You are on page 1of 21

1

Mục lục
2.1 Sự khao khát cháy bỏng vẻ đẹp nữ tính..............................................................2
2.1.1 Sự tìm kiếm ý nghĩa cá nhân trong chuẩn mực nữ tính................................2
2.1.2 Ý thức trách nhiệm và tình thương trongchuẩn mực nữ tính.....................12
2.2 Sự cam chịu quy chuẩn khắt khe của nữ tính...................................................12
2.2.1 Sự chai sạn đến thờ ơ trong kiếp sống nữ....................................................12
2.2.2 Sự bế tắc, vùng vẫy trong kiếp sống nữ........................................................12
2

Chương 2: Người nữ với sự thỏa hiệp giới

2.1 Sự khao khát cháy bỏng vẻ đẹp nữ tính


Nguyễn Ngọc Tư quan niệm rằng “Người ta chỉ tạo nên nhân vật sau khi đã
nghiên cứu kỹ về con người. Cũng như, người ta chỉ nói được tiếng nước ngoài sau
khi học hỏi nghiêm túc tiếng nói đó.” (Cánh đồng bất tận, tr.3). Vì là người phụ nữ
nên Nguyễn Ngọc Tư dành nhiều sự quan tâm và ưu ái đặc biệt đối với phụ nữ. Sự
trình hiện nhân vật nữ trong các sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết của bà chiếm đa
số là hình tượng nữ trong nét đẹp tuân theo các quy chuẩn nữ tính. Những quy chuẩn
về giới luôn thể hiện hai chiều hướng tác động. Quy chuẩn giúp người phụ nữ định
hướng được cuộc sống, tìm ra ý nghĩa trong sự tồn tại của mình. Nhưng đồng thời đó
cũng là những chiếc lồng giam, ngăn cản họ đến với hạnh phúc thật sự. Song hành
cùng trình hiện về người nữ hoài nghi quy chuẩn giới là những người phụ nữ khao
khát được hoàn thiện quy chuẩn ấy. Thông qua hệ thống nhân vật nữ thỏa hiệp với
quy chuẩn giới, Nguyễn Ngọc Tư làm hiện lên và củng cố tư duy định giới. Người
phụ nữ hiện lên thông qua hành động biểu hành để củng cố và xây dựng những quy
chuẩn giới cho chính mình.

2.1.1 Sự tìm kiếm ý nghĩa cá nhân trong chuẩn mực nữ tính


Khao khát được sống với trọn vẹn ý nghĩa gia đình là mong muốn thường thấy
của nhiều nhân vật nữ trong sáng tác văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tư. Nhân vật nữ
thường được đặt trong không gian gia đình, thôn xóm. Những người xung quanh đa số
là người thân, chồng, con, cha mẹ và những người hàng xóm thân thuộc. Từ nhỏ, hẳn
họ đã được giáo dục một ý niệm truyền thống rằng “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ
ấm”. Vì thế, họ dành cả đời mình để chăm chút cho chiếc tổ ấm bé nhỏ, hi sinh hạnh
phúc cá nhân để tạo nên niềm vui của người khác. Trong thời đại kêu gọi bình đẳng
giới như hiện nay, quan niệm ấy đã ít nhiều sai lệch, không còn phù hợp. Nhưng đó
vẫn trở thành tôn chỉ sống của rất nhiều phụ nữ. Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa hình
tượng về kiểu phụ nữ tìm thấy ý nghĩa sống trong các quy chuẩn ấy trong các nhân vật
như mẹ bé Bi (Vực không đáy), cô giáo Hương Lý (Giữa mùa chán chết), con Lì
(Chuyện của Lụt), bà già chồng và cô con dâu, cô dâu mới trên xuồng cưới, bà già bán
3

khói, Huệ Chín, Thùy (Sông), Phúc Dương, Trà Thị Thu (Biên sử nước). Số lượng
nhân vật tuy chiếm không nhiều trong tổng số nhân vật thỏa hiệp quy chuẩn giới,
chiếm tỉ lệ 20,8% (10/48 nhân vật nữ thỏa hiệp giới). Các nhân vật dường như nhận
thức được sự vô lý và nghiệt ngã khi tuân phụ những quy chuẩn giới, nhưng họ chấp
nhận chung sống với những ý niệm ấy để đổi lại cuộc sống yên bình. Dù cuộc đời
không hạnh phúc, như ý nguyện nhưng họ vẫn tìm ra ý nghĩa trong lẽ sống của mình.
Đặc biệt trong không gian gia đình, người phụ nữ dường như mất đi quyền làm chủ.
Bất cứ lựa chọn nào của họ đều phải dựa trên sự xét đoán của chồng con, nhưng điều
đó cũng không khiến họ buồn lòng, thậm chí còn vui vẻ đón nhận với cảm giác được
thuộc về một nơi chốn, con người nào đó. Nhưng đôi khi sự khao khát một ý nghĩa rất
riêng, rất chính đáng của họ không nhận được sự đồng thuận từ gia đình. Từ đó sinh ra
nơi nhân vật nữ là sự cô đơn, lạc lõng, tủi nhục âm thầm vì những cố gắng không
được hồi đáp xứng đáng.
Mẹ của Bi trong truyện ngắn “Vực không đáy” thuộc tập truyện “Không ai qua
sông” là một phụ nữ chuẩn mực của gia đình. Lớn lên trong trại trẻ mồ côi nên chị
thấu hiểu giá trị của tình thương và người thân. Chị xem bố của Bi là tất cả thế giới
của mình, trân trọng người đàn ông đã cứu vớt và cho chị một cuộc sống mới. “Những
vật dụng như khăn tay, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, sau khi ba liệng vô thùng
rác, đều được cô lén giữ lại, cất trong giỏ mình, như kỷ vật.” (tr.9). Tác giả còn trình
hiện cô không có tên riêng, chỉ gọi một cách rất lạnh lùng là mẹ của Bi. Điều đó cũng
thấy được mối dây gia đình của họ vốn rất bền chặt với sự nối kết là đứa con ở giữa.
Thế nhưng tất cả đã chấm dứt khi cơn ghen trong lòng người đàn ông ngày càng lớn
hơn. Một lần mẹ Bi chăm lo cho một cụ bà lang thang, gọi thân thiết như mẹ ruột
mình. Điều đó khiến ba Bi khó chịu, từ đó nảy sinh những hoài nghi về quá khứ và
nhân phẩm của người mẹ. “Khi nhìn vào tấm ảnh ấy, lần đầu tiên ba tự hỏi, họ có thật
là dì phước không, hay chỉ là những phụ nữ bình thường, vì lý do nào đó, đã mượn
những bộ y phục để họ khoác lên người.” (tr.10). Nỗi nghi ngờ ấy càng lớn dần tựa
như vực không đáy, người phụ nữ dù đoan trang, tiết hạnh, hiền thục, giỏi giang đến
mấy cũng không thể khiến chồng tin tưởng. Rồi đến cả con gấu bông, mẹ luôn mang
bên người từ thuở ở cô nhi viện đến nhà cũng bị ba hoài nghi là của tình nhân. Tất cả
đã chấm dứt tất cả khi người ba trong cơn say đã chất vấn lòng thủy chung của vợ
4

mình: “Nói mau, Quới là thằng nào?” (tr.14). Khi tất cả yêu thương chỉ được đáp lại
bằng sự nghi ngờ và cảm giác ghê tởm từ chồng, mẹ Bi đã chọn cách ly hôn. Tâm hồn
của họ như tấm thủy tinh mỏng manh mà bất cứ lời nào nào phát ra đều là sự nghi ngờ
hay tổn thương sâu sắc. Và cũng vì lý do ấy, gia đình của Bi đỗ vỡ.
“Vực không đáy” là mở đầu cho toàn bộ 13 truyện ngắn trong “Không ai qua
sông”, tạo ra âm hưởng chung cho toàn bộ các sáng tác là sự cô đơn, không được thấu
hiểu của người phụ nữ. Những điều mẹ bé Bi đã trải qua chính là tác động tiêu cực
của định kiến giới. Định kiến giới là nhận thức, thái độ, đánh giá thiên lệch về đặc
điểm, vai trò, năng lực của nam và nữ. Ba của Bi từ khoảnh khắc đầu tiên gặp mẹ Bi
đã mang một định kiến thiên lệch về giới nữ. Phụ nữ là phái yếu, vô hại, thậm chí
không có khả năng phản kháng lại sự chiếm hữu của đàn ông. Bằng chứng là hình
dung của ba Bi khi ôm ghì mẹ Bi vào lòng “Cô ấm và ngoan như con chim sẻ trụi
lông tự biết mình không có khả năng tung cánh. Đúng bữa đó, Bi tượng hình.” (tr.9).
Ba cưới mẹ Bi trong tâm trạng thoải mái, như cảm giác của người đi săn chiến thắng
và khoe được sức mạnh của đàn ông trong việc làm chủ và chinh phục phụ nữ. Mẹ của
Bi cũng rất hạnh phúc và luôn mặc định rằng bản thân mình sẽ chăm lo, xây đắp cho
gia đình bằng tất cả yêu thương. Và khi tình yêu đã trở thành bản năng và khao khát
nữ tính muốn được chăm sóc cho người khác lớn dần, mẹ đã tự ý chăm lo cho bà
ngoại – một người đàn bà xa lạ. Ba của Bi không còn là chỗ dựa duy nhất của mẹ Bi
nên ông tức điên lên khi nam tính của mình bị xúc phạm, bị bỏ qua chỉ để mẹ Bi được
tự do tỏ bày nét nữ tính.
Từ xa xưa, người đàn ông luôn tâm niệm vai trò của mình trong gia đình là trụ
cột, là trách nhiệm xây dựng lớn lao. Còn phụ nữ là vun vén cho tổ ấm.
“Trai tay không chẳng phải nhờ vợ
Gái trăm mẫu ruộng phải nhờ chồng.”
(Ca dao)
Để giữ hạnh phúc, phụ nữ nên sống nhún nhường, phụ thuộc và đè nén những
ham muốn riêng. Nếu bất cứ lý do gì mà tổ ấm sụp đổ, người phụ nữ luôn phải chịu
nhiều chất vấn nhất. Trường hợp nhân vật mẹ bé Bi cho ta cơ hội đọc lại và đối sánh
với nàng Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”. Vũ Nương đã phải
chọn cái chết để chứng minh lòng thủy chung, trinh bạch của mình vì cơn ghen vô cớ
5

của Trương Sinh. Phụ nữ trong xã hội phong kiến bị tước đoạt quyền được lên tiếng
và bình đẳng trong quan hệ gia đình. Cái chết của Vũ Nương là hành động biểu hành
mang tính chất lên án quyết liệt với quan niệm “Trọng nam khinh nữ” bấy giờ. Trong
“Vực không đáy”, mẹ bé Bi đã chọn cách chủ động ly hôn. Người mẹ biết rằng mình
cũng không thể chung sống được với người chồng gia trưởng, kiểm soát và hiềm nghi
như thế. Mẹ bé Bi hướng đến quy chuẩn nữ tính là yêu thương, bao dung, thậm chí là
tuân phục người chồng như một giá trị của bản thân. Nhưng điều đó cũng không đổi
lại được hạnh phúc. Người mẹ đã ra đi để lại câu hỏi lớn chất vấn về định kiến nam và
nữ trong hạnh phúc gia đình. Nơi tiếng nói người phụ nữ không được lắng nghe và tin
tưởng, chỉ có uy quyền của đàn ông ngự trị thì liệu đó có thực sự là gia đình hay
không?
Kiểu nhân vật nữ khao khát trình hiện vẻ đẹp nữ tính hiện trong hình ảnh cô giáo
Hương Lý. Cô là nhân vật phụ, được nhắc thoáng qua trong dòng kí ức miên man của
Út Hết, nhưng vẻ đẹp của cô như làn gió thanh mát thổi qua làng quê nghèo này. Cô
giáo Hương Lý “mang guốc, mặc áo dài, gái văn khoa thơm phức mùi hoa lài đến xứ
Nhơn Thành dạy học.” (tr.107). Dù con đường quê có sình lầy, lầm bụi, cô vẫn giữ
được nếp sạch sẽ và phong thái thanh tao. Vẻ đẹp của cô đã trở thành niềm mơ ước
cho đứa học trò Út Nữa. Đặc biệt là làn da trắng như cánh sứ của cô khiến Út Nữa ám
ảnh, khao khát mãi. Nó không chịu lấy vợ cũng vì không tìm được ai có “cái hông
trắng bông sứ” như cô. Hình tượng cô giáo Hương Lý là minh chứng cho kiểu phụ nữ
khát khao vẻ đẹp nữ tính dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người phụ nữ có quyền được
chăm chút cho bản thân, được hát những bài tình ca mùi mẫn và biết đâu ở một làng
quê nào đó, có đứa nhỏ đang dõi mắt ngắm trông và thầm mơ ước về vẻ đẹp chuẩn
mực như của họ.
Trong “Cố định một đám mây”, nhân vật nữ thể hiện sự khao khát nữ tính để tìm
kiếm ý nghĩa cá nhân được miêu tả không quá rõ ràng. Nhân vật em gái của Lụt trong
“Chuyện của Lụt” chỉ được miêu tả rất đơn sơ về nét nữ tính. Tác phẩm có cốt truyện
đơn giản, kể về Lụt, đứa nhỏ người đầy ghẻ như bao đứa trẻ con dưới quê. Hắn đang
ăn dở cái trứng vịt thì mẹ bảo phải đuổi theo ông Sơn Đông để mua cho bằng được
thuốc ghẻ. Và thế là cuộc rượt đổi đến bất tận bắt đầu, thằng Lụt cứ theo dấu ông Sơn
Đông đến tận những nơi xa xôi, rồi lấy vợ, sinh con và mãi đến khi về nhà mới gặp lại
6

được người em gái. Và người em gái sau đó lại tiếp tục lần theo dấu ông Sơn Đông để
tìm anh, mãi đến khi mẹ mất mới trở về để lấy chồng. Câu chuyện thật khó tin với
cuộc rượt đuổi bất tận để gần hết cuộc đời người. Với người em gái là chạy theo hình
bóng của anh, là trở về lo ma chay, thu xếp cho gia đình. Người em gái tuy không
được khắc họa rõ nét nhưng cuộc đời cô là sự khái quát cho rất nhiều thân phận phụ
nữ tìm thấy giá trị của mình nơi người thân trong gia đình. Ý nghĩa sống của cô là tìm
được Lụt đến nỗi khi gặp lại vẫn hờn trách người anh: “Phải không về chịu tang má là
tui đuổi theo anh tới ổ rồi”, Lì mếu máo” (tr.170). Truyện ngắn tuy không dành vị trí
trung tâm cho nhân vật nữ nhưng thông qua sự trình hiện gián tiếp, ta cũng hiểu được
về cách thức nhân vật nữ tìm ra ý nghĩa cá nhân trong quy chuẩn nữ tính.
Nếu trong những truyện ngắn trước, nhân vật nữ chủ động tìm đến quy chuẩn nữ
tính như cách thể hiện cá tính, vẻ đẹp riêng của mình thì những nhân vật nữ trong tiểu
thuyết “Sông” lại là một lựa chọn đầy khắc nghiệt và gượng ép. Họ chọn thỏa hiệp
với quy chuẩn là sự chấp nhận như một cách tự an ủi chính mình về giá trị và ý nghĩa
tồn tại của bản thân. Đó là những chân dung phụ nữ mà Ân đã có dịp tiếp xúc và lắng
nghe câu chuyện của họ. Chị con dâu Bế ở cùng mẹ chồng trên chiếc xuồng hàng
bông nho nhỏ. Hồi chị còn trẻ, nhiều lần mẹ chồng còn giục “bây thấy ai được thì cứ
sang ngang cho rồi…” “Lẩn quẩn với má hoài thì con chết già…” (tr.38). Nhưng tình
nghĩa mẹ con khắng khít bấy lâu làm chị không đành lòng để bà một mình ở lại. Nhiều
lần những anh hàng nước, hàng kem đi qua có ý, chị đều từ chối vì muốn được ở bên
phụng dưỡng mẹ chồng. Chồng chị đã bỏ đi mà chẳng có một dấu hiệu gì báo trước,
thậm chí anh “cũng chưa kịp cấy vào bụng vợ một mầm sống” (tr.39). Rõ ràng, chẳng
có lý do nào khiến chị phải ở lại chiếc ghe tù túng, giam hãm tuổi thanh xuân này.
Nhưng chị Bế vẫn nhất quyết chờ đợi, chị cảm nhận trong lựa chọn của mình là ý
nghĩa của sự sống. Dù tất cả đã dần nhạt nhòa, như bà già chồng kể, thứ chi ở đất này
mà không trôi đi. Con sông Di có thể cuốn phăng cả một bờ đất, huống đi là con
người, là một cái tên mờ nhạt trong kí ức. Vậy mà người con dâu vẫn nhớ mãi, ở bên
cạnh chăm lo cho mẹ chồng cũng là cách để biết nhớ mong. “Sông thì dài quá. Người
ta cần có một thứ tình cảm mãnh liệt để biết rằng mình còn sống” (tr.40). Với Bế, ý
nghĩa của sự sống là tình yêu, niềm tin, dù mong manh, mơ hồ nhưng đó là vẻ đẹp mà
chị trân trọng từ tận đáy tâm hồn mình.
7

Trong suy nghĩ của những người ngoài cuộc như Ân, Bối và Xu thì cuộc đời của
hai mẹ con chị Bế thật thảm hại. Người phụ nữ có tuổi thanh xuân là quý giá mà giờ
đây họ lại để trôi đi lãng phí chỉ để chờ đợi một người không còn nhớ nỗi bóng dáng,
gương mặt, thậm chí là cái tên cũng thật mờ nhòa. Cậu thấy tiếc cho một thời son trẻ
của chị, “Cổ áo chị thấp thoáng hai bầu vú héo khi với tay khỏa nước.” (tr.42). Ân
không tin họ có thể tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống khắc khổ như thế. Ân chỉ thấy
trên chiếu thuyền của họ là sự bệ rạc, tiêu điều, là mầm mống của cái chết đang
nhuốm màu buồn thương. “Trong lúc vẫy tay chào tạm biệt, chiếc ghe như một nấm
mồ trôi cùng với hai cái xác quéo” (tr.42). Hai con người nhưng sở dĩ chỉ còn là cái
xác vì ngoài bám víu vào những quy chuẩn mòn mỏi, họ không còn biết sống vì điều
gì. Sự chung thủy, chờ đợi đến vô định là điều duy nhất mà họ có thể làm để chờ đợi
cái chết mỏi mòn bao trùm lên tâm hồn và thể xác.
Trong tiểu thuyết “Sông”, dọc theo hành trình đối diện với cảm xúc của Ân, ta
còn được chứng kiến sự quan sát tỉ mỉ của chàng kí giả ghi lại những tâm tư, tình cảm
của người phụ nữ cố gắng vừa vặn với những quy chuẩn nữ tính. Những người phụ nữ
đôi khi chưa từng quan hoài về giá trị sống của họ. Họ thản nhiên chấp nhận nó như
một quy luật trong đời. Khi đến tuổi trưởng thành, những thiếu nữ sẽ lấy chồng, có
con, sẽ xây dựng một gia đình mà ở đó hạnh phúc của họ phụ thuộc hoàn toàn vào
người chồng. Họ tin tưởng và tìm thấy ý nghĩa cá nhân trong quy chuẩn nữ tính. Họ
cảm thấy hài lòng khi thỏa mãn được những kì vọng mà xã hội đặt lên họ. Đó là cô
dâu trẻ trên chiếc xuồng, đỏ mặt khi nghe lời chọc ghẹo của Bối “kệ cha đám cưới, đi
theo anh, bỏ cái đất buồn teo này đi” (tr.42). Nhưng cô cũng chỉ xem đó là lời bông
đùa, chẳng thể cản bước cô lên chiếc ghe đỏ. Bà già bán khói nơi cuối đường cây Bi –
ia chín đọt, “một bà già cháy dở, theo nghĩa đen, vì bị đốt” (tr.86). Dung mạo tuy xấu
xí, nhưng tấm lòng bà thì ắp đầy trong từng ngụn khói bán cho khách. Trước kia bà
từng mang khói của đồng nội bán trên phố thị bằng những gánh hàng khoai, hàng bắp.
Sống sót sau bị vụ bị nướng, bà trở về quê bán khói. Những đụn khói khiến con người
tạm thời thoát khỏi thực tại để trở về miền kí ức tưởng đã lãng quên. “Bà già bán khói
cũng nói, sống là một thứ bổn phận trời dúi vào tay, cầm thì khổ mà không cầm thì áy
náy.” (tr.88). Chính vì thế, bà tiếp tục sống cuộc đời cô độc, lay lắt để tiếp tục bán cho
người ta những đụn khói làm quên, làm nhớ, làm lâng lâng và đôi khi làm sống dậy
8

những cảm xúc đã chết. Chắc chỉ có trong khói của người đàn bà suốt đời tuân phục
một công việc kì lạ như thế mới có thể mang lại cho con người trải nghiệm khác biệt.
Huệ Chín là người phụ nữ luôn sống với bản năng làm mẹ. Nơi phố huyện Minh
Hải toàn sự vui vẻ và hoàn hảo, từ đường phố đến quán xá, chỗ nào cũng sạch boong,
không một chiếc lá khô. Huệ Chín là con người hoàn hảo nhất trong số những con
người với vẻ ngoài hào nhoáng và xinh đẹp nơi đây. Cô không phải đẹp ở ngoại hình,
thậm chí cô còn để du khách thấy bộ dạng nhếch nhác “Chín còng lưng lên dốc, mồ
hôi ướt lưng áo đã đành , đằng trước ngực cũng loang lỗ những quầng đùng đục. Là
sữa. Sữa ướt ròng.” (tr. 96). Sau một ngày làm việc vất vả ở quán cơm, cô phải cuốc
bộ hơn hai cây số trở về nhà để hoàn thành nghĩa vụ làm mẹ - cho đứa con bại liệt bú
sữa, và chăm sóc người mẹ già nhăn nheo. Nơi Minh Hải, “người ta có quy định là
không được hiện cay đắng lên mặt” (tr.96). Nên những điều bị xem là dị dạng, xấu xí
không được phép tồn tại ở nơi đây. Chính vì thế, Huệ Chín đã không ngại trình hiện
vẻ đẹp bất hoàn hảo của mình để được thực hiện bổn phận của một người mẹ. Cộng
đồng có thể không chấp nhận đứa trẻ, nhưng với người mẹ thì sự hoàn hảo luôn đến từ
tình thương. Sống giữa quy chuẩn giới nữ và sự khắc nghiệt của điều kiện khách quan,
Huệ Chín vẫn lựa chọn làm một người mẹ trước khi sống phù hợp với chuẩn mực của
cộng đồng.
Những người phụ nữ tìm thấy ý nghĩa cá nhân trong tiểu thuyết “Sông” chiếm
số lượng không nhiều 16,7% (chiếm 5/30 tổng số các nhân vật nữ). Dung lượng trình
hiện về các nhân vật nữ không nhiều, họ chỉ được miêu tả với những nét tính cách và
hành động đơn giản, tập trung nhất để thể hiện chủ đề tác phẩm. Đa số họ không có
tên, không có những diễn biến tâm lý hay những câu chuyện đi sâu vào đời tư. Điều
đó là phù hợp với tính chất cuộc du kí của Ân. Những mảnh đời mà Ân gặp trong
thoáng chốc, lúc mua khói, lúc mua thuốc hay ăn cơm, như thế chỉ kịp lắng nghe được
một khoảnh khắc trong đời họ. Nhưng như thế cũng đu để ta cảm nhận rằng nơi miên
quê nghèo có những người phụ nữ đang âm thầm sống để củng cố những quy chuẩn
giới. Dù những điều ấy rất khắt khe, không cho họ cơ hội để lựa chọn hay sống cuộc
đời mới, nhưng điều đó đối với họ cũng là hạnh phúc. Hạnh phúc khi biết điều mình
làm không sai, là cao cả, bao dung và cũng là phẩm chất nên có nơi người phụ nữ.
9

Đến “Biên sử nước”, sự trình hiện nhân vật nữ tìm thấy ý nghĩa cá nhân trong
quy chuẩn giới của cộng đồng không được thể hiện rõ ràng, sắc nét như trong các
truyện ngắn và tiểu thuyết kể trên. Thế giới trong “Biên sử nước” được mở ra rất rộng
với sự đồng hiện của nhiều chiều không gian và danh tính nhân vật chồng chéo lên
nhau. Các nhân vật đôi khi không được khắc họa trực tiếp trong thế giới suy nghĩ và
nội tâm mà đôi khi chỉ xuất hiện mờ nhòa trong hình dung của những người thân cận.
Điển hình cho kiểu nhân vật tìm kiếm ý nghĩa cá nhân có thể xét đến Phúc Dương –
nhà báo trẻ trở về quê Yên Xuyên để viết tin tức về người đàn bà đã đến miệt Cù Lao
lấy trái tim của Đức Ngài. Người thứ hai là Trà Thị Thu, một cô giáo bí ẩn, sống một
mình trong căn hộ nuôi đầy gián Nubia. Điều gắn kết các nhân vật trong “Biên sử
nước” lại với nhau đó trục chung lý giải cho hành động và lựa chọn của các nhân vật
nữ. Như hình tượng được giới thiệu riêng trong Chương 1: Đã tới bên sông: “Ngày
hai ngàn không trăm bốn mươi sáu, Đức Ngài chỉ còn mỗi trái tim. Người đàn bà sẽ
lấy nó đã tới bên kia sông, tay bồng đứa nhỏ.” (tr.7). Và tất cả các nhân vật nữ được
trình hiện trong truyện đều có thể trở thành “người phụ nữ” ấy. Các nhân vật đều có
chung mục đích làm lấy được trái tim Đức Ngài, câu chuyện của họ lý giải cho
nguyên nhân và hoàn cảnh khác nhau.
Với Phúc Dương, cô vốn dĩ không mấy mặn mà với tin tức về trái tim kì diệu
của Đức Ngài ấy. Điều cô quan tâm là tin tức về người đàn bà kì lạ, có sức mạnh “đặt
dấu chấm hết cho “đế chế” bệnh hoạn đó là một phụ nữ người Yên Xuyên, tên Phúc.”
(tr.29). Việc tìm kiếm thông tin của cô gặp nhiều khó khăn do Phúc là một cái tên rất
phổ biến ở Yên Xuyên, không chỉ đặt được cho nữ mà cả nam cũng có. Hành trình của
cô là lần theo “Dấu nước” – nhan đề của chương 3. Nước là thể lỏng, rất nhanh bay
hơi khi nhiệt độ tăng cao, ngay từ nhan đề đã ngầm báo hiệu, công việc của Phúc
không hề đơn giản. Cô phải trở về miền quê mình từng chạy trốn, nơi chỉ toàn những
kí ức đau buồn về người mẹ dù đã chết đi nhưng vẫn chịu tủi hờn, thiệt thòi. Đến ba
của Phúc, người chồng của mẹ mà mẹ cũng không được an táng cùng vì tư cách đó chỉ
dành cho mẹ kế, người đàn bà có thể sinh ra con trai nối dõi. Bỏ qua nỗi chua chát
trong gia đình, Phúc quyết tâm tìm bằng được chân tướng người phụ nữ tên Phúc đã
dám cả gan đến Cù Lao lật đổ đế chế của Đức Ngài. Phúc gặp gỡ nhiều người, lắng
nghe nhiều câu chuyện, cô nhận ra bất cứ ai nơi xóm nghèo này cũng có thể là nhân
10

vật mà cô đang tìm kiếm. Họ đều mang trong mình những thân phận đau khổ, họ là
người mẹ của những đứa con không thể cười, không thể thành hình trong phôi thai, và
cả trong hình hài của người đồng tính. Điều đó đã thôi thúc Phúc Dương quyết tâm
đến tận miệt Cù Lao để chứng thực về câu chuyện trái tim kì lạ ấy. Mãi miết đuổi theo
hình bóng hư thực ấy, chính Phúc cũng trở thành một trong số họ lúc nào không hay:
“Đứng trên bến đò nhìn qua cái cù lao đang thoi thóp, giày lem bụi, ẵm con búp bê
không biết của ai. Tôi người Yên Xuyên, tên Phúc.” (tr.28). Người phóng viên đã góp
thêm một câu chuyện về hành trình đến cù lao tìm thuốc cứu con. Hình tượng đó là sự
mở đầu cho motif được lặp lại trong tất cả chương truyện.
Hành trình đi tìm thuốc cho đứa trẻ, hành trình để sống trọn vẹn với nữ tính và
tìm ra ý nghĩa cá nhân đã thôi thúc Phúc Dương hóa thân thành nhân vật mà cô đang
theo đuổi. Điều đó chứng tỏ rằng, có thể trong vô thức, rất nhiều phụ nữ đã sống hòa
quyện với quy chuẩn nữ tính như một lẽ tự nhiên, một sứ mệnh thụ động trong đời mà
bánh xe vận mệnh đã buộc họ phải lựa chọn.
Trà Thị Thu là nhân vật chính trong Chương 6: Những kén. Khác với không gian
trong những chương trước là miền sông nước bao la trải dài theo cuộc hành trình của
các nhân vật nữ đến miệt cù lao, không gian trong Chương 6 đặc kẹo không khí ngột
ngạt của một căn nhà nơi thành thị. Điểm nhìn trần thuật trong chương này là ngôi thứ
nhất, xưng tôi, sự việc được nhìn nhận và kể lại từ một người em họ của Thu, người
duy nhất có mối quan hệ thân thiết với chị. Sự biến mất đột ngột của Thu đã khiến anh
phải trở về căn nhà ấy, lần tìm dấu vết còn sót lại của chị. Tại đây, nhân vật tôi nhận
ra, bấy lâu Thu có vẻ sống khác người, lệch chuẩn. Là một giáo viên, dạy môn Ngữ
văn nhưng Thu chẳng có vẻ ngoài hay cốt cách nữ tính. Chị cô độc và lạnh lùng đến
nỗi, những người xung quanh cũng nhận xét “Tôi không nghĩ cô Thu có người thân”
(tr.66). Chị sống cùng bầy gián Nubia. Chúng rất sợ ánh sáng. Buổi sáng, khi ánh mặt
trời chiếu rọi vào căn nhà, chúng sẽ chạy tán loạn và trốn ngay vào những thùng giấy
đặt trên lối đi. Đến tối, chúng lại bò ra, chiếm cứ căn nhà và có thể đánh gục bất cứ ai
bằng thứ mùi kinh khủng. Chị yêu thích bọn gián đến nỗi cố gắng tạo thật nhiều bóng
tối trong nhà để làm môi trường lý tưởng cho chúng. “Nhà chị Thu ban ngày cũng
không chút sinh khí nào. […] Chị nói sáng quá thì tụi gián không ưa.” (tr.69). Và
dường như, cuộc đời chị cũng đồng nhất với lũ gián, chị sống lặng lẽ, mờ nhạt và dị
11

biệt như chúng. Vẻ ngoài của chị cũng thể hiện phần nào sự khác biệt trong tính cách.
Chị được những người thân trong gia đình nhận xét là “Mầy không nghĩ tướng bả
thẳng đuột y như cái cây sao, không ra đàn bà, chẳng ra đàn ông, lại gần không dám
bật quẹt, sợ phựt cháy”. Cũng phải, cái mũi gom cao và đôi mắt hai mí cũng không
cứu vãn nổi cơ mặt cứng lạnh, mớ tóc xơ rối, dáng người khô khòng, nhất là chị còn ít
cười. Anh Hào nói không ai muốn cưới một con đàn bà đến nhếch mép cũng lười.”
(tr.72). Ngay từ vẻ ngoài, Thu được trình hiện là người phụ nữ khác lạ, vẻ ngoài
không rõ là nét nữ tính và sự lạnh lùng của chị khiến người khác dễ nhận nhầm là đàn
ông. Vẻ mặt và tính cách cũng khiến chị toát ra vẻ khó gần, sự buồn bã. Thậm chí từu
trong công việc hay cuộc đời Thu, sự quan tâm mà chị trao cho người khác cũng bị
dập tắt bởi tính cách và ngoại hình của chị. Dù dạy môn Ngữ văn, môn học có ít nhiều
tình cảm, thế nhưng vì tính cách thiệt thành không tỏ bày ra gương mặt mà Thu đã gây
ra ác cảm và áp lực vô hình lên học sinh. Chúng sợ hãi, xa lánh cô giáo hơn là yêu
thương và tôn trọng.
Vậy mà cũng đã từng có những lúc nhân vật tôi được chứng kiến nụ cười của
chị. Đó là khi chị còn nhỏ, tấm chân dung cũ nhưng cũng không giấu được nụ cười toe
toét của chị. Một quy chuẩn giới mới đã hình thành trong thế giới quan của Thu “Trẻ
con ai cũng vui” (tr.73). Có phải vì thế mà Thu đã ra đi để tìm kiếm một đứa trẻ như
tìm kiếm một ánh vui trong tâm hồn. Hình ảnh chị bỏ đi với dáng vẻ nhanh vội hơn
thường, đôi mắt chị âu yếm nhìn vào thùng xốp liệu có phải đang chứa đựng một đứa
trẻ. Và những kén được bọc bằng giấy lụa đầy dưới giường chị có phải là sự hoài thai
của một thiên sứ niềm vui? Tất cả những câu hỏi xoay vòng nhưng thể hồi đáp. Bởi từ
những dữ liệu ít ỏi thu nhặt trong quá khứ về Thu qua hồi ức, thậm chí đã qua những
thước phim đều không thể đầy đủ và thấu suốt được nỗi lòng của chị. Người ta chua
chát nhận ra, thế giới của mỗi cá nhân rộng lớn và sâu thẳm vô ngần. “Người thân ấy
mà, mình không biết được bao nhiêu đâu” (tr.74). Có thể Thu đã đi đến miệt cù lao
như bao người đàn bà khác trong truyện. Chị đi tìm trái tim Đức Ngài để biến những
kén bướm, kén gián trở thành con người. Những đứa trẻ sẽ mang đến cho mẹ chúng ý
nghĩa sống, niềm vui và cả sự đồng hành. Người lớn có nhiều quyền lựa chọn để được
yêu thương và làm bạn đời của ai đó. Nhưng những đứa trẻ sẽ không bao giờ chê trách
hay phán xét về người mẹ. Thế giới tâm hồn của Thu giờ đây đã đổi hướng, một đứa
12

trẻ đã khiến chị thay đổi, tìm thấy ý nghĩa trong đời mình khi trở về với những quy
chuẩn nữ tính. Chị muốn dược chăm sóc, chở che, được tồn tại một ý nghĩa trong đời
sống của người khác.
Những nhân vật nữ tìm thấy ý nghĩa cá nhân trong quá trình sống thỏa hiệp với
quy chuẩn giới thể hiện sự hài lòng và chấp nhận với những kỳ vọng mà chính họ hay
cộng đồng tạo ra. Họ tìm thấy một nơi để thuộc về, một điều gì phải che chở và yêu
thương. Sự thỏa hiệp với quy chuẩn không đồng nghĩa với cuộc sống hạnh phúc, dù
đã chăm chút và cẩn thận nhưng người phụ nữ vẫn vấp phải những hoài nghi, rào cản
tâm lý từ người thân của mình. Như mẹ bé Bi chỉ vì yêu thương, khát khao được che
chở, mơ ước có được một gia đình bình thường, được hưởng một chút hơi ấm của tình
thân mà phải trả giá bằng chính cuộc hôn nhân của mình. Hay như những thân phận
phụ nữ trên sông Di, họ chấp nhận trở thành những xác chết ép khô ngay cả khi vẫn
đang sống, để mặc sông Di cuốn trôi cả thanh xuân và cơ hội được hạnh phúc của họ.
Và những phụ nữ dấn thân vào hành trình đến miệt cù lao trong “Biên sử nước”, họ
dấn thân vào cuộc hành trình khẳng định nữ tính dù chặng đường muôn trùng khó
khăn. Những quy chuẩn nữ tính trong thời đại nào cũng có những điểm tích cực, đó
trở thành động lực, là lẽ sống cho những người phụ nữ tìm kiếm ý nghĩa cá nhân trong
thân phận người mẹ, người vợ, người con.

2.1.2 Ý thức trách nhiệm và tình thương trongchuẩn mực nữ tính


Khi đọc tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư đủ nhiều, ta sẽ nhận ra một thế giới chung bao
trùm lên thân phận của những nhân vật nữ là “một thiên đường đã mất”. Họ loay hoay
để sống cho vừa vặn những khuôn mẫu giới mà xã hội đã kì vọng nơi họ. Hoàn cảnh
ấy đã biến họ trở thành những con người cô đơn ngay trong chính gia đình mình và sự
trắc trở trong quá trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, cũng như mối quan hệ giữa cá
nhân và cộng đồng. Người phụ nữ lựa chọn yêu thương và hi sinh để chứng minh giá
trị của mình trong gia đình, cộng đồng. Với họ, gia đình là điều thiêng liêng và quan
trọng. Bởi nơi đó, người phụ nữ tìm thấy trách nhiệm và tình yêu thương. Nét đẹp nữ
tính được phô diễn và yếu tố nòng cốt để xây dựng gia đình. Khi phạm vào những
điều cấm kị, làm lung lay hạnh phúc trong mái ấm nhỏ bé ấy, họ sẽ cảm thấy vô cùng
lo lắng, sợ hãi, thậm chí là thất vọng về bản thân.
13

Trong nghiên cứu nữ quyền gia đình luôn là một đối tượng quan trọng. Nơi chốn
người ta vẫn nghĩ là an toàn, vô hại thật ra lại chứa đựng nhiều mầm mống của sự đàn
áp. “Đối với nhiều người, đó là địa điểm cốt yếu nơi phụ nữ bị đàn áp, là không gian
mà, không bị thế giới bên ngoài chú ý, người phụ nữ ở trong tầm kiểm soát của cha
hoặc chồng; nơi luật của “chế độ gia trưởng” giữa hình thức sơ khai nhất, là nơi tái
sản xuất và thực thi các vai trò giới.” (tr.80). Trong khuôn khổ thu nhỏ của gia đình,
ta thấy nổi bật là sợ dây liên kết bền chặt của các thành viên và những ý hệ để duy trì
trật tự của hệ thống. Đặc biệt là những ý hệ, điều đó có tác động đến hành động biểu
hành của các cá nhân trong gia đình ấy. Các cá nhân buộc phải điều chỉnh hành động,
cảm xúc, lời nói… sao cho phù hợp với “quy chuẩn” gia đình cụ thể. Trong các nhân
tố nhỏ nhất của xã hội – gia đình – vẫn có một hệ thống ý thức tồn tại ngầm bên dưới,
chi phối đến đời sống riêng tư của từng cá nhân. Điều đó là cần thiết để mỗi cá nhân
định hình và thực hiện tròn trịa vai trò giới của mình trong cộng đồng lớn hơn. Mặc dù
những quy chuẩn ấy không liên quan trực tiếp đến trải nghiệm sống, mong muốn riêng
tư của cá nhân.
Nhưng đâu phải người nào cũng nhận thức được điều ấy, người phụ nữ không cảm
thấy đó là gánh nặng. Từ rất nhỏ, họ đã học cách gánh vác trách nhiệm và yêu thương
người thân vô điều kiện. Khao khát về một vẻ đẹp nữ tính không gì khác là làm tròn
vai của một nàng dâu hiếu thuận, người vợ đảm đang và người mẹ dịu hiền, mẫu mực.
Những người phụ nữ cảm thấy những điều ấy không có gì khó khăn và xuất phát từ lẽ
dĩ nhiên như một phần trong bản năng giới của họ. Tinh thần trách nhiệm và tình yêu
vô điều kiện dành cho gia đình từ xa xưa đã là một nét đẹp truyền thống được cộng
đồng đề cao nơi người phụ nữ. Ngay từ thuở nhỏ, những cô con gái cũng đã được giáo
dục về nữ công, cách đối xử với chồng, con và những người xung quanh. Quy chuẩn
giới trong gia đình tự nhiên đến nỗi người ta không thể lý giải được tính hợp lý hay vô
lý trong những điều ấy với nhân quyền. Nhưng nếu người phụ nữ không trình hiện lên
những điều ấy, chính họ cũng rất dễ rơi vào sự lạc lõng, cô đơn, mất đi ý nghĩa sống.
Họ tự nguyện mang lấy hạnh phúc của người khác để trở thành nguồn vui cho chính
mình.
Trong tập truyện ngắn “Không ai qua sông”, những người phụ nữ đề cao trách nhiệm
và tình yêu là Út Lẹ, Thiếp (trong “Không ai qua sông”), Miền (trong “Đi thật xa mới
14

đến nhà bạn cũ”), Lê (trong “Dây diều”). Họ là những người phụ nữ thỏa hiệp với
quy chuẩn giới trong hành động biểu hành mang tính hòa giải, chấp nhận. Họ nhận
thức được tình trạng sống vô lý của mình, nhưng không thể nhận ra nguyên nhân và
cách họ đối mặt chính là dùng lý lẽ về tinh thần trách nhiệm và lòng yêu thương để
hòa giải. Nhân vật Út Lẹ trình hiện trong truyện ngắn “Không ai qua sông” là người
phụ nữ luôn bận rộn với con cái. Trong khi cầm bảng hiệu “Không nên đánh phụ nữ
bằng một cành hoa” (tr.18), thì Út Lẹ vẫn liên tục đảo mắt quan sát mấy đứa con,
thậm chí nhiều lần phải rời đoàn để phân giải cuộc cãi vã của bọn nhỏ. Rồi Út Lẹ cũng
như bao người phụ nữ bận rộn khác “tách đoàn khi đến đầu cầu, bởi nếu qua sông thì
phải đi một vòng xa lắm, sợ không kịp về nấu cơm trưa” (tr.19). Vì tính lo toan như
thế, người phụ nữ ngập trong công việc nội trợ không tên. Họ thấy mình quan trọng
khi là người duy nhất có thể quán xuyến mọi việc trong gia đình. Chính khối lượng
công việc và sự bận rộn ấy khiến họ chẳng có đủ thời gian mà nghĩ đến việc mình
đang sống dưới những quy chuẩn giới vô lý. Điều gì quy định rằng người đàn ông có
quyền uống rượu, say sưa suốt ngày? Còn với những phụ nữ trong truyện, họ chỉ mới
đi biểu tình một buổi sáng mà đã thấy sốt ruột cồn cào, phải lo chạy về lo cho kịp
những công việc còn dang dở. Đó là cách quy chuẩn giới đã tạo nên cảm giác về trách
nhiệm đối với phụ nữ. Họ bận rộn trong những công việc không tên đến nỗi chẳng còn
thời gian để nghĩ đến cuộc sống của riêng mình.
Với nhân vật Thiếp, người đồng hành cùng Út Lẹ trong đoàn biểu tình, chị cũng là
người ở lại lâu nhất, dù đoàn đã rơi rụng mất nhiều người khi chưa qua đến bên kia
sông. Lý do của cuộc biểu tình là để bênh vực công khai một chị phụ nữ vừa bị chồng
bạo hành. Thế nhưng, đoàn của họ chỉ nhận lại những ánh mắt nghi ngại và sự giễu
cợt của người khác, đau đớn thay họ cũng là phụ nữ, nhưng chẳng thể cảm thông được
cho nhau “bộ biểu tình thì không bị đánh nữa sao?” (tr.22). Đám tuần hành chẳng
mảy may chạm đến được nhận thức hay tình cảm của ai, kể cả đàn ông hay phụ nữ.
Thiếp cũng chỉ vô tình bước vào đoàn tuần hành này để nghe cho bằng hết bài thuốc
trị ghẻ cho con nít. Trở trêu thay, trong cuộc biểu tình này, người phụ nữ dám “qua
sông” nhất lại chính là Thiếp. Khi con gái mới hai tuổi, chị đã bỏ theo người lơ xe.
Sau đó chị hối hận, trở về nhưng không thể đường hoàng nhận lại con được. Vì thế,
tưởng “đã qua sông” nhưng thực chất Thiếp vẫn bị ràng buộc rất nhiều trong tình yêu
15

con và bổn phận gia đình. Giữa bao nhiêu lựa chọn tự do, tái sinh trong đời sống mới,
Thiếp đã chọn cách khó khăn hơn là theo đuổi chuẩn mực nữ tính nơi tình thương
dành cho đứa con “Nhưng chị đang ở lại Mù U, và sẵn sàng làm bất cứ gì, để được
nói với con mình, mẹ đây!” (tr.23). Thầm thỏa hiệp với quy chuẩn nữ tính để được
hoàn thành trách nhiệm của một người mẹ. Thật không sai khi nói rằng, bản năng của
người mẹ là yêu thương. Đứa con gái dẫn dắt Thiếp trở về, chấp nhận đối diện với dư
luận khắc nghiệt để được trọn vẹn làm một người mẹ đúng nghĩa. Thiếp có thể hy sinh
hạnh phúc và danh dự của mình để được sống gần con, yêu thương con hết mực.
Nhân vật Miền trong “Đi thật xa mới đến nhà bạn cũ” đã chấp nhận làm một người
mẹ đơn thân để yêu thương và che chở cho đứa con của người đàn ông chẳng hề yêu
mình. Truyện sử dụng điểm nhìn trần thuật từ nhân vật Vĩnh – người đàn ông làm
Miền có thai rồi bỏ đi lấy vợ. Từ khi nghe tin Miền mang thai đứa con của mình, Vĩnh
không làm sao tin được. “Một cô gái sinh con và chấp nhận làm mẹ đơn thân đâu gọn
hơ như đi chợ mua bó rau” (tr.71). "Chỉ là lơ đãng đi qua đời nhau, da diết gì đâu mà
giữ lại luôn giọt máu, giỡn hoài" (tr.71). Tình cảm giữa Miền và Dũng chỉ là một chút
thoáng qua, không có gì là sâu sắc. Thậm chí đến Vĩnh cũng không còn nhớ đến cô
bạn ngày xưa cho đến khi được mấy người bạn cũ vô tình nhắc lại. Vậy mà Miền lại
trân trọng đứa trẻ ấy, cô “giữ lại giọt máu” tượng hình và chấp nhận một mình nuôi
nấng đứa bé, không một lời ràng buộc, không oán giận, thở than. Vĩnh lục lại những
mảnh vụn trong kí ức, đúng là có những khi Miền thầm ám chỉ những điều xa xôi như
hỏi Vĩnh có thích trẻ con không, và khi phản ứng nhận lại từ anh là sự chán ghét thì cô
cũng chỉ biết lặng lẽ áp tay lên bụng mình. Hành động ấy như biểu hiện cho một sự
chấp nhận. Dù xã hội vẫn tồn tại những định kiến không hay về người phụ nữ không
chồng mà chửa nhưng Miền vẫn lựa chọn giữ lấy đứa bé và nuôi dưỡng nó khôn lớn
thành người. Người phụ nữ với tinh thương chan chứa, chấp nhận hết mọi thiệt thòi về
mình mà không hề oán trách về người đàn ông. Để là người có được sự hi sinh như
thế, bản thân Miền đã tự mang lấy trách nhiệm làm mẹ, lấy niềm vui là sự sống của
đứa trẻ. Cô đã đặt lên sự ưu tiên cao nhất trong đời mình, đó là đứa trẻ, để thấy mọi
điều còn lại trong đời cũng chỉ là thứ yếu mà thôi. Vì thế, khi gặp lại Vĩnh ở cuối
truyện, Miền mới thật bình thản mà trả lời “Vô đi, anh!” như chào một người bạn cũ,
một người quên.
16

Nhân vật Lê trong truyện ngắn “Dây diều” được khắc họa trong trình hiện về một
người phụ nữ thiệt thòi, tổn thương tinh thần vì bị hủy hôn.
Truyện kể về nỗi bất hạnh của Lê, cô bị người yêu nói lời chia tay khi cận kề ngày
cưới. Bi kịch ấp đến, bất ngờ và ám ảnh đến mức suốt đời họ không thể quên được,
cũng không thể vượt qua trở ngại tâm lý để đến với nhau, dù còn yêu nhau rất nhiều.
Câu “Như chưa từng xảy ra chuyện gì” được điệp lại ba lần càng nhấn mạnh sự việc
đã “xảy ra chuyện gì”. Đó là lúc ở đồng diều, vì cứu Lê thoát khỏi bọn yêu râu xanh
mà Trọng đã phải vừa khóc vừa bò sươi háng năm gã đàn ông say rượu vứi mùi nước
tiểu trộn mùi mồ hôi và “mùi tinh trùng một nắng” (tr.101) trước “cái nhìn tê dại của
bạn gái” (tr.101). Sự việc xảy ra nhanh chóng nhưng đủ sức làm cho người trong cuộc
không thể nào nguôi quên. Cho nên, dù Lê đã thay đổi bản thân, trở nên dịu dàng và
chăm chút cho Trọng thì vẫn không thể bước qua mặc cảm hèn nhát ấy. Lê cũng hiểu
rằng mình không thể cứu vãn được mối quan hệ này, dù cô đã chấp nhận tất cả như
một loại trách nhiệm và tình yêu thương với người đàn ông không đủ dũng khí để đối
mặt với sự yếu đuối của bản thân. Cô cam chịu, chấp nhận lời chia tay nhẹ như một
hơi thở, không trách giận, cũng không hỏi nguyên do, “Ừ, mình biết rồi!” (tr.102).
Đằng sau lời chia tay ấy là những thị phi mà người phụ nữ phải đối diện. Nặng nề và
đau đớn hơn đàn ông rất nhiều. Lê phải chịu điều tiếng vì là cô gái đã ăn hỏi, chuẩn bị
đám cưới lại bị chồng hủy hôn. Khi mang lấy tiếng xấu ấy thì liệu Lê còn cơ hội nào
để hạnh phúc nữa không. Người ta sẽ vẽ ra nhiều lý do khiến cô bị hủy hôn và chắc
chắn không bao giờ trùng khớp với sự thật mà Lê đã trải qua.
Những người phụ nữ trong “Không ai qua sông” đều lựa chọn tinh thần trách nhiệm
và tình yêu thương là yếu tố để xây dựng hạnh phúc gia đình. Họ nhún nhường, chấp
nhận lui về trở thành hậu phương cho chồng con. Nhưng điều họ nhận lại đôi khi
không tương xứng với những gì họ đã hi sinh. Với Út Lẹ là cuộc sống gia đình bận
rộn với người chồng say xỉn. Thiếp sống vì tình yêu dành cho đứa con cô đã sai alamf
khi vứt bỏ. Còn Lê, dù đã dùng cả cuộc đời mình để bù đắp mặc cảm của Trọng
nhưng vẫn không thể bù đắp vết nứt tinh thần của anh. Người phụ nữ chọn trách
nhiệm và yêu thương là ý nghĩa của đời mình, sẵn sàng đối diện với những thị phi,
thiệt thòi, sự cô đơn, thờ ơ từ chính người thân.
17

Trong tập truyện “Cố định một đám mây”, sự trình hiện về nhân vật khao khát sống
theo quy chuẩn nữ tính dựa trên thang đo của trách nhiệm và yêu thương chiếm số
lượng không nhiều trên tổng số truyện (chỉ 2/10 truyện ngắn). Họ không được trình
hiện rõ nét với tính cách và nội tâm riêng mà chỉ được thể hiện gián tiếp qua lời kể
của nhân vật chính – người đàn ông. Đó là dáng vẻ lặng lẽ của những người vợ trong
đêm chạy bão – Kim và vợ Chín – hai người phụ nữ đã bước vào cuộc đời Chín khiến
anh nhiều suy nghĩ. Chín thầm quan sát Kim và so sánh cô với vợ của mình. Dẫu đã
cố gắng tự thuyết phục mình rằng “vợ mình đẹp hơn Kim” (tr.109) và bản thân mình
cũng là người chồng có trách nhiệm hơn gã chồng Kim đang nằm ngủ vô tư trên chiếu
thì Chín cũng không hoàn toàn quên được năm tháng ngày xưa yêu đương với Kim.
Nhưng điều ta phải tập trung là hành động biểu hành của người nữ. Trong đêm bão,
họ giống nhau là đều cùng phải một tay chăm sóc cho chồng con. Những đứa trẻ mếu
máo khóc đói, những đứa nhỏ hơn nghịch ngợm bò loanh quanh khắp nơi. Chẳng có
một phút nào người phụ nữ được nghỉ tay giữa trăm công việc phải lo toan. Trong
đêm bão ngắn ngủi, sự đồng hiện hình ảnh của hai người phụ nữ càng khắc sâu hơn về
quy chuẩn phụ nữ gia đình. Họ chưa từng thắc mắc về quá khứ của chồng, một lòng
hướng về gia đình là lẽ sống duy nhất.
Những người phụ nữ còn lại trong tập truyện “Cố định một đám mây” tập trung vào
truyện “Chuyện của Lụt”. Họ cũng là những phụ nữ thoáng qua rồi vụt mất trên hành
trình đi tìm ông Sơn Đông của cậu bé tên Lụt. Em của Lì, cô gái bán bánh cam và cô
con gái xóm mù khơi (sau này là vợ Lụt) đều gợi về hơi ấm và mùi hương. Họ đều là
những phụ nữ giàu tình yêu thương, quan tâm, lo lắng cho người đàn ông – Lụt, dù
anh ta luôn mải miết đuổi theo ông bán thuốc Sơn Đông và làm lở dở hành trình của
mình vì “bị mê dụ bởi bao nhiêu thứ tươi mới lạ lùng” (tr.170).
Trong tiểu thuyết “Sông”, sự trình hiện về những người phụ nữ thỏa hiệp với chuẩn
mực nữ tính với ý thức trách nhiệm và tình thương xuất hiện với số lượng không
nhiều và không thường xuyên (chiếm 7/30 tổng số nhân vật nữ trong tiểu thuyết). Họ
là những nhân vật mà Ân gặp gỡ trên chuyến hành trình dọc sông Di. Đa số họ đều
không có tên, hoặc cái tên rất mờ nhạt, đại khái và hành động biểu hành của họ cũng
không quá nổi bật. Đó là cô giáo Mận từng nấu cơm cho nhóm Ân ăn, những người
đàn bà miền Hạ, chị của Út Hết, vợ ông chủ ghe, chị bán nhang đèn, người vợ ở bán
18

bánh tổ ong, người phụ nữ bán cơm. Họ sống lặng lẽ, âm thầm với tình yêu dành cho
gia đình đôi khi đến mức mù quáng. Giống như con sông này, người phụ nữ hiện lên
với vẻ đẹp phồn thực, đủ đầy như “một người đàn bà hơi đẫy đà, da trắng bật lên trên
nền áo bà ba đen, tay chị buông lơi”, “người đẹp da trắng, mắt và tóc thì đen nhức”
(tr.41). Thế nhưng, có bao giờ vẻ đẹp của họ được người khác chiêm ngắm. Trong tâm
thức của gia đình, việc chịu đựng những mất mát, tổn thương đã trở thành một lẽ dĩ
nhiên. Chị của Út Hết là thiếu nữ hiền thảo, xinh đẹp. Vì một tai nạn lao động tại
xưởng gỗ mà chị bị mất đi một tay. Cô gái yếu đuối chẳng thể nào kêu oan hay nổi
loạn, chì đành chấp nhận trở thành con nuôi nhà người ta để nhà giàu nọ khỏi phải
mang tiếng xấu. Ấy vậy mà họ vẫn đổ lỗi cho chị tôi ăn cắp để đuổi chị ra khỏi nhà.
Là một đứa con gái có trách nhiệm với gia đình, chị của Út Hết không chọn trở về mà
lại tự kết thúc cuộc sống của mình trong căn buồng giam. Những người vợ miền sông
Di đều yêu chuồng, nhớ chồng trong những chuyến đi xa. Nhưng họ nào có biết, trong
mỗi chuyến rong ruổi như thế, người đàn ông lại trêu hoa ghẹo nguyệt với những
người phụ nữ khác. Họ vẫn mòn mỏi chờ chồng, tin chồng làm ăn vất vả, tận tụy. Vì
thế dù người đàn ông có trở về, cộc cằn, thậm chí đánh đập họ để thỏa cơn tức giận,
họ cũng chẳng thể phản kháng. Người phụ nữ bán bánh tàng ong ở chợ Gòn bị chồng
bạo hành đến mức “gần như ngất đi, tay lẩy bẩy hướng về bóng người chạy xa đằng
trước: - Nó về ngon ngọt rồi lột sạch tiền tôi đem cho gái rồi. Sáu đứa con tôi lấy gì
mà ăn hỡi trời” (tr.112). Đó cũng là lần duy nhất Xu ra tay nghĩa hiệp giúp người đàn
bà tội nghiệp kia. Nhưng phản ứng của chị ta lại khác hoàn toàn so với mong đợi, thay
vì cảm ơn, chị ta đáp lại Xu bằng những lời mắng nhiếc, thậm chí thụi túi bụi vào
ngực Xu “hỏi sao không dưng mày đánh chồng tao” (tr.112). Thân phận của những
người phụ nữ ở chốn sông Di này là một nghịch lý. Bản thân họ họ không nhận ra
được mình đang sống trong cuộc đời bất công và vô nghĩa. Họ cảm thấy bằng lòng với
cuộc sống gia đình được vun đắp bằng trách nhiệm và yêu thương từ một phía. Họ
chẳng dám đòi hỏi nơi người đàn ông một sự quan tâm hay dịu dàng.
Đến tiểu thuyết “Biên sử nước”, những người phụ nữ thỏa hiệp giới trong ý thức trách
nhiệm và tình thương được biểu hiện phong phú trong cuộc đời của các nhân vật với
hành trình tìm kiếm trái tim của Đức Ngài. Người phụ nữ được trình hiện chung một
19

motif là họ “đang sang sông” để đến nơi miệt cù lao, lấy cho được trái tim Đức Ngài
để làm thuốc chữa bệnh cho đứa bé.

2.2 Sự cam chịu quy chuẩn khắt khe của nữ tính


2.2.1 Sự chai sạn đến thờ ơ trong kiếp sống nữ
2.2.2 Sự bế tắc, vùng vẫy trong kiếp sống nữ
Tiểu kết chương 2
20

Phụ lục
Bảng 3.1. Bảng phân loại nhân vật thỏa hiệp giới giới
Kiểu nhân Tập truyện/ Tên truyện/ Tên Số
STT Tính chất Tên nhân vật
vật Tiểu thuyết chương lượng
Không ai qua sông Mẹ bé Bi Vực không đáy
2
Cô giáo Hương Lý Giữa mùa chán chết
Cố định một đám mây Con Lì Chuyện của Lụt 1
Sông Bà già chồng và cô
Tìm con dâu
kiếm ý nghĩa Cô dâu mới trên
cá nhân trong xuồng 5
chuẩn mực nữ Bà già bán khói
tính Huệ Chín
Thùy
Biên sử nước Phúc Dương (phóng
viên) 2
Trà Thị Thu
Không ai qua Út Lẹ Không ai qua sông
sông
Thiếp Không ai qua sông
Miền Đi thật xa mới đến 4
nhà bạn cũ
Nhân Lê Dây diều
vật khao khát Cố định Vợ của Chín Bão đêm
1
cháy bỏng vẻ một đám mây Kim Bão đêm
đẹp nữ tính
Cô gái bán cam Chuyện của Lụt 4
Cô con gái xóm mù Chuyện của Lụt
khơi
Ý thức Sông Mận
trách nhiệm và
tình thương Người đàn bà miền
trong chuẩn Hạ
mực nữ tính Chị của Út Hết
Vợ ông chủ ghe 7
Chị bán nhang đèn
Người vợ
Người phụ nữ bán
cơm
Biên sử Cô Long
nước Phúc (mắt bò)
Em chồng Ly
6
Chị Khùng
Vợ anh Xây
Cẩm
2 Nhân Sự chai Không ai Dì The Tiều tụy vòng 7
vật cam chịu sạn đến thờ ơ qua sông quanh
các quy trong kiếp Con Hương Tiều tụy vòng
chuẩn khắt sống nữ quanh
khe của nữ Chị Cẩm Tiều tụy vòng
tính quanh
Ngò Mây mưa
Bà Cố Đất
21

Mẹ Đất
Út Mười Đất

Sông Chị kế toán


Cô gái mù 3
Chị Tịnh
Biên sử nước Vợ của trùm giang
1
hồ
Cố định một đám Vợ Tam Cơn nước ngang
mây qua 1
Sự bế
tắc, vùng vẫy Sông Người đàn bà tự sát
trong kiếp Son 3
sống nữ Cô bé Mí
Biên sử nước Chị Tùy
Nhân vật tôi – bạn 2
thân của Mi

You might also like