You are on page 1of 2

PHÒNG GD&ĐT CỬA LÒ KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10

Năm học: 2021-2022


Đề chính thức
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Đọc-hiểu (2,0điểm): Đọc đoạn trích sau:


Chẳng có ai ngủ một đêm thức dậy bỗng hoá ra độc ác, bạo lực, hay xấu xa. Luôn
luôn có một quá trình. Luôn luôn có những biểu hiện trong quá trình đó dù rất nhỏ. Điều
đáng buồn là dường như chúng ta luôn tặc lưỡi lướt qua những điều rất nhỏ. Và rồi,
những điều tồi tệ diễn ra là bởi chúng ta đã bỏ qua những điều rất nhỏ đó. Những điều
tốt nho nhỏ chúng ta đã không làm, như một cái mỉm cười, một lời thăm hỏi, một hành
động giúp đỡ... Và những điều xấu nho nhỏ chúng ta đã làm, như một lời xúc xiểm bâng
quơ, một ánh nhìn khinh rẻ tình cờ... Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy
là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng phạt nó thích đáng. Nhưng còn một cách
nữa, đó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu… Tôi không dám nói rằng
cái thiện luôn mạnh hơn cái ác. Tôi không biết chắc. Đôi khi tôi nhìn thấy cái thiện bị
đánh nốc ao trên sàn đấu trong cuộc chiến đơn độc. Nhưng tại sao chúng ta lại để nó trở
thành cuộc chiến đơn độc? Tôi biết chúng ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt
đẹp cho cuộc sống này, luôn luôn đông hơn. Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn.
Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đồng hương, đồng loại ... Hãy
giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy siết chặt lại những mối dây liên hệ và đừng để ai
thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài, thường dễ trở thành thủ phạm, hoặc trở thành
nạn nhân.
(Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn)
Thực hiện các yêu cầu:
a. Xác định phương thức biểu đạt chính.
b. Tìm từ trái nghĩa với các từ: xấu xa, nho nhỏ.
c. Xác định biện pháp tu từ có trong phần in đậm.
d. Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 2. Nghị luận xã hội (3,0điểm): Suy nghĩ của em về câu nói: Sự khoan dung
là sợi dây xích vàng gắn kết xã hội lại với nhau (William Blake)
Câu 3. Nghị luận văn học (5,0điểm): Cảm nhận của em về tình phụ tử trong đoạn
trích sau:
... Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới
đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại
bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy
đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng
thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không
ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba…a…a… ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật
xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ
tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót
lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng
lên.
Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết
thẹo dài bên má của ba nó nữa ...
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)

You might also like