You are on page 1of 2

NGƯỜI TRONG BAO – A.P.

Sê-khốp
I. TÌM HIỂU CHUNG
Sê-khốp là nhà văn Nga nổi tiếng TK XIX. Xuất thân trong một gia đình nông nô nhưng
đã vươn lên không ngừng để trở thành con người chân chính sống trong tự do. Ông viết truyện
ngắn từ 1880. Truyện của ông có hình thức giản dị, ngắn gọn, ngôn ngữ đẹp, chính xác, nội
dung phong phú, đậm chất hài hước nhưng rất trữ tình, có sức truyền cảm lớn.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được viết năm 1898 khi Sê-khốp đi dưỡng bệnh ở một thành
phố thuộc biển Hắc Hải.
2. Nội dung:
₋ “Người trong bao” tập trung phê phán lối sống dung tục, thấp hèn, mất nhân cách của một
bộ phận trí thức tiểu tư sản Nga cuối TK XIX đầu TK XX. Với sự thụ động, thu mình, hạ
thấp giá trị nhân bản của mình, biến mình thành một nô lệ tự nguyện chỉ biết phục tùng mà
không biết phân biệt thật giả, đúng sai. Nó tạo ra lối sống giả tạo, máy móc, rập khuôn.
₋ Từ đó tác giả phủ nhận trật tự xã hội đương thời và nhiệt tình cổ vũ cho một xã hội tốt đẹp
hơn.
 Phần 1:
Bê-li-cốp điển hình cho loại “người trong bao” luôn tự tìm cho mình một cách thức bao gói
để tạo sự che chắn: từ chiếc áo đến kính râm đến lỗ tai đến khi ngồi xe…như một hình thức
phòng vệ từ xa, rồi tay luôn “cầm ô” chân luôn đi “giày cao su”, rồi đồng hồ quả quýt… Tất cả
những vật dụng ấy cũng đều được bao gói cẩn thận cho thấy Bê-li-cốp là nhân vật luôn có ý
thức tự thu mình vào trong một cái vỏ bọc nào đấy bởi hắn sợ cuộc sống đang diễn ra ồn ào
xung quanh và “ghê tởm” hiện tại nên hắn luôn hướng về quá khứ, luôn ngợi ca những gì không
có thật. Nghề nghiệp của Bê-li-cốp là nghề dạy tiếng Hy Lạp cổ − cũng là hình thức bao gói
giúp hắn ẩn sâu hơn vào quá khứ để tránh đi cái hiện thực đang diễn ra.
 Đó là sự vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời.
Lối sống kì cục của hắn trở thành ám ảnh triền miên với mọi người vì chẳng ai biết hắn muốn
gì, cần gì và càng không biết phải nói với hắn như thế nào. Hắn đã khống chế cả trường học, cả
thành phố “suốt 15 năm trời”.
 Phần 2:
Tác giả đặt Bê-li-cốp vào một hoàn cảnh cụ thể: gặp chị em Va-ren-ca để nói về việc hai chị
em đã đi xe đạp – một hành động theo Bê-li-cốp là “kinh khủng”. Việc đi xe đạp đối với thời đó
là mới mẻ nhưng Bê-li-cốp không muốn chấp nhận cái mới mẻ ấy vì sợ “nhỡ xảy ra chuyện gì”.
Kết quả là Bê-li-cốp gặp phải sự phản đối quyết liệt của Cô-va-len-cô và bị chính anh này xô
ngã nhào từ trên cầu thang xuống. Chuyện đó đã chấm hết cho cuộc đời Bê-li-cốp nhưng dấu ấn
về lối sống trong bao mà hán theo đuổi vẫn còn – lối sống co cụm, bạc nhược, thủ tiêu đấu tranh
của không ít người trong thời đại bấy giờ. Từ đó tác giả rút ra chân lý: “Không thể sống như
vậy mãi được”, con người phải tự giải thoát ra khỏi cái bao ấy để hoà hợp với xã hội. Con người
tự thu mình lại sẽ mất khả năng tự vệ và bản lĩnh cuộc sống, mất khả năng định hướng tìm
đường trong cuộc sống hiện tại. Bê-li-cốp không chỉ tạo ra một lối sống cho riêng mình mà
nguy hiểm hơn là hắn còn muốn điều hành chỉ huy người khác cũng theo lối sống ấy.
III. TỔNG KẾT
Với nghệ thuật xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, giọng kể chậm rãi vừa giễu cợt,
châm biếm, mỉa mai vừa u buồn, qua hình tượng nhân vật “người trong bao” Bê-li-cốp, Sê-
khốp phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức
Nga cuối thế kỉ XIX. Từ đó, nhà văn khẩn thiết thức tỉnh mọi người: “Không thể sống mãi như
thế được”.

You might also like