You are on page 1of 2

d) Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý

* Quan niệm về chân lý


Chân lý là một vấn đề được đề cập nhiều trong lịch sử triết học, tuy
nhiên chưa có đại biểu triết học nào trước và ngoài triết học duy vật biện chứng
có quan niệm hoàn chỉnh, đúng đắn về chân lý. Theo quan điểm triết học Mác -
Lênin, chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn
kiểm nghiệm. Chân lý phải được hiểu như một quá trình, bởi lẽ bản thân sự vật
có quá trình vận động, biến đổi, phát triển và sự nhận thức về nó cũng phải được
vận động, biến đổi, phát triển. Vì vậy, nhận thức chân lý cũng phải là một quá
trình
Các tính chất của chân lý
- Tính khách quan
Chân lý là tri thức chứ không phải bản thân hiện thực khách quan,
nhưng tri thức đó phải phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn
kiểm nghiệm là đúng.
Tính khách quan của chân lý là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh
của nó đối với ý chí chủ quan của con người; nội dung của tri thức phải phù hợp
với thực tế khách quan chứ không phải ngược lại. Điều đó có nghĩa là nội dung
của những tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, không
phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn trong nhận thức; trái lại,
nội dung đó thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan qui định.
- Tính tương đối và tính tuyệt đối
Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy
đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức đã đạt được với hiện thực khách quan
mà nó phản ánh. Điều đó có nghĩa là giữa nội dung của chân lý với khách thể
được phản ánh chỉ đạt được sự phù hợp từng phần, từng bộ phận, ở một số mặt,
một số khía cạnh nào đó trong những điều kiện nhất định.
Tính tuyệt đối của chân lý là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa
nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Về nguyên tắc, chúng
ta có thể đạt đến chân lý tuyệt đối. Bởi vì, trong thế giới khách quan không tồn
tại một sự vật, hiên tượng nào mà con người hoàn toàn không thể nhận thức
được. Khả năng đó trong quá trình phát triển là vô hạn. Song, khả năng đó lại bị
hạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau, của từng thực
tiễn cụ thể và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượng
được phản ánh. Do đó chân lý có tính tương đối.
- Tính cụ thể của chân lý
Không có chân lý trừu tượng, chung chung, chân lý luôn là cụ thể bởi lẽ,
chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm
nghiệm. Do đó, chân lý luôn phản ánh sự vật, hiện tượng ở trong một điều kiện
cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong một không gian và thời gian xác
định. Thoát ly những điều kiện cụ thể này sẽ không phản ánh đúng đắn sự vật,
hiện tượng. Vì chân lý luôn cụ thể, nên phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong
nhận thức và hành động. Nhận thức sự vật phải gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể. Chân lý là cụ thể nên bắt chủ thể nhận thức phải sáng tạo trong hoạt động
thực tiễn.

CÂU HỎI : vì sao nói chân lý bao giờ cũng nói là chân lý khách quan ?
Bởi vì chân lý là khách quan không phải vì nó tồn tại ở đâu đó ở bên ngoài và
độc lập với sự nhận thức của con người mà vì nội dung phản ánh của nó là
khách quan là phù hợp với khách thể nhận thức . Chẳng hạn giấy tự nhiên có
trước con người và loài người đó là 1 sự kiện khách quan chứ không phải là
chân lý nhưng khoa học khẳng định rằng giấy tự nhiên có trước con người và
loài người thì kết luận này là chân lý khách quan bởi vì kết luận này phù hợp
với sự kiện khách quan đó

You might also like