You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


----------

ĐỀ TÀI
NAM GIỚI QUA BỘ PHIM
SỐNG CHUNG VỚI MẸ CHỒNG
Đạo diễn: Vũ Trường Khoa

Giảng viên: Nguyễn Bảo Trang


Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Ngành: Văn Hóa Học

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2023


STT Tên sinh viên MSSV Nhiệm vụ

Giới thiệu đạo diễn, bộ phim, lý


1 Đặng Minh Ngân 20032545 thuyết giới được sử dụng trong bộ
phim

2 Đào Thị Kim Oanh 20032552

Tìm hiểu và phân tích lý thuyết giới


3 Nguyễn Duy Thành 20032561 được áp dụng vào các nhân vật nam
trong phim

4 Nguyễn Ngọc Hải Anh 20032503

5 Bùi Thị Bảo 20032510

Tìm hiểu và phân tích lý thuyết giới


6 Vũ Thị Lý (nhóm trưởng) 20032540 được áp dụng vào các nhân vật nữ
trong phim

7 Nguyễn Thị Huyền Trang 20032577

8 Nguyễn Hoàng Mai Anh 20032502 Tổng hợp nội dung

9 Đoàn Thị Minh Ánh 20032509


Powerpoint
10 Nguyễn Thị Ngần 20032548

11 Nguyễn Tường Vi 20032579 Thuyết trình


I. Tổng quan về bộ phim:
1. Giới thiệu về đạo diễn phim
Sống chung với mẹ chồng là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung
tâm phim truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam do NSƯT Vũ Trường Khoa
làm đạo diễn. Đạo diễn Vũ Trường Khoa đã từng được gắn mác “Đạo diễn phim gia
đình”, làm nên thành công của những bộ phim ăn khách như: Hôn nhân trong ngõ hẹp,
Khi đàn ông góa vợ bật khóc... Và đạo diễn Vũ Trường Khoa tiếp tục ra mắt bộ phim
cũng là câu chuyện gia đình, nhưng tập trung vào mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu.
Khác với những đạo diễn muốn định hình 1 phong cách nghệ thuật riêng, với Vũ Trường
Khoa, anh chia sẻ: “Với mình, có cảm xúc là làm mà không hay quan tâm đến chuyện
phải định hình phong cách. Từng câu chuyện, nhân vật làm mình xúc động thì với vốn
hiểu biết, với nghề nghiệp, mình sẽ cố gắng chọn hình thức thích hợp để làm sao tải được
nhiều nhất cảm xúc mà mình hiểu, mình yêu với bộ phim tới khán giả”.
Điểm mới mẻ khi xử lý kịch bản là đạo diễn đã khắc họa đậm nét hình ảnh hai bà
mẹ. Mỗi người chăm sóc con một kiểu, rất khác biệt, nhưng chắc chắn cả hai bà mẹ đều
rất thương con. Một điểm thú vị thể hiện sự tinh tế của đạo diễn Vũ Trường Khoa là: anh
không xây dựng “cuộc chiến” mẹ chồng nàng dâu nhằm gây ra những suy nghĩ trái chiều
của khán giả đối với 2 người phụ nữ. Với “Sống chung với mẹ chồng”, mối quan hệ này
không có “đúng - sai”, không có nhân vật “chính diện hay phản diện”. Bộ phim để cho
khán giả tự mình lựa chọn họ sẽ đứng ở vị trí của bà mẹ chồng hay của cô con dâu, từ đó
đưa ra cách nhìn và lối sống phù hợp. Đạo diễn Vũ Trường Khoa cũng khéo léo đưa đến
một sự thật mà ít người để ý tới: Trong mối quan hệ của hai chủ thể chính là mẹ chồng -
nàng dâu, người con trai đóng vai trò quan trọng nhất. Mỗi động thái của Thanh (diễn
viên Anh Dũng) - chồng Vân sẽ ảnh hưởng quyết định đến thái độ, hành xử của những
người còn lại.

Nguồn ảnh: Internet


2. Giới thiệu về bộ phim
Sống chung với mẹ chồng được chuyển thể từ tiểu thuyết Trung Quốc của tác giả
Giả Hiểu, tuy nhiên bộ phim được đánh giá là có tính nhân văn hơn so với tiểu thuyết.
Câu chuyện xoay quanh cuộc hôn nhân của Vân và Thanh, cùng với sự xen giữa
của mẹ chồng là bà Phương và hậu hôn nhân của Vân và Thanh khi Vân gặp Sơn và
Thanh cưới Diệp. Cuộc hôn nhân trở nên không mấy tốt đẹp, mỗi hành động của Vân đều
không vừa ý bà Phương, khiến cho bà luôn chen ngang vào cuộc hôn nhân giữa cô và
chồng mình. Trong khi đó, Thanh với cương vị là chồng của Vân lại hết lần này đến lần
khác nhu nhược, để cho mẹ tùy ý định đoạt cuộc sống của mình. Hơn nữa còn là một kẻ
ghen tuông mù quáng, vũ phu.
Vân từ khi bước chân vào cuộc hôn nhân này chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc,
hay nói cách khác, cô cảm thấy khổ sở trong cuộc hôn nhân của chính mình. Niềm an ủi
duy nhất của Vân có lẽ là cha mẹ ruột của mình nhưng khi Vân muốn ly hôn bố mẹ cô
cũng khó có thể chấp nhận.
Sau khi ly dị Vân, Thanh đã cưới Diệp, một cô nàng chua ngoa, không quan tâm
đến gia đình và sẵn sàng đứng lên cãi lại lời mẹ chồng bất cứ lúc nào. Diệp cũng có
những câu nói mỉa mai cay độc mỗi khi bị chồng cáu gắt hay mắng chửi. Đến tận lúc đó,
bà Phương và Thanh mới hiểu được mình đã đối xử tệ bạc với Vân như thế nào. Họ cũng
hiểu rằng, không phải ai cũng hiền lành nhịn nhục như Vân nhưng có hối hận thì cũng đã
muộn. Còn Vân, cô đã bắt đầu một cuộc sống mới và có những cảm xúc đẹp với người
đàn ông khác, là Sơn.
Bên cạnh phản ánh mối quan hệ "cơm không lành, canh chẳng ngọt" của mẹ chồng
và nàng dâu, Sống chung với mẹ chồng còn được lòng khán giả bởi những câu thoại vô
cùng thấm thía. Với nhiều người xem, những câu thoại này không chỉ để lại ấn tượng rất
mạnh trong lòng họ mà còn giúp họ soi chiếu lại bản thân mình qua đó.
Khán giả của Sống chung với mẹ chồng cho rằng bộ phim là một trải nghiệm mới
mẻ cho những người muốn tìm hiểu trước về đời sống hôn nhân. Trong suốt ba tháng
công chiếu, bộ phim đã tạo được hiệu ứng mạnh mẽ và có sức lan tỏa lớn đối với cộng
đồng.
II. Những lý thuyết giới được áp dụng trong phim:
1. Tính nam độc hại:
Hiểu một cách đơn giản, nam tính độc hại là những kỳ vọng đặt lên người đàn
ông, nó cho rằng đàn ông là phải mạnh mẽ, buộc họ phải che giấu cảm xúc, không được
khóc hay thậm chí không được bộc lộ sự yếu đổi của mình ra bên ngoài, đàn ông là phải
biết dùng nắm đấm của mình để thể hiện sức mạnh, đàn ông là phải biết chút bia rượu,
phải tập thể dục thể thao, phải có râu và từ chối tất cả những gì đi ngược lại với sự nam
tính.
Rõ ràng một người đàn ông mang trong mình tính nam độc hại sẽ dễ dàng trở nên
nóng nảy và áp đặt nếu mọi việc không đi theo chiều hướng mà họ mong muốn. Lúc này,
họ sẽ sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết vấn đề và chế ngự người trong cuộc vì trong
nhận thức của họ, việc ngồi xuống nói chuyện là một phương thức rườm rà chỉ của phụ
nữ. Nam tính độc hại đã dạy rằng đàn ông phải sử dụng bạo lực để có được sự tôn trọng
do vậy nắm đấm và sức mạnh trong tư tưởng nam tính độc hại chính là một.
2. Khuôn mẫu giới:
Sự khái quát hóa giản đơn về đặc điểm, tính cách, vai trò, của các cá nhân hoặc
nhóm người dựa trên giới tính của họ. Các khuôn mẫu có thể là tích cực hoặc tiêu cực
nhưng chúng hiếm khi đưa ra thông tin chính xác về người khác.
3. Định kiến giới
Định kiến giới là nhận thức, thái độ, quan điểm, nhận định, đánh giá chưa đúng,
thiên lệch hoặc tiêu cực của cộng đồng về đặc điểm, vị trí, vai trò, trách nhiệm, năng lực
của phụ nữ và nam giới trong các mối quan hệ xã hội. Định kiến giới thường ở những
cộng đồng mong muốn hoặc cho phép nam giới hay phụ nữ thực hiện trong các quan hệ
xã hội hay thể hiện bản thân.
Định kiến giới thường gây áp lực cho cả phụ nữ và nam giới, vì cả hai phái luôn
nỗ lực đạt được những mong muốn của xã hội
Định kiến giới chính là nguyên nhân gốc rễ của tình trạng bất bình đẳng giới
(Gender Inequality)
III. Lý thuyết áp dụng vào nhân vật nam trong bộ phim:
1. Nhân vật Thanh:
Cảnh Thanh đánh vợ trong tập 18 – Sống chung với mẹ chồng
Nhân vật Thanh: Thanh (chồng Vân) là một cậu công tử con nhà khá giả và đến
tuổi lấy vợ và phụ thuộc kinh tế vào gia đình, anh vẫn được mẹ chăm chút từng miếng ăn
giấc ngủ. Vì không độc lập về kinh tế nên Thanh cũng không có tiếng nói trong gia đình.
Mỗi khi cần chi tiêu, từ việc chuẩn bị đám cưới hay mua ô tô, Thanh đều phải ngửa tay
xin tiền mẹ.
Thanh nhu nhược, không có chính kiến, và đặc biệt là vũ phu Điều này cho thấy rõ
tính nam độc hại “thúc đẩy khả năng dùng bạo lực” ở Thanh.
Lấy Vân về, chứng kiến Vân và mẹ mình bất đồng quan điểm, Thanh chẳng hề có
chính kiến, nhất nhất nghe theo lời mẹ để rồi lại đi hoài nghi cô vợ mẫu mực. Nào chỉ có
nhu nhược, Thanh còn đánh vợ dã man mỗi lần bị mẹ hùa cho nóng máu. Điều này cho
thấy rõ tính nam độc hại “thúc đẩy khả năng dùng bạo lực” ở Thanh.
Người đàn ông nhu nhược nghe lời mẹ (Ảnh: VTV)
Có thể nói nhân vật Thanh là một Mama boy chính hiệu. Đây là từ thường được
dùng để nói đến những người con trai gắn bó phụ thuộc quá mức vào người mẹ của mình
dù đã ở độ tuổi trưởng thành, nên có cuộc sống độc lập. Những người đàn ông được gọi
là mama boy luôn nghe lời mẹ, luôn nghĩ mẹ mình đúng, để mẹ quyết định mọi việc
trong cuộc sống của mình và lấy mẹ mình làm trung tâm. Trong cuộc sống hay thậm chí
trong hôn nhân, không có ý kiến riêng mà nhất nhất chỉ nghe lời mẹ. Mỗi khi có chuyện,
đều nhờ tới sự giúp đỡ của mẹ, mang mẹ ra làm lá chắn.

Ảnh: Eva.vn
2. Ông Phương
Khác với Thanh, ông Phương - bố ruột của Thanh là một người chồng, bố chồng
hết sức tâm lý. Ông là một người thành công trong xã hội, tuy nhiên ông vẫn một mực
chung thủy bên người vợ đi từ hai bàn tay trắng với mình. Ông cũng hiểu cho nỗi vất vả,
hy sinh của bà Phương (mẹ Thanh). Khi hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, nếu không có
sự đảm đang, khéo léo trong việc vun vén của bà Phương thì ông khó lòng tập trung cho
sự nghiệp. Vì thế nên ông luôn nhường nhịn vợ mình trong mọi hoàn cảnh. Đối với con
trai và con dâu, ông luôn yêu thương, đặc biệt là với Vân.
Ở tập 23, khi Vân và Thanh dọn ra ở riêng rồi giận nhau đến mức ly thân thì chính
ông cũng là người lặn lội đi thăm và làm công tác tư tưởng cho Vân. Thậm chí trước hành
động vũ phu của Thanh, ông còn muốn Vân kiện con trai mình.

(Ảnh: Eva.vn)
Trong 27 tập phim, ông chỉ tức giận duy nhất hai lần là khi vợ cư xử quá đáng với
mẹ chồng và khi Thanh nổi điên đánh vợ.
Tuy nhiên, vợ thì cay nghiệt với mẹ chồng, xét nét với con dâu, con trai thì vũ phu,
không có chính kiến, ông Phương cũng chỉ nói những câu đạo lý, hứa sẽ không để vợ làm
như vậy nữa, nhưng cũng về sau cũng lại hòa hợp với vợ như chưa có chuyện gì xảy ra.
Sự nhu nhược này của ông Phương cũng một phần nào đó gián tiếp dẫn đến việc ly hôn
giữa Vân và Thanh. Nếu ông gay gắt quán triệt với bà Phương ngay từ đầu thì mọi
chuyện đã không đi quá xa như vậy.
3. Tùng (chồng Trang - bạn thân Vân)
Nhân vật Tùng là chồng của Trang (bạn thân của Vân). Tùng là một người đàn ông
trẻ tuổi, sống cùng với mẹ và vợ. Anh luôn quan tâm đến cảm xúc của người khác và sẵn
sàng giúp đỡ họ khi cần thiết. Tuy nhiên, anh có một tính cách cảm thông quá mức, khiến
anh không thể đứng ra bảo vệ chính mình hay gia đình của mình. Tùng có mối quan hệ
tốt với mẹ và vợ. Anh thường xuyên giúp đỡ mẹ trong những công việc nhà, đồng thời
tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của bà.
Với vợ, Tùng luôn lắng nghe và chia sẻ, giúp đỡ cô trong mọi việc. Tuy nhiên,
cuộc sống của Tùng và gia đình anh không suôn sẻ. Anh là một người có hoàn cảnh khó
khăn, không có nhiều tiền bạc để giúp đỡ gia đình. Anh luôn phải đối mặt với những áp
lực từ mẹ về tiền bạc và sự nghiệp của anh. Mẹ của Tùng là một người khó tính và
thường gây ra những xung đột trong gia đình và thường xuyên cãi nhau với con dâu.
Nhưng qua quá trình sống chung với mẹ, Tùng đã trưởng thành và phát triển về
mặt nhân văn. Anh đã học được cách tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của người khác,
đồng thời học cách đối mặt với áp lực trong cuộc sống và bảo vệ gia đình của mình. Tùng
đã học được cách trân trọng mối quan hệ với vợ và tìm cách giúp đỡ mẹ để giảm bớt căng
thẳng trong gia đình. Tùng không kém phần khốn khổ vì phải đứng giữa rắc rối trong
quan hệ giữa mẹ và vợ.

Ảnh: Báo điện tử VTV


4. Ông Bằng ( bố Vân)
Ông Bằng là bố của Vân, một người đàn ông trung niên, sống cùng với vợ. Dưới
đây là phân tích nhân vật ông Bằng trong phim.
Tính cách: Ông Bằng là một người đàn ông hiền lành, nhân từ và tốt bụng. ông
luôn tôn trọng và yêu thương mẹ vợ của mình, dù cho bà ta đã không thể tránh khỏi việc
gây ra nhiều khó khăn và mâu thuẫn cho ông trong cuộc sống hàng ngày. Ông Bằng cũng
là một người đàn ông biết lắng nghe và chia sẻ với người khác, đặc biệt là với vợ mình.
Điểm mạnh: Điểm mạnh của ông Bằng là tính nhân từ và tốt bụng của mình. ông
luôn cố gắng giúp đỡ mẹ vợ mình trong mọi hoàn cảnh, dù cho bà ta đã gây ra nhiều
phiền toái và khó khăn cho ông. Ông Bằng cũng là một người đàn ông biết chia sẻ và
lắng nghe, giúp đỡ vợ mình vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Điểm yếu: Điểm yếu của ông Bằng là ông quá yếu đuối và thiếu quyết đoán trong
việc giải quyết các vấn đề của mình. Ông thường chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ từ người
khác mà không có nỗ lực tự giải quyết vấn đề của mình. Điều này khiến cho ông Bằng trở
nên dễ bị kiểm soát và bị áp đặt ý kiến từ người khác. Sự phát triển trong phim: Trong
suốt cuộc sống của mình, ông Bằng đã trải qua rất nhiều thử thách và khó khăn, đặc biệt
là trong cuộc sống gia đình với mẹ vợ của mình.

Tóm lại, hai nhân vật ông Bằng và Tùng là hai nhân vật đàn ông có nhiều ưu điểm
vượt trội hơn so với nhân vật Thanh trong bộ phim. Cả hai người đều là hình tượng đàn
ông đàn ông hiền lành, nhân từ và tốt bụng. Ông luôn tôn trọng và yêu thương vợ của
mình, tuy nhiên chính vì việc sống quá tình cảm và hiền lành đã khiến hai người này
thiếu đi những quyết định mang tính lý trí, không tìm được cách giải quyết vấn đề của
bản thân mà luôn tìm cách trốn tránh khiến cho hai người này trong bộ phim đều bị
những nhân vật khác áp đặt và kiểm soát. Đây là hai nhân vật có tính cách nhu nhược,
không dám đối mặt, mang tính nam độc hại “sợ mắc sai lầm và thất bại”
IV. Lý thuyết áp dụng vào nhận vật nữ trong bộ phim:
1. Nhân vật bà Phương – mẹ chồng Vân
Có lẽ, đây là nhân vật nữ gây nhiều tranh cãi và tai tiếng nhất bộ phim. Đối với
con trai và chồng, bà Phương là một người phụ nữ hết lòng chăm lo gia đình. Hình ảnh
mẹ chồng không còn xa lạ với người xem, nhưng đến với vai diễn trong phim Sống
chung với mẹ chồng lại rất khác, mang một phong cách riêng. Trong phim, bà Phương
chỉ mặc quần áo tối màu, tóc tai bù xù, không vào nếp cùng cặp kính soi mói nặng trịch.
Từng cử chỉ, những cái đảo mắt, những nét hằn học được bà Phương thể hiện trên màn
ảnh làm người xem rất khó chịu. Là kiểu người rất cũ, giữ khư khư bảo thủ nguyên tắc
truyền thống cố hữu, bà Phương có quan niệm về nàng dâu: đã là dâu con thì phải nhất
nhất tuân theo khuôn phép nhà chồng, trong tất cả sinh hoạt đời thường, kể cả sinh hoạt
phòng the, cấm cãi, cấm đối thoại.
Có thể kể đến là hành động bà xông vào phòng con trai đêm tân hôn và giằng co
với con dâu rồi lớn tiếng mắng mỏ: “Ai cho phép cô cưỡi lên người con trai tôi”, và mắng
cả con trai “không được để vợ trèo lên đầu lên cổ, phải dạy vợ ngay từ thuở bơ vơ mới
về”.

Nguồn ảnh: Internet


Bà Phương chính là biểu hiện cho định kiến giới: Khi luôn cho con trai bà là nhất,
con dâu cũng chỉ là người phụ nữ xa lạ và phải phục vụ nhà chồng chu toàn. Sự khác biệt
trong tư tưởng về vai trò của nàng dâu là mầm mống mâu thuẫn. Bản thân cũng là một
người về làm dâu từng trải qua quãng thời gian mẹ chồng-nàng dâu, mẹ chồng hơn hết là
người thông cảm và thấu hiểu cho con dâu vẫn còn trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm. Đáng
tiếc là dù bản thân mẹ chồng là phái nữ, họ vẫn mang những định kiến về giới nên không
tránh khỏi vòng xoáy mâu thuẫn và áp đặt. Cứ như vậy, truyền thống của sự bất bình
đẳng, thiếu hiểu biết lẫn cảm thông cứ thế tiếp diễn, tạo nên những nỗi đau khó nói nên
lời mà rất thật của những người làm vợ, làm mẹ.
➔ Bà Phương chính là biểu hiện rõ nhất của định kiến giới khi luôn áp đặt tư tưởng
cổ hủ lạc hậu và bắt con dâu phải nhất mực tuân theo.
2. Nhân vật Vân
Nhân vật cô con dâu trong phim là một nhà báo, sống có tình nghĩa, song, rất bản
lĩnh, độc lập, biết phản kháng khi rơi vào trường hợp “con giun xéo lắm cũng quằn”.
Tuy nhiên, có thể thấy đôi khi nhân vật Vân đã đối đáp không khéo với mẹ chồng
của mình. Lúc cơn tức giận bốc lên, cô đã đã cả gan nói huỵch tẹt vào mặt mẹ chồng
những điều mình nghĩ về bà. Điều này khiến cho Thanh – chồng Vân – nhảy vào bênh
cho mẹ, quá tay đánh tàn bạo hơn 1 lần.
3. Nhân vật Diệp
Có thể nói hôn nhân của Minh Vân và Thanh hoàn toàn đổ vỡ là do sự xuất hiện
của tiểu tam Diệp. là người thứ ba chen ngang vào hạnh phúc của người khác nhưng cô
vẫn được nhiều khán giả ủng hộ vì cô là móng tay nhọn trị vỏ quýt dày – bà Phương.
Diệp có nhiều tính xấu, cô lấy Thanh cũng là vì muốn độc chiếm gia tài nhà chồng. Tuy
nhiên, cô cũng có nhiều quan điểm sống hiện đại, đúng đắn, khoa học: ví dụ như coi sức
khỏe là quan trọng nhất (cô phản đối việc bà Phương dùng mì chính để nấu ăn ngay lần
đầu đến nhà). Cô lý trí nhận ra chồng mình nhu nhược và cương quyết dạy lại chồng thay
mẹ “Mẹ cứ chiều chồng con như thế bảo sao anh ấy không ỷ lại thụ động. Mà đó là
chuyện riêng của gia đình nhà con, mẹ miễn bàn luận”. Và còn quan điểm rõ ràng “Phụ
nữ là luôn luôn phải đẹp, không là chồng sẽ chán, đi ăn phở ngay”. Có thể nói, tính cách
của Diệp có phần trái ngược với Vân, cô là một cô con dâu thực dụng, hám tiền và “thảo
mai” nhưng cô cũng khác Vân ở chỗ rất thông minh và tinh tế khi nhận ra những khía
cạnh về quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu, hôn nhân chỉ tình yêu thôi là chưa đủ.
4. Nhân vật Trang
Trong phim, Trang xuất hiện với thân phận là trẻ mồ côi, Trang chỉ có duy nhất
một người bạn thân là Vân, Trang chỉ là nhân viên bán hàng bình thường.
So với Vân thì Trang là cô con dâu đáng ghét. Nhiều người cho rằng cuộc sống
hôn nhân của Trang ổn bởi mẹ chồng hiền lành, chồng tâm lý và luôn nhường nhịn cô.
Ngược lại, Trang là người quá quắt, không biết điều và sống cho riêng bản thân mình. Cô
luôn kiếm cớ để đuổi mẹ chồng về quê để tận hưởng sự tự do.
Nguồn cơn sâu xa của câu chuyện này chính là áp lực sinh con trai mà mẹ chồng
Trang luôn đè nặng lên vợ chồng cô mỗi ngày. Bên cạnh đó là những trái ngược về quan
điểm sống, cách ăn uống, cách chăm sóc bé Đậu phộng cũng khiến mối quan hệ giữa
Trang và mẹ chồng căng thẳng hơn.
5. Nhân vật mẹ đẻ của Vân
Là người hiền lành, cam chịu, luôn khuyên con gái nhẫn nhịn, hiếu thảo với mẹ
chồng, khi tiễn con gái về nhà chồng đã nén nỗi buồn vào lòng để khuyên con gái phải
yêu thương gia đình chồng như gia đình mình, nhẫn nhịn hi sinh để có hạnh phúc thì ở
bên kia bà Phương lại chào đón con dâu với ý định bắt đầu rèn giũa, dạy dỗ những phép
tắc, ứng xử trong gia đình nhà chồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://vtv.vn/truyen-hinh/song-chung-voi-me-chong-tung-mc-danh-tung-khon-kho-
khong-kem-vi-me-va-vo-20170526221704078.htm
2. https://soha.vn/khong-phai-van-dau-trang-moi-la-nguoi-kho-nhat-song-chung-voi-me-
chong-20170617081308593.htm
3. https://vnexpress.net/hoc-tieng-anh-qua-nhung-cau-noi-an-tuong-trong-phim-song-
chung-voi-me-chong-3574803-p4.html
4. https://ybox.vn/triet-hoc-tuoi-tre/tinh-nam-doc-hai-trong-xa-hoi-hien-dai-
613f37494fbabb22c3074c59

You might also like