You are on page 1of 3

 với điều kiện cụ thể.

+ Mâu thuẫn của hiện thực là biện chứng, nhưng con người có thể nhìn nhận mâu thuẫn như là
mâu thuẫn hình thức hoặc mâu thuẫn biện chứng bởi sự vật vừa tồn tại với tư cách chỉnh thể,
vừa tồn tại với tư cách bộ phận.
+ Cách nhìn khác nhau đưa đến giải pháp khác nhau.
2.3. Quy luật phủ định của phủ định
 Vị trí, vai trò của quy luật:
 Là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
 Chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
2.3.1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng
 Sự phủ định là sự thay thế sự vật cũ bằng sự vật mới
 Phủ định biện chứng là phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo
 Tính chất của phủ định biện chứng:
 Phủ định biện chứng mang tính khách quan: phủ định tự thân do mâu thuẫn bên trong
sự vật quy định
 Phủ định biện chứng mang tính kế thừa: nguyên tắc kế thừa phải có chọn lọc và phát
triển
2.3.2. Phủ định của phủ định
 Phủ định của phủ định là sự phủ định đã qua một số lần phủ định biện chứng để đưa sự vật
dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn, hoàn thành một
chu kỳ phát triển.
 Từ chiếc máy tính thuộc thế hệ đầu tiên do kỹ sư Konrad Zuse hoàn thành (1936) đến các thế
hệ máy tính hiện nay phải trải qua rất nhiều lần không ngừng hoàn thiện
 Tính chất của phủ định của phủ định
 Tính khách quan và tính kế thừa vì phủ định của phủ định là phủ định biện chứng
 Tính chu kỳ: Phủ định của phủ định hoàn thành một chu kỳ phát triển của sự vật, làm
cho sự vật dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu.
 Tính phát triển về CHẤT: Phủ định của phủ định là phủ định đã qua một số lần phủ định
biện chứng, bao hàm trong nó sự chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập, làm xuất
hiện một sự vật mới trong đó khôi phục lại một số đặc trưng của cái xuất phát ban đầu
nhưng trên cơ sở mới cao hơn về chất.
 Sự phát triển của sự vật thông qua sự phủ định của phủ định có tính chất chu kỳ như vậy tạo
thành một con đường xoáy ốc đi lên.
 Tư bản không ngừng lớn lên nhờ quá trình không ngừng trút bỏ các hình thái hiện tồn. Đây
chính là hình thức phát triển có tính chu kỳ: Lặp lại hình thức ban đầu nhưng trên cơ sở cao
hơn về lượng và chất
 Lịch sử nhân loại phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao: HTKT-XH CS
Nguyên thủy -> HTKT-XH CH Nô lệ -> HTKT-XH Phong kiến -> HTKT-XH TBCN -> HTKT-XH
CSCN
2.3.3. Ý nghĩa phương pháp luận
 Sự phát triển diễn ra phức tạp ➔ cần có thái độ lạc quan, tin tưởng, tránh hoang mang, dao
động…
 Cần phải kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ định sạch trơn
 Cần phát hiện ra cái mới đích thực và tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ, chống thái độ kế
thừa nguyên xi

III. Lý luận nhận thức


1. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
1.1. Nhận thức và các trình độ của nhận thức
 Khái niệm NHẬN THỨC: Nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra những tri thức về thế giới
khách quan
 Yếu tố đặc trưng cho nhận thức là TRI THỨC
 Giác quan - cổng vào của thông tin
+ Thị giác
+ Thính giác
+ Khứu giác
+ Vị giác
+ Xúc giác
 Các nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
 Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người.
 Thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người là vô hạn. Nhận thức là sự phản
ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Về nguyên tắc, không có cái gì là không
thể nhận thức được, chỉ có cái con người chưa nhận thức được mà thôi.
 Khẳng định nhận thức là quá trình phản ánh sáng tạo, tích cực, tự giác và biện chứng,
tiến từ chưa biết đến biết, từ biết chưa sâu sắc đến sâu sắc hơn.
 Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích và
là tiêu chuẩn của chân lý.
 Các cấp độ của nhận thức:
 Dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng: Nhận thức kinh nghiệm; Nhận
thức lý luận
 Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự thâm nhập vào bản chất của sự vật: Nhận thức
thông thường; Nhận thức khoa học
1.2. Phạm trù thực tiễn
 Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất - cảm tính có mục đích, có tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
 Tính chất cơ bản của thực tiễn: 
 Tính trực quan cảm tính: Thực tiễn là hoạt động vật chất hướng đến cải tạo thế giới
khách quan vì sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người
 Thực tiễn là hoạt động vật chất – cảm tính của con người (không phải là toàn bộ hoạt
động của con người, không phải là toàn bộ thế giới vật chất)
 Tính mục đích: Thực tiễn là hoạt động có ý thức, có tính mục đích – KHÁC VỚI hoạt
động mang tính bản năng
 Tính lịch sử - xã hội: VÌ: Quan hệ của con người với tự nhiên và giữa con người với
nhau không ngừng phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Thực tiễn không phải là
những hoạt động thuần túy mang tính cá nhân mà luôn bị quy định bởi những điều kiện
lịch sử - xã hội cụ thể, vì vậy thực tiễn không bất biến mà thay đổi tùy vào hoàn cảnh
lịch sử - xã hội
 Đặc trưng của hoạt động thực tiễn:
 Đây là hoạt động vật chất của con người, không đồng nhất với quá trình vật chất diễn ra
trong hiện thực khách quan → Thực tiễn khác thực tế.
 Đây không phải là hoạt động tinh thần thuần túy của con người, mà là hoạt động vật
chất có ý thức của con người.
 Đây là hoạt động vật chất có mục đích, có tính lịch sử - xã hội, không phải là những hoạt
động bản năng, hoạt động cá biệt của con người.
 Thực tiễn không phải là bản thân thế giới khách quan (khách thể), cũng không phải là
con người (chủ thể) mà là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, là sự tác động biện
chứng trong đó con người – chủ thể mang tính tích cực, sáng tạo tác động vào khách
thể, trên cơ sở đó nhận thức và biến đổi khách thể, đồng thời nhận thức và biến đổi
ngay chính bản thân chủ thể.
 Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:
 Hoạt động sản xuất vật chất: Là hoạt động đầu tiên và căn bản nhất, tạo ra của cải vật
chất nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của con người, giúp con người hoàn thiện cả
bản tính sinh học và xã hội
 Hoạt động chính trị - xã hội: Là hoạt động nhằm biến đổi các mối quan hệ xã hội để thúc
đẩy xã hội phát triển 
 Hoạt động thực nghiệm khoa học: những quá trình nghiên cứu khoa học không chỉ xảy
ra trong tư duy nhà nghiên cứu mà còn được thí nghiệm, thực nghiệm và ứng dụng
trong hiện thực
 Vai trò của hoạt động sản xuất vật chất:
 Tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu quyết định sự sinh tồn của con người, không
có hoạt động sản xuất vật chất thì không thể có các hình thức hoạt động thực tiễn khác.
 Các hình thức hoạt động thực tiễn khác suy đến cùng đều xuất phát từ thực tiễn sản
xuất vật chất và phục vụ thực tiễn sản xuất vật chất.
1.3. Vai trò của thực tiễn với nhận thức: 
 Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý
 Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
 Nhận thức xuất phát từ thực tiễn, từ nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
 Hoạt động thực tiễn giúp con người nhận thức thế giới sâu sắc hơn
 Thực tiễn là động lực của quá trình phát triển nhận thức: Thực tiễn luôn biến đổi, luôn đặt ra
những yêu cầu, nhiệm vụ m

You might also like