You are on page 1of 11

Nội dung 1

Câu 1 : Những đặc điểm nào của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra yêu
cầu rõ ràng về việc phải phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong dạy
học?
- Tham gia xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực
hiện hoạt động dạy học cho học sinh
Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong năm học nhằm thực hiện
nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học và giáo
dục. Điều này thường bắt đầu bằng các kế hoạch cụ thể và có thể kết thúc bằng việc thực
thi nó vào trong thực tiễn giảng dạy và giáo dục học sinh của mỗi giáo viên, tất nhiên sau
đó có thể là đánh giá và rút các kinh nghiệm cho chu trình tiếp theo. Trong suốt quá trình
đó, giáo viên có thể tham gia vào nhiều công đoạn với các cách thức khác nhau, tuỳ thuộc
vào năng lực, sự phân công hoặc huy động của nhà trường.
Ví dụ, nếu nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng khác để tổ chức các
hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, giáo viên có thể tham gia vào một, một số hoặc
các công việc dưới đây:
- Tham gia xây dựng nội dung, phiếu khảo sát về thực trạng liên quan đến mối liên hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong dạy học và giáo dục học sinh (Chẳng hạn, khảo
sát phụ huynh, khảo sát học sinh, khảo sát giáo viên trong trường, khảo sát các lực lượng
bên ngoài xã hội...);
- Tham gia khảo sát, phân tích kết quả khảo sát thực trạng về mối liên hệ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội trong dạy học và giáo dục học sinh;
- Tham gia xây dựng hoặc cho ý kiến về nội dung, định hướng về mối liên hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong dạy học và giáo dục học sinh...
Trong quá trình sau đó, khi nhà trường đã có kế hoạch phối hợp với gia đình và các lực
lượng xã hội trong dạy học và giáo dục học sinh. Giáo viên trong các tổ bộ môn sẽ có các
vai trò khác nhau để xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các kế hoạch đó. Ví
dụ, giáo viên là tổ trưởng bộ môn sẽ có vai trò tổ chức tổ chuyên môn để cụ thể hoá các
nhiệm vụ gắn liền với tổ của mình, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai, hoặc đề xuất
các kế hoạch riêng của tổ để thực hiện hoặc cụ thể hoá định hướng của nhà trường; giáo
viên chủ nhiệm có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp để triển khai các công
việc liên quan đến dạy học và giáo dục cho học sinh; giáo viên bộ môn ngoài nhiệm vụ
cùng với các thành viên trong tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ để triển khai thực
hiện kế hoạch của nhà trường, còn phải cụ thể hoá chúng trong các kế hoạch cá nhân để
chuẩn bị cho thực hiện thông qua thực hành giảng dạy.
- Cụ thể hoá các nội dung liên quan đến phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã
hội trong kế hoạch cá nhân, kế hoạch chủ nhiệm
Kế hoạch của nhà trường và của tổ chuyên môn có thể xác định và đề xuất các nội dung
làm căn cứ để giáo viên triển khai trong thực tiễn dạy học của mình. Khi xây dựng kế
hoạch giáo dục của cá nhân, giáo viên cần chú ý tích hợp những nhiệm vụ đó để thực
hiện nó trong năm học.
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ, phân tích mối quan hệ giữa nội dung chương trình với đặc
điểm tâm sinh lí học sinh đang giảng dạy; đặc điểm, hoàn cảnh gia đình học sinh và các
điều kiện kinh tế, đặc điểm của tổ chức chính trị, xã hội tại địa bàn để xác định các
phương pháp, hình thức phối hợp tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh hiệu quả. Để
có hiệu quả, trong quá trình này giáo viên cần có sự liên hệ chặt chẽ với giáo viên chủ
nhiệm các lớp giảng dạy để có sự phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch, vì giáo viên
chủ nhiệm là người trực tiếp quản lí lớp giảng dạy, cầu nối giữa nhà trường và gia đình
học sinh. Thông qua giáo viên chủ nhiệm, không những giáo viên giảng dạy có cơ sở để
lên các kế hoạch phù hợp, mà còn có thêm một kênh liên hệ chặt chẽ để tương tác, phối
hợp với gia đình học sinh, các lực lượng khác trong thực hiện về sau.
Làm cầu nối giữa gia đình, xã hội và nhà trường trong để thực hiện hoạt động dạy
học cho học sinh
Trong mối quan hệ với nhà trường, gia đình học sinh có quyền yêu cầu nhà trường cho
biết kết quả học tập, rèn luyện của con, em mình; Cùng học sinh tham gia các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, tham gia các hoạt động của cha
mẹ học sinh do nhà trường tổ chức; Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải
quyết theo pháp luật những vấn đề liên quan đến việc học tập con em... Quy chế thực
hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường cũng quy định: cha mẹ học sinh có thể phản
ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua Ban đại
diện cha mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.
Trong đó, giáo viên cần đóng vai trò cầu nối để cung cấp thông tin phù hợp, hỗ trợ giải
quyết các vấn đề liên quan đến việc học tập của học sinh.
Câu 2 : Ý nghĩa của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong dạy học
học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
* Đối với học sinh
- Được trải nghiệm quá trình học tập độc đáo với sự tham gia của cha mẹ, các thành
phần bên ngoài nhà trường để tăng cơ hội học tập. Việc kết nối và đưa họ vào quá trình
này sẽ tạo ra một trải nghiệm học tập độc đáo cho học sinh cùng với cha mẹ của các em
và các bậc cha mẹ khác và hiểu ở một mức độ nhất định những khó khăn và hạn chế của
cha mẹ, cũng như những lợi thế của các hoạt động cộng tác chung với cha mẹ của họ. So
với các lớp học khép kín, các lớp học theo kiểu mở với sự kết nối và có sự tham gia của
nhiều bên sẽ góp phần đa dạng hoá về hình thức học tập của học sinh. Khi các mục tiêu
học tập được chia sẽ, học sinh có cơ hội để tăng cường học tập ở các môi trường khác
nhau. Học sinh cũng sẽ có ý thức trong việc tham gia học tập đầy đủ hơn, cải thiện tình
trạng vắng mặt trong lớp học.
- Đòn bẩy mạnh mẽ để nâng cao thành tích học tập của học sinh
- Phát triển các kiến thức, kĩ năng của họ trong vai trò làm cha mẹ học sinh
Việc tham gia vào quá trình học tập của con cái đòi hỏi cha mẹ hoặc các thành viên
trưởng thành của gia đình phải có nhiều kiến thức, kĩ năng. Từ đó, quá trình này là động
lực giúp phát triển chúng trong việc đóng vai trò làm cha mẹ của họ một cách hiệu quả
hơn, hỗ trợ con cái của họ không chỉ trong thực hiện các bài tập về nhà mà còn trong
những vấn đề khác quan trọng đối với đứa trẻ trong quá trình học tập. Ngoài việc chủ
động để phát triển các kiến thức, kĩ năng trong quá trình hỗ trợ con cái và tham gia vào
các hoạt động chung thì nhà trường, giáo viên cũng cung cấp những ý tưởng về cách giúp
đỡ và hỗ trợ con cái của họ ở nhà một cách chuyên nghiệp, phù hợp với từng điều kiện.
Thông qua quá trình liên tục trao đổi thông tin, cha mẹ học sinh cũng hiểu rõ hơn về
những vấn đề liên quan đến chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Điều này rất hữu ích đối với những gia đình ít có kinh nghiệm, hoặc hạn chế trong các kĩ
năng hỗ trợ con cái.
- Cải thiện sự tham gia và đóng góp của cha mẹ đối với học sinh
Trong việc thiết lập và duy trì vai trò bình đẳng hoặc mối quan hệ hợp tác giữa giáo viên
và phụ huynh, cần lưu ý rằng cả giáo viên và phụ huynh đều là chuyên gia: giáo viên về
giáo dục và phụ huynh về con cái của họ (Hornby, 2000). Tăng cường mối quan hệ của
họ với con cái của họ thông qua sự tham gia vào các nhiệm vụ giáo dục chung. Gia đình
sẽ nhận ra rằng một số chức năng nhất định diễn ra trong các chương trình giáo dục tổng
hợp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự thành công ở trường cũng như sự phát triển tình
cảm và xã hội của con cái họ có thể được kết hợp trong khuôn khổ cuộc sống gia đình
(tức là các hoạt động chung trong gia đình, học hỏi kinh nghiệm có thể diễn ra trong môi
trường gia đình...). Thông qua sự tham gia đó, phụ huynh sẽ tăng cường mối quan hệ với
trường học của con em họ và trở nên có trách nhiệm hơn vì nó liên quan đến các vấn đề
hợp tác với nhà trường và cộng đồng vì lợi ích của chính con em họ. Vì thế, chỉ có thể
hợp tác một cách sáng tạo nếu quyền hạn và năng lực của cha mẹ được công nhận và tính
đến.
Câu 3 : Liên hệ thực tiễn để cho biết hiện nay thầy cô đang thực hiện trách nhiệm
của mình đối với phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong dạy học như
thế nào?
- Trong đó nhà trường là nhân tố giữ vai trò chủ đạo. Đã có nhiều cuộc họp giữa nhà
trường, hội cha mẹ học sinh với phụ huynh học sinh. Xây dựng chương trình, kế hoạch
giáo dục hàng năm (giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thể chất, nếp sống văn hóa,
sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống tội phạm, tai nạn thương tích, an toàn giao
thông, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…).
- Phối hợp quản lý học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện; giám sát việc học tập,
rèn luyện của học sinh; động viên khen thưởng học sinh có thành tích; giáo dục học sinh
chậm tiến bộ.
Nội dung 2 :
Câu 1 : Nêu một số quy định liên quan đến việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội để tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông?
- Đòi hỏi công tác quản lý hoạt động này phải được thực hiện thường xuyên, khoa học và
có hiệu quả
a) Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 đã quy định cụ thể về vai trò, trách nhiệm của
nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình dạy học
Trong đó “Trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh” được quy định thể
tại điều 91 của Luật Giáo dục như sau: 1. Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn
luyện của con hoặc người được giảm hộ. 2. Tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch
của nhà trường; tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường. 3.
Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến
việc giáo dục con hoặc người được giảm hộ theo quy định.
- Tại khoản 1, Điều 4, Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 về
ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có
quy định rõ về nhiệm vụ của cha mẹ học sinh
- Điều 3 trong Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 về tăng cường
phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh
viên
Tại khoản 2, điều 12 Thông tư 20//2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 08 năm 2018 quy
định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo tại khoản 4, điều 7 về “Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội ở THCS”
Quan hệ đối tác giữa gia đình và nhà trường là mối quan hệ hai chiều, nhấn mạnh mối
quan hệ giữa những người chịu trách nhiệm chính cho dạy học là giáo viên với các thành
viên trưởng thành trong gia đình (ví dụ: cha mẹ, người giám hộ, người chăm sóc chính).
Quan hệ đối tác giữa gia đình và nhà trường tạo ra sự kết nối giữa hai bối cảnh có ảnh
hưởng nhất trong đó quá trình học tập và phát triển của trẻ diễn ra

Câu 2 : Nêu các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức
hoạt động dạy học cho học sinh, liên hệ thực tiễn để xem xét các nội dung đó được
thực hiện như thế nào ở đơn vị đang công tác và trong việc giảng dạy.
a) Phối hợp để hỗ trợ thiết lập môi trường ở gia đình tạo điều kiện thuận lợi cho việc học
tập của học sinh
Môi trường học tập của học sinh ở nhà có ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập của các em
nhưng không phải gia đình nào cũng có những kiến thức và hiểu biết cho điều này. Mặt
khác, gia đình cũng không thể thiết lập điều dó dựa trên suy nghĩ chủ quan vì nó còn liên
quan đến việc dạy học trên lớp của giáo viên. Điều này đòi hỏi nhà trường, giáo viên phải
hiểu được gia đình học sinh và dựa trên đó để giúp đỡ họ thiết lập môi trường học tập ở
nhà cho con cái một cách phù hợp.
b) Phối hợp để trao đổi thông tin về các chương trình của trường và sự tiến bộ của học
sinh các qua kênh kết nối
- Các cuộc họp với gia đình học sinh ít nhất một lần một năm, và các cuộc họp khác được
tiến hành khi cần thiết để cung cấp kịp thời thông tin cho gia đình;
- Các danh mục bài tập của học sinh hàng tuần hoặc hàng tháng được gửi về nhà để gia
đình xem xét, theo dõi và nhận xét;
- Gia đình học sinh nhận phiếu điểm, với các cuộc hội thảo về cải thiện điểm số;
- Lịch trình thường xuyên về các thông báo hữu ích, bản ghi nhớ, cuộc gọi điện thoại,
c) Phối hợp để tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh có sự tham gia của các tình
nguyện viên từ gia đình học sinh và từ cộng đồng
d) Phối hợp để cung cấp thông tin cho gia đình về cách họ có thể giúp con em của mình
trong việc học tập tại nhà
đ) Phối hợp để tích hợp các nguồn lực từ cộng đồng vào kế hoạch giáo dục của nhà
trường, các hoạt động của gia đình, cũng như quả trình học tập của học sinh
e) Phối hợp để ra quyết định liên quan đến việc học tập của học sinh

Câu 3 : Nêu một số lưu ý trong việc cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin từ gia
đình học sinh để hỗ trợ cho việc dạy học trên lớp.
- Hãy rõ ràng và nhất quán: Nếu có thể, giao tiếp giữa giáo viên và phụ huynh nên ngắn
gọn, minh bạch và tôn trọng. Sự rõ ràng có thể đảm bảo trẻ em cảm thấy an toàn và ổn
định trong môi trường của chúng. Do đó, bằng cách loại bỏ những điều không chắc chắn
phát sinh do giao tiếp kém, các trường học đang giải tỏa mọi lo lắng không cần thiết mà
trẻ em có thể gặp phải. Khi thông tin liên lạc trong trường học rõ ràng, các nhiệm vụ theo
dõi hành chính sẽ được giảm bớt, vì vậy, trường học nên đảm bảo các thủ tục đưa ra
thông báo và chia sẻ thông tin cập nhật đều mang tính chiến lược và được cân nhắc kỹ
lưỡng. Các trường nên chia sẻ cách họ sẽ giao tiếp với phụ huynh và người chăm sóc.
Khi có liên quan đến các ứng dụng hoặc trang web, điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu
cách điều hướng chúng. Các trường học có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng bằng
cách chia sẻ các bản trình diễn và video hướng dẫn nhanh hoặc bằng cách tổ chức các sự
kiện hỗ trợ.
- Hãy khích lệ: Đối với phụ huynh, trong việc giao tiếp khi cung cấp thông tin, giáo viên
có thể sử dụng các biện pháp để tác động đến tinh thần làm cho cha mẹ hoặc người đại
diện của học sinh cảm thấy hăng hái, hứng khởi thêm lên, để họ có thêm động lực tham
gia vào việc phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức dạy học. Trong những trường
hợpcon cái của họ gặp các vấn đề trong học tập hoặc những vấn đề khác, việc khích lệ là
rất cần thiết để họ có những động lực hỗ trợ con cái thay đổi, tiến bộ, tránh rơi vào tình
trạng bi quan hay bất lực về việc học tập của con cái họ.
- Nói về những mặt tích cực/ tiến bộ: Những điều tích cực, tiến bộ nên là một phần trong
việc cung cấp phản hồi cho cha mẹ hoặc người đại diện của học sinh. Điều này sẽ mang
lại cảm giác tự hào, yên tâm đối với phụ huynh học sinh; đặc biệt là đối với những trường
hợp có kèm theo những vấn đề học sinh cần cải thiện hoặc thay đổi trong học tập. Nó cho
thấy tình trạng hiện tại có thể không phải là vấn đề lớn, và cón nhiều hi vọng đối với việc
cải thiện nó.
- Đừng ngại thảo luận về những điều tiêu cực: Trong việc cung cấp các thông tin về việc
học tập của học sinh, giáo viên nên trao đổi với cha mẹ học sinh những vấn đề không như
mong muốn, chẳng hạn như thái độ học tập không tích cực, hạn chế trong việc tham gia
các hoạt động, kết quả không tích cực trong một bài kiểm tra,... những điều này cực kì
quan trọng đối với gia đình học sinh vì nó giúp họ nắm bắt kịp thời những thay đổi của
con cái họ để có thể có những can thiệp tích cực.
- Đưa ra những cách mang tính xây dựng để giúp học sinh tiến bộ: Bên cạnh nói về thực
trạng, việc cung cấp thông tin phản hồi về học sinh cần chú ý đến đi kèm những gợi ý về
giải pháp, cách thức hành động tiếp theo. Điều này giúp gia đình học sinh nhìn nhận vấn
đề tích cực hơn, có những định hướng cụ thể để hỗ trợ học sinh, và điều đó được hậu
thuẫn bởi chính giáo viên.
- Cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách cha mẹ hoặc gia đình có thể là một phần của sự thành
công của học sinh: Mục đích quan trọng trong cung cấp phản hồi cho gia đình hoặc người
đại diện học sinh đó là thu hút họ vào quá trình học tập của con cái. Vì thế, việc giải thích
và làm cho các thành viên gia đình thấy rõ vai trò của mình, góp phần vào sự thành công
của con cái là rất cần thiết, để họ có lí do để tham gia vào quá trình này dưới sự hỗ trợ,
hướng dẫn của giáo viên. Từ đó, gia đình có thể trở thành một đối tác trong việc hỗ trợ
học sinh vượt qua những thử thách của các em.
- Hãy cởi mở với phản hồi từ cha mẹ: Lắng nghe các phản hồi từ cha mẹ, đại diện gia
đình học sinh là rất cần thiết để giải quyết các mối quan tâm của họ. Điều này làm gia
tăng niềm tin trong mối quan hệ hai chiều. Từ đó khuyến khích làm việc cùng nhau để tạo
ra một kế hoạch trong tương lai, cho dù đó là giữ cho học sinh tập trung vào con đường
hiện tại của họ hay tạo ra một con đường mới để giúp họ vượt trội. Hãy nhớ rằng giáo
viên và gia đình của học sinh là một đội và giao tiếp với tư cách là thành viên của cùng
một đội, cùng hướng về mục tiêu giống nhau.

Nội dung 3 :
Câu 1 :Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức hoạt đồng
dạy học cho học sinh được xây dựng như thế nào? Giáo viên có vai trò như thế nào
trong quá trình đó?
a) Bước 1: Nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
để thực hiện hoạt động dạy học
(1) Căn cứ xây dựng kế hoạch
(2) Khái quát về đặc điểm nhà trường và học sinh:
(3) Mục tiêu phối hợp
(4) Nội dung những công việc/hoạt động trọng tâm cần sự tham gia của gia đình học sinh
và cộng đồng; kết hợp của giáo viên dạy môn học trong lớp và nhân viên nhà trường;
(5) Những kênh thông tin liên lạc định kỳ và thường xuyên được thiết lập phục vụ việc
trao đổi thông tin cũng như thống nhất các hoạt động, nội dung, phương thức và sự tham
gia của gia đình học sinh vào hoạt động giáo dục nhà trường
(6) Cam kết thực hiện giữa nhà trường, các bên liên quan.
Để xây dựng kế hoạch này, nhà trường cần huy động sự tham gia của giáo viên nhà
trường ở các mức độ khác nhau và cần thực hiện các bước để xây dựng kế hoạch một
cách khoa học, xuất phát từ thực tiễn nhà trường:
(1) Phân tích thực trạng phối hợp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực
hiện hoạt động dạy học. Công việc này nên được tiến hành đầu mỗi năm học, kết hợp với
quá trình phân tích, đánh giá thực trạng của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục
của nhà trường. Nhà trường cần phải phân tích để đánh giá thực trạng làm cơ sở để đề
xuất các kế hoạch một cách phù hợp. Để phân tích thực trạng, việc thu thập thông tin là
điều rất quan trọng và tiến hành khảo sát các bên liên quan (giáo viên, nhân viên nhà
trường, gia đình học sinh, một số lực lượng xã hội bên ngoài có liên quan đến nhà
trường...) là phương pháp nên được sử dụng.
(2) Xác định mục tiêu của việc phối hợp: Nhà trường cần xác định rõ các mục tiêu của
việc phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
(3) Lập kế hoạch kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt
động dạy học. Để lập kế hoạch cụ thể này, nhà trường cần xác định rõ các nội dung phối
hợp cụ thể (tham khảo các nội dung phối hợp theo mô tả ở nội dung 2, mục 2.2.1); các
mục tiêu gắn với nội dung; lực lượng liên quan hoặc phối hợp ở bên ngoài; lực lượng chủ
trì, phối hợp trong nhà trường; kênh thông tin sử dụng trong việc phối hợp; và thời gian
thực hiện hoạt động phối hợp. Cấu trúc dưới đây gợi ý cách trình bày một kế hoạch của
nhà trường trong việc phối hợp với các bên liên quan.
b) Bước 2: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động dạy học
Sau khi nhà trường có các kế hoạch cụ thể, dựa trên định hướng phân công nhiệm vụ, các
lực lượng liên quan bên trong nhà trường tiến hành cụ thể hoá kế hoạch để triển khai thực
hiện
c) Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch cá nhân tích hợp
nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động dạy học
Đối với giáo viên chủ nhiệm, việc cụ thể hoá các kế hoạch này nên theo hướng tích hợp
vào kế hoạch chủ nhiệm của mình để thực hiện một cách thuận lợi; việc xây dựng kế
hoạch chủ nhiệm cần có sự phối hợp với giáo viên bộ môn giảng dạy lớp chủ nhiệm để
thống nhất cách thực hiện như kênh liên lạc, nội dung cần hỗ trợ... Vì giáo viên chủ
nhiệm là đầu mối quan trọng trong việc phối hợp, có thể hỗ trợ giáo viên giảng dạy lớp
chủ nhiệm trong việc kết nối với gia đình học sinh, các lực lượng xã hội khác. Việc xây
dựng kế hoạch này tương tự như việc xây dựng kế hoạch phối hợp với gia đình trong việc
tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh.
Đối với giáo viên bộ môn giảng dạy các môn học, cần xây dựng kế hoạch theo hướng tích
hợp vào kế hoạch cá nhân dựa trên các nhiệm vụ được phân công. Đối với các bài học,
chủ đề dạy học, giáo viên có thể thêm các “ghi chứ” để thực hiện việc tích hợp này. Bên
cạnh các nhiệm vụ được phân công giảng dạy có sự phối hợp, giáo viên tuỳ vào ý tưởng,
phương pháp dạy học của mình có thể thiết kế thêm các hoạt động phối hợp, có sự tham
gia của gia đình, hoặc các lực lượng xã hội trong dạy học cho học sinh.
d) Bước 4: Thực hiện việc phối hợp với gia đình, các lực lượng xã hội trong dạy học cho
học sinh theo kế hoạch
Dựa trên các kế hoạch đã xây dựng, giáo viên giảng dạy các môn học, giáo viên chủ
nhiệm tiến hành xây dựng xây dựng kế hoạch bài dạy, kế hoạch thực hiện các chủ đề,
hoạt động giáo dục có sự phối hợp của gia đình, các lực lượng khác để thực hiện hoạt
động dạy học cho học sinh. Việc xây dựng các kế hoạch tích hợp nội dung này thực hiện
theo cách thức xây dựng các kế hoạch bài dạy, kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học
đã được bồi dưỡng trong các mô-đun bồi dưỡng dành cho đối tượng giáo viên phổ thông
cốt cán và giáo viên phổ thông đại trà để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới
2018. Trong đó, các lực lượng phối hợp có thể hỗ trợ giáo viên trong việc cung cấp địa
điểm giảng dạy bên ngoài, hỗ trợ phương tiện dạy học, tham gia hướng dẫn, theo dõi việc
thực hiện các nhiệm vụ... tuỳ theo ý tưởng dạy học.

Câu 2: Việc cụ thể hoá kế hoạch chung của nhà trường về phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội để tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh được thực hiện
như thế nào?
- Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng bên ngoài đòi hỏi cần có kênh
thông tin để kết nối. Kênh thông tin hai chiều, hoặc đa chiều là một trong những nội dung
cần thiết của kế hoạch hành động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tổ
chức hoạt động dạy học cho học sinh. Thiết lập kênh thông tin giữa nhà trường và gia
đình học sinh và các lực lượng xã hội thể hiện qua: Nội dung thông tin trao đổi giữa nhà
trường và gia đình học sinh và các lực lượng xã hội; Hình thức trao đổi thông tin giữa
nhà trường và gia đình học sinh và các lực lượng xã hội.
Thông tin về học sinh và các hoạt động dạy học cho học sinh giữ vai trò quan trọng,
xuyên suốt trong quá trình giáo dục học sinh, giúp nhà trường, cha mẹ học sinh lựa chọn
được nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và
hoàn cảnh của học sinh. Việc trao đổi thông tin giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã
hội giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia
đình và xã hội trở thành một chu trình khép kín và hoạt động dạy học học sinh mang tính
hệ thống, tính đồng bộ. Trong thực hiện dạy học học sinh, các kênh thông tin có thể bao
gồm kênh thông tin giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và gia đình học sinh; giữa giáo viên bộ
môn và gia đình học sinh hoặc lực lượng xã hội khác; giữa nhà trường và gia đình học
sinh và các lực lượng giáo dục khác.
- Nội dung thông tin trao đổi giữa giáo viên và gia đình, xã hội tập trung vào:
+ Thông tin về mục tiêu giáo dục của cấp học nói chung, mục tiêu giảng dạy và giáo dục
học sinh theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục – Đào tạo; Thông tin về mục tiêu
dạy học cho học sinh của nhà trường. Thông tin về mục tiêu phối hợp giữa nhà trường,
gia đình và xã hội trong dạy học cho học sinh.
+ Thông tin về nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ rèn luyện của học sinh trong học kỳ, năm
học; Tình hình tham gia các hoạt động học tập; Những hoạt động dạy học và giáo dục sẽ
triển khai trong nhà trường từng học kỳ, từng tháng.
+ Thông tin về hình thức tổ chức dạy học cho học sinh: Những hình thức tổ chức dạy học
sẽ triển khai trong nhà trường, sự cần thiết phải có sự phối hợp giữa nhà trường với gia
đình, xã hội để hoạt động thành công, hiệu quả nhiệm vụ dạy học cho học sinh.
+ Thông tin trao đổi với cha mẹ học sinh về hình thức phối hợp hoạt động phối hợp giữa
nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện việc dạy học cho học sinh và trách nhiệm của
mỗi bên tham gia, sản phẩm, kết quả cần đạt được.
+ Thông tin về tình hình học tập, tham gia các hoạt động của học sinh ở trường; về biểu
hiện và mức độ thực hiện nhiệm vụ của người học, quá trình thực hành nội quy nhà
trường, nội quy lớp học và các hoạt động giáo dục. Thông tin về thành tích học tập của
học sinh qua từng tuần, tháng, học kỳ hoặc những diễn biến thay đổi, sự tiến bộ của học
sinh trong quá trình học tập.
+ Ngoài ra còn trao đổi thông tin giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên dạy học môn
học, giữa giáo viên và học sinh,... để thông tin về tình hình học, ý thức trong học tập; mối
quan hệ bạn bè học sinh, mâu thuẫn xung đột thường gặp và các xử lý.
- Nội dung thông tin về gia đình học sinh giáo viên chủ nhiệm lớp cần nắm và cập nhật
trong giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm:
+ Thông tin về họ tên bố (hoặc mẹ) của học sinh, chỗ ở hiện tại, đặc điểm nghề nghiệp
(sinh kế) của phụ huynh học sinh; Trình độ văn hóa của phụ huynh học sinh; Địa
chỉ/thông tin liên lạc khi cần (Email, SĐT);
+ Thông tin khái quát về hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của gia đình với chính quyền
địa phương và cộng đồng;
- Thông tin về tình hình văn hóa, kinh tế, chính trị của địa phương, các tổ chức chính trị ở
địa phương và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
+ Mức độ quan tâm của các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tới việc dạy học cho học
sinh của nhà trường.
+ Tiềm năng, nguyện vọng của các tổ chức, cá nhân bên ngoài trong việc phối hợp với
nhà trường để tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh.
- Những vấn đề nổi cộm cần quan tâm chú ý để có những biện pháp phối hợp thường
xuyên, kịp thời: Tình hình phòng tránh dịch bệnh; Nguy cơ về tệ nạn xã hội trên địa bàn
gia tăng ảnh hưởng xấu tới học sinh và những biện pháp phối hợp để ngăn chặn, những
dư luận không lành mạnh mới phát sinh trong học sinh hoặc trong xã hội cần được ngăn
chặn, những vấn đề mới phát sinh cần quan tâm,...

Câu 3 : Có những hình thức nào để trao đổi thông tin giữa giáo viên và gia đình học
sinh để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh? Những lưu ý đối với các hình
thức đó là gì? Liên hệ thực tiễn để mô tả các kênh thường sử dụng, các kênh hạn
chế sử dụng, giải thích nguyên nhân và đề xuất hướng cải tiến?
a) Hình thức trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh học sinh
- Tổ chức họp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh của lớp học; Trong cuộc
họp nhà trường (đại diện là giáo viên chủ nhiệm lớp) và phụ huynh học sinh thống nhất
cùng tham gia xây dựng kế hoạch phối hợp và ký cam kết thực hiện phối hợp, tổ chức
triển khai các hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt
động dạy học và giáo dục học sinh. Trong năm học, tổ chức họp phụ huynh học sinh
được định kỳ tổ chức 3 lần/năm học, nội dung họp bầu ban đại diện cha mẹ học sinh vào
đầu năm học, trao đổi tình hình kế hoạch dạy học và giáo dục học sinh trong năm học,
tình hình học tập của học sinh trong lớp, sự thay đổi những vấn đề trong giáo dục học
sinh nhà trường, gia đình cần lưu tâm.
- Xây dựng và sử dụng phần mềm kết nối giữa nhà trường, gia đình để trao đổi thông tin
về tình hình giáo dục học sinh nói chung và giáo dục dạy học cho học sinh nói riêng.
- Trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên và phụ huynh học sinh
thông qua sổ liên lạc. Sổ liên lạc có 2 hình thức sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình
học sinh là số liên lạc bản in và liên lạc điện tử.
- Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội (Zalo, Facebook, Viber, Line,...) kết nối
giữa nhà trường với cha mẹ học sinh để thường xuyên trao đổi về kết quả học tập, rèn
luyện của học sinh ở trường và ở gia đình, ngoài cộng đồng và những diễn biến tâm lý
cũng như sự tiến bộ của học sinh sau mỗi giai đoạn học tập, rèn luyện.
- Họp nhóm trực tuyến qua zalo/google meet,... để có thể trao đổi/thảo luận và bàn bạc về
kế hoạch dạy học, giáo dục và hỗ trợ các em học sinh. Họp nhóm trực tiếp có thể là để
sinh hoạt hoặc tham gia diễn đàn trực tuyến với các nhà giáo dục, chuyên gia nghiên cứu
theo mảng chuyên đề/lĩnh vực giáo dục học sinh.
- Tổ chức các buổi tư vấn, hỗ trợ gia đình học sinh: các buổi tư vấn sẽ rất thiết thực đối
với gia đình học sinh, giúp họ hiểu hơn về các thức có thể tham gia hỗ trợ học sinh, tư
vấn hỗ trợ cha mẹ học sinh về các nội dung dạy học và giáo dục có liên quan.
- Thăm trực tiếp gia đình HS, hoặc mời phụ huynh học sinh đến trường họp riêng với
giáo viên chủ nhiệm lớp trong những trường hợp cần thiết.
b) Trao đổi thông tin giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên giảng dạy môn học tại
lớp chủ nhiệm, giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác
Sử dụng phần mềm cập nhật tình hình của học sinh trong các giờ học, điểm số và ghi
chép nhận xét học sinh trong học tập hàng ngày trong hồ sơ người học. Phần mềm cập
nhật tình học tập và mức độ tham gia của học sinh trong tất cả các giờ học, hoạt động
giáo dục giúp cho người giáo viên chủ nhiệm lớp và cán bộ quản lý nhà trường có thông
tin để đánh giá hiện trạng học tập, rèn luyện của các em.
Thành lập nhóm Zalo, Facebook; qua line, Viber,... giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo
viên dạy học môn học tại lớp. Trao đổi thông tin cần thiết về học sinh trong các giờ học,
biểu hiện và mức độ tham gia của học sinh trong các hoạt động học tập và rèn luyện ở
nhà trường, thông tin về tự giác học tập và những biểu hiện ý thức kỷ luật, tự giác, tuân
thủ nội quy trong giờ học môn học.
Sử dụng thư điện tử, tin nhắn, điện thoại để trao đổi thông tin giữa các giáo viên trong
nhà trường, các bộ phận liên quan đến người học trong nhà trường về tình học tập, rèn
luyện của học sinh.
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm chuyên đề về học tập có sự phối hợp giữa nhà trường với gia
đình và các lực lượng xã hội, thành phần là giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn và
Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong. Các vấn đề có thể xoay quanh phương pháp
học tập, những vấn đề cần lưu ý đối với học sinh...
- Giáo viên chủ nhiệm lớp gặp trực tiếp giáo viên dạy môn học ở lớp chủ nhiệm hoặc các
lực lượng giáo dục trong nhà trường trong một số trường hợp cần thiết để thu thập thông
tin về học sinh của lớp chủ nhiệm cũng như đề xuất những biện pháp tiếp theo trong phối
hợp giữa các lực lượng giáo dục nhà trường.
Nội dung 4 :
Câu 1 : Nêu ý nghĩa của việc hỗ trợ đồng nghiệp trong việc phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội để tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh.
- GV biết vận dụng được các nội dung, hình thức phối hợp giữa nhà trường với gia đình
và xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh.
- GV có thể thực hành xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã
hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh.
- GV lập được kênh thông tin về phối hợp giữa giáo viên với gia đình và các lực lượng xã
hội để để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh.
Câu 2 : Trình bày quy trình xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong việc phối
hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh,
liên hệ thực tiễn ở đơn vị công tác để xây dựng một ví dụ minh hoạ.

Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai hỗ trợ, bồi dưỡng. Các điều
kiện bao gồm (nhân lực, vật lực, tài lực). Cụ thể:
+ Danh sách số lượng giáo viên cần hỗ trợ, bồi dưỡng (Xem mẫu ở bảng 2).
+ Xác định thời gian, địa điểm, phương tiện, đồ dùng học tập.
+ Xác định các lực lượng tham gia hỗ trợ (xác định số lượng, nhiệm vụ, các công
cụ thể mà các lực lượng cần tiến hành).
+ Xác định nền tảng trực tuyến cần chuẩn bị cho việc hỗ trợ (mạng internet, máy
tính, học liệu qua mạng....).
+ Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng.
Bước 2: Lập bảng kế hoạch. Bản kế hoạch bao gồm các nội dung như sau:
+ Tên bảng kế hoạch.
+ Thông tin giáo viên cốt cán tập huấn (Họ tên, chức vụ, bộ môn phụ trách).
+ Tiến trình bồi dưỡng.

You might also like