You are on page 1of 14

BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của nghiên cứu khoa học.
2. Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu.
3. Phương pháp thẩm định vấn đề nghiên cứu, kết quả thẩm định và phương án xử lý
kết quả thẩm định vấn đề nghiên cứu.
4. Khái niệm giả thuyết nghiên cứu, các phương pháp suy luận cơ bản để hình thành
giả thuyết nghiên cứu.
5. Yêu cầu cơ bản của quá trình kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.
6. Các phương pháp kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.
7. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và các cấp độ phương pháp luận nghiên cứu
khoa học.
8. Quy trình thực hiện và yêu cầu của phương pháp nghiên cứu tài liệu.
9. Trình bày các phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học và nêu ví dụ
minh họa.
10. Trình bày các phương pháp nghiên cứu được phân loại theo logic biện chứng.
11. Trình bày phương pháp xác định mẫu điều tra, thiết kế bảng hỏi, quy trình thực
hiện và yêu cầu phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
12. Phân tích những căn cứ để nhà khoa học lựa chọn một đề tài nghiên cứu.
13. Nội dung cơ bản trong cơ sở lý thuyết của một đề tài nghiên cứu.
14. Nêu tên một đề tài khoa học và xác định khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên
cứu, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phạm vi nghiên cứu và xác
định kết cấu nội dung của đề tài ấy.
15. Nêu tên một đề tài, luận chứng tính cấp thiết nghiên cứu, xác định phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu, phân tích điều kiện và nhân tố tác động đến đối
tượng nghiên cứu, thao tác hóa khái niệm công cụ cho đề tài ấy. 11

1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của nghiên cứu khoa học.
a. KN: NCKH là hđ sáng tạo do nhà KH tiến hành nhằm tạo ra sp đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của cn.
b. Đặc điểm:
- Tính mới và sự kế thừa
+ Tính mới: là những gì không lặp lại, là dấu hiệu phân định là công trình NC
hay không. Phát hiện những vấn đề mới để NC.
VD: hàng loạt vấn đề mới trên mọi lĩnh vực sau đại dịch covid - công tác quản lý
chuyên môn,...
+ Tính mới và sự kế thừa

+ NC một vấn đề chưa ai NC, hoặc NC một vấn đề ở góc tiếp cận mới.
VD: lòng hiếu thảo - hồi xưa: con cái chăm lo cho bố mẹ / ngày nay: có nhiều thay đổi
- Tính thông tin: Thông tin là ng.liệu, là sp của NC.
1
VD: để hiểu 1 người thì phải có thông tin về họ. Có 3 yêu cầu tiêu chuẩn về thông tin:
tính chân thực, tính thời sự (ttin mới nhất, dữ liệu thống kê phải <5 năm, cập nhật), tính
đa chiều (trong tiếp cận đối tượng).
VD: cùng 1 vấn đề “sống thử” của sv → mặt tâm lý, VH XH, ứng xử, giáo dục,...
⇒ Tiếp cận ttin từ nhiều khía cạnh. / trong chủ thể tiếp cận.
- Tính mạnh dạn, mạo hiểm: Biểu hiện mạnh dạn, mạo hiểm trong NC: Đặt ra
yêu cầu người NC dám đảm nhiệm những vấn đề NC hết sức mới mẻ.
- Tính phi kinh tế: hoạt động NCKH không đơn thuần mang ý/n kinh tế dù suy
cho cùng NCKH được thực hiện nhằm phát triển sx, kinh tế (nhưng không đặt
kinh tế là tiêu chuẩn trực tiếp, trước mắt và duy nhất)
- Tính cá nhân: Tính độc đáo cá nhân trong tập thể: cá biệt hóa tư duy.
c. Chức năng:
(1) Mô tả: sử dụng hệ thống nn nhất định (lời nói, âm thanh,...) để tái hiện lại hình
ảnh SV, vận động.
+ Mô tả định lượng: chỉ rõ những đặc trưng về đối tượng. VD: lớp học có bn
người.
+ Mô tả định tính: sử dụng hình thức nn trừu tượng KQ giúp ta hình dung
đối tượng. VD: lớp có ý thức học tập, năng động,... → nhận biết lớp.
(2) Giải thích: làm rõ đối tượng, SVHT. VD: nguồn gốc, cấu trúc, đặc điểm,... giúp
ta hiểu về đối tượng.
(3) Dự báo. VD: dự báo thời tiết, dự báo dự án trong tương lai,..
(4) Sáng tạo (từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho sáng tạo)
⇒ 4 chức năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

2. Vấn đề nghiên cứu và các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu.
a. Vấn đề NC
KN: Là những mâu thuẫn nhà NC phát hiện trong quá trình quan sát sự kiện.
VD: sau dịch bệnh thì muốn phát triển du lịch, nhưng chưa thể thực hiện ngay lập tức
→ vấn đề.
⇒ VĐNC là những vướng mắc, mâu thuẫn được thể hiện cả trong thực tiễn hay
nhận thức.
- Nguồn gốc: từ thực tiễn
- Bản chất: mâu thuẫn
- PP: quan sát (người NC nhận ra vấn đề, nhìn ra nó, chứ không phát ra vấn đề)
VD: Quả táo trước giờ vẫn rơi, nhưng đến khi Newton nghiên cứu mới ra định luật.

b. Phương pháp phát hiện VĐNC: Khi phân tích tài liệu: sẽ xuất hiện một số vấn
đề. VD như: cùng 1 vấn đề, nhưng mỗi tài liệu 1 kiểu đưa ra quan điểm riêng,
khác biệt nhau → là vấn đề mà ta có thể tiếp tục nghiên cứu để giải đáp.
(1) Nhận dạng vướng mắc trong HĐ thực tiễn
VD1: soi chiếu nguyên lý trong tài liệu ><thực tiễn, thực tiễn đa dạng, phong phú hơn
tài liệu, tài liệu còn nhiều sai sót, chưa áp dụng,... → vướng mắc.
VD2: Lớp học onl - bạn có vướng gì không? về phương tiện, thời gian, về tri thức - học
onl có hiểu bài không? ⇒ vấn đề nảy sinh ngay trong quá trình học tập thực tiễn.
(2) Bất đồng trong tranh luận KH
2
VD: 2 bên nghiên cứu lại sinh ra những quan điểm khác nhau
(3) Lắng nghe: lắng nghe nguyện vọng, nhu cầu của quần chúng - KH có điểm đến
là thực tiễn, dành cho mn, nghe để đáp ứng.
VD: Người dân muốn gì ở đội ngũ cán bộ, những cấp cơ sở → tìm cách giải quyết, đáp
ứng cho XH.
(4) Nghĩ ngược quan điểm thông thường: =/= với nghĩ xuôi - mn nghĩ thế nào thì ta
nghĩ thế ấy. Những nhà KH không thể có mỗi tư tưởng xuôi chiều, mà phải lật
ngược vấn đề để có những cống hiến.
VD: Nước chảy xuôi chiều → Liệu có thể làm cho nước chảy ngược lại lên
không? ⇒ Phát minh ra máy bơm nước.

3. Phương pháp thẩm định vấn đề nghiên cứu, kết quả thẩm định và phương án xử
lý kết quả thẩm định vấn đề nghiên cứu.
● Định nghĩa: TĐVĐNC là quá trình xem xét nhằm củng cố ý tưởng NC, loại bỏ
hướng NC ko phù hợp để cbi xây dựng giả thuyết NC.
● Các phương thức thẩm định VĐNC:
- Thay đổi phương thức quan sát
+ Quan sát trực tiếp: bởi chính chủ thể → đối tượng (có hoặc không có thiết bị
hỗ trợ: kính viễn vọng, máy khuếch đại, thiết bị công nghệ… ⇒ khắc phục rào
cản)
VD: Bật camera → Thấy người ⇒ trực tiếp
+ Quan sát gián tiếp: là quan sát bởi chủ thể → đối tượng, qua quan sát của chủ
thể đóng vai trò trung gian, trung gian có thể có nhiều chủ thể.
VD: Hỏi bạn A để hỏi về bạn B → qua quan sát của người khác.
- Mở rộng phạm vi quan sát: lúc nào KQ cũng bị hạn chế bởi không gian và phạm
vi thời gian nhất định.
VD: Một số sự việc chỉ xảy ra trong 1 tgian ngắn, hẹp → Chưa ảnh hưởng đến sự phát
triển XH → không nhất thiết phải NC.
- Tìm thêm tài liệu:
+ Các tài liệu đã cho cách giải quyết thỏa đáng, chúng ta không mong gì hơn,
không cần thiết NC → vận dụng luôn để giải quyết.
+ Các tài liệu có lý giải chưa đầy đủ
- Trao đổi với đồng nghiệp

4. Khái niệm giả thuyết nghiên cứu, các phương pháp suy luận cơ bản để hình
thành giả thuyết nghiên cứu.
● KN: Là kết luận giả định do nhà NC đưa ra trên cơ sở ý tưởng NC đã hình thành
và được củng cố qua quá trình thẩm định VĐNC. Quá trình hình thành GT thực
chất là quá trình suy luận của nhà NK.
⇒ Suy luận là 1 hình thức tư duy từ 1 hay 1 số phán đoán mà tính chân xác đã đc công
nhận (tiền đề), đưa ra phán đoán mới (kết đề) chính là giả thuyết.
VD: Lần đầu gặp bạn, tôi cảm thấy bạn là người đáng tin cậy (cảm tính)
● PP suy luận cơ bản hình thành GTNC:
a. Suy luận quy nạp: là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái chung. Có 2 loại
suy luận quy nạp
3
VD: Muốn rủ 1 bạn trai đi xem phim, nhưng tối nay lại có 1 trận bóng đá khá hay →
Không biết nên rủ bạn đi không ⇒ Cho rằng hầu hết nam giới đều thích bóng đá, mà
bạn ấy là 1 nam giới biểu hiện cụ thể ⇒ Có thể bạn ấy sẽ không đi xem phim với mình,
mặc dù chưa biết bạn ấy có thích bóng đá không.
+ Quy nạp hoàn toàn: đi từ tất cả những cái riêng đến cái chung
+ Quy nạp ko hoàn toàn: đi từ một số cái riêng đến cái chung
b. Suy luận diễn dịch: là hình thức suy luận đi từ cái chung đến cái riêng.
+ DD trực tiếp là suy luận DD được kết luận từ một tiền đề
+ DD gián tiếp là suy luận DD từ nhiều tiền đề. Trong đó, tam đoạn luận là trường
hợp đặc biệt là loại suy luận dd gồm 2 tiền đề và 1 kết đề.
c. Loại suy: là hình thức suy luận đi từ riêng đến riêng. Quy nạp không hoàn toàn
và loại suy là những hình thức suy luận phổ biến và là sự lựa chọn thông minh
trong NCKH.

5. Yêu cầu cơ bản của quá trình kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.
● Yêu cầu kiểm chứng GTNC:
- Hình thức:
+ Trình bày dưới dạng phán đoán logic - có giá trị TT xác định
VD: Ảnh hưởng của MXH với SV VN, phải xác định được GT của mình
⇒ MXH ảnh hưởng tích/tiêu cực với đời sống SV VN hay tích cực > tiêu cực?
+ Văn phong KH, đơn nghĩa
- ND:
+ Xác định và giữ vững
+ Sắp xếp các GT logic
● Luận cứ: Là căn cứ mà tính chính xác của nó đã được CM, thừa nhận; sử dụng
luận cứ để CM cho GT. Gồm:
- LC lý thuyết: là những KN, phạm trù, quy luật, công thức đã được CM (trong
toán, vật lý học,...)
- LC thực tiễn: là những số liệu, KQ của quá trình quan sát và tổng kết thực tiễn.
VD: Lớp K41 là lớp có ý thức học tập tốt, dựa trên cs: sĩ số lớp đầy đủ, thể hiện tính
tích cực trong giờ học ⇒ Đưa ra KQ.
● Yêu cầu luận cứ:
- Chân thực
- Tính chân thực độc lập với GT (không CM vòng quanh; phải xét trong đk lịch sử
cụ thể của nó - không có cái nào đúng trong mọi hoàn cảnh)
VD: nước dập tắt lửa, nhưng khi có đám cháy mà tát nước vào thì sẽ cháy to hơn.
- Là lý do đầy đủ của GT
VD: Cô gái này là 1 người đẹp, không chỉ về ngoại hình mà còn về văn hóa ứng xử,
cách cư xử.
● Luận chứng KH: Là cách thức tổ chức, sắp xếp luận cứ-luận cứ; luận cứ-GT sao
cho logic để CM GT.
● Yêu cầu luận chứng:
- Sắp xếp theo trình tự logic.
- Tuân thủ các quy tắc trong CM.

4
6. Các phương pháp kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.
(1) CM giả thuyết: là 1 hình thức suy luận mà người NC dựa vào những luận cứ để
khẳng định tính chân xác của luận đề. Được thực hiện bằng 2 cách:
- CM trực tiếp: dựa vào những luận cứ chân thực để khẳng định tính chân xác của
GT.
- CM gián tiếp: tính chân xác của luận đề được khẳng định khi nhà NC CM tính
phi chân xác của phản luận đề.
+ CM phản chứng: GT được đặt ngược lại với GT ban đầu.
+ CM phân liệt: dựa trên việc loại bỏ một số luận cứ này để khẳng định những
luận cứ khác.
(2) Bác bỏ: là 1 hình thức nhằm chỉ rõ tính phi chân xác của 1 GT. Được thực hiện
khi phủ định 1 hoặc cả ba thành tố cấu thành:
- Bác bỏ luận đề: phải cm rằng luận đề ko hội đủ các dkien của 1 gt.
- Bác bỏ luận cứ: Phải CM rằng luận cứ được đưa ra để CM luận đề là sai, cần bác
bỏ.
- Bác bỏ luận chứng: vạch rõ tính phi logic, sự vi phạm quy tắc trong CM.

7. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và các cấp độ phương pháp luận nghiên
cứu khoa học.
- PPLNCKH là lý luận về pp nhận thức và cải tạo TG. PPLNC là hệ thống quan
điểm có tính nguyên tắc mà nhà NC coi là cơ sở, điểm xuất phát cho việc lựa
chọn, sd các PPNC cx như dự kiến phạm vi, mức độ sd pp ấy để đạt được mục
tiêu và nhiệm vụ NC.
- Các cấp độ:
+ PP luận chung nhất là pp luận triết học Mác - Lênin: được thể hiện cả ở CN
duy vật biện chứng, cả ở CN duy vật LS và phép biện chứng
+ PP luận chung là pp luận bộ môn: là những luận điểm, lý thuyết cơ bản đang
được thừa nhận của 1 môn KH cụ thể nào đó.
Là căn cứ, nguyên tắc để người nghiên cứu lựa chọn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể của bộ môn khoa học nào
đó.
+ PP luận riêng là sự thể hiện hàm chứa những nguyên tắc phương pháp luận
chung nhất và phương pháp luận chung cho phù hợp và tương ứng với tính chất
đa dạng, phong phú của đối tượng được khảo sát.

8. Quy trình thực hiện và yêu cầu của phương pháp nghiên cứu tài liệu.
● Quy trình thực hiện
Bước 1: thu thập tài liệu
Bước 2: phân loại tài liệu
Bước 3: ptích tài liệu
Bước 4: tổng hợp tài liệu
Bước 5: đọc và ghi chép tài liệu
Bước 6: tóm tắt khoa học
● Yêu cầu

5
- NCTL bao gồm tập hợp các pp: phân loại tài liệu, phân tích tài liệu, đọc, ghi
chép và tóm tắt tài liệu khoa học.
- Phương pháp thu thập và phân loại tài liệu
*Thu thập tài liệu là bước đầu tiên, cần thiết và quan trọng cho bất kỳ hoạt động nghiên
cứu khoa học nào. Việc thu thập tài liệu giúp nhà nghiên cứu tránh được sự trùng lặp
với các nghiên cứu đã hoàn thành.
*Yêu cầu: Người nghiên cứu có kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực nghiên cứu đang theo
đuổi, làm rõ hơn đề tài nghiên cứu đã lựa chọn. Nhà nghiên cứu tiến hành xác định
nguồn tài liệu, tìm kiếm và lựa chọn những tư liệu cần thiết nhằm làm sáng rõ những
vấn đề lý luận và thực tiễn để chứng minh cho giả thuyết khoa học của mình
⇒ Phân loại tài liệu được tiến hành sau khi thu thập tài liệu để chuẩn bị cho quá trình
đọc, khai thác nội dung.
*Phân loại tài liệu là phương pháp sắp xếp tài liệu khoa học thành hệ thống logic chặt
chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu theo
mục đích sử dụng của nhà nghiên cứu.
*Yêu cầu: Các hình thức phân loại theo tên tác giả, theo thời gian công bố, hình thức
công bố. Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác, tùy theo mục đích nghiên cứu của đề
tài mà nhà nghiên cứu phân loại cho phù hợp

9. Trình bày các phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học và nêu ví
dụ minh họa.
KN: Thực nghiệm là PP thu thập thông tin về đối tượng đc thực hiện bởi những quan sát
trực tiếp trong dkien gây biến đổi cho ĐTNC chủ định. Thực chất là NC dựa trên sự mô
phỏng các quá trình hiện thực.
Phân loại:
a. Theo diễn trình thời gian:
- Thực nghiệm cấp diễn: TN trong tgian ngắn
- Thực nghiệm trường diễn: TN trong tgian dài, liên tục
- Thực nghiệm bán cấp diễn: trung gian giữa 2 cấp độ trên
b. Theo nơi tiến hành thực nghiệm:
- TN tại hiện trường: ng NC đc tiếp cận mọi dkien hoàn toàn thực nhưng lại bị hạn
chế khả năng tham dự vào quá trình NC.
- TN trong quần thể XH: tiến hành trên 1 cộng đồng người trong những dkien sống
của họ.
c. Theo mục đích TN:
- TN thăm dò → phát hiện bản chất → xây dựng giả thuyết.
- TN kiểm chứng → luận cứ để CM các gth NC.
- TN song hành → đối tượng khác nhau trong cùng đk giống nhau → xđ mức độ
ảnh hưởng.
- TN đối nghịch → đối tượng như nhau trong đk ngược chiều nhau → xđ mức độ
ảnh hưởng.
- TN đối chứng → đối tượng như nhau, chọn 1 đối tượng làm đối chứng → rút ra
ảnh hưởng.

6
10. Trình bày các phương pháp nghiên cứu được phân loại theo logic biện chứng.
Dựa trên cơ sở có tính nguyên tắc của nhận thức luận mác xít và logic biện chứng, ngta
chia thành các pp nhận thức khoa học:
1. PP phân tích và tổng hợp:
- Phân tích là PP phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận để đi sâu nhận thức các
bộ phận đó.
- Tổng hợp là PP thống nhất các bộ phận đã dc phân tích nhằm nhận thức cái toàn bộ.
Đây là 2 PP nhận thức đối lập nhưng thống nhất với nhau. K có ptich thì k hiểu đc
những bộ phận cấu thành cái toàn bộ và ngược lại. Trong 1 số trường hợp NC nhất
định, mỗi PP vẫn có ưu thế của riêng mình.
2. PP quy nạp và diễn dịch:
- Quy nạp là PP suy luận đi từ tiền đề riêng đến kết luận chung.
- Diễn dịch là PP suy luận đi từ tiền đề chung đến kết luận riêng.
- Quy nạp xây dựng tiền đề cho diễn dịch, còn diễn dịch bổ sung thêm tiền đề cho quy
nạp để thêm chắc chắn. K có quy nạp thì k hiểu đc cái chung tồn tại trong cái riêng ntn
và ngược lại k có diễn dịch thì k hiểu cái riêng có liên hệ vs cái chung ra sao.
⇒ Đây là 2 pp nhận thức đối lập nhưng thống nhất vs nhau. Trong 1 số trường hợp NC
nhất định, mỗi PP vẫn có ưu thế của riêng mình.
3. PP lịch sử - logic:
- Lịch sử là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật
trong tính đa dạng, sinh động của nó. PP lịch sử là PP phải tái hiện lại tư duy quá trình
lịch sử - cụ thể với những chi tiết của nó.
- Logic là phạm trù dùng để chỉ tính tất yếu – quy luật của sự vật đó. PP logic chỉ mối
liên hệ tất yếu, nhất định giữa các tư tưởng phản ánh TG khách quan vào ý thức con
người
4. PP cụ thể, trừu tượng
Cái cụ thể là hình thức tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong TG khách quan. Cái cụ
thể khách quan này lại được phản ánh vào tư duy với 2 hình thức: Cụ thể cảm tính và cụ
thể tư duy
Cái trừu tượng là 1 trong những yếu tố, khâu của quá trình nhận thức. Nó là kết quả sự
trừu tượng một mặt, một mối liên hệ nào đó trong tổng thể phong phú của sự vật trong
TG khách quan

11. Trình bày phương pháp xác định mẫu điều tra, thiết kế bảng hỏi, quy trình
thực hiện và yêu cầu phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
KN: Điều tra bằng bảng hỏi là PP ng NC thiết kế sẵn 1 phiếu hỏi với những câu hỏi đc
sắp xếp theo trật tự logic nhất định để có đc thông tin về đối tượng.
(1) Xđ mẫu điều tra:
Thứ nhất, lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Thứ hai, lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống
Thứ ba, chọn mẫu hệ thống phân tầng
Thứ tư, chọn mẫu phân nhóm
(2) Thiết kế BH:
a. Cấu trúc của bảng hỏi:
+ Phần mở đầu: đặt tên cho bảng hỏi
7
+ Lời giới thiệu: gồm những chỉ dẫn về chủ đề được khảo sát
+ Các câu hỏi: sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ chung đến riêng, câu hỏi sau làm
rõ câu hỏi trước, các câu hỏi cá nhân đặt ở cuối bảng để tránh động chạm vấn đề
riêng,...
+ Phần cuối bảng hỏi: bày tỏ lời cảm ơn người trả lời về sự hợp tác tham gia NC
b. Các loại CH:
- Câu hỏi đóng: dạng câu hỏi đã có phương án trả lời. Có các loại:
+ Câu hỏi đối cực: các câu trả lời có giá trị đối cực: có/không; tán thành/ko tt
+ Câu hỏi cường độ: xđ mức độ phản ứng: rất tốt/khá tốt/bình thường/yếu/kém
+ Câu hỏi tùy chọn: ng trả lời lựa chọn một số các phương án đã được đưa ra ra
nắm tình hình tư tưởng nguyện vọng của đối tượng.
- Câu hỏi mở: là câu hỏi k có phương án trả lời, do người đc hỏi tự trả lời.
VD: bạn có đề nghị gì cho việc nâng cao chất lượng học tập của sv hiện nay?
Ưu điểm: Khai thác được thông tin bề sâu (tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, động cơ,
quan điểm,...); Thông tin có độ tin cậy, chính xác, khách quan.
- Câu hỏi hỗn hợp: là loại câu hỏi bao gồm cả thành phần của câu hỏi mở và câu hỏi
đóng, có đưa ra 1 số lượng nhất định các phương án trả lời.
VD: Vì sao anh chị chọn nghề giáo? → Các phương án trả lời: vì yêu trẻ/ vì
truyền thống gdinh/ lý do / …
Ưu điểm: Ng trả lời k bị áp đặt ý kiến ngoài các phương án trả lời do người NC đưa ra

(3) Quy trình điều tra BH:


Bước 1: Chuẩn bị điều tra: xác định mục tiêu điều tra, phạm vi và mức độ thu thập
thông tin, lập kế hoạch điều tra, tổ chức nguồn nhân lực, cbi đk vật chất, phương tiện,
chọn mẫu và hoàn thành bảng hỏi.
Bước 2: Tiến hành điều tra: 3 bước
(1) Điều tra thử trên 1 phạm vi nhỏ nhằm kiểm tra tính hợp lí và khả năng thu thập
thông tin, chi phí, nhân lực,...
(2) Trưng tập, tập huấn cho cán bộ điều tra.
(3) Ba là, triển khai điều tra theo kế hoạch.
Bước 3: Xử lý số liệu
Kết thúc công việc điều tra, NNC tiến hành tập hợp bảng hỏi. Công đoạn này giúp NNC
xác định lại độ tin cậy của quá trình điều tra.
Cuối cùng, NNC viết và hoàn thành bản báo cáo tổng hợp kết quả điều tra theo mục
tiêu, nhiệm vụ NC của đề tài.

12. Phân tích những căn cứ để nhà khoa học lựa chọn một đề tài nghiên cứu.
Lựa chọn đề tài NC có ý nghĩa quan trọng đối với nhà khoa học. Khi ta lựa chọn đề tài
cần dựa trên 1 số căn cứ:
1. Đề tài có ý nghĩa khoa học, để làm rõ những trường hợp đặc thù, bổ sung ND đã có
hay xây dựng thêm 1 lý thuyết KH mới.
2. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn, thực hiện đề tài góp phần xây dựng luận cứ cho các
chương trình phát triển KT-XH; giải quyết nhu cầu phát triển nội tại của 1 chuyên
ngành NC.

8
3. Đề tài có đủ đk, phương tiện NC. Đk đảm bảo cho việc NC thành công bao gồm: cơ
sở thông tin tư liệu, thiết bị thí nghiệm, đo lường, kinh phí đảm bảo,...
Những yếu tố thuộc về chủ thể như lĩnh vực chuyên môn, đội ngũ cộng tác viên có
thể huy động,.. Bên cạnh đó, nhu cầu và nguyện vọng NC của nhà khoa học cx là
yếu tố lưu tâm khi chọn đề tài NC.

13. Nội dung cơ bản trong cơ sở lý thuyết của một đề tài nghiên cứu.
Để tiến hành NC đề tài, nhà NC cần xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài ấy.
1. Khách thể và đối tượng NC của đề tài:
- Khách thể NC là hệ thống SVHT tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà
NNC cần tìm hiểu, khám phá, là vật mang đối tượng NC.
- Đối tượng NC của đề tài là những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ tồn
tại trong SVHT hay quá trình mà NNC cần làm rõ.
2. Đối tượng khảo sát và phạm vi NC:
- Đối tượng khảo sát là bộ phận đủ đại diện của khách thể NC đc NNC lựa chọn để
xem xét.
- Phạm vi NC là 1 phần giới hạn của NC liên quan đến đối tượng khảo sát và
ndung NC.
Cơ sở xđ phạm vi, giới hạn NC thường là:
- 1 bộ phận mang tính đại diện của khách thể, bao chứa đối tượng NC.
- Quỹ tgian để có thể hoàn tất công trình NC.
- Khả năng đc hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, thiết bị thực nghiệm.
3. Khái niệm trung tâm của đề tài NC:
KNTT là khái niệm bao chứa đối tượng NC dc NNC sd như 1 công cụ nhận thức trong
quá trình triển khai thực hiện đề tài.
Hai hình thức phân chia khái niệm thường dùng:
- Phân loại khái niệm
- Phân đôi khái niệm
4. Các nhân tố, đk ảnh hưởng và quy định đối tượng NC
5. Mục tiêu và nhiệm vụ NC của đề tài:
- Mục tiêu NC là kết quả dự kiến về mặt ND mà nhà NC vạch ra và thực hiện. Đề
tài NC thường xđ mục tiêu dưới dạng sơ đồ cây. Gồm các mục tiêu gốc và các
mục tiêu nhánh, mt phân nhánh.
- Nhiệm vụ NC được xđ căn cứ vào cây mục tiêu. Là những ND cụ thể cần triển
khai để thực hiện mục tiêu NC đã xđ.

14. Nêu tên một đề tài khoa học và xác định khách thể nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phạm vi nghiên
cứu và xác định kết cấu nội dung của đề tài ấy.
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Đồng tính: một xu hướng tính dục bình thường → giúp họ sống thật
với chính mình.

9
- Quyền kết hôn của người đồng tính đã và đang được nhiều nước trên
thế giới công nhận.
- Việt Nam: 1,65 triệu người đồng tính nhưng chưa thừa nhận hôn nhân
đồng giới → Quyền con người là tự nhiên, Nhà nước phải thừa nhận,
tôn trọng và cam kết bảo đảm.
- Nhiều người đồng tính vẫn chung sống với nhau như gia đình → phát
sinh các quan hệ về nhân thân, tài sản hoặc về con cái → chưa có cơ
chế pháp lý để điều chỉnh các hậu quả.
- Người đồng tính vì áp lực nên kết hôn với người khác giới → vi phạm
nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
⇒ Đòi hỏi pháp luật phải có những thay đổi nhất định.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
- Vấn đề này đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ như: xã hội học, y
tế tâm lí học, luật học…
- Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên
khảo, luận văn nghiên cứu.
⇒ Những chuyên đề chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chưa có công trình nào
toàn diện để từ đó đưa ra giải pháp đối với việc giải quyết các quan hệ đồng giới đã
và đang diễn ra trong xã hội Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Trả lời câu hỏi nên hay không nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về hôn nhân đồng giới của các quốc
gia trên thế giới đặc biệt là Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài:
+ Điều luật về hôn nhân đồng giới ở một số quốc gia.
+ Thực trạng hôn nhân đồng giới tại Việt Nam.
+ Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp.
5. Đối tượng khảo sát

10
- Đối tượng trung tâm: Cộng đồng LGBTQ+ nói chung và những người
thuộc cộng đồng LGBTQ+ với mong muốn kết hôn với bạn đời của
mình nói riêng.
- Đối tượng liên quan:
+ Gia đình, bạn bè,... xung quanh cộng đồng LGBTQ+.
+ Các chuyên gia tâm lý học, xã hội học,… quan tâm đến các vấn
đề của cộng đồng LGBTQ+.
+ Cái nhìn của xã hội đối với những người thuộc giới tính thứ ba,
đặc biệt là vấn đề kết hôn đồng giới.
6. Khái niệm công cụ
- Người đồng tính: cảm thấy hấp dẫn tình yêu/tình dục với người cùng
giới.
- Hôn nhân: sự kết hợp về mặt tình cảm được pháp luật và xã hội chấp
nhận.
- Hôn nhân đồng tính: hôn nhân của hai người cùng giới tính.
- Hợp pháp hóa: quá trình loại bỏ một lệnh cấm pháp lý.
- Hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính: loại bỏ một lệnh cấm pháp lý đối
với hôn nhân của hai người cùng giới tính.

Tên đề tài: Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu: Là sinh viên các khóa 40, 41 thuộc hai khối nghiệp vụ và lý
luận hiện đang học tại Học viện Báo chí và tuyên truyền

Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh là rất cần thiết và quan trọng đối với sinh viên khối
chuyên và khối không chuyên. Tuy nhiên trong đề tài này, nhóm tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu nhóm đối tượng sinh viên không chuyên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Mục tiêu nghiên cứu:

Làm rõ về khái niệm kĩ năng , giao tiếp Tiếng Anh, kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh, kĩ
năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Học viện báo chí và tuyên truyền hiện nay

11
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay một cách hiệu quả.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khảo sát và thống kê số liệu liên quan đến kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay để từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra các
giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao ký năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên .

- Đưa ra một số biện pháp để nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đề tài chỉ tập trung khảo sát sinh viên khối không chuyên ngữ của Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, còn sinh viên các lớp biên dịch ngôn ngữ Anh và sinh viên học các ngoại
ngữ khác sẽ nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài này

Nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện khảo sát tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền với nhóm
đối tượng là sinh viên khối không chuyên bao gồm sinh viên khối Lý luận và sinh viên
khối Nghiệp vụ (trừ sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh).

Nội dung:

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP


TIẾNG ANH

1.1. Khái niệm trung tâm

1.1.1. Kỹ năng giao tiếp

1.1.2. Giao tiếp Tiếng Anh

1.1.3. Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh

1.1.4. Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
hiện nay

1.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CỦA SINH
VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY

2.1. Thực trạng về hoạt động kỹ năng giao tiếp của sinh viên Học viện BC&TT

2.1.1. Sinh viên thuộc khối lý luận

2.1.2. Sinh viên thuộc khối nghiệp vụ


12
2.2. Thuận lợi và khó khăn chung của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong
giao tiếp Tiếng Anh hiện nay

2.2.1. Thuận lợi

2.2.2. Khó khăn

2.3. Nguyên nhân

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CHO
SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY

3.1. Về phía cơ sở đào tạo và giảng viên

3.1.1. Thay đổi cách thức giảng dạy và đánh giá kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh
viên HV BC&TT hiện nay

3.1.2. Thay đổi hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra

3.2. Về phía sinh viên

3.3. Về phía các tổ chức có liên quan

15. Nêu tên một đề tài, luận chứng tính cấp thiết nghiên cứu, xác định phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu, phân tích điều kiện và nhân tố tác động
đến đối tượng nghiên cứu, thao tác hóa khái niệm công cụ cho đề tài ấy.

Tên đề tài: Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền hiện nay.

Tính cấp thiết của đề tài: Trong bối cảnh ngôn ngữ đang ngày càng được ưa chuộng
và phát triển, việc sinh viên cần cải thiện kỹ năng giao tiếp này càng trở nên cấp bách và
cần thiết. Tuy nhiên, trong hoạt động học tập Tiếng Anh của sinh viên ở Học viện Báo
chí và Tuyên truyền xuất hiện tình trạng sinh viên cảm thấy thiếu tự tin trong khi giao
tiếp Tiếng Anh.

a, Cơ sở lý luận

Các phương pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh của sinh viên Học viện Báo chí
và Tuyên truyền hiện nay.

b, Cơ sở thực tiễn:

13
- Thực trạng về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên hiện nay

- Nhu cầu nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp phỏng vấn.

- Phương pháp định lượng.

- Phương pháp định tính.

14

You might also like