You are on page 1of 4

Đề tài :Lối suy nghĩ định hướng ngành nghề hiện nay

ở gia đình.

1.Lý do chọn đề tài


Hầu hết cha mẹ đều mong con cái sẽ học hành thật tốt để sau này có nghề
nghiệp ổn định. Trong thực tế, nhiều phụ huynh còn tỷ lệ nghịch trong việc
dung hòa giữa ước mơ nghề nghiệp của con và sự kỳ vọng của gia đình.Hiện
nay đã thấy có nhiều ông bố, bà mẹ rất khó khăn trong việc lắng nghe, chia sẻ
tâm tư, tình cảm và những vấn đề trong cuộc sống, học đường của con cái.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ vấn đề hiện nay của việc chọn lựa ngành nghề trong suy nghĩ của
cha mẹ và kết quả đối với con cái.
3.Đối tượng
Cha mẹ và con cái.
4.Khách thể
Sự hình thành đường lối ngành nghề trong tư duy của cha mẹ và con cái.
5.Câu hỏi nghiên cứu
Việc chọn ngành nghề theo ý của cha mẹ có thật sự đúng với nhu cầu và
khả năng của con cái không?
6.Giả thuyết nghiên cứu
Con cái thích một nghề nhưng ba mẹ không ủng hộ và kinh tế của gia đình
cũng không cho phép, bên cạnh đó thì học lực của bản thân cũng không tốt
thì phải làm gì?
Phải chăng,việc con cái lựa chọn ngành nghề hiện nay để theo đuổi đang
chạy theo số đông,một số theo hiện tượng,một số theo lối suy nghĩ cũ có ảnh
hưởng đến tương lai?
Cha mẹ có thường xuyên quan tâm đến con cái về những vấn đề sở thích
cảm xúc,nguyện vọng hay mong muốn của con mình không?
7.Luận cứ
-Lí thuyết:
Khi nói đến quá trình lựa chọn ngành nghề là nói tới sự kết hợp giữa nhu
cầu, nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do nghề nghiệp và xã hội đòi hỏi.
Không phải bất cứ nguyện vọng nghề nghiệp nào của chủ thể lựa chọn cũng
được xã hội chấp nhận. Trong xã hội mỗi cá nhân có một vị trí xác định, với
vị trí đó, cá nhân vừa được hưởng những quyền lợi đồng thời cũng cần có
trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.
Lựa chọn ngành nghề là một hoạt động có đối tượng. Đối tượng ở đây
chính là những nghề mà người học sẽ chọn. Nghề được chọn trở thành mục
đích hoạt động của học sinh. Để đạt tới mục đích, người học cần phải hiểu rõ
đối tượng (ngành nghề). Sự hiểu biết này càng cặn kẽ sâu sắc, đầy đủ bao
nhiêu thì khả năng chiếm lĩnh nghề nghiệp càng nhanh chóng trở thành hiện
thực bấy nhiêu. Một khi đã hiểu rõ nghề nghiệp, người học sẽ dần thiết lập
được kế hoạch cụ thể, có những biện pháp, phương pháp thích hợp trong học
tập, rèn luyện để chiếm lĩnh được nghề lựa chọn ở những mức độ khác nhau.
Việc xác định mục đích cho sự lựa chọn nghề của người là rất đa dạng và
phức tạp. Muốn xác định được nghề sẽ chọn phù hợp với mình, ngoài việc
hiểu biết về nghề đó, người học phải tự hiểu mình. Chỉ có trên cơ sở này, bản
thân người học mới đáp ứng với những yêu cầu của nghề nghiệp.
-Thực tế:
Thực tế, nhiều bậc phụ huynh vẫn quan niệm rằng lựa chọn cho con cái
theo con đường của mình đã đặt sẵn thì sẽ không bị thất nghiệp. Nhưng sự
thật không phải như vậy. Với xã hội hiện nay, việc chọn lựa ngành nghề theo
nguyện vọng của cha mẹ đổi với con cái còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác.
Để có được điều đó cần phải lựa chọn cho mình đúng ngành nghề,cần biết
năng lực của mình mạnh về lĩnh vực nào và nhu cầu xã hội cần hiện nay.

STT Mức độ quan tâm đến định Số lượng Tỉ lệ phần


hướng nghề nghiệp trăm(%)
1 Không quan tâm 12 5,7
2 Ít quan tâm 14 6,6
3 Quan tâm 104 49,0
4 Rất quan tâm 82 38,7
Tổng 212 100
Qua bảng, chúng ta có thể thấy mức độ quan tâm tới định hướng nghề
nghiệp cho con khác nhau. Có 38,7% cha mẹ học sinh rất quan tâm định
hướng nghề nghiệp và 49% cha mẹ học sinh quan tâm. Như vậy, hầu hết cha
mẹ đều nhận thấy đối với học sinh lớp 12 định hướng nghề nghiệp là vấn đề
quan trọng cần được quan tâm. Các cha mẹ đều có những tìm hiểu nhất định
về vấn đề định hướng nghề nghiệp và các lĩnh vực nghề nghiệp để có thể
định hướng,trò chuyện với con, giúp đỡ con lựa chọn bậc học tiếp theo và
lĩnh vực nghề nghiệp dựa trên hiểu biết của cha mẹ.Bên cạnh đó, có 6,6% cha
mẹ ít quan tâm và 5,7% cha mẹ không quan tâm. Có thể đây là đối tượng phụ
huynh có trình độ học vấn thấp, chưa có sự hiểu biết về định hướng nghề
nghiệp nên để cho con tự mình tìm hiểu và quyết định lựa chọn nghề nghiệp
tương lai.Hoặc đây là đối tượng cha mẹ chưa hiểu được vai trò của định
hướng nghề nghiệp nên đã không quan qua.
Việc cha mẹ góp ý bàn bạc đưa ra quyết định nghề nghiệp cho con khá
cao bởi do quan niệm cũ phần lớn trong gia đình Việt Nam vẫn muốn con cái
nghe ý kiến của mình và nếu tình hình xấu nhất thì theo nghề của mình đã
định hướng. Điều này cho thấy, cha mẹ đang là một yếu tố quan trọng trong
định hướng nghề nghiệp cho con. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của cha
mẹ trong định hướng nghề nghiệp là rất cần thiết. Và chỉ có thế thì con mới
có thể thực sự thành công trong công việc vì thành công chỉ có thể đến từ
những định hướng đúng đắn.
8.Tài liệu tham khảo
[1]. Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường Đại học của học sinh phổ thông trung học”, Tạp chí phát
triển khoa học và công nghệ (12), tr. 87-102.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Quyết định 522/QĐ-TTg Phê duyệt đề
án“Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo
dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, Hà Nội.
[3]. Kniveton, B. H. (2004), The influences and motivations on which
students base their choice of career, Research in Education (72), tr. 47-59.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT “Hướng
dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông”,
Hà Nội.
[5]. Williams, E. (2016), The Effect of Parents on an Adolescent's Choice of
Career,Retrieved 2016, Jan. 17 from http://work.chron.com/effect-parents-
adolescents-choicecareer-18063.html, truy cập ngày 4/3/2022.

You might also like