You are on page 1of 2

Nhóm 9

Đào Thành Đạt - 1955010048


Nguyễn Thị Thu Hà -1958020083
Nguyễn Hoàng Sơn -1951030166
Nguyễn Thị Hiền - 1953010041
Quách Hồng Phong - 2051010278
Trần Xuân Hưng - 2051080098
Tạ duy tuấn - 1951080126
Phạm Đức Tài - 1955010167

Phân tích quan điểm của mác trong tính hiện thực của nó: "“bản chất
con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội”. Hãy rút ra ý nghĩa
phương pháp luận văn thực tiễn.

Con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội

Các Mác, ông đã nghiên cứu con người với tư cách là một thực thể tự nhiên - xã
hội, tồn tại và phát triển trong sự gắn bó hữu cơ với giới tự nhiên và xã hội loài
người; chịu sự tác động, nhưng không phải là sản phẩm thụ động của tự nhiên và
các quan hệ xã hội mà là chủ thể giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát
triển của thế giới và của chính mình.
Theo Các Mác, lao động quyết định của sự hình thành con người, đánh dấu sự
chuyển biến từ động vật thành con người. Trong lao động, con người xây dựng nên
thế giới văn hoá vật chất và tinh thần của mình và cũng từ trong lao động, con
người đã hình thành - chất xã hội của con người, như ngôn ngữ, tư duy, giao tiếp,
quan niệm, định hướng giá trị, thế giới quan… Bản chất con người không phải là
“cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt” như người ta nghĩ, mà có tính lịch sử
- cụ thể. Đó là sự kết hợp giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội và “cơ sở hiện thực” của
con người là “tổng số những lực lượng sản xuất, những tư bản và những hình thức
xã hội của sự giao tiếp mà mỗi cá nhân và mỗi thế hệ thấy hiện có”. Tính hiện thực
của con người - “những cá nhân con người sống thể hiện ở sự tồn tại khách quan
trong hoạt động thực tiễn của nó: “Con người không phải là một sinh vật trừu
tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà
nước, là xã hội” và vì vậy, “bản chất của con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất của con
người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội”.
Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn.

 Quan điểm của Các Mác là một bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về
con người, về bản chất con người và vị trí, vai trò của con người trong tiến
trình phát triển của nhân loại. Đồng thời quan điểm của Các Mác cũng cho
thấy, mọi hoạt động lao động sản xuất con người đều không ngoài mục đích
sáng tạo ra toàn bộ nền văn hoá vật chất và tinh thần. Cũng với ý nghĩa đó,
bằng các hoạt động cách mạng, con người đánh dấu các trang sử mới cho
chính mình phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình trong tiến trình phát
triển.
 Thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã để lại những dấu ấn sáng tạo
của bản thân mình vào giới tự nhiên, vào xã hội và qua đó, phát triển, hoàn
thiện bản thân mình. Với khả năng và năng lực của mình, con người chính là
động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, tạo
nên những nền văn minh trong lịch sử nhân loại.
 Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm
cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hoàn cảnh đó chính là
toàn bộ môi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh
hướng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa
định hướng giáo dục.
 Thông qua đó, con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động
trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: Hoạt động thực tiễn,
quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và
năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật
chất.

You might also like