You are on page 1of 2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Riêng cái tên mà người ta đặt cho cái rét muộn màng đó đã thơ mộng lắm rồi: rét
nàng Bân. Nhưng có ai đã từng rét cái rét ấy, sầu cái sầu ấy đôi lân, tất đều nhận thức
rằng cái rét ấy còn chứa đựng một cái gì đẹp như thế hay hơn thế: đàn bà, con gái trời đã
cho xinh đẹp gặp cái rét nàng Bân tự nhiên đẹp trội hẳn lên, như thể có một chiếc đũa
thần làm biến đổi cả máu huyết, màu da, con mắt, miệng cười, tiếng nói. Từ xa, ta cảm
thấy người nào cũng thơm thơm như những nụ tầm xuân.
Vào tháng Chạp, tháng Giêng, tức là vào cái cữ rét đài, rét lộc, không khí có lúc
hanh hao, khô ráo làm cho má và môi người đẹp nẻ ra thành những vết chân chim bé nhỏ.
Đến cái rét này thì khác hẳn: tự nó đã đẹp và nên thơ, nó lại còn làm cho má và môi của
đàn bà con gái cũng nẻ, nhưng da không nứt rạn mà chỉ ửng hồng lên như thể da một trái
đào tơ mịn màng mơn mởn […]
Cỏ cây mây nước thấy người ta, trong tháng ấy, tự nhiên đẹp rực rỡ lên, đẹp não
nùng, hình như hờn giận và cố ganh đua để cho xanh bằng người, thắm bằng người.
Từ tháng Giêng, cây cối bắt đầu nảy lộc nhưng đến tháng Hai lá non mới bắt đầu ló
ra và hoa cũng bắt đầu hé mở nhuỵ thơm không còn ngậm ý, giấu tình như trước nữa. Đó
là mùa “lá bàng tai trâu, sầu đâu chân chó”: trên các cành bàng, lá non hé mở và cuốn lại,
chưa bung ra hết, y như thể tai trâu, còn cây sầu đâu thì vào khoảng này cũng trổ lá non
nhưng chum lại với nhau thành một hình tròn trông giống hệt vệt chân con chó để lại trên
mặt đất, sau một đêm mưa tuyết. Cũng như người con gái dậy thì lơn lên và đẹp không ai
biết, chỉ vào khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng, lá sầu đâu nở bung ra. Nhìn
lên, lá non xanh màu cốm giót dún dẩy đu dưa một cách đa tình, làm cho người đa cảm
tưởng tượng như cây cối giơ những khăn tay bé nhỏ xanh xanh, vàng vàng ra chào mừng,
vẫy gọi… Đến cuối tháng Ba, lá bàng sum sê che kín cả đường đi học. Dọc theo con sông
đào chạy ngang cách thôn xóm ở Vụ Bản, Hải Hậu… những cây bàng đứng soi bong
xuống sông đào chạy dài tít tắp hang chục cây số trông như thể một cái tàn bất tuyệt
không lồ. Đứng ở dưới nhìn lên, mình cảm thấy đứng ở trong một cái hang kết bằng lá
non và không thể không nhớ lại lúc nhỏ còn đi học, sân nhà trường chi chít gốc bàng…
Đó là những cây bàng nguyên giống, chớ không lai căng như những cây bàng mà ta
thấy ở đây, mọc cao vun vút và tua tủa lên trời. Bàng chính thống cao lên chừng hai sải
tay thì lá xoè ra như cái tán, kiểu cây ấy dung để nhuộm hàng thì hàng đen không chịu
được. Nhưng cái tuổi lên chín, lên mười đâu có thêm biết nhuộm là gì. Sự mê thích của
đứa trẻ nổi tiếng phá phách là tôi hồi ấy, mỗi khi tới mùa bàng, là trèo lên cây đi tìm tổ
chim bạc má vì giống chim này ưa làm tổ trong những cái lá bàng cuốn lại và lấy dãi làm
chỉ “khâu” hai đầu nối lá lại với nhau. Trong khi đi bắt tổ chim như thế, các cậu bé thỉnh
thoảng lại với được một cái sâu kèn thì sướng như điên. Lấy que đẩy con sâu ở trong tổ
nó ra bóp giật một đầu lại, phùng mang trợn mắt lên thổi toe một tiếng, anh cảm thấy
mình là một tên tướng thổi kèn hiệu xuất quân. Anh chạy khắp nhà, thổi ầm cả lên.[…]
Bàng, ngon nhất là bàng quế, hột đỏ như son, thơm có khi còn hơn cả đào: đào để
gần mình mới thấy thơm chớ vớ được một trái bàng quế thì, nói thực, để cách xa mình cả
một sải tay, đã ngửi thấy mùi thơm phưng phức! Nếu không kiếm được bàng quế, cố mầy
mò, thám thính vớ được trái bàng đực ăn cũng mê ly hết sức: bàng cái nhiều hơn và mọc
từng chum, chớ bàng đực thì có cái phong thái đặc biệt “anh hùng độc lập” đứng một
mình một chỗ, không them kéo bè kéo đảng với ai. Bàng đực có trái to bằng nắm tay đứa
trẻ.
Những người không sành thường nghĩ bàng ăn chát. Thực ra, vớ được một quả bàng
đực, nhất là bàng quế, cắn một cái ngập răng, nhai thủng thỉnh, còn ngọt hơn cả cam hay
táo. Nếu ăn hết một trái mà anh thấy còn them thì lấy hòn đá đập cái hột ra; anh sẽ có một
cái nhân bùi như trám; và có nhiều, đem đồ xôi trước cúng cụ, sau ăn thì tuyệt.
Có người bảo cây đa cây đề là cây tiêu biểu của nước ta. Riêng tôi thấy cây bàng là
thứ cây đặc biệt nhất: cành lá đã sum suê, đứng xa trông về lại đẹp; mặt khác, cả cái cây
từ lá cho đến rễ, từ búp cho đến cành đều dung được việc, không có một cái gì bỏ phí.
(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hội nghiên cứu giảng dạy văn học
Thành phố Hồ Chí Minh, 1989)
Câu 1: Đề tài của văn bản trên là gì? Hãy đặt nhan đề cho văn bản trên.
Câu 2: Cái “tôi” của tác giả trong văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc gì? Hãy dẫn
ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc ấy.
Câu 3: Hãy phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong đoạn văn sau: “ Đó là
những cây bàng nguyên giống, … Anh chạy khắp nhà, thổi ầm cả lên”
Câu 4: Hãy giải thích nghĩa của từ “sành” trong câu sau: Những người không sành
thường nghĩ bàng ăn chát.
Câu 5: Qua văn bản, người viết gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Hãy nêu giá trị văn
hóa mà em hiểu được từ văn bản.
Câu 7: Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng, nêu suy nghĩ của em về hiện
trạng “bức tử những hàng cây” đang diễn ra tại một số thành phố lớn hiện nay.

You might also like