You are on page 1of 2

1.

“Một buổi chiều lang thang trên bờ biển, tôi thấy một bác ngư dân để một cái xô rất
nhiều cua trên bên cạnh ông. Thấy thế tôi mới thắc mắc hỏi: Tại sao cái xô không có nắp
đậy? Bác không sợ cua nó bò ra hết à? Và cũng nhờ vậy tôi mới có được câu giải thích:
“Ngốc quá, một con cua thì có thể leo ra ngoài dễ dàng nhưng với một đàn cua thì
không. Bởi khi bất kỳ con cua nào cố gắng trèo ra sẽ bị những con cua khác nắm chân
lôi xuống. Cứ như thế, chẳng con cua nào ra khỏi cái xô được, vậy cần gì đậy nắp”.

( Trích “Bài học từ câu chuyện con cua” – Sưu tầm )

Trên đây là câu chuyện châm biếm về một hiệu ứng có tên gọi là “Tư duy con cua”
thường thấy ở con người trong xã hội. Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về thực
trạng ích kỉ, cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường học đường hiện nay.

2. Bộ phim “The Glory” (“Vinh quang trong thù hận”) do nữ diễn viên Song Hye-Kyo
đảm nhận vai chính đã có một câu thoại bàn về vấn đề đạo đức rằng: “Theo đuổi đạo
đức và thiện chí là một cách mù quáng chỉ mang lại thứ vinh quang giả tạo không hơn
không kém”.
Nam rapper MCK cũng từng chia sẻ: “Cuộc đời là một vở diễn, cái sai lầm của người
sống thật là người ta chọn bộ mặt thật của họ đem ra cho mọi người. Đó là một thiệt
thòi!”
Vậy theo em, trong bối cảnh xã hội đồng tiền lăn tròn trên lưng con người, nó có
thể biến trắng thành đen, một xã hội đã mất đi sự tin tưởng, trong sáng vốn có, thì
việc lựa chọn giữa “sống thật” hay “sống nghệ thuật” sẽ phù hợp hơn để thích
nghi và tồn tại? Sự tôn nghiêm của hai chữ “đạo đức” có còn được giới trẻ để tâm
hay không? Em hãy xây dựng suy nghĩ của mình về vấn đề trên.

3. Bộ phim “Tòa án vị thành niên” từng dựng lại vụ án nữ sinh bị cưỡng hiếp tập thể, nhưng
tất cả những kẻ tham gia cưỡng hiếp cô đều không nhận tội và suýt thoát án vì đang tuổi vị
thành niên. Dư luận Hàn Quốc từng chấn động trước vụ án có thật xảy ra vào năm 2004, một
nữ sinh 14 tuổi bị 41 nam sinh cưỡng hiếp tập thể trong suốt 11 tháng.

Thời điểm đó, nữ sinh và nhóm nam sinh quen nhau qua mạng. Nữ sinh kia không hề hay biết
những người bạn của mình đều nổi tiếng là thành phần bất hảo của trường ở thành phố
Miryang. Trong lần gặp mặt trực tiếp, A bất ngờ bị cưỡng bức tập thể, bị quay clip để sử dụng
làm “vũ khí” đe dọa nạn nhân sau đó, không được hé môi với bất kỳ ai.

Vụ án này từng được truyền thông Hàn Quốc gọi là “mối nhục quốc gia” bởi mức độ nghiêm
trọng của vụ việc.

Vấn nạn cưỡng bức tình dục đã không còn là một chủ đề mới nhưng là một vấn nạn chưa
bao giờ chấm dứt. “Đại dịch mang thai ở độ tuổi vị thành niên” đã gây ra tổn thương tâm
lí không thể chữa lành và tước đoạt tương lai của những đứa trẻ bị tội ác này hành hạ.
Nỗi đau ấy không có cách nào hàn gắn, không có cách nào bôi xóa, không có cách nào an
ủi được. Đặc biệt khi kẻ phạm tội vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật khi có được
tấm vé bảo hộ mang tên “trẻ vị thành niên”. Giả định em là nạn nhân trong vụ việc trên,
em hãy chia sẻ cảm xúc của mình khi ở trong hoàn cảnh ấy. Nếu là em, em sẽ làm gì để
xoay chuyển tình hình?

You might also like