You are on page 1of 4

ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 11-HK1

Câu 1:
-Tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật là văn bản quy định các quy tắc thống nhất để lập
bản vẽ kĩ thuật.
-Một số tiêu chuẩn của bản vẽ kĩ thuật:
+Khổ giấy
+Tỉ lệ
+Nét vẽ
+Chữ viết
+Ghi kích thước
Câu 2:
Phương pháp chiếu góc I Phương pháp chiếu góc III
Hình chiếu -Hình chiếu đứng ở sau -Hình chiếu đứng ở trước
-Hình chiếu bằng ở dưới -Hình chiếu bằng ở trên
-Hình chiếu cạnh ở bên phải -Hình chiếu cạnh ở bên trái
Hướng chiếu Từ trước => Từ trên => Từ trái

Câu 3:
*Khái niệm:
-Mặt phẳng cắt là mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu, đi qua tâm vật thể,
chia vật thể làm 2 phần.
-Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
-Hình cắt là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng
cắt.
*Công dụng khi cắt hình biểu diễn vật thể: để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên
trong của vật thể
*Đặc điểm của các loại mặt cắt:
-Mặt cắt chập:
+Được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng.
+Đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh.
+Biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản.
-Mặt cắt rời:
+Được vẽ ngoài hình chiếu.
+Đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng nét liền đậm.
+Được đặt gần hình chiếu tương ứng và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm
mảnh.
*Đặc điểm của các loại hình cắt:
-Hình cắt toàn bộ:
+Hình cắt sử dụng một mặp phẳng cắt.
+Biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
-Hình cắt một nửa:
+Gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối
xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh.
+Biểu diễn vật thể đối xứng.
-Hình cắt cục bộ:
+Biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt.
+Đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng.

Câu 4:
-Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng
phép chiếu song song.
-Hình chiếu trục đo giúp dễ dàng nhận biết hình dạng của vật thể trên BVKT.

Câu 5:
HCTĐ Vuông góc đều Xiên góc cân
Góc trục đo X’O’Y’=Y’O’Z’=X’O’Z’=120 0
X’O’Y’=Y’O’Z’=1350;X’O’Z’=900
Hệ số biến dạng p=r=q=1 p = r = 1;q = 0,5

Câu 6:
-Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên
tâm.
-Ứng dụng: đặt bên cạnh các hình chiếu vuông góc trong các bản vẽ thiết kế kiến
trúc và xây dựng để biểu diễn các công trình có kích thước lớn.
-Các loại hình chiếu phối cảnh:
+Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ
+Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ

Câu 7:
-Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế: xác định hình dạng, kích thước, kết cấu
và chức năng của sản phẩm.
1) -Điều tra, nghiên cứu yêu cầu thị trường, nguyện vọng người tiêu dùng
-Hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế

2) -Thu thập thông tin, đề ra phương án thiết kế


-Tính toán lập bản vẽ: hình dạng, kích thước, kết cấu, chức năng

3) -Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm


Các giai đoạn -Chế tạo thử

4) -Thẩm định, phân tích, đánh giá phương án thiết kế


-Nếu cần sửa đổi, cải tiến để được phương án thiết kế tốt nhất

5) -Lập hồ sơ kĩ thuật: bản vẽ tổng thể và chi tiết, bản thuyết minh
tính toán, chỉ dẫn về vận hành sử dụng.

Câu 8:
Bản vẽ chi tiết Bản vẽ lắp
Nội dung Thể hiện hình dạng, kích thước và Trình bày hình dạng và vị trí tương
các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết quan của một nhóm chi tiết
Công dụng Chế tạo và kiểm tra chi tiết Lắp ráp các chi tiết

Câu 9:
*Mặt bằng tổng thể: là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây
dựng. Thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh,…hiện có
hoặc dự định xây dựng và quy hoạch của khu đất.
*Mặt cắt:
-Mặt bằng:
+Là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa
sổ
+Thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách, cửa, nội thất,…
+Đây là hình biểu diễn quan trọng nhất
-Mặt đứng:
+Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng
+Thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ bề ngoài của ngôi nhà
+Có thể là mặt chính (hình chiếu đứng) hay là mặt bên (hình chiếu cạnh)
-Hình cắt:
+Được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng đứng của ngôi nhà
+Thể hiện kết cấu các bộ phận của ngôi nhà và kích thước của các tầng nhà

You might also like