You are on page 1of 3

Mùi Đu Đủ Xanh

I/ Giới thiệu bộ phim:


Không cần một cốt truyện lôi cuốn cũng không cần một cốt truyện mạch lạc rõ
ràng, khiêm lời với những hình ảnh rời rạc như một bài thơ. Mùi Đu Đủ Xanh
cùa Trần Anh Hùng là một bộ phim khó nắm bắt, thuộc hàng phim kinh điển
của Việt Nam về người Việt, đất Việt và nhũng cảm xúc thuần Việt. Và mặc dù
không có một cốt truyện rời nhung Mùi Đu Đủ Xanh vẫn chuyền tải câu chuyện
về những người phụ nũ nổi đau nổi khổ, mâu thuẩn giữa hiện đại và truyền
thuống và hơn hết là thế giới qua giác quan và góc nhìn của một người phụ nữ
đầy chất tho và tình yêu.
Trần Anh Hùng đã nói rằng: “Trong Mùi Đu Đủ Xanh tôi muốn cho thấy cuộc
sống thường nhật của người Việt Nam, cái chất người của họ điều mà chưa
được đưa lên phim bao giờ”. Mùi Đu Đủ Xanh vì thế tràn đầy những khung
cảnh thường nhật của cuộc sống gia đình. Khi Mùi được dạy nấu bữa tối, khi cô
lau nhà hay ăn cơm… Những điều ấy tưởng chừng như rất tầm thường nhưng
qua bàn tay nhào nặng của đạo diễn Trần Thành Hùng, những hình ảnh ấy có
một điều gì đấy rất thu hút, rất mộng mơ ở những thước phim của ông. Với cách
phối ánh sáng, thuật cận cảnh hay cách máy quay đi theo nhân vật.
II/ Tóm tắt:
Bộ phim theo chân cô bé Mùi và mặc dù Trần Anh Hùng không phân tách bộ
phim, Mùi Đu Đủ Xanh được chia làm hai phần năm Mùi 10 tuồi và năm Mùi
20 tuổi. Phần thứ nhất, năm 10 tuổi Mùi được nhận làm con ở trong một gia
đình buôn vải những năm 1950 gốc Bắc. Ở đây bà chủ là người yêu thương
Mùi, xem Mùi như người con trong nhà, đồng thời bà cũng là trụ cột trong nhà
thay cho người chồng chỉ biết ăn chơi, đem tiền ra khỏi nhà. Khi người chồng
mất đó cũng là lúc gia đình lụi tàn.Khoảng 10 năm sau Mùi trở thành người
phục vụ cho nhà Khuyến(Vương Hoa Hội) – một nhạc sĩ giàu có, cũng là nguòi
cô bé có những rung động đầu tiên khi còn ở cho gia đình bà chủ. Một chặng
hành trình trôi qua, Mùi tìm được tình yêu của đời mình và trở thành vợ của
Khuyến
III/ Phân tích tác phẩm
*Hình ảnh người phụ nữ thông qua các nhân vật có trong phim
Mùi Đu Đủ Xanh là góc nhìn của Trần Anh Hùng về những người phụ nữ Viết
Nam, nhũng giá trị mà họ trân trọng, cách xã hội nhìn vào họ. Ông khắc hoạ sự
phục vụ đến múc phục từng của người phụ nữ thời xưa. Một điều đã ăn sâu vào
chính con người của họ và được chấp nhận bởi xã hội đến nổi nó được coi như
một sự hi sinh thầm lặng.
- Nổi đau của các nhân vật
+ Phần đầu bộ phim
Trong bộ phim, ta chĩ thấy những người phụ nữ làm việc, quán xuyến cả việc
nhà lẫn việc buôn bán, trong khi những người đàn ông ngồi chơi nhạc hay đi
chơi. Trong phim phân đoạn ông chủ lấy tiền mà bà cực khổ kiếm ra và bỏ đi, ta
thấy được bà chủ không kêu ca lấy một câu, cũng không phản khán khi bị mẹ
chồng nói rằng: “Có chồng mà không biết mang lại hạnh phúc cho nó”. Bà chỉ
thầm lặng khóc trong căn phòng của bà và chồng. Nổi đau của người phụ nữ ấy
chua xót, lặng lẽ và sâu lắng
Nhưng những nổi đau ấy không phải chỉ của riêng những người phụ nữ. Có một
người đàn ông cũng đã yêu một người phụ nữ bao nhiêu năm ròng nhưng chỉ
dám đứng từ xa và thầm lặng quan sát người ông yêu. Và khi Mùi nói rằng ông
lên gặp bà đi, ông lại bảo rằng điều đó là không thể. Hay cậu bé Lãm khi nghe
tin ba mình bỏ nhà ra đi cũng chỉ có thể trút nỗi giận của mình lên những con
kiến hay trốn trong phòng khóc.
 Giấu đi những ngỗi đau những nổi buồn là một điều đã ăn sâu vào tiềm thức
của con người Phương Đông cho đến tận ngày nay. Trần Anh Hùng biết rõ điều
đó nên đã đưa nó lên phim một cách rất thơ, mọi thước phim đều đẹp nhưng ẩn
đằng sâu cái đẹp ấy chính là nỗi đau không nói thành lời cứa vào lòng người
xem những cảm xúc sâu sắc, chua xót
Mùi Đu Đủ Xanh là một bộ phim đầy mâu thuẫn và đầy những đau khổ về tinh
thần. Gia đình mà Mùi đến ở tưởng chừng như êm ấm nhưng thật chức lại đầy
những cơn sóng ngầm, sự sao nhãng của người cha, bà mẹ chồng khắc khe và
độc mồm, cậu con trai cả lêu lổng, đưa con trai út nghịch ngợm và bà chủ đầy
chịu đựng
+ Phần sau bộ phim
Ở phần sau của bộ phim mùi có mối quan hệ với anh nhạc sĩ và vị hôn thê của
anh ta. Do thấy bạo lực mà những con người này tác động lên nhau, nhũng
người đàn ông lên phụ nữ và điển hình là ông chủ lên bà chủ, hay là cậu con trai
út lên Mùi và chính những người phụ nữ lên phụ nữ ví dụ như bà mẹ chồng lên
bà chủ hay thậm chí là Mùi lên vị hôn thê của anh nhạc sĩ và ngược lại.
Phần 2 của Mùi Đu Đủ Xanh là sự hiện hữu của hai người phụ nữ đại diện cho
hai thế hệ, giá trị khác nhau sự hiên diện của Mùi lặng lẽ, cô chăm sóc Khuyến
trong ngôi nhà một cách thầm lặng và đồng thoi vẻ đẹp của cô bừng nở dưới
đoá hoa tán lá trong con mắt của Khuyến. Trong khi đó sự hiện diên của vị hôn
thê của Khuyến có ở khắp mọi nơi mạnh mẽ và không giấu giếm, luôn cuốn hút,
thu hút sự chú ý của khuyến. So với sự nhẫn nhịn của người phụ nữ Á Đông của
bà chủ, nỗi đau của người phụ nữ Tây hoá được bộc lộ trực tiếp dữ dội khi hôn
thê của Khuyến tát Mùi. Trong cuộc chiến giữa phương Đông và phương Tây
chứng ta tháy sự lên ngôi của sự thầm lặng khi Khuyến dần nhận ra vẻ đẹp cua
Mùi và cuối cùng là cưới cô làm vợ

Kết thúc bộ phim: Trần Anh Hùng đã cho chúng ta thấy những thước phim
lãng mạn khi Khuyến dạy Mùi cách đọc. Và hình ảnh Mùi ngồi đọc sách trong
bộ áo dài màu vàng- biểu tượng cho sự chín mùôi vẽ đẹp của cô.
*ssdadas
Mùi đu đủ xanh còn khắc hoạ sự mâu thuẫn giữa thế giới thiên nhiên và cuộc
sống con người. Mùi tưởng chừng như mắc kẹt trong ngồi nhà đầy rẫy nỗi khổ
ấy đã tìm được lối thoát qua thế giới thiên nhiên từ những con kiến, cóc, hay
châu chấu. Trần Anh Hùng đã cho thấy một thế giới thiên nhiên đầy xúc cảm
qua mọi giác quan của Mùi. Thông qua Mùi ta nhìn thấy mọi vật, mùi đu đủ,
tiếng dế kêu càng nhấn mạnh thêm khả năng đạo diễn tài tình của ông.
*Nhận xét chung: Khi được phát hành vào năm 1993 tại Pháp và nhiều nước
khác ở Châu Âu bộ phim đã khắc hoạ nên vẽ đẹp bình dị và con người Viêt
Nam nhỏ nhẹ từ tốn và sắc son. Mỗi một nhân vật, từng chút từng chút một, góp
phần vẽ lên một xã hội thu nhỏ, một xã hội xưa để nhớ. Toàn bộ các nhân vật
trong phim đều đi đứng nói năng từ tốn, khoan thai, lịch sự, cốt cách thanh cao.
Điều đó không chỉ thể hiện qua lời thoại mà còn ở màu sắc trong trẻo của phim,
những cú máy dài và xen kẽ là những âm thanh cuộc sống. Cách bố trí bối cảnh,
quay phim vô cùng tinh xảo khi tất cả đều được dựng ở phim trường tại Pháp.
Bóng cây nên đường cũng lây động theo gió, đến tiếng kêu của con dế, con
chim đề được dựng một cách tỉ mỉ. Khó có ai có thể nghĩ rằng một Sài Gòn ở
những năm 50 được miêu rả đầy đủ, chi tiết trong phim lại được dựng trong một
studio ở nước ngoài

You might also like