You are on page 1of 2

BẤT CẬP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP BTTH DO HÀNH

VI LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


Thứ nhất, các khiếu kiện liên quan đến BTTH do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra
đã xảy ra thường mang tính nhỏ, lẻ, chỉ diễn ra ở một địa phương cụ thể như cấp xã hoặc
cấp huyện, chủ yếu liên quan đến hành vi xả nước thải, khí thải độc hại gây ô nhiễm như
lúa chết vì khói lò gạch, cá chết do nước thải ô nhiễm.
Ví dụ như vụ kiện Công ty giấy Bắc Hà vào năm 2017 tại tỉnh Bắc Giang do hành vi xả
nước thải và khói làm khoảng 70 hộ dân bị thiệt hại về sức khoẻ và tài sản.
Ban đầu vào tháng 8/2017, có 5 hộ dân khởi kiện tranh chấp ra Toà án thành phố Bắc
Giang, sau đó rút xuống còn 4 hộ. Đến tháng 2/2018, Toà án thụ lý các đơn khởi kiện thì
chỉ còn 2 nguyên đơn tiếp tục theo kiện. Tuy nhiên, sau khi các phiên toà được diễn ra từ
tháng 8/2018 đến tháng 1/2019 thì chỉ còn 1 nguyên đơn là ông Thân Văn Cảnh tiếp tục
vụ kiện qua các giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm.
Kết quả của vụ kiện trên là theo bản án sơ thẩm đã tuyên vào ngày 31/1/2019 thì: Toà bác
bỏ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn do Công ty Bắc Hà đã bị xử phạt hành chính do
hành vi xả thải gây ô nhiễm nhưng sau đó đã khắc phục bằng việc xây dựng hệ thống xử
lý chất thải, đồng thời, Nguyên đơn đã không chứng minh được rằng nguồn nước ô
nhiễm là nguyên nhân của việc sụt giảm sản lượng lúa”.
Ngoài ra, các vụ việc về BTTH do hành vi làm ô nhiễm môi trường trong thời gian qua
thường tập trung khiếu kiện những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và lợi ích hợp
pháp khác của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại mà chưa tính đến những thiệt hại về mức suy
giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự nhiên.
Thứ hai, hầu hết các tranh chấp về BTTH do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra
hiện nay đều được giải quyết thông qua thương lượng. Chúng ta có thể nhìn vào các con
số thống kê của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Bộ Công an, từ năm
2011 đến năm 2020, toàn lực lượng đã phát hiện gần 180.000 vụ vi phạm pháp luật về
môi trường nhưng theo số liệu của Toà án nhân dân tối cao, toà chỉ thụ lý khoảng gần
3000 vụ về môi trường (khoảng gần 2% vụ được giải quyết qua toà án). Một số vụ kiện
liên quan tới hành vi gây ô nhiễm môi trường hoặc gây suy thoái môi trường mà hệ thống
Tòa án đã phải đối mặt để giải quyết như: vụ khởi kiện Công ty Ba Lá Xanh (do Tòa án
nhân dân tỉnh Long An giải quyết); vụ bồi thường do ruộng bị nhiễm phèn ở TP. Hồ Chí
Minh; vụ bồi thường cá chết ở Thốt Nốt  năm 2008 (Cần Thơ).
Một trong những lý do chủ yếu là xuất phát từ sự rườm rà, phức tạp trong quy trình tố
tụng tại Tòa án cũng như những hạn chế về trình độ pháp lý của người dân, do đó phương
thức khởi kiện thường vấp phải sự khước từ của đa số các chủ thể bị thiệt hại. Giải pháp
thương lượng trong trường hợp tranh chấp về môi trường lại thường không phải là giải
pháp tối ưu. Khác với nhiều loại tranh chấp khác, các tranh chấp về môi trường đòi hỏi
phải được giải quyết nhanh chóng bởi những thiệt hại này càng kéo dài càng khó khắc
phục. Trong khi đó, quá trình thương lượng luôn phụ thuộc vào thiện chí của các bên, do
đó, nó có thể kéo dài vô thời hạn. Chưa kể đến những mặt trái của quá trình đàm phán, có
thể kết quả đàm phán sẽ đạt được lợi ích của các bên nhưng chưa chắc đã tốt cho môi
trường, đối tượng bị thiệt hại.
Thứ ba, việc giải quyết các tranh chấp thường diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài.
Vụ tràn dầu tại Vịnh Gành Rái, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào tháng 9/2001 kéo dài hơn 6
năm…Chưa kể đến việc lại phải mất thêm một khoảng thời gian không hề ngắn để số tiền
bồi thường có thể đến tận tay người thật sự bị thiệt hại.
Thứ tư, nhìn một cách tổng quát, trong hầu hết các vụ tranh chấp, mức bồi thường mà
bên chủ thể bị thiệt hại đạt được cuối cùng thường rất thấp so với mức thiệt hại đã xảy ra
trên thực tế. Ví dụ: Một hộ dân bị thiệt hại hơn 30 tấn cá với tổng giá trị hơn 800 triệu
đồng do hành vi gây ô nhiễm môi trường của hai công ty Men Mauri Việt Nam và Công
ty cổ phần Mía đường La Ngà (Đồng Nai) gây ra, nhưng chỉ “Nhận được 140 triệu tiền
đền bù, chỉ đủ trả nợ lãi số tiền bị thiệt hại hơn một năm qua đã đi vay.
Thứ năm, việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm đôi khi là rất
khó khăn. Việc gây ô nhiễm một vùng rộng lớn thường không chỉ do một chủ thể nào đó
gây ra mà thường liên quan đến nhiều chủ thể khác nữa. với các vụ tràn dầu thì việc xác
định nguồn gốc gây ô nhiễm lại càng khó khăn hơn do trình độ chuyên môn, phương tiện
kĩ thuật chưa đủ đáp ứng mà đôi khi các vụ việc trên lại mang tính chất quốc tế. Đây
chính là nguyên nhân lý giải tại sao hiện nay có đến hơn 77% sự cố tràn dầu đã xảy ra
nhưng chúng ta không thể yêu cầu BTTH từ phía các chủ thể gây thiệt hại hoặc đang
trong quá trình giải quyết.
Thứ sáu, việc giải quyết vấn đề “hậu tranh chấp” vẫn đang gặp nhiều rắc rối ở không ít
các địa phương sau khi tiền BTTH được chi trả. Những rắc rối trong việc chi trả tiền đền
bù thiệt hại ở khu dân cư Ngọc Tỉnh, thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
là một điển hình. “Sự việc bắt đầu từ năm 2006, khi khí thải của Công ty Supe phốt phát
và hóa chất Lâm Thao gây thiệt hại đối với rau màu của nhân dân khu dân cư Ngọc Tỉnh,
và đến cuối năm 2006, hai công ty đã bồi thường theo kiến nghị của khu dân cư. Song
đáng tiếc, việc nhận chi trả số tiền trên cho nhân dân của trưởng khu dân cư không đúng
với thực tế mà chủ thể gây thiệt hại hỗ trợ đền bù, do vậy, đã gây nên bức xúc cho người
dân trong khu. Cụ thể, vụ việc được xác minh như sau: số tiền mà hai công ty bồi thường
cho người dân được gửi về UBND thị trấn cuối năm 2006 là 111.119.133 đồng. Tuy
nhiên, sau khi nhận tiền về, trưởng khu dân cư không họp dân, không thông báo với chi
bộ khu mà tự ý cắt 10% trong tổng số tiền trên để chi trả một số việc mà không có sự
đồng ý của nhân dân

You might also like