You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 8

PHẦN 1
1) Bản vẽ kỹ thuật là gì? Vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất, kỹ thuật và trong đời sống?
- Bản vẽ kỹ thuật: trình bày các thông tin kỹ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy
tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ. Bản vẽ kỹ thuật thường vẽ bằng tay, có thể có sự trợ giúp của
máy tính.
- Vai trò:
1. Đối với sản xuất: là ngôn ngữ dùng chung trong kĩ thuật. Nó diễn tả chính xác hình dạng, kết
cấu của sản phẩm hoặc công trình.
2. Đối với đời sống: là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng.
3. Đối với các lĩnh vực kỹ thuật:
+ Cơ khí: máy công cụ, nhà, xưởng...
+ Xây dựng: máy xây dựng, phương tiện vận chuyển...
+ Giao thông: phương tiện giao thông, cầu cống...
+ Nông nghiệp: máy nông nghiệp...
 Các lĩnh vực kỹ thuật đều dùng bản vẽ kỹ thuật và đều sử dụng bản vẽ của riêng ngành mình.

2) Có các phép chiếu nào? Các hình chiếu trong phép chiếu vuông góc? Vị trí của các hình chiếu trên
bản vẽ kỹ thuật?
- Các phép chiếu: phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu song song, phép chiếu vuông góc
- Các hình chiếu trong phép chiếu vuông góc:
+ Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới
+ Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống
+ Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang
- Vị trí các hình chiếu:
+ Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng
+ Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng

3) Các hình chiếu trong phép chiếu vuông góc được sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật với mục đích gì?
- Các hình chiếu dùng để diễn tả hình dạng các mặt của vật thể theo các hướng chiếu khác nhau
(hình chiếu vuông góc dùng để chiếu vuông góc với vật thể, có hình dạng và kích thước bằng
hình dạng, kích thước của vật thể)

4) Hình cắt là gì? Người ta sử dụng hình cắt để làm gì? Quy ước vẽ mặt cắt trên bản vẽ kỹ thuật?
- Hình cắt: là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt.
- Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.
- Quy ước: phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch.

5) Bản vẽ chi tiết được sử dụng vào mục đích gì? Các nội dung của bản vẽ chi tiết?
- Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo, sửa chữa và kiểm tra
- Nội dung của bản vẽ chi tiết gồm: hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, khung tên.
6) Trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
+ Bước 1: khung tên
+ Bước 2: hình biểu diễn
+ Bước 3: kích thước
+ Bước 4: yêu cầu kỹ thuật
+ Bước 5: tổng hợp

7) Các loại ren? Quy ước vẽ ren?


- Các loại ren:
+ Căn cứ vào dạng ren có các loại ren: ren hệ mét, ren hình thang, ren chữ nhật,..
+ Căn cứ vào vị trí ren trong vật có các loại ren: ren ngoài (ren trục), ren trong (ren lỗ, ren bị
che khuất).
- Quy ước vẽ ren:
• Ren nhìn thấy:
+ Đường định danh và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm
+ Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren chỉ vẽ ¾ vòng
• Ren bị che khuất:
+ Các đường định ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đầu về bằng nét đứt

8) Bản vẽ lắp được sử dụng vào mục đích gì? Các nội dung của bản vẽ lắp?
- Bản vẽ lắp dùng để hình dung hình dạng của sản phẩm và lắp ghép các chi tiết
- Nội dung của bản vẽ lắp gồm: hình biểu diễn, kích thước, bản kê, khung tên.

9) Trình tự đọc bản vẽ lắp?


- Trình tự đọc bản vẽ lắp:
+ Bước 1: khung tên
+ Bước 2: bảng kê
+ Bước 3: hình biểu diễn
+ Bước 4: kích thước
+ Bước 5: yêu cầu kỹ thuật
+ Bước 6: tổng hợp

10) Bản vẽ nhà được sử dụng vào mục đích gì? Các nội dung của bản vẽ nhà?
- Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà
- Nội dung của bản vẽ nhà gồm: các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt,...) và các số
liệu xác định hình dạng kích thước và kết cấu của ngôi nhà

11) Các ký hiệu quy ước trong bản vẽ nhà?


-

PHẦN 2
Câu 1: Em hãy kể tên các loại vật liệu cơ khí đã học

Vật liệu cơ khí

Kim loại Phi kim

Kim loại đen Kim loại Cao su Chất dẻo


màu

thép gang Đồng và hợp Nhôm và hợp kim của


kim c ủa đồng nhôm
Câu 2: Em hãy kể tên và nêu công dụng của các loại dụng cụ cơ khí đã học
1) Thước lá: Dùng để đo kích thước , khoảng cách cần lắp đặt điện.
2) Tua vít: Dùng để tháo lắp ốc vít bắt dây dẫn, có 2 loại: 4 cạnh và 2 cạnh,…
3) Mỏ lết: Dùng để tháo lắp các loại bulông-đai ốc.
4) Cờ lê: Dùng để tháo lắp các loại bulông-đai ốc (kích thước ổn định)
5) Ê tô: Dùng để kẹp chặt vật dựa vào khả năng chịu lực của trục vít
6) Búa: Để đóng tạo lực, ngoài ra còn để nhổ đinh
7) Cưa: Dùng để cưa cắt các loại ống nhựa , ống kim loại… theo kích thước yêu cầu.
8) Kìm: Dùng để cắt vật thừa,….
9) Dũa: Dùng để làm nhẵn, phẳng bề mặt.

Câu 3: Thế nào là chi tiết máy? Có bao nhiêu nhóm chi tiết máy?
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
- Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được
nữa.
Gồm hai nhóm:
- Nhóm chi tiết có công dụng chung như : bulong, đaioc, bánh răng, lò xo…
- Nhóm chi tiết có công dụng riệng: kim máy khâu, khung xe đạp…

Câu 4 : Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
Chi tiết máy thường được ghép với nhau theo hai kiểu: ghép cố định và ghép động
Đặc điểm:
* Ghép cố định: Ghép không có chuyển động tương đối với nhau
- Mối ghép tháo được như ghép bằng vít ren, then, chốt….
- Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, bằng hàn,…
* Ghép động: Các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau

Câu 5: Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động? Có bao nhiêu dạng cơ cấu biến
đổi chuyển động?
- Vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn
động từ một chuyển động ban đầu
- Có 2 dạng dạng cơ cấu biến đổi chuyển động:
+ Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.
+ Cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.
Câu 6: Nêu cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc
- Cấu tạo: Gồm tay quay 1, thanh truyền 2, thanh lắc 3, giá đỡ 4
* Nguyên lý làm việc: Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc
qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.
* Ứng dụng: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy

Câu 7: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ cấu tay quay - con trượt, bánh răng –
thanh răng
- Giống nhau: Hai cơ cấu đều nhằm để biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và
ngược lại.
- Khác nhau: Cơ cấu bánh răng – thanh răng có thể biến đổi chuyển động quay đều của bánh răng
tịnh tiến thành chuyển động tịnh tiến của thanh răng và ngược lại. Còn cơ cấu tay quay – con trượt
thì khi tay quay quay đều, con trượt tịnh tiến không đều.

Câu 8: Nêu nguyên lý làm việc - ứng dụng của cơ cấu trong hình dưới đây

- Nhận diện đúng cơ cấu tay quay – con trượt. Dùng trong piston-xilanh ( động cơ), bánh xe lửa…
Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt 3 chuyển
động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 . Nhờ đó, chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển
động tịnh tiến qua lại của con trượt.

Câu 9:

Lan và Mai tranh cãi với nhau sau giờ học môn Công nghệ:
Lan cho rằng: trong xe đạp đĩa xích là bánh dẫn, đĩa líp là bánh bị dẫn.
Mai cho rằng: trong xe đạp đĩa xích là bánh bị dẫn, đĩa líp là bánh dẫn.
Em hãy giúp 2 bạn xác định:
a) Bánh dẫn, bánh bị dẫn trong truyền chuyển động trên.
Trong truyền chuyển động trên:
- Bánh dẫn là đĩa xích
- Bánh bị dẫn là đĩa líp
Tính tỉ số truyền trong trường hợp xe đạp của bạn Nam có đĩa líp 16 răng, đĩa xích có 32
răng?
- i=n2/n1=Z1/Z2=16/32=0.5
b) Nếu đĩa líp là 8 răng thì tỉ số truyền lúc này là bao nhiêu?
- i=n2/n1=Z1/Z2=8/32=0.25

Câu 110: Công thức về tỉ số truyền động


𝑛𝑏𝑑 𝑛2 𝐷1 𝑍1
𝑖= = = =
𝑛𝑑 𝑛1 𝐷2 𝑍2
- Trong đó:
o i: tỉ số truyền
o n: số vòng quay (vòng/phút)
o bd: bánh bị dẫn
o d: bánh dẫn
o D: đường kính vòng quay
o Z: số răng của vòng quay

You might also like