You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA TÂM LÝ
*********************

BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN


MÔN THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIÁO DỤC
(Từ ngày 06/02/2023 đến ngày 12/03/2023)

Họ và tên : Nguyễn Thị Thảo

Mã sinh viên : 705602135

Khoa : Lịch Sử

Lớp chủ nhiệm : 11D7

Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy, Hà Nội

Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm: Cô Nguyễn Minh Loan

Họ và tên giảng viên khoa TL – GDH hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Nhân Ái

HÀ NỘI NĂM 2023


BÁO CÁO THU HOẠCH CÁ NHÂN

1. Kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại

STT Các kỹ năng Kết quả đạt được (thu được) Hạn chế (tồn tại/ chưa đạt Nguyên nhân của hạn chế/
nghề được) tồn tại (chưa đạt)

1 Kỹ năng chủ - Tìm hiểu, nắm được những thông tin cơ - Còn nhiều thiếu sót trong quá - Hạn chế về kinh nghiệm,
nhiệm lớp bản về học sinh (thông tin cá nhân, quan trình xây dựng các bản kế chưa có điều kiện tiếp xúc
hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè) hoạch. nhiều với học sinh.
- Xây dựng được kế hoạch chủ nhiệm lớp - Chưa theo dõi sát sao quá - Thời gian thực hành còn hạn
trong 5 tuần học. trình học tập của học sinh. chế, khó có thể nắm rõ ràng
- Biết thiết kế kế hoạch sinh hoạt lớp và - Chưa xây dựng được nội quy, được toàn bộ vấn đề trong
sinh hoạt chuyên đề. quy định lớp học cụ thể. lớp chủ nhiệm.
- Nắm được tình hình lớp học: - Đôi khi chưa tự tin khi đứng - Hạn chế về thời gian, lịch
trước học sinh do vấn đề tâm thực hành tại trường THPT
+ Tình hình kỉ luật, học tập của lớp.
lý. và lịch học chính khoá tại
+ Số lượng, tên tuổi, ngày tháng năm sinh, trường đại học. Do đó, giáo
giới tính, không khí trong giờ học. sinh kiến tập không thể dành
toàn bộ thời gian để theo dõi
học sinh một cách chi tiết.
2 Kỹ năng tổ - Thiết kế được một bản kế hoạch hoạt - Chưa tổ chức được nhiều hoạt - Thời gian bó hẹp nên khó có
chức hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Chào động đa dạng cho học sinh mà thể tổ chức đa dạng được
động trải mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3” cho chỉ bó hẹp trong vài hoạt động hoạt động.
nghiệm sáng học sinh. ngắn. - Nhóm giáo sinh chưa có
tạo - Tổ chắc thành công hoạt động trải - Chưa bao quát được lớp học nhiều kinh nghiệm nên hoạt
nghiệm với chủ đề nêu trên cho học sinh nên ổn định trật tự để tổ chức động tổ chức chưa thật sự
trong thời gian một tiết. còn chậm và vẫn để một vài hay và ý nghĩa như bản kế
- Có được sự hợp tác và phối hợp của học học sinh không chú ý đến hoạt hoạch.
sinh trong suốt quá trình tổ chức hoạt động, làm việc riêng.
động.
3 Kỹ năng quản - Quan sát được trạng thái hành vi của học - Chưa quan sát được hành vi - Thời gian thực hành tại
lý hành vi lớp sinh trong một giờ học cụ thể (hành vi học sinh trong nhiều giờ học trường còn hạn chế do phải
học mong muốn và hành vi không mong khác nhau, mà chỉ hạn chế cân bằng với việc học chính
muốn). trong một giờ học. khoá tại trường đại học, do
- Quan sát được trại thái hành vi của học - Chưa nắm được sâu sắc hành đó không có điều kiện tiếp
sinh ngoài lớp học. vi thái độ của học sinh. xúc nhiều hơn với học sinh.
- Quan sát được thái độ của học sinh trong - Thiếu kinh nghiệm ứng xử
giờ học (tích cực và không tích cực) và trước những tình huống bất
cách ứng xử của giáo viên. ngờ xảy ra nên còn lúng
- Đưa ra được những biện pháp để quản lí túng, bị động.
hành vi của học sinh.
4 Kỹ năng tham - Đánh giá được tình hình, đặc điểm tâm lý - Chưa nắm được đầy đủ các - Chưa có cơ hội được gặp
vấn học chung của lớp 11D7. vấn đề trong tâm lí học sinh. mặt gia đình học sinh để có
đường - Xác định được kế hoạch hỗ trợ tâm lý học - Chưa giải quyết một cách hiệu cái nhìn tổng quan về tâm lí
đường cụ thể cho học sinh có nhu cầu hỗ quả, khoa học, triệt để các vấn các em.
trợ và bước đầu đạt được một số kết quả, đề trong tâm lí học sinh mà - Hạn chế về thời gian, không
xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với học chỉ mang tính tạm thời. có nhiều cơ hội trò chuyện,
sinh. bầu bạn cùng học sinh.
- Tâm lí e ngại của học sinh
ngại chia sẻ bày tỏ, ngại giao
tiếp với giáo sinh.
- Thiếu kinh nghiệm trong
việc tiếp cận, tham vấn tâm
lí cho học sinh.
2. Các biện pháp khắc phục về phía chủ quan

Về kỹ năng chủ nhiệm lớp

 Bám sát kế hoạch, công văn của nhà trường và kế hoạch của lớp để xây dựng kế
hoạch công tác chủ nhiệm lớp phù hợp.
 Tiếp thu, học tập kinh nghiệm chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm.
 Trao đổi với giáo viên bộ môn để có sự điều chỉnh, sắp xếp các hoạt động ngay từ
lúc lên kế hoạch.
 Học tập, trau dồi kỹ năng chủ nhiệm lớp.

Về kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

 Cần thiết kế nhiều hoạt động trải nghiệm để học sinh phát huy tính tích cực, chủ
động trong học tập.
 Tăng sự tương tác, giao lưu với học sinh để tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở với
học sinh.
 Học tập, trau dồi kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo để xây dựng và tổ
chức hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, bổ ích đối với học sinh.

Về kỹ năng quản lý hành vi lớp học

 Cần tăng thời gian tham gia dự giờ các tiết học khác nhau để quan sát toàn diện, đầy
đủ hành vi, thái độ của học sinh.
 Cần kết hợp tham gia các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm để có sự đánh giá sâu
sắc, toàn diện về hành vi, thái độ học sinh.
 Học tập, trau dồi kỹ năng quản lý hành vi lớp học để có thể linh hoạt ứng xử với các
tình huống không mong muốn trong công tác quản lý lớp.

Về kỹ năng hỗ trợ tâm lí học đường

 Chủ động trò chuyện, tâm sự, lắng nghe học sinh nhiều hơn để nhận thức được những
vấn đề tâm lí học sinh gặp phải.
 Không sử dụng phương pháp bắt buộc, gượng ép khiến học sinh khó xử mà cần tạo
không khí thoải mái, thân thiện để học sinh chủ động bày tỏ cảm xúc của mình.
 Đưa ra phương pháp, lời khuyên phù hợp với từng học sinh và có tính hai mặt.
 Học tập, trau dồi kỹ năng hỗ trợ tâm lí học đường để linh hoạt trong các tình huống
khác nhau.
3. Các kiến nghị, đề xuất
a. Về nội dung chương trình

Trong kỹ năng hỗ trợ tâm lí học đường, sinh viên còn gặp nhiều khó khăn do thiếu
kinh nghiệm, tương đối lúng túng trong việc đưa ra giải pháp, lời khuyên cho học sinh
khắc phục vấn đề tâm lí. Do đó, cần có các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn cho sinh viên
về phương pháp, cách thức tổ chức cũng như kỹ năng hỗ trợ tâm lí học đường cho học
sinh sao cho hiệu quả.

b. Về thời gian, kế hoạch


 Cần tăng thời gian học lý thuyết trước khi xuống thực hành tại trường phổ thông để
sinh viên đảm bảo việc nắm vững công việc, nhiệm vụ và được giải đáp các thắc
mắc, tiếp thu lý thuyết trước khi bước vào thực hành nghề.
 Cần tăng thời gian thực hành nghề tại trường phổ thông để sinh viên có thể nắm bắt
toàn diện, đầy đủ, sâu sắc tình hình lớp học, tiếp thu kỹ năng của công tác chủ nhiệm
lớp một cách bài bản.
c. Về hình thức, phương pháp tổ chức thực hành nghề
 Cần tăng số lượng sinh viên trong quản lý một lớp học để chia sẻ công việc giữa các
thành viên, giảm áp lực và phát huy tính sáng tạo, thu thập nhiều quan điểm hay
trong công tác chủ nhiệm lớp.
 Cần có sự gặp gỡ giữa các nhóm để tổng kết những mặt làm được, hạn chế sau mỗi
tuần, rút kinh nghiệm để công tác chủ nhiệm lớp được hiệu quả hơn.
 Hạn chế lớn nhất đối với sinh viên là việc cân bằng giữa lịch học chính khoá trên
trường đại học và việc thực hành kỹ năng sư phạm tại trường phổ thông. Đối với một
số môn chung và môn chuyên ngành, sinh viên bị bỏ lỡ nhiều tiết học và khó đảm
bảo theo kế hoạch đề ra. Vì thế, đảm bảo cho sinh viên lịch học và lịch kiến tập là
vấn đề vô cùng quan trọng.

You might also like