You are on page 1of 5

Nhóm 10 - Thành viên nhóm 27/11/2023

STT Họ và tên MSSV

1 Phạm Đoàn Phương Trang 2351010575


(nhóm trưởng)

2 Nguyễn Hữu Huy 2351010192

3 Cái Hoàng Ngọc 2351010348

4 Phạm Trần Anh Khoa 2351010234

5 Lê Nguyễn Tú Anh 2351010020

6 Diệp Chấn Khiêm 2351010229

7 Patthammavog Phinlavanh 2351010711

8 Jiengsuliya Dorkyar 2351010668

9 Nguyễn Ngọc Minh Khôi 2351010244

10 Nguyễn Minh Vũ 2351010637


CHÂN LÝ LÀ GÌ?

PHÂN TÍCH CÁC TÍNH CHẤT CỦA CHÂN LÝ

LIÊN HỆ THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ


CHÂN LÝ

I. Khái niệm về chân lý:

- Chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được kiểm
nghiệm bởi thực tiễn.

- Khái niệm chân lý không đồng nhất với khái niệm tri thức, cũng không đồng
nhất với khái niệm giả thuyết; đồng thời, chân lý cũng là một quá trình: “tư
tưởng con người không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im, chết
cứng, một bức tranh đơn giản, nhợt nhạt, không khuynh hướng, không vận
động”

- Chân lý thuộc về vấn đề nhận thức. Vì nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt đến
chân lý, nghĩa là đạt đến tri thức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan;
nhưng không phải là sự nhận thức nói chung, mà là sự nhận thức đúng về hiện
thực khách quan.

Khái niệm chân lý khi xét về bản chất:

Chân lý chính là sự nhận thức một cách đúng đắn hiện thực khách quan của con
người. Các chân lý phải đến từ kiến thức mà loài người quan tâm. Qua đó thực
hiện hoạt động chứng minh tính đúng đắn của nó.

Không có một loại chân lý nào nằm ngoài nhận thức của con người. Bởi vì kiến
thức này phải được tiếp cận và tiếp thu hiệu quả trên thực tế. Chân lý tồn tại độc
lập với nhân loại. Tuy nhiên lại mang đến kết quả của kiến thức đối với thực
tiễn của con người.
Các phân tích nhận thức: Nhận thức chân lý phải là một quá trình bởi lẽ bản
thân sự vật có quá trình vận động, biến đổi, phát triển và sự nhận thức về nó
cũng phải được vận động, biến đổi, phát triển.

Nhận thức của con người không đứng yên mà sẽ thay đổi theo thời gian để ngày
càng đến gần chân lý hơn. Các chân lý vì thế mà cũng được công nhận nhiều
hơn.

Quan niệm “chân lý là điều mà hầu hết mọi người cùng nghĩ như nhau” là một
định nghĩa hoàn toàn không chuẩn xác, vì đôi khi đa số hay đám đông thì vẫn
mắc sai lầm. Bởi vậy mà các tính chất thực tế, khoa học chứng minh mới được
xem là sự tồn tại đúng của chân lý.

Con người phải có được kiến thức, được tiếp cận nhiều hơn với thế giới để thực
hiện nghiên cứu.

Ví dụ: chân lý: “không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là ngược lại, trái
đất xoay quanh mặt trời”. Nếu khi coi mặt trời đứng yên, ta có thể thấy trái đất
đang chuyển động và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có trái đất quay
quanh mặt trời mới là chân lý đúng đắn.

II. Các tính chất của chân lý


- Tính khách quan: chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý chí
chủ quan của con người; nội dung của tri thức phải phù hợp với thực tế khách
quan. Nội dung đó thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy
định, không phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn trong nhận
thức.

Ví dụ: 1) Quan niệm “không phải mặt trời xoay quanh trái đất mà là ngược
lại, trái đất xoay quanh mặt trời” là phù hợp với thực tế khách quan. Nó
không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã từng có từ trước. Mang đến
các kiến thức đúng đắn, được chứng minh bằng các hoạt động nghiên cứu
khoa học.

2) Sự phù hợp giữa quan niệm “quả đất có hình cầu chứ không phải
hình vuông” là phù hợp với thực tế khách quan. Nó không phụ thuộc vào
quan niệm truyền thống đã từng có hàng nghìn năm trước thời Phục hưng.
Từ đó giúp con người tiếp nhận, nhận thức được nhiều hơn về thế giới xung
quanh.
- Tính cụ thể :chân lý luôn phản ánh sự vật, hiện tượng ở trong một điều
kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong một không gian và
thời gian xác định.

Ví dụ: 1) Thời phong kiến, phụ nữ phải theo tiêu chuẩn Tam tòng tứ đức
(Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử)

2) Mọi nhà khoa học khi phát biểu định lý đều kèm theo các điều
kiện xác định nhằm đảm bảo tính chính xác của nó: “Trong giới hạn của
mặt phẳng, tổng các góc trong của một tam giác là 180 độ; nước sôi ở
100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe,…”. Do đó
tùy thuộc vào các điều kiện cố định mà hệ quả mới tồn tại.

- Tính tương đối và tính tuyệt đối:

● Chân lý tuyệt đối là những tri thức phản ánh đúng và đầy đủ, toàn diện
hiện thực khách quan ở một giai đoạn lịch sử cụ thể xác định. Tức là ý
thức có thể xác định đúng đắn hành vi của con người trong một thời gian
nhất định, trong một phạm vi nhất định và trong những điều kiện nhất
định.

➔ Ví dụ: những sản phẩm văn minh của nhân loại như: những chiếc ô
tô đang chạy trên đường, những chiếc máy bay đang bay trên bầu
trời mà bạn nhìn thấy,những chiếc điện thoại đang cầm trên tay và
những chiếc tivi đang treo ở trên tường... Thực ra, chúng đều được
hoàn thành dưới sự dẫn dắt của chân lý tuyệt đối chính xác

● Chân lý tương đối thực ra chính là những chân lý không chính xác tuyệt
đối. Nó là những tri thức đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ, nó mới
phản ánh đúng một mặt, một bộ phận nào đó của hiện thực khách quan
trong những điều kiện giới hạn xác định. Tương đối ở đây là do điều kiện
lịch sử chế ước, chứ không phải phản ánh sai.

➔ Ví dụ: 1) các sản phẩm như ô tô, máy bay, điện thoại di động và
tivi bị lỗi chất đống trong kho nhà máy.

2) Quan điểm về đạo đức và giá trị về hôn nhân, gia đình có
thể thay đổi theo thời gian và văn hóa, không phải là tuyệt đối và không
thay đổi.
● Sự phân biệt giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối chỉ là tương
đối, đường ranh giới này có thể vượt qua được.

➔ Mối quan hệ giữa chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối đó


chính là: Chân lý tuyệt đối là sự tổng hợp vô tận những chân lý
tương đối. Có những chân lý tương đối đang đợi để phát triển thành
chân lý tuyệt đối

Liên hệ thực tiễn

- Chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công và
tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

- Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ song trùng
trong quá trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát
triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý
mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn.

- Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong
hoạt động nhận thức con người phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý,
phải coi chân lý cũng là một quá trình, đồng thời phải thường xuyên tự giác vận
dụng chân lý vào trong hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao
hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và xã hội .

- Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức đó
vào trong các hoạt động kinh tế – xã hội, nâng cao hiệu quả của những hoạt
động đó về thực chất cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trong
thực tiễn hiện nay.
- Ví dụ thực tiễn về chân lý:
● Nhà bác học Galilê tìm ra định luật về sức cản của không khí.
● Trái đất quay quanh mặt trời
● Không có gì quý hơn độc lập tự do
● Nước sôi khi đạt đến 100 độ

You might also like