You are on page 1of 4

I.

1. Hình nào là hình biểu diễn chính ? Yêu cầu với hình biểu diễn chính ?
- Hình chiếu đứng ( phương chiếu từ trước) – là biểu diễn chính.
-y/cầu : cho thấy được đặc trưng bên ngoài về hình dạng, đồng thời phản ánh được
vị trí của chi tiết trong cơ cấu.
* Hình biểu diễn chính không nhất thiết phải là hình chiếu thẳng góc, mà trên đó
người ta kết hợp với loại hình biểu diễn theo quy ước khác như hình cắt riêng phần,
hình cắt kết hợp hình chiếu, hình cắt toàn phần.

2. Công dụng của hình cắt ?


Hình cắt được dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. 

3. Trường hợp nào hình cắt không phải ghi chú? ( Với hình cắt bán phần )
4.Có thể vẽ mặt cắt như thế nào để không phải ghi chú cho mặt cắt ( ***chịu )
- nêu k/n mặt cắt : Hình biểu diễn đường bao của vật thể trên mặt phẳng cắt gọi là
mặt cắt
- nêu k/n hình cắt : Hình biểu diễn mặt cắt và đường bao của vật thể sau mặt phẳng
cắt gọi là hình cắt.

5. Nét vẽ được sử dụng trong hình chiếu :


nét liền đậm ( đường bao), nét liền mảnh( kích thước, gạch vật liệu, ren ), nét đứt
mảnh( đường khuất), nét gạch chấm mảnh ( đường tâm)
A0:
1. Nội dung bảng kê:
Bảng kê dùng để liệt kê các thành phần của các chi tiết thuộc vật thể, dùng
làm tài liệu thiết kế và lập kế hoạch sản xuất.
Cột 1 ( STT ) : cho biết thứ tự các chi tiết trong bản vẽ
Cột 2 ( Tên gọi ) : cho biết tên gọi chi tiết
Cột 3 ( SL chi tiết ) : cho biết số lượng chi tiết cần thiết để lắp ráp
Cột 4 ( Vật liệu ) : cho biết mác vật liệu chi tiết

Tỉ lệ : Tỷ lệ bản vẽ là tỉ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ và kích thước


tương ứng đo được trên thực tế.
Ý nghĩa: khi nhìn vào tỉ lệ thì ta có thể tính ra được kích thước thực của vật.

2. Tên gọi các mối ghép trong bản vẽ lắp ?


Bản vẽ lắp dùng các mối ghép cố định, cụ thể là mối ghép tháo được ( ren, vít, then)
Mối ghép ren : Đai ốc M10 (14) và Trục van(8)
Đai ốc nắp (11) và Nắp van (7)
Nắp van(7) và Thân (1)
Vít cấy (2) cố định thân (1) và bạc(3) : ghép những chi tiết có bề
dày lớn thì dùng vít cấy

Mối ghép bằng chốt(5) giữa trục van(8) và van (4) : mối ghép bằng chốt dùng hãm
chuyển động tương đối giữa các chi tiết hoặc truyền lực theo phương tiếp xúc.

3. Bản vẽ lắp có bao nhiêu hình biểu diễn, tên gọi, nhiệm vụ:
CÓ 4 HÌNH BIỂU DIỄN
-Hình cắt đứng : hình biểu diễn chính của bản vẽ lắp, nó diễn tả hình dạng bên
ngoài và kết cấu bên trong của van hơi theo hướng nhìn từ phía trước.
-Hình chiếu bằng : thể hiện hình dạng ngoài của van
-Hình cắt B-B : thể hiện mối ghép bằng chốt
-Hình chiếu theo hướng nhìn C : thể hiện hình dạng của vít khi nhìn theo hướng
hình chiếu bằng.

4. Giải thích kí hiệu ren :


Vd : vít M6x10 :
M : kí hiệu ren hệ mét
6 : kích thước đường kính d của ren (mm)
10 : chiều dài ren (mm)

Đai ốc M10 : đai ốc có đường kính trong của ren là 10mm

5. Bản vẽ có :
14 chi tiết
-Tên gọi của các chi tiết tiêu chuẩn : Đai ốc M10, Vòng đệm M10, chốt trụ 3n6 x20;
Vít M6x10

6. Tháo chi tiết:


- Bạc (3) : Tháo vít (2) -> bạc(3)
- Thân(1) : Tháo bạc (3) ->Tháo nắp van (7)
- Tay vặn (12): Tháo đai ốc (14) -> Tháo tay vặn ra khỏi đầu hình vuông của trục
(8)
........
7. Công dụng và nguyên lý vận hành :
- Công dụng: Van được dùng để điều chỉnh hơi nước đi từ nồi hơi sang xi lanh của
phanh hơi hãm bánh xe của đầu máy hơi nước.
- Nguyên lý vận hành : Hơi từ nồi hơi luôn tác động vào dưới van 4, nhưng van 4
luôn bịt kín lỗ từ nồi hơi nhờ được mắc vào dưới trục 8 nhò 2 chốt(5) nằm trong rãnh
trục. Để mở ban, kéo tay vặn (12) là cho trục(8) nâng lên kéo theo van(4). Lúc này, hơi
nước sẽ đi từ nồi hơi sang xi lanh của phanh hơi hãm bánh xe của đầu máy hơi nước.
CHUẨN L3 về bản vẽ A3:
8. Mô tả công dụng chi tiết vẽ tách:
- Chi tiết 14 : Đai ốc M10 : lắp vào đầu trục (8), dùng để cố định tay vặn (12)
- Chi tiết 13 : Vòng đệm M10: chi tiết trung gian của các đai ốc và tay vặn (12) để
khi siết chặt đai ốc không làm hỏng cũng như không ảnh hưởng bề mặt tay vặn. Ngoài
ra, vòng đệm còn có tác dụng làm cho lực ép của đai ốc phân bố đều hơn và siết chặt
hơn.
- Chi tiết 12: Tay vặn : dùng để mở van
- Cụm chi tiết 9,10,11 : Nhồi chèn, Ống chèn, Đai ốc nắp : dùng để hơi không bị rò
rỉ ra ngoài, khi vặn đai ốc 11, ốc chèn sẽ nén ép nhồi chèn vào trục 8 làm kín van
- Chi tiết 8 : Trục van : liên kết với van 4, khi kéo tay vặn 12 thì trục van 8 sẽ được
nâng lên kéo theo van 4.
- Chi tiết 6: Đệm : dùng để hơi không bị rò rỉ khỏi van
- Chi tiết 5: Chốt trụ: Liên kết trục (8) với van(4)
- Chi tiết 3: Bạc : đỡ phần van cũng như các chi tiết trục, tay vặn,.. và dẫn hơi
nước từ nồi hơi sang xi lanh
- Chi tiết 2 : Vít: liên kết cố định giữa thân(1) và bạc(3)

9.Hình biểu diễn hợp lý là :


hình biểu diễn cho thấy được đặc trưng bên ngoài về hình dạng, đồng thời phản ánh
được vị trí của chi tiết trong cơ cấu.
10.Vị trí của chi tiết tách : Nhìn hình rồi nói
11.Chức năng, công dụng của chi tiết tách ? Giống câu 8

You might also like