xung quanh nhân vật và khắc họa được cuộc sống một cách rõ nét.
b, Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật (phân tích một số đặc điểm tiêu
biểu của nhân vật)
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Thạch Lam thể hiện rõ trong việc khắc họa
nhân vật chính: bác Lê. Nhân vật bác Lê được khắc họa qua hoàn cảnh sống,
ngoại hình, phẩm chất và số phận; từ đó làm nổi bật được số phận bất hạnh của
người dân nghèo khổ, bần cùng trong xã hội Việt Nam trước năm 1945.

105
b1. Hoàn cảnh sống
- Xuất thân là một người phụ nữ nông thôn.
- Là một người dân ngụ cư nghèo ở Đoàn Thôn, thường làm thuê để kiếm sống.
- Chồng mất nên một mình mẹ Lê nuôi mười một người con, trong đó đứa lớn
mới có mười bảy tuổi và đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
- Gia tài của mẹ Lê chỉ có một căn nhà lá, trong nhà có mỗi một chiếc giường
nan gãy nát.
=> Hoàn cảnh sống của mẹ Lê thật cơ cực! Là một người dân nghèo khổ như
biết bao người dân trong xóm ngụ cư Đoàn thôn do nghèo đói mà trôi dạt đến
đây; mẹ Lê không có tài sản gì đáng giá ngoài “căn nhà lá” với “chiếc giường
nan gãy nát”. Mẹ Lê còn phải một mình nuôi cả một đàn con 11 đứa, nên gánh
nặng trên vai người mẹ này càng lớn hơn. Nghèo đói lúc nào cũng đuổi theo
bước chân người phụ nữ này, làm đủ mọi công việc mà vẫn không đủ để được
ăn no.
b2. Ngoại hình
Mẹ Lê có ngoại hình chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo hệt
như một quả trám khô.
=> Sự vất vả trong kiếm sống, nuôi con đã khiến mẹ Lê có một ngoại hình khắc
khổ, nhăn nheo; không còn chút vẻ đẹp nữ tính nào về ngoại hình, chỉ còn sự
nhăn nheo “như một quả trám khô”. Vất vả, đói nghèo, cơ cực đã hút cạn sức
lực của mẹ Lê.
b3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, chịu thương chịu khó: làm đủ mọi loại công việc để mong kiếm đủ
thức ăn cho mình và đàn con. “Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa
rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng”.
- Lạc quan, có niềm tin vào cuộc sống: dù nghèo đói, dù vất vả làm đủ mọi loại
công việc nhưng bác Lê rất yêu thương con. Những buổi chiều mùa hạ, những

106
ngày nắng ấm trong năm, mẹ con bác Lê ngồi chơi trước cửa nhà, cùng “rủ rỉ
với nhau những câu chuyện kín đáo…”
- Yêu gia đình, thương con cái: bác Lê không chửi mắng con bao giờ, lúc nào
cũng dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Dù vất vả nhưng bác luôn yêu thương
con; đặc biệt dành tình thương cho thằng Hỷ - con út vì nó yếu ớt bệnh tật và
nhỏ tuổi nhất.
b4. Số phận cực khổ, là nạn nhân của bọn thống trị, trở thành những con người
bị quên lãng.
- Đi khắp các nhà trong làng, xin làm mướn, nhưng các nhà có ruộng không ai
mướn.
- Khi xin gạo nhà ông Bá, mẹ Lê bị chó đuổi, chạy không kịp nên bị cắn phải.
Trong cơn mơ màng, mẹ Lê vẫn thấy nét mặt gian ác của cậu Phúc và con chó
tây nhe nanh chồm đến.
- Hai hôm sau, mẹ Lê lên cơn mê sảng rồi chết. Người ta gom góp mua cho bác
một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vùi dưới bãi tha ma nhỏ.
=> Bác Lê cũng giống những người dân ngụ cư nghèo ở Đoàn thôn, do nghèo
khổ mà phải trôi dạt về xóm ngụ cư này. Dân ngụ cư vốn đã bị khinh thường.
Cái chết của bác Lê, sự chôn vùi một kiếp người trong “cỗ ván mọt” ở bãi tha
ma nhỏ cũng chính là số phận chung của những người dân nghèo đói trong xã
hội Việt Nam lúc đó: sống trong nghèo khổ, chết trong nghèo khổ!
c. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ
- Là một nhà văn lãng mạn, nên khi Thạch Lam miêu tả hiên thực cũng có nét
rất riêng. Điều đó thể hiện trong truyện ngắn Nhà mẹ Lê. Dù sống trong cảnh
nghèo đói bao trùm cả Đoàn thôn, nhưng sự nghèo đói đó vẫn không làm vùi lấp
đi sự lãng mạn, nên thơ.
- Thể hiện:
+ Khung cảnh “Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ,

107
mẹ con bác Lê cùng nhau ngôì chơi ở trước cửa nhà” là hình ảnh rất đỗi nên thơ,
đẹp tựa bức tranh.
+ Không chỉ nhà mẹ Lê mà không khí của cả phố cũng tươi sáng như thế. “các
bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo; các trẻ con nô đùa dưới
quán chợ, còn các bà già thì ngồi giũ tóc cho chúng và gọt tóc chúng bằng mảnh
chai sắc
C. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: Nhà mẹ Lê là một truyện ngắn
hay, giàu tính nhân đạo, mang đậm phong cách riêng của Thạch Lam. Qua việc
khắc họa nhân vật bác Lê và đàn con 11 đứa của bác cùng với cuộc sống nghèo
khổ của những người dân xóm ngụ cư Đoàn thôn, Thạch Lam đã làm nổi bật lên
số phận nghèo đói bất hạnh của những con người cùng khổ trong xã hội Việt
Nam trước năm 1945; đồng thời khám phả được vẻ đẹp tinh thần của họ. Tác
phẩm cũng là lời tố cáo đanh thép với xã hội phong kiến nửa thực dân thời bấy
giờ.
- Liên hệ: Em càng thấy biết ơn và trân trọng khi mình được sống trong tự do,
xã hội dân chủ; không bị đày đọa bởi cái đói cái nghèo như cuộc sống của bác
Lê và những con người trong xã hội cũ.
BÀI VIẾT THAM KHẢO KHỚP DÀN Ý CHI TIẾT
Thạch Lam là một trong những nhà văn có vị trí khá đặc biệt trong văn học
Việt Nam. Ông có lối viết nhẹ nhàng, đầy chất thơ nhưng lại phản ánh được hiện
thực cuộc sống một cách rõ nét nhất. Nhà mẹ Lê là một truyện ngắn hay của Thạch
Lam, trích trong tập “Gió đầu mùa”. Qua câu chuyện về bác Lê và đàn con của
bác, Thạch Lam đã làm nổi bật được vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng cao cả,
sẵn sàng hi sinh vì con của bác Lê; đồng thời lột tả hiện thực cơ cực, đói khổ của
những con người bần cùng vì cái nghèo trong xã hội Việt Nam

108
Nhà mẹ Lê nằm trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”. Tác phẩm là câu
chuyện về số phận những người dân ngụ cư mà trung tâm là mẹ Lê và mười một
đứa con. Xuyên suốt tác phẩm, Thạch Lam kể về cuộc sống của gia đình mẹ Lê khi
chuyển đến sống tại Đoàn Thôn từ những ngày vui sướng, yên ấm đến những ngày
nghèo khổ, thiếu thốn nhất. Nhân vật chính mẹ Lê được tác giả khắc họa đầy đủ
trên các khía cạnh: hoàn cảnh xuất thân, ngoại hình, tính cách và số phận. Mẹ Lê
và 11 đứa con sống trong nghèo đói, cơ cực, rét lạnh. Mỗi ngày, mẹ Lê làm đủ mọi
công việc để có thể kiếm miếng ăn cho mình và đàn con. Đến khi thời tiết lạnh lẽo
khắc nghiệt, không kiếm được việc, không có gì ăn, mẹ Lê phải đến nhà ông Bá –
một người giàu có trong làng để xin vay chén gạo. Nhưng nhà ông Bá không biết
thương người, còn thả chó ra cắn mẹ Lê. Tuy được mọi người giúp đỡ đưa về nhà
và chăm sóc, nhưng mẹ Lê không qua khỏi, để lại 11 đứa con chưa biết sẽ sống thế
nào.
Qua việc khắc họa cuộc sống cơ cực của nhân vật bác Lê cùng đàn con 11
đứa và những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư Đoàn thôn, nhà văn Thạch Lam
đã thể hiện tình yêu thương, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp và đồng cảm với
nỗi bất hạnh của những con người có cuộc sống khổ cực, u ám, tựa như những kiếp
ve sầu. Tác giả còn lên án, tố cáo thực dân phong khiến tàn ác đã đày đọa người
dân.
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã từng nhận xét rầng: Thạch Lam “tả
người nghèo mà không muốn cho độc giả thấy những mảnh rách, những mụn vá
trên quần áo của họ”; đó cũng chính là cách nhìn hiện thực cuộc sống của một nhà
văn lãng mạn. Nhà mẹ Lê được Thạch Lam chọn kể từ ngôi thứ ba: nhà văn là
người đứng ngoài, nhìn thấu mọi sự về nhân vật, là người chứng kiến, kể về cuộc
đời nhân vật với cái nhìn “biết tuốt”. Chính vì thế, tác phẩm đã mang đến cái nhìn
toàn diện về nhân vật, về những mối quan hệ xung quanh nhân vật và khắc họa
được cuộc sống nhân vật một cách rõ nét.

109
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Thạch Lam thể hiện rõ trong việc khắc
họa nhân vật chính: bác Lê. Nhân vật bác Lê được khắc họa qua hoàn cảnh sống,
ngoại hình, phẩm chất và số phận; từ đó làm nổi bật được số phận bất hạnh của
người dân nghèo khổ, bần cùng trong xã hội Việt Nam trước năm 1945. Nhân vật
chính trong truyện được khắc họa với hoàn cảnh sống nghèo khổ: mẹ Lê xuất thân
là một người phụ nữ nông thôn, là một người dân ngụ cư nghèo ở Đoàn Thôn,
thường làm thuê để kiếm sống. Chồng mất nên một mình mẹ Lê nuôi mười một
người con, trong đó đứa lớn mới có mười bảy tuổi và đứa bé nhất hãy còn bế trên
tay. Cả gia tài của mẹ Lê chỉ có một căn nhà lá, trong nhà có mỗi một chiếc giường
nan gãy nát. Hoàn cảnh sống của mẹ Lê thật cơ cực! Là một người dân nghèo khổ
như biết bao người dân trong xóm ngụ cư Đoàn thôn do nghèo đói mà trôi dạt đến
đây; mẹ Lê không có tài sản gì đáng giá ngoài “căn nhà lá” với “chiếc giường nan
gãy nát”. Mẹ Lê còn phải một mình nuôi cả một đàn con 11 đứa, nên gánh nặng
trên vai người mẹ này càng lớn hơn. Nghèo đói lúc nào cũng đuổi theo bước chân
người phụ nữ này, làm đủ mọi công việc mà vẫn không đủ để được ăn no.
Sự vất vả trong kiếm sống, nuôi con đã khiến mẹ Lê có một ngoại hình khắc
khổ, nhăn nheo; không còn chút vẻ đẹp nữ tính nào về ngoại hình, chỉ còn sự nhăn
nheo “như một quả trám khô”. Vất vả, đói nghèo, cơ cực đã hút cạn sức lực của mẹ
Lê.
Tuy sống trong hoàn cảnh cơ cực và đói nghèo đó nhưng bác Lê luôn giữ
được những phẩm chất tốt đẹp. Bác chăm chỉ, chịu thương chịu khó; làm đủ mọi
loại công việc để mong kiếm đủ thức ăn cho mình và đàn con. “Từ buổi sáng tinh
sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho
những người trong làng”. Bác yêu gia đình, thương con cái nên không chửi mắng
con bao giờ, lúc nào cũng dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Dù vất vả nhưng
bác luôn yêu thương con; đặc biệt dành tình thương cho thằng Hỷ - con út vì nó
yếu ớt bệnh tật và nhỏ tuổi nhất. Đồng thời, bác vẫn giữ được cái nhìn lạc quan, có

110
niềm tin vào cuộc sống: dù nghèo đói, dù vất vả làm đủ mọi loại công việc nhưng
bác Lê rất yêu thương con. Những buổi chiều mùa hạ, những ngày nắng ấm trong
năm, mẹ con bác Lê ngồi chơi trước cửa nhà, cùng “rủ rỉ với nhau những câu
chuyện kín đáo…”
Bác Lê cũng như những người dân Việt Nam thời bấy giờ, luôn bị đói nghèo
bao vây. Khi mùa đông đến bác “đi khắp các nhà trong làng, xin làm mướn, nhưng
các nhà có ruộng không ai mướn” vì chính họ cũng chỉ lo được cuộc sống của
mình. Bần cùng, bác Lê phải đi xin gạo nhà ông Bá. Đến nhà ông Bá, bác Lê mang
theo hi vọng; nhưng hiện thực lại tàn khốc: bác bị chó đuổi, chạy không kịp nên bị
cắn phải; về nhà bác vẫn mơ màng thấy nét mặt gian ác của cậu Phúc và con chó
tây nhe nanh chồm đến. Hai hôm sau, bác Lê lên cơn mê sảng rồi chết. Người ta
gom góp mua cho bác một cỗ ván mọt, rồi đưa giúp bác ra cánh đồng, chôn vùi
dưới bãi tha ma nhỏ. Thế là cuộc đời của một con người nghèo khổ, bất hạnh, là
nạn nhân của bọn thống trị, trở thành những con người bị quên lãng đã kết thúc
một cách bi thảm như vậy! Bác Lê cũng giống những người dân ngụ cư nghèo ở
Đoàn thôn, do nghèo khổ mà phải trôi dạt về xóm ngụ cư này. Dân ngụ cư vốn đã
bị khinh thường. Tác giả ví ổ rơm nhà bác Lê với “ổ chó”, rồi lại so sánh đàn con
bác khi bôi thuốc ghẻ như “một đàn gà”… càng làm nổi bật sự nghèo đói, khổ sở,
cơ cực của cuộc đời bác Lê. Vì nghèo đói, không còn cách nào khác, bác Lê phải
bỏ qua lòng tự trọng của bản thân để đến nhà ông Bá xin gạo. Nhưng dù giàu có,
thừa thãi vật chất thì ông Bá lại thiếu tình thương và lòng thông cảm; thậm chí ông
còn tàn nhẫn thả chó ra đuổi cắn bác Lê; để rồi kết thúc số phận của một con
người. Hành động thả chó xua đuổi này của ông Bá – đại diện cho những người
giàu có, có địa vị trong xã hội lúc này; chính là thể hiện sự coi thường dân nghèo,
thậm chí mạng người dân nghèo lúc này còn không đáng giá một bát gạo! Cái chết
của bác Lê, sự chôn vùi một kiếp người trong “cỗ ván mọt” ở bãi tha ma nhỏ cũng

111
chính là số phận chung của những người dân nghèo đói trong xã hội Việt Nam lúc
đó: sống trong nghèo khổ, chết trong nghèo khổ!
Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, thông qua việc miêu tả hoàn
cảnh sống, ngoại hình, phẩm chất và số phận của mẹ Lê; Thạch Lam đã khắc họa
được chân dung một người phụ nữ nghèo khổ, cơ cực, luôn bị cái đói cái nghèo
bủa vây từ lúc sống cho đến lúc nằm xuống. Mẹ Lê cũng giống như biết bao người
dân nghèo khổ trong xã hội Việt Nam trước năm 1945. Tuy nhiên, dù nghèo đói,
ngoại hình khắc khổ nhưng mẹ Lê vẫn sáng ngời vẻ đẹp của tình mẫu tử, yêu
thương con, hết lòng vì con; sống hòa đồng và chăm chỉ, giữ được lòng tin yêu
cuộc sống.
Là một nhà văn lãng mạn, nên khi Thạch Lam miêu tả hiện thực cũng có nét
rất riêng. Điều đó thể hiện trong truyện ngắn Nhà mẹ Lê. Dù sống trong cảnh
nghèo đói bao trùm cả Đoàn thôn, nhưng sự nghèo đói đó vẫn không làm vùi lấp đi
sự lãng mạn, nên thơ. Khung cảnh “Những ngày nắng ấm trong năm, hay những
buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngôì chơi ở trước cửa nhà” là hình
ảnh rất đỗi nên thơ, đẹp tựa bức tranh. Không chỉ nhà mẹ Lê mà không khí của cả
phố cũng tươi sáng như thế: “các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín
đáo; các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi giũ tóc cho chúng và
gọt tóc chúng bằng mảnh chai sắc”. Đó là những vệt sáng trong bức tranh cuộc
sống tăm tối nghèo khổ, cơ cực và bất hạnh của những người dân Việt Nam trước
năm 1945.
Có thể nói, Nhà mẹ Lê là một truyện ngắn hay, giàu tính nhân đạo, mang
đậm phong cách riêng của Thạch Lam. Qua việc khắc họa nhân vật bác Lê và đàn
con 11 đứa của bác cùng với cuộc sống nghèo khổ của những người dân xóm ngụ
cư Đoàn thôn, Thạch Lam đã làm nổi bật lên số phận nghèo đói bất hạnh của
những con người cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước năm 1945; đồng thời
khám phả được vẻ đẹp tinh thần của họ. Tác phẩm cũng là lời tố cáo đanh thép với

112
xã hội phong kiến nửa thực dân thời bấy giờ. Em càng thấy biết ơn và trân trọng
khi mình được sống trong tự do, xã hội dân chủ; không bị đày đọa bởi cái đói cái
nghèo như cuộc sống của bác Lê và những con người trong xã hội cũ.

113

You might also like