You are on page 1of 2

XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CỦA CÁC QPPL SAU:

Nhóm 11: Chủ đầu tư dự án bất động sản có quyền bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình
xây dựng hình thành trong tương lai (Khoản 1 Điều 54 Luật kinh doanh BĐS 2014)
Nhóm 12: Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi
lao động tối thiểu (Khoản 3 Điều 35 Hiến pháp 2013)
Nhóm 2: Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người
gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự (Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Hình sự 2015)
Nhóm 3: Người nào giao cho người không có giấy phép lái tàu hoặc người đang trong tình trạng
có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có
sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo
quy định của pháp luật điều khiển phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại thuộc một
trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; (b) Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
(c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương
cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; (d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng (Khoản 1 Điều 271 Bộ luật Hình sự 2015)
Nhóm 9: Trường hợp bên mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư nếu thuộc diện chưa nộp hồ sơ
đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó và có nhu cầu
thì được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở; bên nhận chuyển nhượng hợp đồng có trá ch
nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư (Khoản 2
Điều 123 Luật Nhà ở 2014)
Nhóm 10: Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc
thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng
trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý (Khoản 6 Điều 683 Bộ
luật Dân sự 2015)
Nhóm 1: Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện
nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu
người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật
(Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015)
Nhóm 4: Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công
việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao
thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho
bên được ủy quyền một thời gian hợp lý (Điều569 Bộ luật Dân sự 2015)
Nhóm 5: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao
nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được
chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Khi bên mua nhận được chứng
từ sở hữu hàng hoá; 2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của
bên mua. (Điều 59 Luật Thương mại 2005)
Nhóm 6: Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá
đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng
thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán
không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng
mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá
công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiệ (Khoản 2 Điều 66 Luật Thương mại 2005)
Nhóm 7: Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện
pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu
cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động
làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn
trong 01 năm; Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong l01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý
bằng văn bản. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp
do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao
động làm công việc khác so với hợp đồng lao động (Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019)
Nhóm 8: Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng
tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc
không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu
người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản
của mình để bồi thường (Khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015)
Nhóm 13: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không
được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất
đó: (a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; (b) Con thành niên mà không có khả năng lao
động (Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015)

You might also like