You are on page 1of 3

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài: BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÚP TRẺ 3 – 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC

Sinh viên thực hiện:


1. Phan Thanh Nhàn MSSV: 501220342
2. Nguyễn Thị Kim Tuyến. MSSV: 501220
3. Lê Hà Thanh Ngọc MSSV: 501220
4. Hồ Thị Á Tiên. MSSV: 501220
5. Võ Thị Huyền Trang MSSV: 501220
6. Lê Thị Thu Thảo. MSSV: 501220
7. Nguyễn Thị Bich Trâm MSSV: 501220
8. Rơ Lan H’Thì. MSSV: 50122

Lớp: K35M06

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 06/20


Mục lục
Trang
1. Lí do chọn đề tài....................................................................
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................
3. Khách thể và đối tượng .........................................................
4. Giả thuyết nghiên cứu............................................................
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................
7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................
8. Tổng quan nghiên cứu vấn đề của đề tài...................................
Lời cam đoan
Em xin cam đoan bài tiểu luận là công trình nghiên cứu của bản thân. Các nội dung trong bài tiểu luận là trung thực không sao chép từ các
công trình nghiên cứu đã được công bố.

Sinh viên thực hiện

 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


  1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Văn học là một loại hình nghệ thuật mang tính sáng tạo gần gũi gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người từ thưở ấu thơ, nó phản
ánh cuộc sống và thế giới xung quanh chúng ta thông qua các bài ca dao, đồng dao, bài thơ, câu chuyện. Làm quen với văn học còn là một môn
học có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục và phát triển về mọi mặt cho trẻ trong trường mầm non. Vì vậy nếu thực hiện tốt việc cho trẻ làm quen
với tác phẩm văn học sẽ là phương tiện giáo dục tốt nhất, mang lại cho trẻ thơ những xúc cảm lành mạnh, hình thành ở trẻ những tình cảm đạo
đức tốt đẹp, giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, làm phong phú đời sống tinh thần, làm giàu vốn từ và phát triển ngôn
ngữ ở trẻ, tạo điều kiện để trẻ tiếp thu các môn học khác một cách dễ dàng.
  Đến với mỗi câu chuyện, bài thơ là trẻ lại được bước vào một thế giới vừa thực,vừa ảo, với bà tiên, ông bụt, với những nhân vật đáng
yêu, đáng ghét. Việc tạo cho trẻ được tiếp xúc với tác phẩm văn học, không những giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh mà còn phát triển khả
năng tư duy, chú ý, ghi nhớ. Đặc biệt còn giúp trẻ phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ. thông qua các câu chuyện với ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và
có sắc gợi cảm, không chỉ làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ, mà còn giúp trẻ 3-4 tuổi nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc. Các câu chuyện, bài thơ
này còn là những bài học giáo dục đạo đức, thẩm mỹ đến với trẻ một cách dễ dàng. Ở lứa tuổi mẫu giáo nói chung, nhất là các bé lớp 3-4 tuổi
của tôi nói riêng cháu chưa biết đọc, chưa biết viết, mà trẻ dựa vào ngôn ngữ, lời nói của cô kết hợp với đồ dùng trực quan trong tiết học, giúp
trẻ tìm tòi, khám phá mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Vì vậy trẻ đặt ra muôn vàn câu hỏi tại sao? Cái gì? Ai ?Vì sao lại  thế, Chuyện gì sẽ
sảy ra… để người lớn trả lời. Do đó cô giáo giữ một vị trí vô cùng quan trọng, là người bắc nhịp cầu nối để đem các tác phẩm văn học đến với
trẻ.
  2. Cơ sở thực tiễn
  Mặc dù nhận thức rõ được những vấn đề nêu trên, song bản thân tôi còn băn khoăn rất nhiều về điều kiện cơ sở vật chất, về khả năng
văn học của bản thân.
  Là giáo viên được phân công dạy lớp 3-4 tuổi tôi nhận thấy kết quả cho trẻ làm quen với văn học chưa cao, việc xây dựng môi trường
cho trẻ làm quen văn học còn hạn chế, trẻ chưa thực sự hứng thú khi học bộ môn làm quen văn học. Điều này khiến bản thân tôi luôn suy nghĩ
làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, đáp ứng được yêu cầu giáo dục Mầm non mới. Đây là mong muốn và là trách
nhiệm của người giáo viên vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3 -4 tuổi làm quen tác phẩm văn học”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
  Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tạo hứng thú cho trẻ học tốt môn làm quen văn học, củng cố cho trẻtên các câu chuyện,bài thơ, ca
dao, đồng dao, các nhân vật trong truyện, các hình ảnh trong thơ, các hình tượng trong các bài đồng dao ca dao tục ngữ.
  Nhằm giúp những đứa trẻ hiểu nội dung và nhớ được trình tự câu truyện, câu thơ các câu đồng dao ca dao tục ngữ một cách dễ hiểu
nhất đối với trẻ con.
  Thông qua nội dung truyện, bài thơ và các hình tượng trong các bài đồng dao ca dao, tục ngữ trẻ biết yêu thương chia sẻ và quan tâm
đến mọi người xung quanh, từ đó tôi chọn lọc các hình thức, hình ảnh trực quan, các hình thức tổ chức để tạo hứng thú phù hợp với trẻ 3-4 tuổi
cảm nhận được các tác phẩm văn học một các thuận lợi và dễ dàng nhất.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng nghiên cứu:  Biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với văn học
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động phát triển văn học cho trẻ
IV. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
  Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở giai đoạn này là tư duy trực quan hành động, chú ý của trẻ là chú ý không chủ định. Vì vậy đối tượng
nào gây sự chú ý và thích thú đến với trẻ thì trẻ sẽ tập trung chú ý và nhớ lâu hơn.
  Về đặc điểm tâm sinh lý: Với trẻ 3-4 tuổi khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định của trẻ đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện, ngôn
ngữ diễn đạt bằng lời còn bị hạn chế. Chính vì vậy thông qua các câu chuyện bằng hình ảnh trực quan như rối dẹt, rối tay,tập đóng vai các nhân
vật, tranh động, qua sự minh họa của cô giúp trẻ hứng thú và hiểu được hành động, tính cách, tình cảm của từng nhân vật khi trẻ được làm quen
trong tác phẩm văn học.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là quá trình sư phạm,bước
đầu nhằm giúp trẻ có những hiểu biết nhất định về văn học nghệ thuật.
Qua đó góp phần phát triển tình cảm đạo đức, phát triển những xúc cảm
thẩm mĩ và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ
VI. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CƯU

- Nội dung: Khảo sát về mức độ tiếp nhận kiến thức hiểu biết


của trẻ về hoạt động làm quen văn học.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường Mầm non Sơn ca - Quận Thủ Đức, Trường
Mầm non Vành Khuyên 3 - Quận Thủ Đức, Trường Mầm non Tam
Bình - Quận Thủ Đức.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

You might also like