You are on page 1of 6

ÔN TẬP GIỮA KÌ I

( ĐOẠN VĂN )
*Lòng biết ơn
Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Lòng
biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi chúng ta. Vậy lòng biết ơn là gì ? Lòng
biết ơn là ghi nhớ công lao của những người đã tạo nên thành quả cho ta hưởng thụ. Nhưng
không đơn thuần là ghi nhớ mà còn phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy thanh quả đó. Tại
sao trong cuộc sống chúng ta phải thể hiện lòng biết ơn ? Bởi vì tất cả những của cải vật chất
mà tinh thần chúng ta hưởng thụ không tự nhiên mà có. Những thanh quả đó là do thể hế cha
ông đi trước bỏ công lao động, không tiết xương máu để tạo ra những thanh quả hôm nay
chúng ta hưởng thụ. Vì thế, chúng ta phải biết ơn, giữ gìn và trân quý những thanh quả đó.
Tục ngữ có câu : “ Uống nước nhớ nguồn ”. Biểu hiện của lòng biết ơn : phải biết ơn cha mẹ
người mà đã sinh thành dưỡng dục cho ta nên người, biết ơn thầy cô người đã cho ta kiến
thức, biết ơn những người lao động chiến đấu đã cho ta nền độc lập tự do, cho ta cuộc sống
yên vui….Tuy nhiên trong xã hội ta ngày nay bên cạnh những người thể hiện lòng biết ơn,
vẫn còn tồn tại những kẻ vô ơn, bạc nghĩa, ăn chao đá bát. Họ là những người cần lên án và
phê phán. Tóm lại lòng biết ơn là một truyền thống đạo lí quý báo, chúng ta nên phải học tập
tốt truyền thống quý báo này để trở thành công dân tốt cho xã hội và đất nước.

*Lòng yêu nước

Lòng yêu nước là một truyền thống đạo lí quý báo ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Vậy
lòng yêu nước là gì ? Lòng yêu nước là tinh yêu thương đất nước đối với quê hương đất
nước, là hanh động không ngừng để xây dựng và phát triển đất nước. Lòng yêu nước là một
tinh cảm thiêng liêng cao quý của mỗi người danh cho đất nước của mình. Tại sao chúng ta
cần phải thể hiện lòng yêu nước ? Bởi vì lòng yêu nước tạo nên sức mạnh vĩ đại giúp bảo vệ
và xây dựng đất nước phát triển. Lòng yêu nước là một chìa khóa vạn năng có thể đưa đất
nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Lòng yêu nước là động lực giúp cho con người sống
có trách nhiệm hơn với gia đinh quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với
chinh bản thân mình. Khẳng định về lòng yêu nước, đất nước có rất nhiều tấm gương hy sinh
anh dũng cho nền độc lập của dân tộc như Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng
Phong, Nguyễn Văn Trỗi. Biểu hiện của lòng yêu nước là: một học sinh phải cố gắng học tập,
rèn luyện trao dồi phẩm chất đạo đức để trở thanh người công dân tốt cho đất nước. Chấp
hành tốt luật lệ giao thông, phải biết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những người
yêu nước vẫn còn tồn tại những kẻ xuyên tạc đất nước của minh. Đó là những đối tượng đáng
lên án và phê phán. Tóm lại, lòng yêu nước là một phẩm chất đạo đức cần thiết của con
người. Là học sinh em luôn trao dồi học tập tốt để đem kiến thức của minh xây dựng đất
nước giàu đẹp hơn.

*Ý chí nghị lực

Ý chí nghị lực là một đức tinh cần thiết của mỗi con người. Nó giúp chúng ta thành công
trên mỗi lĩnh vực. Vậy ý chí nghị lực là gì ? Ý chí nghị lực là dám đương đầu với những khó
khăn, gian khổ, không nản lòng với những khó khăn ấy và xem những khó khăn là những bài
học để lần sau hoàn thành tốt hơn. Tại sao chúng ta cần phải có ý chí nghị lực ? Bởi vì ý chí
nghị lực sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại để có được sự thành công. Ngược
lại nếu con người thiếu ý chí nghị lực sẽ dễ dàng nản chí và dễ thất bại. Để khẳng định đức
tinh quý báo này tục ngữ có câu “ Có chí thì nên ”. Biểu hiện của người có ý chí nghị lực là
không nản chí khi gặp khó khăn chúng ta phải dũng cảm không sợ vấp ngả. Gặp một bài toán
khó không được nản lòng mà phải cố gắng giải để được kết quả cho dù đã sai nhiều lần. Tuy
nhiên bên cạnh những người có ý chí nghị lực phi thường vẫn còn tồn tại những kẻ dễ nản chí
và chùn bước khi gặp khó khăn đó là những đối tượng đáng lên án và phê phán. Tóm lại, ý
chí nghị lực là một đức tinh quý báo cần học tập và phát huy. Bản thân em luôn rèn luyện và
trao dồi đức tính quý báo này để thanh công hơn trong học tập và cuộc sống.

*Siêng năng chăm chỉ

Siêng năng chăm chỉ là một đức tính quý báo cần thiết đối với một con người. Đức
tinh ấy sẽ giúp cho chúng ta thanh công trong cuộc sống. Vậy siêng năng chăm chỉ là gì ?
Siêng năng chăm chỉ là sự cần cù chịu khó khi làm một việc nào đó nhất là trong học tập. Tại
sao trong cuộc sống, chúng ta cần có đức tinh siêng năng chăm chỉ ? Bởi vì đức tinh quý báo
này “ Kim chỉ nam ” giúp cho chúng ta đạt được những thành quả minh mong muốn, ngược
lại nếu thiếu đức tinh tốt đẹp này thì chúng ta sẽ dễ dàng thất bại trong cuộc sống và trong
học tập. Ông bà ta thường dạy “ Cần cù bù thông minh ” đối với học sinh lời dạy trên rất chí
lí, dù không thông minh, chỉ cần siêng năng chăm chỉ, nỗ lực thì sẽ thanh công trong học tập.
Biểu hiện của sự siêng năng chăm chỉ trong học tập là cố gắng học và làm bài tập theo yêu
cầu của thầy cô. Siêng năng, cần cù hơn, tham khảo các tài liệu liên quan đến các môn học.

Tức nước vỡ bờ

(Trích)
(Nhập vai chị Dậu)

Hôm nay là ngày mồng 2 tháng 9. Thời gian trôi đi nhanh quá, thấm thoắt đã mấy chục năm trôi qua.
Trong cái tiết trời mát mẻ êm dịu của mùa thu, trong không khí tưng bừng rộn ràng cờ hoa khắp phố,
trong cảnh đất nước thanh bình, lòng tôi lại bồi hồi nhớ lại những năm tháng xa xưa, cái thuở “cả dân
tộc đói nghèo trong rơm rạ”, ngày Cách mạng chưa về…

Sau một ngày nhịn suông lại bị trói ở ngoài đình, chồng tôi được người ta trả về rũ rượi như một cái
xác chết. Tôi hoảng sợ và đau đớn hơn khi gọi mãi nhưng anh ấy chẳng tỉnh, may sao nhờ có bà con
xung quanh đến cứu giúp, chồng tôi đã từ từ mở mắt. Nước mắt tôi lăn dài trên má, không hiểu sao
người ta lại đối xử với nhau tàn nhẫn như thế.

Bà lão hàng xóm thương tình mang đến cho tôi bát gạo để nấu cháo. Được miếng ăn, tôi luống cuống
đi nấu cháo và mang ra cho chồng mình vì anh ấy đã kiệt sức do đòn roi và mấy ngày qua cũng chưa
có miếng gì trong bụng. Sức đâu mà chịu nổi.

Nhưng cuộc đời quả thật trớ trêu, khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp húp miếng nào thì…
"Sầm” – tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng hùng hổ xông vào nhà với roi song, tay thước ,
dây thừng, mặt hằm hằm sát khí. Trước sự hung hăng và dữ tợn ấy, chồng tôi hoảng quá, để bát cháo
xuống và lăn đùng ra phản, không nói được câu gì.

Tên cai lệ gõ đầu roi xuống đất, hất hàm hỏi tôi bằng cái giọng trịch thượng:

- Này, con mẹ Dậu kia, mày có nộp tiền sưu không thì bảo!

Tôi cố gắng bình tĩnh, đặt cái Tỉu ngồi xuống manh chiếu rách bươm, chắp tay van xin bọn người nhà
quan kia cho mình được khất nợ:

- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có
dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Tôi chưa kịp nói hết câu, tên cai lệ đã trợn ngược hai mắt, thật ghê tởm và đáng sợ, hắn quát xối xả
vào mặt tôi như để hả giận. Vì chồng mình, tôi vẫn thiết tha cầu xin, chỉ mong cho mình được khất
nợ, qua ngày hôm nay thôi đối với tôi lúc bấy giờ cũng thật nhẹ nhõm…Tên cai lệ vẫn bỏ ngoài tai lời
van xin cầu khẩn của tôi, giọng hầm hè hù dọa rồi ra lệnh cho tên người nhà lí trưởng:

- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!

Tên người nhà lí trưởng hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, hình như ko dám hành hạ một người đang đau
ốm, sợ xảy ra chuyện gì… Bỗng đùng đùng, tên cai lệ giật phắt cái sợi dây thừng sầm sập chạy ngay
đến chỗ chồng tôi đang nằm định trói gô anh lại. Tôi vô cùng hoảng sợ và xám mặt, vội vàng chạy lại
đỡ lấy tay hắn mà cầu xin:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

Bất ngờ hắn bịch vào ngực tôi mấy phát đau đớn và nói như hét:

- Tha này! Tha này!

Dường như chưa đủ để thỏa mãn thói tàn ác,hành hạ người khác, hắn lại sấn đến để trói chồng tôi. Đối
với tôi, chồng con là tất cả, tôi có thể chịu đau đớn tủi nhục đến mấy cũng được nhưng không thể
đứng nhìn chồng con bị hành hạ tàn nhẫn như thế. Tức quá không thể nhịn được, tôi đành liều mạng
cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Hắn vẫn không vừa, liền tát vào mặt tôi một cái mạnh như búa bổ rồi cứ sấn đến chỗ anh Dậu…Bị
dồn nén đến mức đường cùng,đã đến nước này rồi, tôi không thể chịu được nữa, dùng cái tình để van
xin cũng không được, dùng cái lý cũng không thể nào khất nợ dù chỉ một ngày…Tôi thấy mình đã
quá cam chịu nhẫn nhục, nghiến hai hàm răng, tôi quát:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tên cai lệ vẫn hung hãn bước tới chỗ chồng tôi. Bất giác, tôi túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa, bịch cho
mấy phát vào bụng. Tôi vớ được cây gậy của hắn, hai bên giằng co nhau, áp vào vật nhau rồi túm tóc
lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Dường như sức lẻo khoẻo của những người nghiện ngập lại
không bằng được với sức của người đàn bà lực điền như tôi, nhất là trong khi lòng ngập nỗi oan ức,
căm phẫn.

Tôi vẫn chưa nguôi cơn giận, cứ nghĩ đến cảnh chồng mình sắp bị hành hạ là ruột gan cứ như nóng
lên, bất chấp hậu quả ra sau tôi cũng không sợ, lúc này tôi không còn thấy sợ, dẫu tôi cũng thừa biết
rằng đụng tới cai lệ và người nhà lí trưởng cứ như đụng với “trời”, sẽ không sống được bình yên
nhưng biết làm sao đây! Tôi đã nhịn quá nhiều và đã đến lúc không thể nhịn được nữa…

Chồng tôi thấy vậy cũng sợ, hình như anh ấy đang định nói điều gì với tôi nhưng vì mệt quá, ngồi lên
lại nằm xuống vừa run vừa kêu:

- U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.

Tôi thẳng thừng và dứt khoát mãnh liệt:

- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Những dòng hồi ức bị cắt ngang khi tiếng gọi của hàng xóm của tôi vang lên. Tôi trở lại với hiện thực
cuộc sống nhưng những cảm xúc mãnh liệt lúc tôi dám đứng lên đánh lại bọn cai lệ và người nhà lí
trưởng thì vẫn còn nguyên vẹn như mới xảy ra. Con giun xéo mãi cũng quằn, khi sự chịu đựng áp bức
của con người đến một giới hạn nào đó sẽ trở thành tức nước vỡ bờ và bộc phát mạnh mẽ. Tôi chưa
bao giờ hối hận về những việc làm ngày đó và sau này tôi cũng sẽ dạy dỗ các con mình để cho chúng
biết đứng lên đấu tranh vì lẽ phải.

Dàn ý

(Lão Hạc)

(Kể lại chuyện bán chó)

1.Mở bài (giới thiệu tên và hoàn cảnh của nhân vật em đóng vai)

- Tôi là Lão Hạc — một người nông dân nghèo trong xã hội cũ

- Cả cuộc đời tôi là một chuỗi bất hạnh liên tiếp, dai dẳng và triền miên: vợ chết, tôi sống cảnh gà
trống nuôi con, khi con trai trưởng thành, phẫn uất vì không đủ tiền cưới vợ cũng đã bỏ đi làm đồn
điền cao su lão sống thui thủi trong cảnh già cùng với con chó vàng — kỉ vật của con trai để lại. Phải
trái qua bao day dứt, đau đớn, tôi mới thực hiện quyết định này. Để rồi sau khi bán con chó vàng, tôi
như rơi vào một cuộc khủng hoảng tâm lí — ân hận vì trót lừa một con chó.

2. Thân bài (kể lại chuyện bán cậu vàng [lưa ý: giữ nguyên lời nói nhân vật])

- Tôi quý con Vàng lắm. Dù gì cũng là một kỉ vật, một chỗ dựa tinh thần cuối cùng trong cảnh già.
Vợ tôi mất đi, tất cả những gì yêu thương tôi dồn cả vào cậu con trai. Nhưng nhà tôi nghèo quá,
không đủ tiền cưới vợ cho con, con tôi bỏ đi.

- Cậu vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của tôi. Tôi chăm lo cho nó chu đáo lắm. Tôi ăn gì
cũng cho nó ăn theo. Cậu vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ.

- Nhưng rồi những trận ốm nặng khiến tôi tiêu hết cả chỗ tiền bòn. Tôi đành bán chó. Chuyện tưởng
chỉ đơn giản như vậy như người ta bán đi con vật nào đó trong căn nhà nhưng đối với tôi, chuyện bán
con Vàng là to tát lắm.

- tôi không biết chia sẻ nỗi đau này với ai bèn tìm đến ông Giáo — một người hàng xóm thân thiết
của tôi.

- Lão cố làm ra vui vẻ nhưng thật ra tôi cười như mếu và đôi mắt đã ầng ậng nước.

- Thấy tôi như thế, ông Giáo liền hỏi ngay: "Thế nó cho bắt à?"

- Không ngờ nó lại đụng đến nỗi đau đang chi chực dâng lên trong lòng tôi và cứ thế à mặt tôi co
dúm lại, những nếp nhăn xô vào nhau, ép cho nước mắt chảy ra... Tôi mếu máo như con nít.

- Tôi hu hu khóc. Những giọt nước mắt khó khăn tưởng không thể có ở cái tuổi gần xa trời đã rơi vì
thấy mình có lỗi với chú chó vàng. Tôi khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai doạ nạt và quát mắng.
- Ông Giáo ngồi im lặng nghe câu chuyện của tôi, tôi bồi hồi kể lại chuyện bán chó mà thực chất để
tự xỉ và mình. Tôi nói:"khốn nạn ông Giáo ơi! Nó có biết gì đâu..."

- Một câu chửi thề, một lời tự trách, con chó được tôi cô như một đứa con mà mình chẳng khác gì
một ông già chuyên lừa lọc. Tôi tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc nó bị trói chặt cả bốn
chân lời trách móc nặng nề:"A! Lão tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này
à?".

- Thế rồi tôi cũng nguôi dần nhờ sự động viên, khích lệ thêm chút an ủi của ông Giáo:"Thôi thì đằng
nào cũng chết rồi ".

- Tôi chua chát bảo:"kiếp con chó là kiếp khổ, thì ta hoá kiếp cho nó làm kiếp người, may ra sung
sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn".

- Cái câu nói của tôi thốt lên dường như chua xót biết bao . Chắc gì cái kiếp của tôi đã sung sướng
hơn kiếp chó. Còn tôi vẫn phải sống kiếp người mà nào có ra gì. Và rồi đây, cái chết của tôi đâu có
nhẹ hơn cái chết cậu Vàng.

3.Kết bài

- Tình yêu của tôi đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật. Cậu Vàng là kỉ
niệm, là nơi duy nhất tôi ngày ngày tâm sự chuyện mình. Nói chuyện với Cậu, tôi có cảm giác như
đang được gần cậu con trai yêu quý.

- Câu chuyện bán đi Cậu Vàng mãi còn day dứt trong lòng tôi...

You might also like