You are on page 1of 6

DẠNG ĐỀ: NGHỊ LUẬN VỀ KHÍA CẠNH ĐOẠN TRÍCH / TÁC PHẨM

VĂN HỌC
ĐỀ: Phân tích cảnh cho chữ - “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”
DÀN Ý
trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
1. MỞ BÀI Mở bài gián tiếp - tham khảo
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khía Nhà văn Pauxtopxki từng khẳng định: “Nhà văn là người dẫn đường
cạnh tác phẩm cần nghị luận. đến xứ xở của cái đẹp. Bước vào thế giới văn chương nghệ thuật là bước
- Trích dẫn đoạn trích (nếu đề cho) vào thế giới của cái đẹp”. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có một lí tưởng
riêng. Nếu Thạch Lam đưa người đọc đến với thế giới cái đẹp dịu dàng,
êm đềm mà u buồn, man mác qua tác phẩm Hai đứa trẻ thì Nguyễn Tuân
– người nghệ sĩ tận hiến suốt đời cho cái đẹp lại dẫn ta đến thế giới thanh
cao, sang trọng, lịch lãm mà cổ kính của tác phẩm Chữ người tử tù.
Trong thế giới nghệ thuật độc đáo ấy, Nguyễn Tuân thật khéo léo sáng tạo
lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong
nhà giam - là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa
nay chưa từng có”. (trích dẫn đoạn trích)
Mở bài trực tiếp - tham khảo
Nguyễn Tuân - một nhà văn tài hoa, uyên bác với chấp niệm cả đời đi
tìm cái đẹp, ông đã làm lay động trái tim người đọc bằng những sáng tác
của mình. Nhắc đến một tác phẩm tiêu biểu của ông, một tác phẩm mà thể
hiện rõ tinh thần nghệ sĩ, luôn nhìn sự vật, hiện tượng dưới góc độ văn
hóa, thẩm mỹ của Nguyễn Tuân, ta không thể nào không nhắc đến truyện
ngắn "Chữ người tử tù". Tác phẩm là câu chuyện kể về những ngày cuối
đời của người anh hùng Huấn Cao, trong cảnh ngục tù tăm tối nhưng cái
đẹp vẫn hiện hữu và toả sáng hơn bao giờ hết. Đặc sắc nhất trong tác
phẩm này phải kể đến cảnh cho chữ của nhân vật Huấn Cao được tác
giả xây dựng
đầy độc đáo và chứa đựng nhiều nghĩa lý nhân sinh. (trích dẫn đoạn trích)
2. THÂN BÀI
2.1. TỔNG "Chữ người tử tù" được sáng tác và in lần đầu năm 1939 (khi đó mang
- Giới thiệu HCST, XX. tên "Dòng chữ cuối cùng", sau đó được tuyển in trong tập truyện "Vang
- Tóm tắt sơ lược đoạn trích đề cho, bóng một thời" (1940) và được đổi tên thành "Chữ người tử tù"), trong
vị trí đoạn trích. (nếu cho đoạn) hoàn cảnh Hán học ở nước ta gặp suy vi, những nho sĩ "cuối mùa" sống
- Giới thiệu phong cách sáng tác giữa thời buổi "Tây Tàu nhố nhăng" mặc dù buông xuôi bất lực nhưng
của tác giả. vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời. Họ không chịu a dua theo
thời, chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ "thiên lương" và "sự trong sạch
của tâm hồn". (Chuyển ý) Chữ người tử tù là truyện ngắn hội tụ nhiều cái
“nhất” trong
sự nghiệp của Nguyễn Tuân: Có nhân vật đẹp nhất (Huấn Cao), nhân vật
lạ nhất (Quản ngục), cảnh độc đáo nhất (cảnh cho chữ). Câu chuyện xoay
quanh những ngày cuối đời, trong biệt giam của Huấn Cao trước khi về
kinh thụ án. Vẻ đẹp của nhân vật này, tư tưởng của thiên truyện đều tỏa
sáng rực rỡ trong cảnh cho chữ. Đoạn cho chữ nằm ở phần cuối tác
phẩm ở vị trí này tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm vì viên
quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử tử những tên phản loạn,
trong đó có Huấn Cao. Do vậy cảnh cho chữ có ý nghĩa cởi nút, giải tỏa
những băn khoăn, chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát lên những giá trị lớn
lao của tác phẩm.
2.2. PHÂN Luận điểm 1: Khái quát hoàn cảnh dẫn đến tình huống cho chữ
- Giải thích làm rõ khái niệm (nếu - Trước tiên cần nói về hai nhân vật chính tử tù Huấn Cao và viên quản
có) ngục. Huấn cao là một anh hùng thời loạn. Ông khởi nghĩa chống lại triều
- Phân tích: khía cạnh đó thể hiện ở đình để bảo vệ dân đen. Ông là một nghệ sĩ tài hoa với tài viết chữ nổi
những phương diện nào trong đoạn tiếng. Tuy nhiên ông có nguyên tắc sống riêng khi chỉ cho chữ những ai
trích/ tác phẩm? yêu quý, trân trọng, mà không bao giờ chịu quỳ gối trước quyền uy, tiền
- Chỉ tập trung phân tích vào khía tài. Ông thích sự tư do, yêu cái đẹp và thiện lương. Trong khi đó viên
cạnh mà đề đưa ra. quản ngục là một người tử tế, biết quý trọng người tài và cũng vô cùng
- Chỉ ra các khía cạnh khác của tác yêu cái đẹp. Mặc dù làm nghề cai ngục nhưng ông vẫn luôn giữ trong
phẩm có liên kết với khía cạnh đó. mình khát khao xin được chữ Huấn Cao. Ông cũng nể phục trước tài năng
đức độ của người tử tù.
- Chính vì thế, tình huống truyện độc đáo đã xảy ra. Huấn Cao khi biết
viên quảng ngục dù sống trong bùn đen nhưng vẫn không hôi tanh mùi
* Lưu ý bùn nên đã đồng ý cho chữ.
- Cần bám sát đặc trưng thể loại. Tham khảo (Nhân vật Huấn Cao có tiếng là người có tài viết chữ Hán
- Nên có chuyển ý ở các luận điểm. nhanh và đẹp. Ông không chỉ có tài về nghệ thuật thư pháp mà còn có cái
- Làm nổi bật phong cách sáng tác trí tuệ uyên bác. Từng nét chữ của ông ẩn chứa cả văn hóa, quan niệm về
của tác giả. nhân thế. Người ta treo chữ ông trong nhà không chỉ để chiêm ngưỡng cái
- Trong quá trình phân tích cần phải đẹp của bức thi họa, mà còn để ngẫm nghĩ những tư tưởng sâu sắc. Nhưng
kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng. "tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông
- Khuyến khích liên hệ so sánh ở Huấn mà treo là một vật báu trên đời". Thêm vào đó, Huấn Cao được
những điểm phù hợp. miêu tả là một người chính trực, khẳng khái, không vì tiền bạc, quyền thế
mà ép mình cho chữ bao giờ. Thật vậy, ngay lúc bước vào tù lao, vác trên
vai cái gông lớn bằng gỗ lim, ông Huấn không hề mảy may run sợ trước
lời quát nạt của tên lính áp giải. Lúc bị giam trong nhà lao, trước sự biệt
nhỡn của viên quản nguc, ngày ngày đưa rượu thịt vào cho ông, ông vẫn
thản nhiên đón nhận và coi đó là "hứng sinh bình", thậm chí ông còn coi
khinh viên quản ngục, không muốn hắn bước vào buồng giam của ông
thêm lần nào nữa. Thế nhưng, khi hiểu ra nỗi lòng và sở thích cao quý của
viên quản ngục, đồng thời cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn của viên
quản ngục qua lời kể của thầy thơ lại, Huấn Cao đã đồng ý với ước
nguyện của viên quản ngục, tạo nên một cảnh tượng độc đáo diễn ra ở
chốn ngục tù.)

Luận điểm 2: cảnh cho chữ diễn ra trong lao tù


-Về thời gian, cảnh cho chữ này diễn ra vào thời gian giữa đêm khuya
thanh vắng. Đặc biệt đó là đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao, con người
tài hoa, nghĩa hiệp phải thi hành án xử.
- Về không gian, thật quá đặc biệt. Bởi thông thường, cảnh cho chữ
thiêng liêng, nghệ thuật sẽ diễn ra nơi thư phòng với hương thơm ngào
ngạt, ánh đèn sáng tỏ. Nhưng ở đây, ngược lại, cảnh cho chữ lại diễn ra
trong ngục tù, nơi tận cùng của xã hội, trên nền đất ẩm thấp, mùi hôi thối
của phân gián, chuột và dưới ánh sáng của một ngọn đuốc…
- Về con người thực hiện cảnh cho chữ đó cũng vô cùng khác biệt. Bởi
người cho chữ mặc dù bị cùm gông nhưng vẫn ung dung, tự tại, oai phong
phóng bút với những nét bút đẹp tuyệt trần. Trong khi đó, viên quản ngục
và thầy thơ lại cúi đầu đón nhận như một đặc ân từ tử tù.
- Cho chữ xong, Huấn Cao còn khuyên nhủ viên quản ngục hãy tìm
nghề khác, làm nghề nào để có thể trở về với sự thiện lương vốn có.
- Khẳng định ý nghĩ của cảnh cho chữ đó là dù bóng tối có che phủ
như thế nào thì cái đẹp vẫn luôn vươn lên, sáng rực rỡ.

Luận điểm 3: vì sao nói đây là cảnh “xưa nay chưa từng có”
- Thứ nhất, không gian cho chữ khác lạ. Thường, người ta sẽ cho chữ
nơi tôn nghiêm, nơi cái đẹp ngự trị nhưng đây lai là chốn dung thân của
cái ác. Nơi giam giữ tất cả những tên tù tội, không còn quyền làm người
bình thường.
- Thứ hai, khi sáng tác nghệ thuật, người nghệ sĩ phải có tâm trọng và
tư thế thoải mái, tự do, phóng khoáng. Thế nhưng, ngược lại, Huấn Cao
lại ở trong thế bị gùm gông, xiềng xích và cái án tử hình treo lơ lững trên
đầu.
- Thứ ba, người xin chữ không phải là người thấp cổ bé họng, người
dân thường. Mà lại là một người có chức có quyền. Người có vị thế cao
hơn tên tử tù kia. Thế nhưng, viên quản ngục lại tỏ ra khúm núm, run sợ
trước tên tủ tử.
- Dẫn chứng: “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng
mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong
buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi
phân chuột và gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ
ngòm của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm
chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt
làm họ dụi
mắt lai lịa. Một tên tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét
chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván”.
“Tên tù viết xong một chữ, tên quản ngục lại khúm núm cất những
đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại
gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông
Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh
đạc…”

Luận điểm 4: ý nghĩa sâu sắc của lời khuyên và cảnh cho chữ
- Thứ nhất, đó là ngợi ca tấm lòng lương thiện của hai nhân vật chính,
Huấn Cao và viên quản ngục.
- Thứ hai, đó là ca ngợi chiến thắng vang dội nhất của cái đẹp dù trong
bất cứ hoàn cảnh nào. Dẫn chứng hình ảnh ánh sáng từ bó đuốc đã thắp
sáng lên cả một vùng tối tăm của nhà lao. Dường như ánh sáng và vẻ đẹp
của cảnh cho chữ đã đẩy lùi mọi sự xấu xa, hôi thối khỏi quầng sáng của
mình.
- Thứ ba, ý nghĩa của cảnh cho chữ còn thể hiện ở việc khẳng định vẻ
đẹp của tâm hồn Huấn Cao. Từ đó, gợi mở ra quan niệm, gu thẩm mỹ của
nhà văn. Cả nhà văn Nguyễn Tuân lẫn Huấn Cao đều cho rằng, những ai
yêu cái đẹp, biết trân quý cái đẹp đều có bản tính thiện lương. Có thể có
người do hoàn cảnh xô đẩy mà rơi vào cảnh bùn nhơ nhưng tâm hồn họ
vẫn trong sáng, tốt bụng. Và theo nhà văn, cái đẹp có thể gột rửa và làm
sạch tâm hồn con người.
Tham khảo (Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ
bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn: "đổi chỗ ở" để có thể tiếp tục sở nguyện cao ý.
Muốn chơi chữ phải giữ được thiên lương. Trong môi trường của cái ác,
cái đẹp khó có thể bền vững. Cái đẹp có thể nảy sinh từ chốn tối tăm, nhơ
bẩn, từ môi trường của cái ác (cho chữ trong tù) nhưng không thể chung
sống với cái ác. Nguyễn Tuân nhắc đến thú chơi chữ là môn nghệ thuật
đòi hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm
hồn. Người ta thưởng thức chữ không mấy ai thấy, cảm nhận mùi thơm
của mực. Hãy biết tìm trong mực trong chữ hương vị của thiên lương. Cái
gốc của chữ chính là cái thiện và chơi chữ chính là thể hiện cách sống có
văn hóa.
Trước lời khuyên của người tử tù, viên quản nguc xúc động " vái
người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng
nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Bằng sức mạnh của một nhân
cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đã hướng quản ngục đến
một cuộc sống của cái thiện. Và trên con đường đến với cái chết Huấn
Cao gieo mầm cuộc sống cho những người lầm đường. Trong khung cảnh
đen tối của tù ngục, hình tượng Huấn Cao bỗng trở lên cao lớn là thường,
vượt lên trên những cái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh. Đồng
thời thể hiện
một niềm tin vững chắc của con người: trong bất kì hoàn cảnh nào con
người vẫn luôn khao khát hướng tới chân - thiện - mĩ.)
2.3. HỢP Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Tuân là nhà văn duy mĩ, tức là điều khiến
- Đánh giá, nhận xét chung về khía ông quan tâm chỉ là cái đẹp, là nghệ thuật. Nhưng qua truyện ngắn “Chữ
cạnh. người tử tù” mà đặc biệt là cảnh cho chữ ta càng thấy rằng nhận xét trên
- Liên hệ, so sánh với các khía cạnh là hời hợt, thiếu chính xác. Đúng là trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân
khác (nếu phù hợp) ca ngợi cái đẹp nhưng cái đẹp bao giờ cũng gắn với cái thiện, thiên lương
con người. Quan điểm này đã bác bỏ định kiến về nghệ thuật trước cách
mạng, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tư tưởng duy mĩ, theo quan điểm
nghệ thuật vị nghệ thuật. Bên cạnh đó, truyện còn ca ngợi viên quản ngục
và thầy thơ lại là những con người tuy sống trong môi trường độc ác xấu
xa nhưng vẫn là những “thanh âm trong trẻo” biết hướng tới cái thiện.
Qua đó còn thể hiện tấm lòng yêu nước, căm ghét bọn thống trị
đương thời và thái độ trân trọng đối với những người có “thiên
lương” trên cơ sở đạo lí truyền thống của nhà văn.
Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh gợi liên tưởng đến một
đoạn phim quay chậm. Từng hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới
ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân: một buồng tối chật
hẹp…hình

ảnh con người “ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa trắng tinh”,
hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang viết chữ. Trình tự
miêu tả cũng thể hiện tư tưởng một cách rõ nét: từ bóng tối đến ánh sáng,
từ hôi hám nhơ bẩn đến cái đẹp. Ngôn ngữ, hình ảnh cổ kính cũng tạo
không khí cho tác phẩm. Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ hán việt để miêu tả
đối tượng là thú chơi chữ. Tác giả đã “phục chế” cái cổ xưa bằng kĩ thuật
hiện đại như bút pháp tả thực, phân tích tâm lí nhân vật (văn học cổ nói
chung không tả
thực và phân tích tâm lí nhân vật).
3. KẾT BÀI Vẫn cái chất Nguyễn Tuân ở đó, uyên bác và tài hoa, trong cả tư tưởng
- Khái quát lại những nét tiêu biểu và cách biểu hiện. Nhà văn đã thật thành công khi xây dựng được một tình
của khía cạnh nghị luận → Đánh huống truyện độc đáo - biến cảnh cho chữ thành cảnh tượng chưa nay
giá tác phẩm → Tài năng, vị trí, sự chưa từng có. Góp phần vào sự thành công chung, tác phẩm đã thể hiện sự
ảnh hưởng của tác giả. tiếc nuối của chính tác giả và người đọc trước số phận của những con
người yêu cái đẹp, luôn hướng đến cái chân – thiện – mỹ. Xen vào đó, tác
giả đã khéo léo bày tỏ tấm lòng của mình một cách kín đáo, tiếc thương
trước số phận người anh hùng nhân hậu, khí phách và có nhân cách cao
thượng. Không chỉ có thế, Nguyễn Tuân còn khéo léo bộc lộ tình yêu
nước và tinh thần dân tộc thầm kín của mình. Nguyễn Tuân quả thật là
bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội. Đúng
như lời Vũ Ngọc Phan đã nói:
“… văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng
thức”.

You might also like