You are on page 1of 3

CÂU HỎI TỰ CHỌN

Câu 2: Định nghĩa vật chất của Lenin đã giải quyết khoa học về vấn đề cơ bản của
triết học.
Nhận định trên là đúng. Vì căn cứ vào nội dung định nghĩa vật chất của triết học Mac-
Lenin, ta có:
Vật chất theo định nghĩa của V.I.Lenin là “một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Với định nghĩa vật chất, Lenin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là vật
chất có trước, là tính thứ nhất, là cội nguồn của ý thức; còn ý thức là cái có sau, tính thứ
hai, là cái phụ thuộc vào vật chất:
+Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức con người, vật chất tồn tại độc
lập với ý thức. Vật chất là cái mà khi tác động vào ý thức của con người thì đem lại cho
con người cảm giác.
+Ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó. Con người có khả năng
nhận thức thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại, phản ánh của con người
đối với thực tại khách quan. Ví dụ bông hoa có màu đỏ, nếu coi bông hoa là một dạng tồn
tại của vật chất thì chính sự tồn tại đó nằm ngoài ý thức của con người. Bản thân con
người nhận thấy được màu sắc, hình dáng của bông hoa chẳng qua là sự sao chép lại,
phản ánh lại của ý thức.
Câu 11: Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát
triển
Đây là nhận định đúng. Vì căn cứ vào nội dung quy luật phủ định của phủ dịnh của triết
học Mac-Lenin, ta có:
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, chỉ
ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ
sự vật, hiện tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay
đổi với tính kế thừa trong sự phát triển.
Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự vật ấy,
những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ. Khi đó, sự phủ định biện
chứng lần 1 diễn ra: Sự vật ban đầu không còn nữa mà bị thay thế bằng sự vật mới, trong
đó những nhân tố tích cực của sự vật ban đầu được giữ lại. Tuy nhiên, sau một thời gian,
sự vật mới ra đời ở trên lại bị phủ định bằng sự vật mới khác. Đó là sự phủ định lần 2. Cứ
thế tiếp tục, tùy vào sự vật sẽ có phủ định lần 3, lần 4…, lần n. Sau 2 hoặc nhiều lần phủ
định, sẽ có một sự vật mới dường như lặp lại (rất giống) với sự vật ban đầu, song không
phải là sự trùng lặp hoàn toàn với sự vật ban đầu đó, mà ở nấc thang cao hơn; nó được bổ
sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực đối với sự phát triển tiếp
tục của nó. Sau 2 hoặc nhiều lần phủ định dẫn đến sự xuất hiện sự vật mới mà dường như
lặp lại sự vật ban đầu thì ta có một chu kỳ phát triển. Ở đây có sự  phủ định của phủ
định.

VD: một quả trứng trong điều kiện được ấp (dạng khẳng định). Quả trứng nở ra chim mái
non (phủ định lần 1). Chim mái sau khi lớn lên tạo ra những quả trứng mới (phủ định lần
2). Từ ví dụ trên ta thấy, từ một quả trứng thành nhiều quả trứng, tức là ờ đó có sự phát
triển ở nấc thang cao hơn, đó cũng là kết quả phủ định của phủ định.

Câu 13: Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm tra nhận thức của con người
Cách 1: Đây là nhận định sai. Căn cứ vào lý luận nhận thức của triết học Mac-Lenin:
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ. Nhận thức là quá trình
tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con
người.
Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, quan điểm thực tiễn yêu cầu phải lấy thực tiễn
làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của kết quả nhận thức, hay nói cách khác là kiểm tra
chân lý. Mà nhận thức luôn là quá trình tiệm cận với chân lý, nhưng không bao giờ đạt
đến chân lý. Chân lý mang tính khách quan không phụ thuộc vào chủ quan con người,
trong khi nhận thức lại mang theo thái độ chủ quan của chủ thể.
Cách 2: Đây là nhận định đúng. Căn cứ vào lý luận nhận thức của triết học Mac-Lenin:
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ. Nhận thức là quá trình
tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể thông qua hoạt động thực tiễn của con
người.
Thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đạt được trong
nhận thức. Đồng thời nó bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn
thiện nhận thức. Nhờ có thực tiễn kiểm nghiệm, chứng minh mà ta xác định được đâu là
cái hợp quy luật, đâu là cái tri thức đúng và chân lý chính là cái hợp quy luật, tri thức
đúng đó. để lật đổ quan niệm “Trái đất là trung tâm của vũ trụ”, Copernicus đã tiến
hành đo đạc quỹ đạo chuyển động của các hành tinh và Mặt trời và nhận thấy: những kết
quả “thực nghiệm” sẽ phù hợp hơn nếu cho rằng Mặt trời mới là “trung tâm”
Thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định
đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhận thức luôn hướng tới
để kiểm nghiệm tính đúng đắn của mình. Nhấn mạnh điều này, V.I Lenin viết: “Quan
điểm về đời sống và thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận
thức”

Câu 15: Quán triệt nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, con người
cần tôn trọng nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động, sáng tạo của ý
thức
Đây là một nhận định đúng. Vì căn cứ vào nội dung ý nghĩa phương pháp luận hai
nguyên lý của phép biện chứng duy vật, ta có:
Nguyên tắc toàn diện của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đặt ra những yêu cầu đối với
chủ thể nhận thức và thực tiễn: khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó
trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố,…; phải rút ra được
các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất
hữu cơ nội tại; cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với
môi trường xung quanh,…; quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một
chiều. VD: Khi xem xét mối liên hệ giữa ý thức và vật chất, chủ nghĩa duy vật siêu hình
đã tuyệt đối hóa yếu tố vật chất và phủ định hoàn toàn vai trò của ý thức, dẫn đến thái độ
“khách quan chủ nghĩa”, thụ động, ỷ lại, trông chờ, đó chính là chưa nhìn nhận một cách
toàn diện mối liên hệ giữa vật chất và ý thức.
Muốn nắm được bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật cần tuân theo nguyên tắc
phát triển. Có nghĩa là “phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”(…)
trong sự biến đổi của nó”. (V.I.Lenin). Điều đó giúp chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ,
định kiến.
Vì thế mà khi xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ phổ biến, và sự phát triển
con người cần có tư duy khách quan, xem xét bản chất của đối tượng trong sụ vận động
không ngừng và phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức.

You might also like