You are on page 1of 5

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

Câu 1: Tầm quan trọng của việc đánh giá trẻ

- Giúp giáo viên có được những thông tin về sự tiến bộ của trẻ trong 1 thời gian dài.

- Xác định được những khó khăn, nguyên nhân cụ thể trong sự phát triển của trẻ làm cơ
sở đưa ra quyết định đề ra các kế hoạch giáo dục tiếp theo.

- Giúp giáo viên biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạt được theo dụ
kiến từ đó đề ra kế hoạch bổ sung.

- Làm cơ sở để trao đổi đưa ra quyết định giáo dục trẻ với phụ huynh, giáo viên, nhóm
lớp hoặc cơ sở giáo dục khác nơi sẽ tiếp nhận trẻ tiếp theo.

- Làm cơ sở đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng cao giáo dục trẻ của
từng địa phương.

Giáo viên có nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá trẻ vì nhờ vào sự đánh giá giáo
viên mới có thể lập kế hoạch đánh giá trẻ và liên hệ trao đổi với phụ huynh.

Câu 2: Nội dung đánh giá

- Tình trạng sức khỏe của trẻ

- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ

- Kiến thức, kỹ năng của trẻ

- Năng lực của trẻ: là vận dụng kiến thức kỹ năng

Trong thực tế, giáo viên chú trọng đánh giá nội dung kiến thức, kỹ năng nhất. Vì nhờ vào
kiến thức, kĩ năng mà trẻ có thể thực hiện tốt các công việc, hành vi của trẻ trong cuộc
sống hằng ngày. Vì khi nắm vững kiến thức và kỹ năng trẻ mới có thể vận dụng tốt từ đó
có năng lực và hành vi, thái độ tốt.
Giáo viên ít chú trọng đến năng lực nhất vì đây là mức độ cao nhất. Vì năng lực là khả
năng mà trẻ có thể vận dụng được các kiến thức, kĩ năng mà trẻ đã được học. Hằng ngày
trẻ phải thực hiện các nội dung đánh giá tốt thì mới đánh giá tốt năng lực của trẻ.

Câu 3: Các phương pháp đánh giá:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trò chơi bài tập

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp phân tích sản phẩm

- Phương pháp trắc nghiệm

Phương pháp được thường xuyên thực hiện là phương pháp quan sát, phương pháp trò
chơi, phương pháp không thường xuyên thực hiện là phương pháp trò chuyện, phương
pháp phân tích sản phẩm và phương pháp trắc nghiệm vì số lượng học sinh đông thời
gian trong giờ học còn hạn chế, các phương pháp được áp dụng thường xuyên vì cô có
thể tiết kiệm thời gian bao quát, quan sát cả lớp đối với phương pháp trò chơi dễ tiếp cận
trẻ, trẻ có cơ hội hoạt động thực hành.

Câu 4: Thời điểm đánh giá sự phát triển của trẻ. Liên hệ thực tế giáo viên chú trọng đánh
giá thời điểm nào? Vì sao?

Các thời điểm đánh giá sự phát triển của trẻ:

 Đánh giá trẻ trong các hoạt động hằng ngày:


- Những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Thái độ và hành vi của trẻ trong các hoạt động
- Những kiến thức và kỹ năng của trẻ
- Những sản phẩm trẻ tạo ra trong quá trình hoạt động
- Mức độ trẻ đạt được so với mục đích, yêu cầu đặt ra
- Những vấn đề cần lưu ý trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tiếp theo
 Đánh giá trẻ sau chủ đề:
- Hệ thống những kiến thức và kỹ năng của mỗi chủ đề, mỗi giai đoạn trong
bảng kiểm kê
- GV sử dụng các bảng kiểm kê này để đánh giá trẻ
- Có thể tiến hành đánh giá cùng 1 lúc hoặc dần dần, mỗi hôm 1 vài trẻ
- Có thể đánh giá lần lượt tất cả các chỉ số trong cùng 1 lần hoặc có thể đánh giá
1 số chỉ số trước và 1 số chỉ số đánh giá vào thời gian thích hợp khác trong chủ
đề
 Đánh giá cuối độ tuổi:
- Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về các lĩnh vực: thể chất, nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm, quan hệ xã hội, thẩm mỹ ở cuối độ tuổi, sau 1 giai đoạn học tập
ở trường mầm non
- Tác động tích cực đến chất lượng chăm sóc trẻ
Trên thực tế GV đánh giá kết hợp 2 thời điểm. Vì cả 2 hình thức đánh giá này nều
cần thiết và bổ trợ cho nhau để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục
và thực hiện việc cá biệt hoá trong giáo dục
Câu 5: Thuận lợi và khó khăn khi đánh giá trẻ:
 Thuận lợi:
- Giúp giáo viên có được những thông tin chi tiết về sự tiến bộ, phát triển của
trẻ trong một khoảng thời gian nhất định.
- Xác định được những khó khăn và nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quá
trình phát triển của trẻ, từ đó giáo viên có thể quyết định được những kế
hoạch giáo dục phù hợp dành cho trẻ
- Tạo cơ sở để xác định chính xác nhu cầu giáo dục cá nhân cho từng trẻ.
- Là cơ sở để đưa ra kế hoạch phối hợp cùng cha mẹ trẻ hoặc những giáo
viên, cơ sở giáo dục sẽ tiếp nhận trẻ trong thời gian tiếp theo.
- Tạo lập cơ sở để đưa ra đề xuất với các cấp quản lý nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Khó khăn:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế
- Năng lực, kiến thức liên quan đến đánh giá trẻ còn tồn tại hạn chế
- Các kế hoạch giáo dục trẻ vẫn chưa linh hoạt để phù hợp với điểm mạnh,
điểm yếu và những điểm cần cải thiện của trẻ
- Khi đánh giá bắt buộc giáo viên cần hiểu rõ và đáp ứng chính xác các yêu
cầu về tính quy chuẩn, yêu cầu về tính khách quan, yêu cầu về tính xác
nhận và phát triển
Nếu đánh giá thiếu khách quan, nó có thể làm cho giáo dục đi trệt hướng. ảnh
hưởng đến sự phát triển xã hội
Câu 6: Đề xuất một số biện pháp đánh giá trẻ

- Quan sát tự nhiên: không tác động hay can thiệp vào hoạt động tự nhiên của trẻ.
Quan sát và lắng nghe cá nhân trẻ nói và làm, cách giao tiếp, cách ứng xử, thái độ,
tình cảm của trẻ với các bạn trong nhóm bạn, nhóm chơi trong hoạt động hàng
ngày.
- Trò chuyện với trẻ: đưa ra câu hỏi, gợi mở kéo dài cuộc trò chuyện, để có thể thu
thập các thông tin theo mục đích đã định.
- Phân tích sản phẩm: Dự vào sản phẩm hoạt động của trẻ (sản phẩm vẽ, nặn, xé
dán, xếp hình...) để xem xét, phân tích, đánh giá tư tưởng, mức độ khéo léo, sự
sáng tạo, khả năng thẩm mỹ của trẻ, sự tiến bộ của trẻ. Thông qua sản phẩm của
trẻ có thể đánh giá được mức độ kiến thức, kỹ năng, trạng thái cảm xúc, thái độ
của trẻ. Lưu ý: không chỉ căn cứ vào kết quả sản phẩm đó mà căn cứ vào quá trình
trẻ thực hiện để tạo ra sản phẩm
- Sử dụng tình huống: thông qua tình huống thực tế hoặc tình huống giả định để
đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề... của trẻ.
+ Tình huống phải phù hợp với mục đích đánh giá
+ Tổ chức tình huống khéo léo để trẻ tích cực tham gia và bộc lộ một cách tự nhiên.
+ Những kết quả theo dõi được về trẻ trong quá trình chơi cần được ghi chép lại.
- Trao đổi với phụ huynh: khẳng định thêm những nhận định, đánh giá của giáo viên
về trẻ đồng thời có biện pháp tăng cường sự phối hợp với gia đình trong chăm
sóc, giáo dục trẻ.
+ Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh hàng ngày, trao đổi với các cuộc họp phụ
huynh, qua những buổi thăm gia đình trẻ để thu thập thêm thông tin về trẻ ( VD:
Trẻ ít nói, thiếu hòa đồng có phải do chậm phát triển ngôn ngữ, hay chưa thích ứng
với môi trường lớp học, do mắc bệnh tự kỷ hoặc do sự bất đồng trầm trọng với gia
đình...)
- Kiểm tra trực tiếp (Sử dụng bài tập): sử dụng bài tập, giao nhiệm vụ cho trẻ tự giải
quyết, thực hiện để xác định xem trẻ đã biết gì, làm được những việc gì.
- Bài tập có thể thực hiện với một nhóm trẻ, hoặc với từng trẻ.
- Cho trẻ thực hiện bài tập khi trẻ vui vẻ, sảng khoái.Tránh các can thiệp gây ảnh
hưởng khi trẻ thực hiện bài tập.
- Một bài tập có thể kết hợp đo một số chỉ số/ lĩnh vực.
- Kết quả thực hiện của trẻ được ghi vào phiếu đánh giá của từng trẻ.
 Lưu ý: Khi thực hiện sự theo dõi, đánh giá trẻ giáo viên cần thực hiện phối hợp
các phương pháp với nhau một cách linh hoạt để có kết quả đáng tin cậy.

You might also like