You are on page 1of 2

KIỂM TRA GIỮA KỲ

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề bài: anh chị hãy phân tích cơ sở lý luận của nguyên tắc tôn trọng thực tại khách quan.

Bài làm:

Cơ sở lý luận của nguyên tắc tôn trọng thực tại khách quan xuất phát từ mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lenin, rút ra nguyên tắc phương pháp
luận là tôn trọng thực tại khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan, trong đó,
tôn trọng thực tại khách quan được hiểu ngắn gọn là khi xem xét một sự vật hiện tượng
trong hiện thực, cần nằm bắt tái hiện sự vật đó trong chính nó mà không tùy tiện thêm
bớt.

Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, vật chất có trước, ý thức có sau, vật
chất quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người, thế
giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức. Đầu tiên, vật chất quyết định nguồn
gốc của ý thức, vật chất “sinh” ra ý thức vì ý thức xuất hiện sau vật chất, là kết quả của
quá trình phát triền tiến hóa lâu dài của con người, vậy nên, vật chất là tồn tại khách
quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sản sinh ra ý thức. Thứ hai, vật chất quyết định
nội dung của ý thức, ý thức là hình ảnh của thế giới khách quan, là kết quả của sự phản
ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người – “ý thức không bao giờ có thể là cái gì
khác hơn sự tồn tại được ý thức”. Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức, sự
phản ánh của ý thức là sự phản ánh tích cực, tự giác sáng tạo thông qua thực tiễn, thực
tiễn là cơ sở hình thành, phát triển ý thức. Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động phát
triển của ý thức, mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của
vật chất, vật chất thay đổi thì ý thức cững sẽ thay đổi dù sớm dù muộn. Vật chất và ý thức
là hai hiện tượng đối lập nhau về bản chất nhưng trong trường hợp này thì chỉ giưới hạn
trong mặt nhận thức luận cơ bản là nhận thức cái gì có trước và cái gì ió sau, sự đối lập
này chỉ mang tính tương đối – theo tư tưởng biện chứng của Lênin.
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất. Thứ nhất, tính độc
lập tương đối của ý thức được thể hiện ở chỗ dù được “sinh ra” từ vật chất nhưng ý thức
có quy luật vận động phát triển riêng, không lệ thuộc máy móc vào vào vật chất. Ý thức
có tính độc lập tương đối, tác động trở lại thế giới vật chất nhưng thường thay đổi chậm
hơn so với sự biến đổi của thế giới vật chất. Thứ hai, sự tác động của ý thức lên vật chất
được thể hiện qua hoạt động của con người, nhờ những hoạt động đó khiến điều kiện và
hoàn cảnh mà vật chất tạo ra được biến đổi, con người dựa trên những tri thức về thế giới
khách quan để hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu và phương
hướng thực hiện.Thứ ba, khi chỉ đạo các hoạt động thì ý thức quyết định hành động của
con người đúng hay sai, thành công hay thất bại trong quá trình phản ánh hiện thực. Thứ
tư, vai trò của ý thức sẽ đi đôi với quá trình phát triển của xã hội. Tính năng động, sáng
tạo của ý thức dù to lớn nhưng không thể vượt qua những quy định của tiền đề vật chất đã
được xác định, phải dựa vào các điều kiện khách qua và chủ quan của các chủ thể hoạt
động.

Mối quan hệ của vật chất và ý thức đã rút ra được các nguyên tắc có ý nghĩa đối
với con người, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng thực tại khách quan, khiến con người tiếp
xúc gần hơn với các quy luật tự nhiên và đưa ra phương pháp tồn tại tốt nhất.

You might also like