You are on page 1of 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC CHÂU

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Khám phá khoa học


NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non)


Mã số: 9.14.01.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


HÀ NỘI - 2022
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý


2. PGS.TS. Bùi Thị Lâm

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến

Phản biện 2: PGS. TS. Trần Thị Bích Trà

Phản biện 3: PGS. TS. Hoàng Thị Mai

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2022

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia


hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2017), “Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 3-
4 tuổi ở một số trường mầm non, Thành phố Thanh Hóa” Tạp chí giáo
dục, (Đặc biệt), tr.36-39.
2. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2018), “Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi thông qua hoạt động khám phá thế giới thực vật”, Tạp chí giáo dục,
(438), tr.23-27.
3. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2019), “Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4
tuổi thông qua hoạt động khám phá các hiện tượng tự nhiên”, Tạp chí
khoa học, Trường ĐH Sư phạm, HN (64), tr.122-130.
4. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2020), “Một số nghiên cứu về tổ chức hoạt
động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo”, Tạp
chí giáo dục, (Số đặc biệt), tr.41 - 45.
5. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2021), “Thực trạng tổ chức hoạt động khám
phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi”, Tạp
chí khoa học, Trường ĐH Sư phạm, HN (66), tr. 197 – 206.”
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng,
đồng thời phản ánh đời sống văn hóa của dân tộc. Cùng với chức năng giao
tiếp, ngôn ngữ còn là công cụ để tư duy. Hai chức năng này quan hệ mật thiết
với nhau. Ngôn ngữ phản ánh năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của mỗi người
và cũng là phương tiện để thể hiện hiểu biết của con người về thế giới xung
quanh. Khi tư duy của con người phát triển thì ngôn ngữ cũng phát triển, và
ngược lại, khi ngôn ngữ phát triển thì cũng có nghĩa là tư duy phát triển.
Giáo dục ngôn ngữ là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục mầm non.
Ngôn ngữ giúp trẻ trở thành một thành viên của xã hội, giúp trẻ biểu đạt nguyện
vọng, nhu cầu, là điều kiện để tham gia vào mọi hoạt động xã hội, từ đó, hình
thành nhân cách. Qua các hoạt động ngôn ngữ, trẻ được phát triển toàn diện cả
về tư duy, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức và các kĩ năng xã hội v.v…Trong các
nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ cho trẻ em, phát triển vốn từ (Phát triển vốn từ) là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Phát triển vốn từ giúp trẻ mở rộng vốn hiểu
biết, nhận thức thế giới xung quanh để phát triển tư duy. Trẻ muốn diễn đạt ý
nghĩ của bản thân cho người khác hiểu và hiểu được người khác phụ thuộc rất
nhiều vào vốn từ.
1.2. Trẻ ở giai đoạn 3 - 4 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về mọi
phương diện. Đây được xem là “cơ hội vàng” để phát triển ngôn ngữ. Giai
đoạn này, trẻ có nhu cầu giao tiếp, nhận thức thế giới xung quanh, tự
khẳng định mình và tham gia vào các hoạt động. Những nhu cầu này thúc
đẩy trẻ khám phá và tạo cơ hội gia tăng vốn từ nhanh chóng. Vốn từ của
trẻ ở giai đoạn này phát triển nhanh trên mọi phương diện: số lượng từ, cơ
cấu từ loại, khả năng hiểu nghĩa của từ… Do đó, cùng với việc phát triển
các thành tố khác như phát âm, học mẫu câu… thì Phát triển vốn từ là
nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
1.3. Ở trường mầm non, tất cả các hoạt động đều có thể Phát triển
vốn từ cho trẻ. Mỗi hoạt động đều có những ưu thế riêng, trong đó khám
phá khoa học (Khám phá khoa học) là hoạt động có nhiều lợi thế. Thông
qua hoạt động này, trẻ không những thu nhận được vốn kiến thức về các
sự vật hiện tượng xung quanh, biết tên gọi các loài cỏ cây hoa lá, các loài
động vật… mà còn mở rộng vốn từ đa dạng, chính xác hóa và tích cực hóa
vốn từ. Trẻ sử dụng từ ngữ để gọi tên, mô tả các sự vật hiện tượng. Khi
trực tiếp tham gia hoạt động Khám phá khoa học, trẻ được sờ, được ngửi,
được nghe, được cảm nhận bằng các giác quan các sự vật, hiện tượng. Vì
vậy, việc tiếp thu kiến thức và lĩnh hội vốn từ của trẻ sẽ gần với thực tế đời
sống và trở nên hiệu quả hơn.
1.4. Thực tế hiện nay, khi tổ chức hoạt động Khám phá khoa học, giáo
viên thường chú trọng tới mục tiêu phát triển nhận thức, mà ít chú ý đến
phát triển ngôn ngữ nói chung, Phát triển vốn từ cho trẻ nói riêng. Việc
Phát triển vốn từ chưa được đặt trong tính hệ thống, trong sự kết hợp giữa
các hoạt động với nhau. Trẻ chưa có nhiều cơ hội được giao tiếp, chia sẻ,
diễn đạt ý tưởng của mình; các hoạt động Khám phá khoa học chưa thực
sự tạo được môi trường ngôn ngữ tích cực cho trẻ. Mặt khác, đa số giáo
viên còn gặp khó khăn về biện pháp Phát triển vốn từ cho trẻ trong hoạt
động Khám phá khoa học. Những nhược điểm, khó khăn này cần được
nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục Phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
1.5. Nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ nói chung, Phát triển vốn từ nói
riêng cho trẻ đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên,
vấn đề tổ chức hoạt động Khám phá khoa học như là phương tiện để Phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
“Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ
mẫu giáo 3 - 4 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động Khám phá khoa học
nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi góp phần giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ để giao tiếp học tập và nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo
dục trẻ ở trường mầm non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường
mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động Khám phá khoa học là một trong những phương tiện hiệu
quả để Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi. Việc tổ chức hoạt động Khám
phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi đã có
những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót, vốn từ tiếp
nhận và vốn từ biểu đạt của trẻ còn một số hạn chế. Nếu xây dựng và
thực hiện các biện pháp tổ chức hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ 3
- 4 tuổi một cách có hệ thống từ thiết kế hoạt động Khám phá khoa học
dựa trên mục tiêu Phát triển vốn từ và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm
ngôn ngữ; Xây dựng môi trường khám phá khoa học đa dạng nhằm kích
thích trẻ học từ; Tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá với đối tượng
thực để trẻ tự tích luỹ vốn từ; Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng vốn từ đã học
được trong hoạt động khám phá khoa học vào các hoạt động sinh hoạt
hằng ngày; Phối hợp với gia đình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi Khám phá
khoa học để củng cố, tích cực hóa vốn từ sẽ giúp trẻ Phát triển vốn từ tốt
hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động Khám phá khoa học
nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở các trường mầm non tại tỉnh
Thanh Hóa.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp tổ chức hoạt động Khám
phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường
mầm non.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi gồm
vốn từ tiếp nhận và vốn từ biểu đạt.
Các biện pháp tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi được thực hiện ở trường mầm non.
6.2. Khách thể và địa bàn nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng:
+ 210 giáo viên mầm non ở 15 trường mầm non công lập tại tỉnh Thanh
Hóa.
+ 120 trẻ 3 - 4 tuổi ở 04 trường (trong 15 trường trên).
-Thực nghiệm: 120 trẻ 3 - 4 tuổi ở 02 trường mầm non (trong 15 trường
trên).
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
- Tiếp cận hoạt động: Sự Phát triển vốn từ của trẻ chỉ có hiệu quả
nếu tiến hành thông qua các hoạt động phù hợp với hứng thú, khả năng,
nhận thức của trẻ, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm, giao tiếp giữa trẻ với
bạn bè và người lớn xung quanh. Ở trường mầm non, hoạt động Khám phá
khoa học có ưu thế riêng đối với việc tạo môi trường, tạo cơ hội cho trẻ
được quan sát, trải nghiệm, tích lũy, giao tiếp. Do vậy, cần lựa chọn hoạt
động với những đối tượng phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp với trẻ 3-
4 tuổi nhằm giúp trẻ Phát triển vốn từ.
- Tiếp cận hệ thống: Quá trình tổ chức hoạt động Khám phá khoa
học là một bộ phận hợp thành của quá trình giáo dục trong trường mầm
non. Quá trình này bao gồm nhiều thành tố như: mục đích, nội dung,
phương pháp, phương tiện, đánh giá... Các thành tố này có vị trí, chức
năng nhất định và có tác động qua lại với nhau. Tính hệ thống yêu cầu khi
hướng dẫn trẻ Khám phá khoa học cần đặt trong mối quan hệ với các điều
kiện khách quan khác có ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động như:
điều kiện kinh tế, xã hội, đặc điểm của môi trường tự nhiên, xã hội của địa
phương, điều kiện của trường mầm non.
- Tiếp cận tích hợp: Vận dụng quan điểm tiếp cận tích hợp, luận án
nghiên cứu tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ
cho trẻ có phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau. Phát triển vốn
từ cho trẻ cần được tiến hành tích hợp đan cài thông qua các hoạt động và
sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Thông qua tổ chức hoạt động Khám phá khoa
học, giáo viên tạo điều kiện để trẻ trực tiếp tiếp xúc với đối tượng bằng các
giác quan, tiếp thu vốn từ cùng với quá trình hình thành biểu tượng về các sự
vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh.
- Tiếp cận phát triển: Phát triển vốn từ của trẻ là một quá trình liên
tục mang tính kế thừa. Nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động Khám
phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi được dựa trên sự phát triển chung
của trẻ, ở từng giai đoạn các biện pháp tác động nhằm củng cố vốn từ đang
có, giúp trẻ đạt được mức độ phát triển cao hơn. Trên cơ sở kế thừa những
kết quả đã đạt được, tìm kiếm cách thức tác động nhằm nâng cao vốn từ cho
trẻ 3 - 4 tuổi thông qua tổ chức hoạt động Khám phá khoa học ở trường
mầm non.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp xử lí số liệu bằng toán thống kê.
8. Luận điểm bảo vệ
8.1. Trẻ 3 - 4 tuổi có thể phát triển được vốn từ tiếp nhận và vốn từ
biểu đạt tự nhiên trong quá trình tham gia vào các hoạt động Khám phá
khoa học ở trường mầm non.
8.2. Vốn từ của trẻ 3-4 tuổi được phát triển thông qua trải nghiệm
ngôn ngữ. Khám phá khoa học là hoạt động có nhiều lợi thế trong việc tạo
cơ hội cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng, sử dụng ngôn ngữ trong
bối cảnh có ý nghĩa, là môi trường tốt cho sự Phát triển vốn từ. Tổ chức
hoạt động Khám phá khoa học có ảnh hưởng đến sự Phát triển vốn từ cho
trẻ 3 - 4 tuổi.
8.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động Khám phá khoa học có tác động
tốt đến Phát triển vốn từ cho trẻ 3- 4 tuổi khi được thiết kế có mục tiêu rõ
ràng và tiến hành trong môi trường thuận lợi, tạo cơ hội cho trẻ được trải
nghiệm ngôn ngữ một cách tự nhiên, tích cực và thường xuyên.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Bổ sung, làm phong phú hơn lí luận về Phát triển vốn từ, hoạt
động Khám phá khoa học và tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm
Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
9.2. Cung cấp thông tin về thực trạng tổ chức hoạt động Khám phá
khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi của giáo viên
ở một số trường mầm non tại Thanh Hóa làm cơ sở khoa học cho các nhà
nghiên cứu, quản lí giáo dục mầm non trong xây dựng kế hoạch phát triển
GD mầm non của địa phương.
9.3. Các biện pháp tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát
triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo3 - 4 tuổi đề xuất trong luận án có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên mầm non ở tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra có thể vận dụng sáng tạo
các biện pháp này ở các trường mầm non có điều kiện giáo dục tương
đương để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lí luận của tổ chức hoạt động khám phá
khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi;
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm
phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi;
Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm
phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi;
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm.

Chương 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Khám phá khoa học NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu


1.1.1. Những nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi
Thứ nhất: Những nghiên cứu về tốc độ Phát triển vốn từ của trẻ 3-4
tuổi: Theo hướng này có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như: Owens;
Gard. Gilman & Gorman; Linda & Catherine; Lưu Thị Lan; Nguyễn Xuân
Khoa; Nguyễn Thị Phương Nga; Nguyễn Thị Hiên và Nguyễn Thị Tươi.
Các tác giả trên đều khẳng định bước vào giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ có tốc độ
phát triển nhanh về vốn từ. Tuy nhiên, mỗi tác giả đưa ra các nghiên cứu
khác nhau về số lượng cụ thể từ mà trẻ đạt được và chất lượng từ của trẻ.
Thứ hai: Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phát triển vốn từ
với phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ em: Theo hướng này có thể
kể đến các tác giả tiêu biểu như J.Piaget; L.S.Vygotsky; E.I. Tikheeva;
Justice, L. M., Meier, J., & Walpole, S… Các tác giả trên đều khẳng định
có mối quan hệ giữa Phát triển vốn từ với phát triển ngôn ngữ và nhận
thức của trẻ em. Trên ngữ liệu tiếng Việt, các tác giả: Nguyễn Huy Cẩn;
Lưu Thị Lan đã nghiên cứu đặc điểm phát âm của trẻ, vốn từ, tỉ lệ từ loại
trẻ sử dụng, đặc điểm câu của trẻ, lỗi sai thường gặp trong lời nói... trong
mối quan hệ với phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi mầm non; đồng thời
khẳng định, sự phát triển thành tố này của ngôn ngữ là điều kiện, tiền đề
cho các thành tố khác phát triển.
Thứ ba: Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự Phát
triển vốn từ của trẻ: Nhiều nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của các
yếu tố đến Phát triển vốn từ của trẻ. ở hướng nghiên cứu này có thể kể
đến các tác giả Van Kleeck, A.; Hoff E; Catherine L. Taylor, Daniel
Christensen, David Lawrence, Francis Mitrou, Stephen R. Zubrick;
Hoàng Thị Oanh; Lưu Thị Lan ... Các tác giả đã khẳng định có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến sự Phát triển vốn từ của trẻ, như: Môi trường văn
hóa - giáo dục, bản thân trẻ
Thứ tư: Về đánh giá vốn từ của trẻ: Kết quả các nghiên cứu đều cho
rằng việc đánh giá vốn từ của trẻ cần tập trung vào đánh giá vốn từ tiếp nhận
(receptive vocabulary) và vốn từ biểu đạt (expressive vocabulary), độ rộng
(số lượng từ) và độ sâu (mức độ hiểu nghĩa của từ). Các bức tranh là công cụ
đánh giá vốn từ được sử dụng phổ biến
Thứ năm: Những nghiên cứu về phương pháp, biện pháp phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo: Có nhiều nghiên cứu xoay quanh đề xuất phương
pháp, biện pháp tổ chức hoạt động nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ. Cụ thể:
Biện pháp giao tiếp, tương tác hàng ngày với trẻ để Phát triển vốn từ (tiêu
biểu như: Miller, P.H; Miller, P. J. & Mehler, R. A; Penno, Wilkinson &
Moore; Elaine Weitzman Zucker, Piasta & Kaderavek, McKeown và Beck,
Girolametto, Huttenlocher), Biện pháp đọc sách, kể chuyện, hát và chơi trò
chơi tiêu biểu như: Miller, P.H; Miller, Christ, T. and Wang, C, Hoàng Thị
Oanh …).
1.1.2. Những nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Thứ nhất: Vai trò của hoạt động khám phá khoa học đối với sự phát
triển của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
Nghiên cứu theo hướng này có những tác giả tiêu biểu như: Pextalodi
J.H; Worth, K, Nguyễn Thị Thu Hiền... Các tác giả này nhấn mạnh vai trò
to lớn của quá trình quan sát, tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội đối với việc
lĩnh hội kiến thức, phát triển trí tuệ, ngôn ngữ của trẻ em.
Thứ hai: Các nghiên cứu về hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá
khoa học cho trẻ 3-4 tuổi. Tác giả Marilyn Fleer & Tim Hardy đưa ra những
hướng tiếp cận dạy trẻ mẫu giáo Khám phá khoa học; Mary & Susan đưa ra
các hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo dưới hình thức chơi; hay
các tác giá như Thomas, Bloom đã xem Khám phá khoa học như là một
phương tiện để giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo và xây dựng
“ngân hàng” các hoạt động Khám phá khoa học cụ thể nhằm hướng dẫn giáo
viên mầm non tổ chức Khám phá khoa học cho trẻ một cách đa dạng và tạo
ra các cơ hội để trẻ tham gia hiệu quả, qua đó Phát triển vốn từ cho trẻ.
1.1.3. Những nghiên cứu về tổ chức hoạt động khám phá khoa học
nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Thứ nhất: Nghiên cứu sử dụng bài tập, trò chơi, thí nghiệm... trong
quá trình cho trẻ Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ. Tác giả
Tikheeva E. I cho rằng, con đường duy nhất để mở rộng vốn từ ở trẻ chính
là thường xuyên quan sát các sự vật, hiện tượng. Cho nên, trẻ cần được
quan sát với vật thật và biết được các đặc tính của nó. Quan điểm này cho
đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong việc làm giàu vốn từ, phát triển nội
dung của từ, giúp trẻ biết sử dụng từ ngữ đúng đắn trong khi nói. Do đó,
chúng tôi sẽ chọn lọc và vận dụng vào việc tổ chức cho trẻ 3 - 4 tuổi lĩnh
hội vốn từ trong hoạt động Khám phá khoa học.
Thứ hai: Tổ chức hoạt động trải nghiệm và thảo luận về các hoạt động
trong quá trình Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ, có các
tác giả như: Smith, Lauren Lowry, Humphyryes, Lưu Thị Lan, Đinh Hồng
Thái, Nguyễn Văn Cẩn, Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thị Lâm... Các tác giả trên đã
tập trung nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ, các biện pháp phát triển
ngôn ngữ, sử dụng hoạt động Khám phá khoa học như là phương tiện để
phát triển ngôn ngữ và đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động để phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non....
Tóm lại, có nhiều nghiên cứu về vốn từ, Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu
giáo 3-4 tuổi. Đặc biệt, những nghiên cứu về tổ chức hoạt động Khám phá
khoa học nói chung, Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từcho trẻ nói
riêng đã được quan tâm. Các nghiên cứu theo hướng này cũng đã hướng
dẫn được cách tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm phát triển toàn
diện cho trẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu tổ chức hoạt động Khám phá khoa học
nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở Việt Nam đến nay vẫn
còn là một khoảng trống. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu cách tổ chức
hoạt động Khám phá khoa học để Phát triển vốn từcho trẻ một cách bài
bản, hệ thống, từ đó xây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động Khám phá
khoa học nhằm Phát triển vốn từcho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm
non.
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Từ và vốn từ
- Từ tiếng Việt: Theo Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc
một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất
định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý
nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”.
- Vốn từ: Theo Lê Hữu Tỉnh: “Vốn từ của cá nhân là toàn bộ các từ và
đơn vị tương đương từ của ngôn ngữ được lưu giữ trong trí óc của cá nhân
và được cá nhân đó sử dụng trong hoạt động giao tiếp”.
1.2.2. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
- Khái niệm vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi: Vốn từ của trẻ là
toàn bộ các từ và đơn vị tương đương từ của một ngôn ngữ, được lưu giữ
trong trí óc của trẻ dưới dạng tiếp nhận (hiểu nghĩa của từ) hoặc biểu đạt
(sử dụng được từ phù hợp).
- Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi: Vốn từ xét về mặt số
lượng; vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại; khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ
- Quá trình học từ của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi: Các nghiên cứu về
quá trình học từ của trẻ em đều chỉ ra rằng để học được một từ trẻ cần trải
qua các giai đoạn nghe # hiểu # bắt chước # nói.
- Biểu hiện phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi: Tích lũy số
lượng từ cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ ; tạo ra cơ cấu từ hợp lí; khả
năng hiểu nghĩa của từ, khả năng sử dụng từ trong các ngữ cảnh giao tiếp
có ý nghĩa.
- Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
+ Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi là quá trình sư phạm có
mục đích, có kế hoạch nhằm giúp trẻ gia tăng số lượng từ, hiểu nghĩa (Vốn
từ tiếp nhận) và sử dụng từ (Vốn từ biểu đạt) trong các ngữ cảnh giao tiếp
khác nhau
+ Phát triển vốn từ cho trẻ bao gồm hai mặt: gia tăng về vốn từ tiếp
nhận và vốn từ biểu đạt của trẻ.
+ Trong nghiên cứu này, nội dung Phát triển vốn từ cho trẻ tập trung vào
những từ liên quan đến nội dung khám phá khoa học ở trường mầm non (đồ
vật, hiện tượng tự nhiên, thực vật, động vật và các bộ phận của cơ thể).
1.2.3. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học với phát triển vốn từ cho trẻ
mẫu giáo 3 - 4 tuổi
1.2.3.1. Khái niệm hoạt động khám phá khoa học
Hoạt động Khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi là quá
trình trẻ trực tiếp tham gia tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh bằng
các giác quan thông qua các hoạt động: quan sát, so sánh, phân loại,
thử nghiệm, làm thí nghiệm đơn giản, thảo luận,...; qua đó lĩnh hội được
kiến thức, kĩ năng và có thái độ đúng đắn với các đối tượng này.
.
1.2.3.2. Đặc điểm hoạt động khám phá khoa học của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Hoạt động Khám phá khoa học ở trẻ 3 - 4 tuổi cũng giống như mọi
lứa tuổi khác. Tuy nhiên, do ảnh hưởng độ tuổi mà hoạt động Khám phá
khoa học ở trẻ 3 - 4 tuổi ít mang tính hàn lâm, tính phức tạp cũng như tính
mới so với hoạt động Khám phá khoa học ở các lứa tuổi lớn hơn. Khám
phá khoa học của trẻ 3 - 4 tuổi là tìm tòi, khám phá những sự vật hiện
tượng ở thế giới xung quanh để có thể nhận biết gọi tên và biết cách sử
dụng từ trong những tình huống cụ thể.
1.2.3.3. Ưu thế của hoạt động khám phá khoa học đối với phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
- Hoạt động Khám phá khoa học tạo môi trường đa dạng cho trẻ tiếp
xúc, quan sát, nhận biết để tích lũy vốn từ
- Hoạt động Khám phá khoa học kích thích trẻ tương tác, trao đổi để
sử dụng từ trong câu
- Hoạt động Khám phá khoa học tạo cơ hội cho trẻ mở rộng phạm vi sử
dụng của từ
1.2.3.4. Quá trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học phát triển vốn
từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
* Khái niệm: tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn
từ cho trẻ là quá trình giáo viên tiến hành các công việc cần thiết để tạo ra
các điều kiện, tác động đến trẻ giúp trẻ tự giác, tích cực, độc lập tham gia
hoạt động Khám phá khoa học, thông qua đó vốn từ tiếp nhận và vốn từ biểu
đạt trẻ được tăng lên..
*Mục tiêu tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ
cho trẻ
- Cung cấp cơ hội để trẻ tiếp xúc, quan sát, nhận biết môi trường
xung quanh.
- Tạo cơ hội cho trẻ tương tác và sử dụng ngôn ngữ trong quá trình
khám phá.
- Mang lại cho trẻ sự mới mẻ, đa dạng, hấp dẫn của các đối tượng
trong môi trường xung quanh, tạo cho trẻ thích thú khi tham gia các hoạt
động Khám phá khoa học.
*Nội dung tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ
cho trẻ
Khám phá khoa học là một trong ba nội dung thuộc lĩnh vực Giáo
dục phát triển nhận thức (bên cạnh nội dung “Khám phá xã hội” và “Làm
quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán”). Khám phá khoa học được
coi là một trong những phương tiện để Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo.
Vốn từ cần được phát triển dựa vào nội dung chương trình giáo dục mầm non.
*Phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm
phát triển vốn từ cho trẻ
- Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học: Nhóm
phương pháp trực quan, nhóm phương pháp dùng lời, nhóm phương pháp
thực hành, trải nghiệm.
- Biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học: Biện pháp tổ chức
hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ là cách thức
cụ thể trong hoạt động cùng nhau giữa giáo viên với trẻ để thực hiện hoạt
động Khám phá khoa học giúp trẻ đạt được sự phát triển vốn từ tiếp nhận
(hiểu nghĩa của từ) và vốn từ biểu đạt (sử dụng từ đúng ngữ cảnh)
Hình thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học: hình thức tổ chức
hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi chủ yếu thông qua học,
chơi và các hoạt động khác (tham quan, dã ngoại, lao động…).
- Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động khám phá khoa học: Đánh giá
kết quả tổ chức hoạt động Khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở
trường mầm non cần dựa trên mục tiêu giáo dục, trong đó bao gồm cả mục
tiêu phát triển nhận thức và mục tiêu phát triển vốn từ
- Tiến trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển
vốn từ cho mẫu giáo trẻ 3 – 4 tuổi: Bước 1: Thiết kế hoạt động. Bước 2:
Chuẩn bị môi trường hoạt động. Bước 3: Thực hiện hoạt động. Bước 4:
Đánh giá hoạt động.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động khám phá khoa
học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi
Có 3 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động Khám phá
khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi là: Đặc điểm phát triển
của trẻ 3 - 4 tuổi; môi trường hoạt động của trẻ; năng lực sư phạm của
giáo viên.
Kết luận chương 1
Vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nói chung, Phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng đã được nghiên cứu nhiều trên
thế giới và Việt Nam. Tổ chức hoạt động Khám phá khoa học có nhiều ưu
thế trong việc Phát triển vốn từ cho trẻ. Khi tham gia các hoạt động Khám
phá khoa học, trẻ có nhiều cơ hội được trực tiếp khám phá, quan sát, thực
hành, trải nghiệm, từ đó phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cũng như Phát
triển vốn từ. Tổ chức hoạt động Khám phá khoa học giúp trẻ có thể nghe,
hiểu, bắt chước và sử dụng từ đúng. Giáo viên là người trực tiếp tổ chức các
hoạt động Khám phá khoa học, định hướng và tác động sư phạm nhằm Phát
triển vốn từ cho trẻ theo định hướng, mục tiêu giáo dục. Trẻ là chủ thể của
quá trình giáo dục. Trong môi trường giáo dục chú ý môi trường xã hội,
giao tiếp giữa các đối tượng xung quanh trẻ. Những yếu tố này có mối quan
hệ tương hỗ, qua lại lẫn nhau. Do vậy, cần phối hợp các yếu tố trên trong
quá trình tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho
trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI

2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng


2.1.1. Mục đích khảo sát: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động
Khám phá khoa học và mức độ Phát triển vốn từcủa trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi
làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động
Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi.
2.1.2. Khách thể và địa bàn khảo sát: 210 giáo viên dạy lớp 3 - 4 tuổi thuộc
15 trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. 120 trẻ 3 – 4 tuổi của 04
trường mầm non (02 trường thành phố là Trường Mầm non Lam Sơn,
Trường Mầm non Thực Hành – ĐH Hồng Đức, 02 trường nông thôn là
Trường Mầm non Hợp Thắng – Triệu Sơn, Trường Mầm non Lương Sơn-
Thường Xuân).
2.1.3. Nội dung khảo sát: (1) Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự
cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi; (2) Thực
trạng tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho
trẻ; (3) Sự hỗ trợ chuyên môn từ các nhà quản lí trong tổ chức hoạt động
Khám phá khoa học ; (4) Thực trạng mức độ vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi.
2.1.4. Phương pháp và công cụ khảo sát: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến
giáo viên mầm non. Dự giờ, quan sát hoạt động Khám phá khoa học. Thảo
luận nhóm, phỏng vấn sâu. Đo vốn từ của trẻ gồm vốn từ tiếp nhận và vốn từ
biểu đạt của trẻ 3 - 4 tuổi bằng công cụ của Pham, G., & Tipton, T. (2018).
Xử lý số liệu điều tra bằng phương pháp SPSS và Microsoft Excel 2010
2.1.5.Thời gian điều tra: tháng 01/ 2019 đến tháng 04/2019.
2.1.6. Tiến trình khảo sát
* Chuẩn bị khảo sát: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên về
tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4
tuổi ở trường mầm non; xây dựng nội dung thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu
với giáo viên tại trường mầm non, xây dựng phiếu quan sát tổ chức hoạt
động Khám phá khoa học, chuẩn bị phiếu ghi điểm, bộ tranh của công cụ
đánh giá vốn từ của trẻ.
* Thực hiện khảo sát thực trạng: Phát phiếu khảo sát giáo viên, tiến
hành thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu đối với giáo viên tại trường mầm non,
nghiên cứu hồ sơ, sổ sách của giáo viên, dự giờ hoạt động tại trường mầm
non, sử dụng công cụ đánh giá, thang đo của Pham, G., & Tipton, T. (2018)
đo vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi, xử lý kết quả khảo sát.
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về tổ chức hoạt động khám
phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
a. Về mức độ cần thiết của việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3
- 4 tuổi

Biểu đồ 2.1: Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của việc Phát
triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
b.Về mục tiêu phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi: giáo viên
cho rằng mục tiêu Phát triển vốn từ là để Giúp trẻ gia tăng số lượng từ chiếm
tỷ lệ cao nhất (210/210, chiếm 100.00%). Tiếp đó là mục tiêu Giúp trẻ hiểu
được nghĩa của từ (197/210, chiếm 93.81%). Mục tiêu Giúp trẻ sử dụng từ
trong tình huống giao tiếp phù hợp (181/210, chiếm 86.19%). Có 38.09 %
giáo viên cho rằng mục tiêu Phát triển vốn từ là phát âm đúng.
c. Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4
tuổi: 85% giáo viên được khảo sát đã lựa chọ cả 4 nhiệm vụ. Đặc biệt, tất cả
100% giáo viên cho rằng Gia tăng số lượng từ là nhiệm vụ Phát triển vốn từ
cho trẻ 3 - 4 tuổi.
2.2.2. Thực trạng giáo viên tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm
phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi
a. Mức độ lồng ghép mục tiêu Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 -
4 tuổi khi tổ chức hoạt động Khám phá khoa học: Việc lồng ghép mục tiêu
Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi khi tổ chức hoạt động Khám phá khoa
học được giáo viên thực hiện ở mức độ “thường xuyên” “thỉnh thoảng”,
không có giáo viên nào không thực hiện . Tuy nhiên, hầu hết giáo viên đều
cho rằng Phát triển vốn từ thông qua tổ chức hoạt động Khám phá khoa
học đầu tiên là thực hiện mục tiêu Gia tăng số lượng từ ở trẻ, tiếp theo là
Trẻ hiểu được nghĩa của từ, sau mới là Trẻ biết sử dụng từ trong các hoàn
cảnh giao tiếp có ý nghĩa.
b. Nội dung Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi trong các chủ đề của
hoạt động Khám phá khoa học: Hầu hết giáo viên đều thực hiện đảm bảo
mục tiêu Phát triển vốn từ thông qua các nội dung của Khám phá khoa
học. Tuy nhiên, nội dung chủ đề động vật được giáo viên tiến hành mức
độ lồng ghép Phát triển vốn từ ở mức cao nhất, sau đó lần lượt đến chủ
đề đồ vật, thực vật, các bộ phận của cơ thể con người, một số hiện tượng
tự nhiên.
c. Biện pháp giáo viên đã sử dụng trong tổ chức hoạt động Khám
phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi: Các biện pháp có
mức độ sử dụng thường xuyên nhất là Tổ chức hoạt động trải nghiệm gắn
với từng chủ đề khám phá, tiếp đó là Tăng cường cho trẻ quan sát đối
tượng kết hợp với sử dụng câu hỏi mở và Sử dụng trò chơi Phát triển vốn
từ. Như vậy giáo viên đã biết áp dụng các biện pháp phù hợp với đặc điểm
lứa tuổi và đặc trưng của hoạt động Khám phá khoa học.
d. Về hình thức tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi: Hình thức tổ chức hoạt động Khám phá
khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua học
được giáo viên sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là Hoạt động chơi và các hoạt
động lao động; Hình thức được giáo viên ít sử dụng nhất là hoạt động trong
sinh hoạt hàng ngày như ăn, ngủ.
e. Về những thuận lợi, khó khăn của giáo viên khi tổ chức hoạt động
khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi:
Thuận lợi: giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu mến trẻ, hiểu trẻ,
biết cách tổ chức các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ thích
thú khi tham gia các hoạt động Khám phá khoa học. Điều kiện cơ sở vật
chất phong phú. Giáo dục gia đình và nhà trường phối hợp chặt chẽ. Khó
khăn: giáo viên chưa linh hoạt khi sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động
Khám phá khoa học. Ngoài ra “áp lực công việc của giáo viên mầm non
trong một ngày; thiếu thời gian chuẩn bị tổ chức các hoạt động Khám phá
khoa học” và "Giáo viên chưa nhận thức rõ về bản chất và ý nghĩa, nhiệm vụ
Phát triển vốn từ cho trẻ" là những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tổ
chức các hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ.
g. Về các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động Khám phá khoa học
nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi: Giáo viên cho rằng yếu tố
ảnh hưởng lớn đến phát triển vốn từ của trẻ là Phương pháp, biện pháp tổ
chức hướng dẫn của giáo viên, tiếp theo là Cơ sở vật chất trang thiết bị, tài
liệu, môi trường giáo dục ở trường mầm non; Sự phối hợp của nhà trường
với gia đình. Cuối cùng, các giáo viên cho rằng Nội dung hoạt động giáo dục
là yếu tố ít ảnh hưởng lớn đến Phát triển vốn từ của trẻ.
h. Về sự hỗ trợ chuyên môn từ các nhà quản lí trong tổ chức hoạt
động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi: Nội dung: Tổ chức các hội thi về tổ chức hoạt động Khám phá khoa
học hoặc Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất; lần lượt
đến các nội dung: Cung cấp tài liệu cho giáo viên về tổ chức hoạt động
Khám phá khoa học hoặc Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi; Tạo điều kiện
cho giáo viên dự giờ liên lớp, liên trường, giữa các lớp cùng độ tuổi về tổ
chức hoạt động Khám phá khoa học hoặc Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4
tuổi; Tạo cơ hội cho giáo viên tham gia tập huấn các chuyên đề về tổ chức
hoạt động Khám phá khoa học hoặc Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi…..
Nội dung mời chuyên gia đến trường tập huấn cho giáo viên về tổ chức
hoạt động Khám phá khoa học hoặc Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi, là
vấn đề còn ít được quan tâm nhất..
2.2.3. Thực trạng mức độ phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Trung bình vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi chưa cao. Vốn từ tiếp nhận của
trẻ đạt mức trung bình là 28.55/40 từ. Trung bình vốn từ biểu đạt của trẻ
là 47.70/ 80 từ. Về giới tính: Giá trị trung bình của bé gái và bé trai có
chênh lệch nhưng không đáng kể. Về khu vực: Trẻ em ở thành phố có
vốn từ cao hơn trẻ em ở nông thôn.
Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động Khám phá khoa
học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non: Qua khảo
sát, quan sát, dự giờ, trao đổi, thảo luận nhóm chúng tôi thấy giáo viên đã
nhận thức được mối quan hệ giữa hoạt động Khám phá khoa học với sự Phát
triển vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi; nhưng chưa biết lồng ghép các hoạt động
Khám phá khoa học vào các nội dung học để Phát triển vốn từ cho trẻ. Chính
vì vậy, kết quả vốn từ của trẻ chưa cao, nhất là vốn từ biểu đạt.

Kết luận chương 2


Qua nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động Khám phá khoa học
nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi, chúng tôi thấy giáo viên mầm non
đã nhận thức được sự cần thiết phải Phát triển vốn từ cho trẻ. Tuy nhiên, họ
mới chỉ nhận thức Phát triển vốn từ của trẻ chủ yếu về mặt số lượng. Kết
quả khảo sát cho thấy, vốn từ tiếp nhận và vốn từ biểu đạt của trẻ chưa
cao, chưa đồng đều giữa thành phố và nông thôn. Hầu như trẻ có vốn từ
tiếp nhận tốt hơn vốn từ biểu đạt. Những hạn chế trong thực trạng tổ chức
hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ là: giáo
viên chưa linh hoạt khi tổ chức hoạt động Khám phá khoa học; chưa khai
thác được ưu thế của hoạt động Khám phá khoa học đối với việc Phát
triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi. Các hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên
nhân như: giáo viên chưa xác định đúng mục tiêu Phát triển vốn từ cho
trẻ; chưa tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trực tiếp tham gia các hoạt động
Khám phá khoa học; còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động
Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi…
Chương 3
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Khám phá khoa học NHẰM
PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp


- Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục chung và mục tiêu phát triển
vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
- Đảm bảo phù hợp với đặc điểm trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
- Đảm bảo phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động khám phá
khoa học, tăng cường trải nghiệm để phát triển vốn từ
- Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn
- Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
3.2. Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm
phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi
3.3.1. Biện pháp 1: Thiết kế hoạt động Khám phá khoa học dựa trên
mục tiêu phát triển vốn từ và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ
Thiết kế hoạt động Khám phá khoa học dựa trên mục tiêu Phát triển
vốn từcho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi là xây dựng các hoạt động Khám phá
khoa học có tích hợp Phát triển vốn từ phù hợp với lứa tuổi và nội dung
Chương trình giáo dục mầm non, giúp trẻ không chỉ nhận thức về thế giới
xung quanh mà còn có nhiều cơ hội để Phát triển vốn từ. Thiết kế hoạt
động Khám phá khoa học là một nội dung trong quá trình xây dựng kế
hoạch Khám phá khoa học. Trong quá trình thiết kế hoạt động Khám phá
khoa học, giáo viên cần kết hợp các kiến thức, kĩ năng về ngôn ngữ để trẻ
có cơ hội ghi nhớ từ mới, phát âm, hiểu nghĩa, và biết cách sử dụng từ
trong các tình huống cụ thể..
Thiết kế hoạt động Khám phá khoa học dựa trên mục tiêu Phát triển
vốn từ tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ gồm các nội dung: Thiết kế
hoạt động dựa trên mục tiêu Phát triển vốn từ; lựa chọn các hoạt động tăng
cơ hội cho trẻ Phát triển vốn từ.
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường khám phá khoa học đa dạng
nhằm kích thích trẻ học từ
Xây dựng môi trường vật chất: Xác định khu vực tổ chức hoạt động
phù hợp với mục tiêu Phát triển vốn từ. Chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu
phong phú, đa dạng. Thiết kế, bài trí các góc/ khu vực tổ chức hoạt động
Khám phá khoa học.
Xây dựng môi trường tâm lý: Tạo môi trường thân thiện, ổn định và an
toàn cho trẻ. Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được giao lưu bằng lời nói. Quan sát,
xem xét phản ứng, thái độ của trẻ để biết trẻ thích gì, sợ cái gì và có sự điều
chỉnh trong quá trình chuẩn bị tổ chức Khám phá khoa học.
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá với đối
tượng thực để trẻ tự tích luỹ vốn từ
*Tăng cường cơ hội cho trẻ tham gia trải nghiệm trong các hoạt động
Khám phá khoa học: giáo viên tăng cường các cơ hội cho trẻ được tiếp
xúc trực tiếp vật thật. Nhờ đó trẻ sẽ có được cảm nhận chân thực về đối
tượng, thu nhận được nhiều thông tin và hình thành các kinh nghiệm mới.
Đây là cơ sở để trẻ Phát triển vốn từnói riêng và phát triển các kĩ năng
ngôn ngữ nói chung.
* Tận dụng mọi thời điểm và các hoạt động trong ngày để trẻ được
quan sát, khám phá đối tượng theo chủ đề:
Với cùng một chủ đề, giáo viên có thể tạo cơ hội để trẻ được quan sát,
trải nghiệm ở nhiều thời điểm và hoạt động khác nhau trong ngày: giờ học
trong lớp, giờ khám phá ngoài trời, giờ ăn, giờ chơi,... Qua đó, trẻ được
quan sát, khám phá bằng các giác quan những điều thú vị của các sự vật,
hiện tượng xung quanh. Những thời điểm phù hợp trong ngày mà giáo viên
có thể tận dụng để trẻ có cơ hội được quan sát, khám phá, trải nghiệm các
đối tượng thực như trong giờ ăn (quan sát các đồ dùng, vật dụng dùng cho
ăn uống, rau, củ, quả, thịt, cá…); trong giờ hoạt động ngoài trời (quan sát
cây cảnh, cây ăn quả, hoa, rau, con vật… ở vườn trường, khu để phương
tiện giao thông…) Trẻ có thể học vốn từ ở mọi lúc bằng các vật thật.
3.2.4. Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng vốn từ đã học được trong
hoạt động khám phá khoa học vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày
Lồng ghép, tạo cơ hội cho trẻ củng cố vốn từ đã học qua các hình
thức: bài tập, trò chơi, tình huống mới,... trong các hoạt động khác. Nhờ
đó, trẻ có điều kiện để Phát triển vốn từ đồng thời phát huy khả năng tưởng
tượng và sáng tạo. Để phát triển vốn từ một cách có hiệu quả thì việc tổ
chức các trò chơi, các tình huống sẽ là cơ hội để trẻ vận dụng những kinh
nghiệm thu được từ hoạt động Khám phá khoa học vào các hoạt động khác.
Mỗi một hoạt động trẻ sẽ lại có thêm những kinh nghiệm mới, vốn từ của trẻ
vì thế mà được củng cố và gia tăng.
3.2.5. Biện pháp 5: Phối hợp với gia đình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
khám phá khoa học để củng cố, tích cực hóa vốn từ
Giáo viên trực tiếp, gián tiếp trao đổi, thống nhất với cha mẹ trẻ về
nội dung, phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động Khám phá khoa học
nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ. Tổ chức các buổi thảo luận, các hội thi ...
để trao đổi nội dung Phát triển vốn từ cho trẻ, khuyến khích sự tham gia
của cha mẹ.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp được đề xuất tuân theo tiến trình tổ chức hoạt động
Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từcho trẻ. Mỗi một biện pháp đều
được xây dựng theo một trình tự logic, có sự gắn kết chặt chẽ từ mục tiêu,
ý nghĩa; nội dung, cách tiến hành và điều kiện thực hiện nhưng tất cả đều
hướng tới mục tiêu chung là Phát triển vốn từcho trẻ.
Thiết kế hoạt động khám phá khoa học dựa trên mục tiêu phát triển
vốn từ và tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ

Xây dựng môi trường Tổ chức hoạt động Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng
khám phá khoa học đa trải nghiệm, khám vốn từ đã học được trong
dạng nhằm kích thích phá với đối tượng hoạt động khám phá khoa
trẻ học từ thực để trẻ tự tích học vào các hoạt động sinh
luỹ vốn từ hoạt hằng ngày

Phối hợp với giaKết luận


đình cho chương
trẻ mẫu giáo 3 - 3
4 tuổi khám phá khoa học để
Luận án đã đề xuất được củng
5 biện
cố, tíchpháp tổvốn
cực hóa chức
từ hoạt động Khám phá
khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi: (1) Thiết kế hoạt động
Khám phá khoa học dựa trên mục tiêu phát triển vốn từ và tạo cơ hội cho
trẻ trải nghiệm ngôn ngữ; (2) Xây dựng môi trường khám phá khoa học đa
dạng nhằm kích thích trẻ học từ; (3) Tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám
phá với đối tượng thực để trẻ tự tích luỹ vốn từ; (4) Tạo cơ hội cho trẻ sử
dụng vốn từ đã học được trong hoạt động khám phá khoa học vào các hoạt
động sinh hoạt hằng ngày; (5) Phối hợp với gia đình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi khám phá khoa học để củng cố, tích cực hóa vốn từ. Các biện pháp có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuân theo tiến trình tổ chức hoạt động
Khám phá khoa học. Biện pháp 1 và biện pháp 2 sẽ tạo cơ sở, điều kiện
cho hoạt động tổ chức được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả. Giáo viên
vận dụng biện pháp 3 để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, trò chuyện
với nhau về đối tượng khám phá. Biện pháp 4 sẽ giúp trẻ một lần nữa
được củng cố vốn từ kinh nghiệm đã học, sử dụng nó trong những điều
kiện, hoàn cảnh khác. Biện pháp 5 giúp trẻ sử dụng vốn từ trong các tình
huống giao tiếp phong phú hơn, không chỉ ở trường học mà còn cả ở gia
đình. Các biện pháp đều hướng tới mục tiêu chung là Phát triển vốn từ
cho trẻ 3 - 4 tuổi.
Chương 4
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1. Khái quát về quá trình tổ chức thực nghiệm


4.1.1. Mục đích thực nghiệm: Kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp
tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu
giáo 3 - 4 tuổi đã đề xuất. Qua đó, xác định sự phù hợp giữa kết quả
nghiên cứu với giả thuyết khoa học đã đề ra.
4.1.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm
- Đối tượng và địa điểm: 120 trẻ ở 2 trường mầm non trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa (Trường mầm non Lam Sơn và Trường mầm non Hợp
Thắng, Triệu Sơn).
- Thời gian: Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019.
4.1.3. Nội dung và yêu cầu thực nghiệm
4.1.3.1. Nội dung thực nghiệm: Với nhóm thực nghiệm: áp dụng các biện
pháp tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ
đã được đề xuất, tuy nhiên hoạt động vẫn đảm bảo đúng chương trình. Với
nhóm đối chứng: thực hiện những nội dung và hoạt động giáo dục trong
Chương trình GDmầm non hiện hành của Bộ Giáo dục.
4.1.3.2. Yêu cầu thực nghiệm: Trẻ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
tương đồng nhau về sự phát triển. Giáo viên của nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm đều có trình độ đạt chuẩn; có thâm niên trong nghề từ 5 năm
trở lên. Mỗi lớp đều có 02 giáo viên phụ trách và thực hiện theo Chương
trình giáo dục mầm non hiện hành. Cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi ở lớp
học tương đối đầy đủ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.1.4. Tiến trình thực nghiệm:
Lựa chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng, xây dựng kế hoạch tổ chức
thực nghiệm và bồi dưỡng giáo viên, đo đầu vào vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi,
tổ chức triển khai các hoạt động theo kế hoạch thực nghiệm, đánh giá kết
quả và xử lí số liệu.
4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm
4.2.1. Kết quả đo vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi trước thực nghiệm
Kết quả thống kê cho thấy giữa các đối tượng thuộc nhóm đối chứng
và thực nghiệm trước thực nghiệm không có nhiều khác biệt.
4.2.2. Kết quả đo vốn từ của trẻ sau thực nghiệm
4.2.2.1. Kết quả chung về vốn từ của trẻ nhóm thực nghiệm
Vốn từ tiếp nhận của trẻ đạt mức trung bình là 33.65/40 từ. Trong đó,
có trẻ đạt được mức tối đa là hiểu được 40/40 từ. Trẻ đạt được mức độ tối
thiều là hiểu được 30/40 từ. Vốn từ biểu đạt của trẻ đạt mức trung bình
67.16/ 80 từ. Trong đó, có trẻ đạt được mức tối đa là nói được 76/80 từ.
Trẻ đạt được mức độ tối thiểu là nói được 60/80 từ. Độ lệch chuẩn trong
vốn từ tiếp nhận và vốn từ biểu đạt thấp hơn trước thực nghiệm. Đối với
vốn từ tiếp nhận là 2.38. Đối với vốn từ biểu đạt là 3.32. Điều này cho
thấy, sự chênh lệch về vốn từ của trẻ được rút ngắn.
Để kiểm tra độ tin cậy và hiệu quả của các biện pháp đề xuất, nghiên
cứu đã kiểm tra sự khác biệt giữa điểm đánh giá trước và sau thực nghiệm
bằng phần mềm SPSS 20.0 và công thức kiểm định T (Pair Sample T Test).
Kiểm định bằng công thức tính kiểm định các mẫu cặp (Pair Sample
T Test) cho thấy sự khác nhau một cách có ý nghĩa giữa kết quả đánh giá
trước thực nghiệm và sau thực nghiệm với mức ý nghĩa 95% của các đối
tượng nghiên cứu. Giá trị sig = 0.000 < 0.05 ở cả vốn từ tiếp nhận và vốn
từ biểu đạt cho thấy có sự khác biệt trung bình mức điểm đánh giá trước
thực nghiệm và sau thực nghiệm. Mean = 8.16667 và Mean = -25.55000,
có sự khác biệt giữa trước thực nghiệm và sau thực nghiệm cho thấy rằng
sau thực nghiệm trẻ có sự tiến bộ hơn về vốn từ. Việc áp dụng các biện pháp
được đề xuất trong đề tài đã giúp trẻ nâng cao vốn từ một cách đáng kể. Giá
trị sig = 0.000 (< 0.05) trong bảng Paired Sample Correlations cho thấy
các dữ liệu có tương quan với nhau.
Như vậy, kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt giữa kết quả
trước thực nghiệm và sau thực nghiệm là có ý nghĩa. Từ đó, có thể kết
luận rằng các biện pháp được đề xuất trong luận án và áp dụng đã tạo ra
thay đổi trong vốn từ của trẻ
4.2.2.2. So sánh vốn từ của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Sau thực nghiệm vốn từ của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối
chứng. Đối với vốn từ tiếp nhận, nhóm thực nghiệm đạt mức trung bình là
33.65 từ còn nhóm đối chứng đạt mức trung bình là 27.56 từ. Đối với vốn từ
biểu đạt, nhóm thực nghiệm đạt mức trung bình là 67.16 từ còn nhóm đối
chứng đạt mức trung bình là 45.28 từ. Quan sát trực tiếp nhóm đối chứng
sau thực nghiệm cho thấy, vốn từ của trẻ đã có những tiến bộ hơn so với
trước thực nghiệm. Tuy nhiên, sự sự tiến bộ này chỉ tập trung vào một số
trẻ nổi trội trong lớp, còn lại số đông trẻ vốn từ thay đổi không nhiều. Trẻ
chưa chủ động tham gia các hoạt động, chưa chủ động trả lời các câu hỏi
của giáo viên, chưa mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình. Đối với nhóm
thực nghiệm sau thực nghiệm, vốn từ của trẻ đã thay đổi rất nhiều. Hầu hết
các trẻ đều tăng số lượng từ. Ngoài ra, trẻ chủ động tham gia các hoạt động,
chủ động trả lời các câu hỏi của giáo, và thường xuyên đưa ra các câu hỏi
của mình.
- Phân tích kết quả thực nghiệm qua trường hợp nghiên cứu điển hình
Trường hợp 1: LMT là con đầu trong một gia đình cán bộ sống tại
thành phố Thanh Hóa. 3 tuổi bé mới đi học mẫu giáo. LMT ít nói, nhút
nhát, hay sợ. Trong lớp không chơi với bạn bè, hay nhìn ra ngoài cửa đợi
ông bà đến đón. Mặc dù không tự chơi, không chơi với bạn nhưng LMT
vẫn nghe lời cô giáo. Trước thực nghiệm: trẻ hiểu được 30/40 từ; nói được
35/80 từ. Sau thực nghiệm, trẻ hiểu được 40/40 từ đúng; nói được 70/80 từ.
Trường hợp 2: LSP là con thứ 2 trong một gia đình làm nghề tự do
tại huyện Tĩnh Gia. Bé đi học từ 2 tuổi, về nhà chủ yếu chơi với anh. LSP
ưa vận động, mạnh dạn, thích tham gia các hoạt động, thích nói, thích khẳng
định mình, thích đi học, ưa nịnh, thích giúp đỡ các bạn khác nhưng bé nóng
tính và không có khả năng tập trung lâu. Trước thực nghiệm: bé hiểu được
23/40 từ, nói được 35/80 từ. Sau thực nghiệm, LSP hiểu 40/40 từ; nói được
72/80 từ.

Kết luận chương 4


Thực nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của các biện
pháp tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ,
qua đó chứng minh cho giả thuyết khoa học của luận án. Nội dung chương
trình thực nghiệm được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận và thực
tiễn, bám sát chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm của trẻ mẫu giáo 3 -
4 tuổi và điều kiện giáo dục trẻ ở trường mầm non hiện nay. Kết quả thực
nghiệm cho thấy: Sau thực nghiệm, vốn từ của trẻ 3 - 4 tuổi đã phát triển
tốt hơn so với trước thực nghiệm và so với nhóm đối chứng. Vốn từ tiếp
nhận và vốn từ biểu đạt của trẻ đều tăng, trong đó vốn từ biểu đạt tăng cao
hơn, thậm chí có những từ trước thực nghiệm hầu như không có trẻ nào nói
được, nhưng sau thực nghiệm hơn 70% trẻ nói được. Nhóm thực nghiệm
vốn từ của trẻ đều tăng, trẻ khu vực thành phố tăng hơn so với trẻ khu vực
nông thôn. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định hiệu quả của các biện pháp
tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ. Kết
quả thực nghiệm được kiểm định bằng công thức Pair Sample Test khẳng
định sự khác biệt có ý nghĩa giữa kết quả đánh giá sau thực nghiệm với kết
quả đánh giá trước thực nghiệm. Kết quả khác biệt này cho thấy các biện
pháp trong quá trình tổ chức hoạt động Khám phá khoa học đã có tác động
tới việc Phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
1.1. Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi giữ vai trò quan trọng
trong việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Hoạt động Khám phá khoa học là
phương tiện hiệu quả để Phát triển vốn từ cho trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt
động Khám phá khoa học, giáo viên cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ được nghe,
trực tiếp cảm nhận, từ đó trẻ hiểu, bắt chước và sử dụng từ hợp lí.
1.2. Khám phá khoa học là quá trình trẻ tích cực tham gia tìm tòi, phát
hiện những cái chưa biết thông qua các thao tác: quan sát, so sánh, phân loại,
dự đoán, suy luận, thảo luận… Hoạt động Khám phá khoa học đối với Phát
triển vốn từ có nhiều ưu thế, ưu thế lớn nhất là tạo môi trường đa dạng cho trẻ
trực tiếp khám phá, quan sát, thực hành, trải nghiệm, từ đó phát triển các kỹ
năng ngôn ngữ cũng như Phát triển vốn từ. Tổ chức hoạt động Khám phá
khoa học giúp trẻ có thể nghe, hiểu, bắt chước và sử dụng từ. Thông qua đó,
trẻ được làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa và biết vận dụng từ
ngữ cho phù hợp các tình huống giao tiếp khác nhau.
1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động khám phá
khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi chỉ ra rằng:
Giáo viên hiểu được tầm quan trọng của phát triển vốn từ cho trẻ nhưng
mới chỉ chú trọng đến cung cấp số lượng từ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến tổ chức hoạt động trên, tuy nhiên năng lực sư phạm của giáo viên là
yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất.
1.4. Từ nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tiễn tại một số trường
mầm non ở Thanh Hoá, luận án đưa ra các biện pháp cụ thể để tổ chức
hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ: (1) Thiết kế
hoạt động Khám phá khoa học dựa trên mục tiêu phát triển vốn từ và tạo
cơ hội cho trẻ trải nghiệm ngôn ngữ; (2) Xây dựng môi trường khám phá
khoa học đa dạng nhằm kích thích trẻ học từ; (3) Tổ chức hoạt động trải
nghiệm, khám phá với đối tượng thực để trẻ tự tích luỹ vốn từ; (4) Tạo cơ
hội cho trẻ sử dụng vốn từ đã học được trong hoạt động khám phá khoa
học vào các hoạt động sinh hoạt hằng ngày; (5) Phối hợp với gia đình cho
trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi khám phá khoa học để củng cố, tích cực hóa vốn từ.
Các biện pháp được xây dựng đảm bảo các nguyên tắc: thực hiện mục tiêu
giáo dục chung và mục tiêu phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi; phù hợp với
đặc điểm trẻ trong độ tuổi này; phát huy được tính tích cực của trẻ trong
hoạt động khám phá
1.5. Căn cứ vào các biện pháp đề xuất, luận án tiến hành tổ chức thực
nghiệm. Kết quả thực nghiệm các biện pháp đưa ra có tác dụng tốt tới việc
Phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Vốn từ của trẻ sau thực nghiệm
đã tăng rõ rệt so với trước thực nghiệm, trong đó vốn từ biểu đạt tăng cao
hơn. Sau thực nghiệm, vốn từ của trẻ được rút ngắn khoảng cách giữa khu
vực thành phố và khu vực nông thôn. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định
hiệu quả của các biện pháp tổ chức hoạt động Khám phá khoa học nhằm Phát
triển vốn từ cho trẻ mà luận án đề xuất.
2. Khuyến nghị
2.1. Với các cấp quản lí giáo dục mầm non
2.1.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cần khuyến khích tổ chức
các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình. Đẩy mạnh công tác
hướng dẫn, giáo dục cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ tại gia
đình.
2.1.2. Đối với các sở, phòng giáo dục và đào tạo: Tổ chức các lớp
tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về việc tổ chức hoạt động Khám phá
khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mầm non
2.1.3. Đối với Ban giám hiệu cơ sở giáo dục mầm non: Tạo điều kiện
cho giáo viên mầm non phát huy được tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo
trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non nói chung và tổ chức hoạt
động Khám phá khoa học nói riêng nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ.
2.2. Với giáo viên mầm non
- Thường xuyên tự bồi dưỡng, trau dồi và rèn luyện để có khả năng
thiết kế và áp dụng các biện pháp tổ chức các hoạt động Khám phá khoa
học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.
- Chủ động học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết, từ đó chủ
động, sáng tạo trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, sử dụng
phương và phối hợp các biện pháp giáo dục tổ chức hoạt động Khám phá
khoa học nhằm Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm
non.

You might also like