You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KỲ I KHỐI 8

NĂM HỌC 2022-2023


1. MÔN: CÔNG NGHỆ 8
(Ngày thi: 20/12/2022)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bản vẽ lắp thể hiện: Hình dạng sản phẩm, kết cấu sản phẩm, vị trí tương quan giữa
các chi tiết của sản phẩm.
- Bản vẽ lắp dùng trong: Thiết kế sản phẩm, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.
- Bản vẽ lắp có thêm nội dung nào mà bản vẽ chi tiết không có? Bảng kê
- Bản vẽ lắp thiếu nội dung nào so với bản vẽ chi tiết? Yêu cầu kĩ thuật
Câu 2: Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước? Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích
thước, phân tích chi tiết, tổng hợp. Trình tự đọc bản vẽ lắp khác trình tự đọc bản vẽ chi tiết ở
chỗ có thêm bước: Bảng kê, phân tích chi tiết
Câu 3: Kích thước trên bản vẽ lắp là: Kích thước chung ( Chiều dài, chiều rộng và chiều cao
sản phẩm.), kích thước lắp
Câu 4: Bản vẽ nhà là: Bản vẽ xây dựng.
- Trên bản vẽ nhà có hình biểu diễn: Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng.
- Bản vẽ nhà xác định: Hình dạng, kích thước và cấu tạo nhà.
- Bản vẽ nhà dùng trong: Thiết kế nhà, thi công xây dựng nhà
Câu 5: Nội dung của bản vẽ nhà:
Mặt bằng : Hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà. Hình cắt mặt bằng của ngôi
nhà.
Mặt đứng: Hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà. Biểu diễn hình dạng: Mặt
chính, mặt bên.
Mặt cắt: Biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
Câu 6: Trình tự đọc bản vẽ nhà theo mấy bước? Khung tên, hình biểu diễn, kích thước ( Kích
thước chung: chiều dài, chiều rộng, chiều cao; kích thước từng bộ phận), các bộ phận. Trình
tự đọc bản vẽ nhà khác trình tự đọc bản vẽ lắp ở chỗ nào? ( Bảng kê)
Câu 7: Vật liệu cơ khí được chia thành vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại là căn cứ vào:
Nguồn gốc, cấu tạo và tính chất vật liệu.
Tính chất: cơ học ( tính cứng, tính dẻo, tính bền), vật lí ( nhiệt đọ nóng chảy, tính dẫn
điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng), hóa học ( tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn), công
nghệ ( tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt)
Câu 8: Vật liệu kim loại được chia làm mấy loại? 2 loại: kim loại màu và đen
Câu 9: Căn cứ vào đâu để phân loại kim loại đen? Tỉ lệ cacbon và các nguyên tố tham gia
Thép có tỉ lệ cacbon: ≤ 2,14%
Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, thép được chia làm 2 loại: thép hợp kim, thép các bon.
Gang: Là kim loại đen có tỷ lệ cácbon trong vật liệu > 2,14%.
Căn cứ vào cấu tạo và tính chất, gang được chia làm 3 loại: gang xám, gang trắng,
gang dẻo.
Câu 10: Tính chất của kim loại màu là: Dễ kéo dài, dát mỏng và chống ăn mòn cao.
Câu 11: Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là: Dễ gia công, không bị oxy hóa, ít
mài mòn.
Câu 12 : Phân loại dụng cụ cơ khí, nêu vai trò và lấy ví dụ minh họa cho từng loại.
- Vai trò chung của dụng cụ cơ khí: Xác định hình dáng, kích thước, tạo ra sản phẩm cơ khí.
1. Dụng cụ đo và kiểm tra :
a. Thước đo chiều dài : Thước lá :
- Chế tạo : làm bằng thép hợp kim, ít co dãn, không gỉ, trên thước có vạch, các vạch nhỏ cách
nhau 1mm, chiều dày: 0,9 – 1,5 mm, chiều rộng: 10 – 25 mm
- Dùng đo độ dài.
- Làm bằng hợp kim
b. Thước đo góc : Êke, ke vuông, thước đo góc vạn năng( xác định trị số thực của góc)
2. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt
a. Dụng cụ tháo lắp : Mỏ lết, cờ lê, tua vít
b. Dụng cụ kẹp chặt : Ê tô, kìm.
3. Dụng cụ gia công: Búa, cưa, đục, dũa
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng của chúng.
Câu 2: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại màu
và kim loại đen.
Câu 3: Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào?
Câu 4: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Nêu đặc điểm của từng loại mối
ghép.
Câu 5: Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không? Tại sao?
Câu 6: Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh?
Hướng dẫn trả lời
Câu 1: Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng của chúng.
* Vật liệu kim loại:
- Kim loại đen:
+ Thép cacbon loại thường chủ yếu dùng trong xây dựng và kết cấu cầu đường
+ Thép cacbon chất lượng tốt dùng làm dụng cụ gia đình và chi tiết máy
- Kim loại màu: dùng nhiều trong công nghiệp: sản xuất đồ dùng gia đình, chế tạo chi
tiết máy, làm vật liệu dẫn điện
* Vật liệu phi kim loại: phổ biến là chất dẻo và cao su
- Chất dẻo: làn, rổ, cốc, can, dép, ổ đỡ, ...
- Cao su: săm, lốp, ống dẫn, đai truyền, vòng đệm
Câu 2: Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại
màu và kim loại đen
- Kim loại dễ bị ăn mòn bởi muối, axit, dễ bị ôxi hoá … dễ bị ảnh hưởng bởi tác động
của môi trường hơn so với phi kim loại; khối lượng riêng thường lớn hơn, tính cứng cao hơn
- Vật liệu phi kim loại có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn kim loại
- Kim loại đen: thành phần chủ yếu là Fe và C: gang và thép. Kim loại màu bao gồm
hầu hết kim loại còn lại: đồng, nhôm…
Câu 3: Chi tiết máy là gì? Gồm những loại nào? Lấy ví dụ minh họa cho từng loại.
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, có nhiệm vụ nhất định trong máy.
- Gồm hai loại: chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng
+ Chi tiết có công dụng chung: bu lông, đai ốc…được sử dụng trong nhiều loại máy khác
nhau.
+ Chi tiết có công dụng riêng: trục khuỷu, kim máy khâu…chỉ được dùng trong một loại
máy nhất định.
Câu 4: Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Trình bày đặc điểm của từng
loại mối ghép.
+ Chi tiết máy thường được ghép với nhau theo hai kiểu: ghép cố định và ghép động
+ Đặc điểm:
* Mối ghép cố định: Là những mối ghép mà các chi tiết không có chuyển động tương
đối với nhau gồm:
- Mối ghép tháo được như ghép bằng vít, ren, then, chốt..
- Mối ghép không tháo được như ghép bằng đinh tán, hàn…
* Mối ghép động: Là những mối ghép mà các chi tiết được ghép có thể xoay, trượt, lăn
và ăn khớp với nhau.
Ví dụ: Mối ghép bản lề, ở trục, trục vít
Câu 5: Xích xe đạp và ổ bi có được coi là chi tiết máy không? Tại sao?
Có thể coi xích xe đạp và ổ bi là chi tiết máy theo cách tương đối vì nó có cấu tạo hoàn
chỉnh, thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy và không thể tháo rời hơn được nữa.
Câu 6: Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh?
Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán chịu được nhiệt độ cao, chịu lực lớn và chấn
động mạnh. Nếu hàn thì mối hàn dễ bị nứt và giòn, chịu lực kém và dễ làm các chi tiết bị
biến dạng.
2. MÔN ĐỊA LÍ 8
(Ngày thi: 21/12/2022)
Phần I: Lý thuyết
Câu 1.
a. Trình bày tình hình phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á
b. Cho biết quốc gia nào ở châu Á có nền kinh tế phát triển toàn diện.
Câu 2. Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á
Câu 3.
a. Dân cư, kinh tế, chính trị khu vực Tây Nam Á có gì nổi bật?
b. Nguyên nhân nào khiến cho tình hình chính trị trong khu vực không ổn định?
Câu 4. Vẽ sơ đồ tư duy về khu vực Nam Á ( tự nhiên, dân cư, kinh tế)
Phần II. Thực hành
- Nêu công thức tính mật độ dân số
- Vẽ và nhận xét biểu đồ cột, tròn.
3. MÔN LỊCH SỬ 8
(Ngày thi 22/12/2022)
I. CÁC ĐƠN VỊ KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô.
- Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến chính, kết cục và tính chất của Chiến tranh
thế giới thứ nhất (1914 - 1918)? Tại sao Chiến tranh thế giới thứ nhất được coi là chiến
tranh thế giới?
Câu 2: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và tính chất của Cách mạng tháng
Hai ở Nga năm 1917?
Câu 3: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và tính chất của Cách mạng tháng
Mười ở Nga năm 1917? Tại sao năm 1917, Nga phải tiến hành 2 cuộc cách mạng?
Câu 4: Trình bày hoàn cảnh, nội dung và kết quả của Chính sách kinh tế mới ở Nga?
Nêu thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở Nga 1921-1941?
Câu 5: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và giải pháp thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế của Mĩ và Châu Âu từ 1929-1933?
Câu 6: Trình bày tình hình Mĩ và châu Âu từ 1918-1924?
4. MÔN NGỮ VĂN 8
(Ngày thi: 23/12/2022)
A – PHẦN VĂN BẢN
I. Truyện kí Việt Nam:
1. Lão Hạc (Nam Cao)
2. Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn-Ngô Tất Tố)
II. Văn học nước ngoài: 3 văn bản:
1. Cô bé bán diêm (Truyện cổ An -đec-xen)
2. Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn-Ki-hô-tê của Xéc-van-tét)
3. Chiếc lá cuối cùng (O.Hen-ri)
III. Văn bản nhật dụng: Cần học nội dung ý nghĩa, áp dụng viết đoạn văn vận dụng liên
hệ thực tế cuốc sống bản thân.
1.Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
2.Ôn dịch thuốc lá
Cần nắm được tác giả, xuất xứ văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ
thuật, đặc điểm nhân vật trong các văn bản
B. PHẦN TIẾNG VIỆT:
1/ Lí thuyết: Ôn các nội dung:
- Tình thái từ, thán từ
- Nói giảm, nói tránh
- Nói quá
- Câu ghép
- Dấu câu: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm; Dấu ngoặc kép
* Yêu cầu học sinh:
+ Nắm chắc về: khái niệm; đặc điểm; công dụng
+ Tác dụng của biện pháp tu từ
+ Cách sử dụng
- Câu ghép
* Yêu cầu học sinh:
+ Nắm được đặc điểm
+ Cách nối các vế câu
+ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
+ Phân biệt được các kiểu câu
- Dấu câu: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm; Dấu ngoặc kép
* Yêu cầu học sinh:
+ Đặc điểm và công dụng
2.Bài tập: Ôn lại các dạng bài tập trong sách giáo khoa, nhận biết, đặt câu, viết đoạn với các
đơn vị kiến thức trên.
C . PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Suy nghĩ về sức mạnh của niềm hy vọng.
2.Suy nghĩ về ý kiến: “Ý nghĩa của việc nỗ lực trong cuộc sống”.
3. Suy nghĩ về ý kiến: lời cảm ơn không bằng một lần cúi chào”.
4. Từ việc học văn bản Cô bé bán diêm và những hiểu biết xã hội của mình, em hãy viết một
đoạn văn ngắn khoảng 10 câu nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vô cảm.
D. Câu hỏi và BT :
Câu 1: Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, theo em vì sao chiếc lá cuối cùng đựoc
coi là kiệt tác của cụ Bơ-men ? tại sao nhà văn không trực tiếp kể chuyện cụ Bơ - men vẽ chiếc
lá ?
Câu 2: Chỉ ra những điểm tương phản giữa 2 nhân vật Đôn-Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Nghệ
thuật tương phản đó có ý nghĩa, tác dụng như thế nào ?
Câu 3. Ý nghĩa hình ảnh ngọn lửa diêm trong văn bản ?
Câu 4: Nêu nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm. Qua cái chết đó, nhà văn muốn
gửi gắm điều gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch/ quy nạp,TPH với nội dung:
trong các văn bản: VHNN
- Hình ảnh cụ Bơ-men khi vẽ chiếc lá cuối cùng
- Hình ảnh cái chết của cô bé bán diêm
- Suy nghĩ của em về nhân vật Đôn-ki-hô-tê
E.BÀI TẬP LUYỆN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:
… Đêm hôm ấy, hai người ở dưới các vòm cây, và Đôn Ki-hô-tê bẻ một cành khô, rút cái mũi
sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo. Đôn Ki-hô-tê suốt đêm không ngủ để nghĩ
tới nàng Đuyn-xi-nê-a của lão, bắt chước những hiệp sĩ lão từng đọc trong sách thức trắng
nhiều đêm ròng ở trong rừng hoặc nơi hoang mạc liên tưởng nhớ tới tình nương. Xan-chô
Pan-xa thì không thế, bởi vì dạ dày no căng toàn là rượu thịt, bác ngủ một mạch, và nếu như
chủ không gọi, thì dù ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, và vô số tiếng chim hót líu lo đón mừng
một ngày mới có lẽ cũng không đủ để đánh thức bác. Vừa ngủ dậy, bác vớ ngay lấy bầu rượu,
thấy nó nhẹ hơn tối hôm trước, nên buồn rầu vì xem chừng trên quãng đường này khó đào đâu
ra ngay rượu để đổ vào cho đầy. Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói,
chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.
(Xéc-van-tét, Đôn Ki-hô-tê, NXH Văn học. Hà Nội, 1983)
a, Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
b, Đoạn văn sử dụng nghệ thuật chính gì để khắc họa hai nhân vật?
c, Ý nghĩa của đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” của Xéc-van-tét nói lên điều gì?
d. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về nhân vật Đôn-ki-hô-tê
Bài tập 2: Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi:
Buổi sáng ngày thứ nhất , bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng
dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong
một đêm mưa bão khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn
thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi,
một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, hãy nhìn ra
ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường.”
Câu 1. Đoạn văn trên Kể về việc gì?
Câu 2.Tại sao phải tới kết thúc truyện nhân vật người chị mới nói lí do tại sao chiếc lá thường xuân
cuối cùng vẫn còn mà không nói với người em ngay sau khi cô chị đã biết việc đó?
Câu 3.Viết đoạn văn theo mô hình quy nạp (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh cụ
Bơ-men trong đoạn văn trên. Trong đoạn sử dụng ( từ THTT, 1 phép nối, trợ từ).

Bài tập 3: . Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi:


……Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó
có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng
ai biết những điều kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để
đón lấy những niềm vui đầu năm.
Câu 1.Trong văn bản, cô bé đã quẹt diêm mấy lần? “Những cái kì diệu em đã thấy” là gì trong
mỗi lần quẹt diêm ? ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa diêm?
Câu 2.Viết đoạn văn theo mô hình diễn dịch (khoảng 10 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh
cái chết của cô bé bán diêm . Trong đoạn sử dụng 1 ( từ THTT, 1 phép nối, trợ từ)
Bài tập 1: (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên
bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và
đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó
có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng
ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón
lấy những niềm vui đầu năm”
(Trích “Cô bé bán diêm”, An-đéc-xen)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản “Cô bé bán diêm”.
Câu 2. Trong xã hội hiện đại ngày nay, đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp mảnh đời bất hạnh. Thế nhưng,
đáp lại điều đó lại là sự vô cảm, thờ ơ, thậm chí xua đuổi của một số người. Từ việc học văn bản
trên và những hiểu biết xã hội của mình, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu nêu suy
nghĩ của em về hiện tượng vô cảm trên.

Bài tập 2: (4 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Câu chuyện về bốn ngọn nến
Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta
có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.
Ngọn nến thứ nhất nói: Tôi là hiện thân của hòa bình……
Ngọn nến thứ hai lên tiếng: Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi ngưởi đều
phải cần đến tôi……
Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể
thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng
ngọn lửa của niềm hy vọng.
(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh niên, 2005)
Câu 1: Em hiểu như thế nào về lời thì thầm của ngọn nến thứ hai
Câu 2: Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản trên?
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ về sức mạnh của niềm
hy vọng.
GỢI Ý: CÁC BT
Gợi ý: BT 1
a, Đoạn văn trên sử dụng phương thức tự sự kết hợp miêu tả.
b, Đoạn văn sử dụng nghệ thuật đối lập để khắc họa hai nhân vật
c, Phê phán sự u mê, ảo tưởng của tầng lớp quý tộc phong kiến Tây Âu thời cận đại.
d, Đoạn văn đủ các ý:
+ Giới thiệu tác phẩm, tác giả, nhân vật Đôn-ki-hô-tê.
+ Cảm nhận nhân vật qua cử chỉ, hành động, suy nghĩ
+ Ta thây Đôn Ki-hô-tê vừa đáng thương vừa đáng giận, vừa kính trọng vừa đáng phê phán. Dũng
cảm, dám xả thân vì nghĩa lớn nhưng hành động lại điên rồ, mù quáng. Qua đó phê phán sự u mê,
ảo tưởng của tầng lớp quý tộc phong kiến Tây Âu thời cận đại.
Đoạn văn tham khảo:
Nhà văn Xéc-van-tét đã sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, phóng đại, trào lộng rất
thành công để châm biếm các hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cô đã quá lỗi thời. Đằng sau nụ cười
chế giễu là sự hóm hỉnh đề cao tình yêu tự do, công lí, lòng yêu đời… mang tính nhân văn. Ta
thây Đôn Ki-hô-tê vừa đáng thương vừa đáng giận, vừa kính trọng vừa đáng phê phán. Dũng cảm,
dám xả thân vì nghĩa lớn nhưng hành động lại điên rồ, mù quáng. Qua nhân vật đã thể hiện sự phê
phán sự u mê, ảo tưởng của tầng lớp quý tộc phong kiến Tây Âu thời cận đại. Từ câu chuyện về
chàng hiệp sĩ giang hồ ấy, hẳn mỗi chúng ta đều rút ra bài học về sự sáng suốt, suy nghĩ thực tế,
chín chắn, hành động chính xác để không trở thành Đôn Ki-hô-tê thời hiện đại.
Bài tập 2:
1 Nội dung: kể về việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá thường xuân thay cho chiếc lá cuối cùng rụng
xuống trong đêm mưa gió phũ phàng.
2. lí giải được:
- Vì Xiu muốn Giôn-xi thật sự khỏe lại cô có thể tự nhận ra lỗi lầm của....
- Ý nghĩa: tạo kết thúc mở cho câu chuyện, gây ấn tượng với người đọc
1- Những điều kì diệu: thấy lò sưởi, bàn ăn thịnh soạn; cây thông Nô-en...
2. lí giải được:
- Ý nghĩa thực:
- Ý nghĩa biểu tượng: là ước muốn của cô bé
BT 3 Nội dung đoạn văn đảm bảo các ý : Từ biện pháp nghệ thuật được sử dụng (gợi tả; đảo
ngược tình huống)
- Hình ảnh cụ Bơ-men khi vẽ CLCC:
+ lá được vẽ (bảng màu, bút lông, vẽ tranh...)
+ có nét phi thường (đương đầu với thiên nhiên
-> Giá trị của CLCC: kết tinh của tài năng, tâm huyết, tình yêu thương...
Nội dung đoạn văn đảm bảo các ý:
Từ việc khai thác ngữ liệu, biện pháp nghệ thuật được sử dụng (gợi tả; đối lập):
- Một cái chết đáng thương của cô bé bất hạnh:
+trên xó tường, tuyết lạnh >< mọi người tươi vui đón ngày đầu năm mới.
GỢI Ý BT: PHẦN NLXH
Bài tập 1
*Sự khác biệt giữa cho để nhận và cho thứ mình muốn nhận lại
-Cho để nhận tức là “cho” đi kèm với ý định trục lợi, sẽ đem đến sự thất vọng đến cả người cho
và người nhận.
->Cho đi với ý đồ trục lợi.
- Cho thứ mình muốn nhận là chữ cho ấy thực sự xuất phát từ tấm lòng thì chính người cho đi sẽ
được nhận về một món quà lớn, đó là niềm tin yêu cuộc đời
-Việc trích dẫn quan điểm của Winston Churchill nhằm: Nhấn mạnh ý nghĩa của sự cho đi trong
cuộc sống
- Trung thành là phẩm chất tốt đẹp cần có ở tất cả mọi người bởi đó là lối sống trước sau như
một, một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin và tình cảm gắn bó không thay đổi trước bất kỳ hoàn
cảnh nào trong quan hệ giữa người với người.
- Gọi tên thông điệp
- Lý giải :
+ Hòa bình sẽ mang lại hạnh phúc cho mỗi người
+ khi con người được sống trong cảm giác yêu thương hòa ái, sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho con
người sống và học tập..
* Nội dung: Xác định đúng vấn đề nghị luận, triển khai hợp lí nội dung đoạn văn.
-Nêu vấn đề: Sức mạnh của niềm hy vọng
-Giải thích vấn đề:
- Bàn luận:
+ Chính niềm tin và sự lạc quan tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh
+ Khi chúng ta mất niềm tin hy vọng ta mất đi toàn bộ sức mạnh nghị lực sống, để vươn lên trong
cuộc sống…
+ HS đưa dẫn chứng phù hợp
- Mở rộng vấn đề:
-Bài học nhận thức và hành động
+ Kiên trì nố lực, biến hy vọng thành hành động cụ thể để dạt được thành công…
+ Liên hệ bản thân
* Nội dung: Xác định đúng vấn đề nghị luận, triển khai hợp lí nội dung đoạn văn.
-Nêu vấn đề: Ý nghĩa của sự cho đi trong cuộc sống
- Giải thích vấn đề:
-Bàn luận : Ý nghĩa của sự cho đi:
+ Cho đi bàng tấm lòng chân thành người cho còn trở thành tấm gương nguồn cảm hứng để mọi
người học tập và noi theo
+ Cho đi mà không cần nhận lại, cho đi mà quên rằng mình đã cho đó là cách sống đẹp ….
+ HS đưa dẫn chứng phù hợp
- Mở rộng vấn đề:
-Bài học nhận thức và hành động
+ Liên hệ bản thân
NLXH : Bài tập
- Nêu vấn đề:
- Giải thích vấn đề:
+ Lời cảm ơn:
- Bàn luận vấn đề:
+ Những lời nói cảm ơn: thể hiện sự biết ơn
cảm ơn một ngàn lần rồi sau đó ta quên đi -> thì lời cảm ơn sẽ mất giá trị.
+ Cúi đầu chào thầy cũ quan trọng hơn ngàn lời cảm ơn:
+ đưa dẫn chứng phù hợp
- Mở rộng vấn đề:
-Bài học nhận thức và hành động
+ Liên hệ bản thân
*Bài tập 2
-Giải thích vấn đề:
-Bàn luận vấn đề:
+ Con người có thể chinh phục được thử thách
+ Dẫn chứng thực tế:
- Mở rộng vấn đề: Nếu không nỗ lực biến cái không thể thành cái“có thể” thì sao?
+ Đưa dẫn chứng phù hợp
-Bài học nhận thức và hành động
+ Liên hệ bản thân
Bài tập 3:
Câu 1: - Phương thức biểu đạt: Tự sự
Câu 2: - “những điều kì diệu em đã trông thấy” là lò sưởi, bữa ăn thịnh soạn, cây thông No-en
Câu 3:
* Hình thức: Đoạn văn đảm bảo tính liên kết, mạch lạc; diễn đạt rành mạch, trôi chảy.
* Nội dung: Đảm bảo các ý sau
- Nêu vấn đề: Sự thờ ơ, vô cảm trong xã hội
- Giải thích:
- Biểu hiện:
(Dẫn chứng)
- Nguyên nhân của sự vô cảm: ý thức, lí tưởng sống lệch lạc, tiêu cực cùng những tham
- Bài học nhận thức và hành động rút ra.
-Liên hệ bản thân.
4. MÔN TOÁN 8
(Ngày thi: 24/12/2022)
A. LÝ THUYẾT
I/ ĐẠI SỐ
Câu 1. Các quy tắc nhân, chia đơn thức, đa thức, biết cách chia hai đa thức 1 biến.
Câu 2. Viết công thức tổng quát 7 hằng đẳng thức đáng nhớ
Câu 3. Nêu các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
Câu 4. Định nghĩa phân thức đại số
Câu 5. Phát biểu và viết công thức tổng quát của tính chất cơ bản của phân thức, các quy tắc
đổi dấu .
Câu 6. Nêu cách tìm mẫu thức chung,
Câu 7.Nêu các bước quy đồng mẫu thức nhiều phân thức
Câu 8.Phát biểu quy tắc cộng trừ các phân thức đại số

II/ HÌNH HỌC


Câu 1. Định nghĩa tứ giác, định lý tổng các góc trong 1 tứ giác.
Câu 2. Định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác, hình thang.
Câu 3. Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình: hình thang, hình thang cân, hình
bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Câu 4.Phát biểu tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông.
Câu 5. Định nghĩa về 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng, qua 1 điểm.
Câu 6.Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật
Câu 7. Tính chất của các hình đối xứng với nhau qua 1 điểm, qua 1 đường thẳng.

B. BÀI TẬP :
I/ ĐẠI SỐ
Dạng 1: Thực hiện phép tính
Bài 1. Thu gọn các biểu thức sau:

1) 5(x + 4) + 3(x – 2) + 2(x + 7)


2) ( x  y)2  ( x  y)2
3) (x+5) (2x + 5) – 4x(5x + 1)
4) (a  b)3  (a  b)3  2a3
5) (x + 6)(x – 6) + (x – 4)2 + (x +5)2
6)  x  3 x  7    x  1 x  1
7) (x + 1)3 + (x - 5)(x2 + 5x+25) -4x3
8)  x  1  x 2  x  1   x  1  x 2  x  1
9) x(3x - 1) + (x+3)(2x + 5) + 5x
Dạng 2: Toán về phép nhân ,chia đa thức
Bài 1. Thực hiện các phép tính sau:
1)  x  3 x  3
2)  2 x  y   4 x 2  2 xy  y 2 
3)  6 x5 y 2  9 x 4 y 3  15 x3 y 4  : 3x3 y 2
4)  2 x3  21x 2  67 x  60  :  x  5 
5)  27 x3  8 :  6 x  9 x 2  4 
6)  2 x 2  5 x3  2 x  2 x 4  1 :  x 2  x  1
Dạng 3: Phân tích đa thức thành nhân tử
Bài 1. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
1) 3x 3  6x 2  3x
2) x(x - 5) – 4x + 20
3) x 2  y 2  2 x  2 y
4) x2 – 49y2 - 12x + 36
5) (x - 2)2 + 5(x - 2) +4
6) x2 – 9y2 - 10x + 25
7) x(x + 7) – 2x – 14
8) x3 – 36x
9) x 2  25  y 2  2 xy
10) (x - 3)2 – 4(x + 1) - 16
Bài 2. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
1) 5x2 – 10x
2) x2 – 18x – a2 + 81
3)(x + 4)2 – 5(x + 4) – 6
4)(x - 1)2 + 4(x - 1) - 5
5) x3 – 7x2 – 2x + 14
6) x2 +3x - 28
Dạng 4: Toán tìm x , a
Bài 1. Tìm x biết:
1) 2 x  x  5   x  3  2 x   26
2)  4x  1 x  3  (2x  1) 2  0
3) 2  x  5  x 2  5 x  0
4) (2 x  3)2  ( x  5)2  0
5) 5 x  x  1  x  1
6) x 2  6 x  9
7) x 2  x  6  0
8) 3x3  48 x  0
Bài 2. Xác định 𝑎 để đa thức:
a) x3  x 2  a  x chia hết cho ( x  1) 2
b) x3  5 x 2  6 x  a chia hết cho  x  2 
c) x 4  x3  6 x 2  x  a chia hết cho x 2  x  5
Dạng 5: Các bài toán tổng hợp:
Bài 1 : Cho biểu thức:
7 5𝑥 30−16𝑥−4𝑥 2
A= − + với x ≠ ±3
𝑥+3 3−𝑥 𝑥 2 −9
a) Rút gọn biểu thức A.
b) Tính giá trị của A khi x = 9.
4
c) Tìm để A=
5
Bài 2. Cho biểu thức:
𝑥 3𝑥 4𝑥 2 +50
A= + -
𝑥+5 𝑥−5 𝑥 2 −25
a) Rút gọn biểu thức A.   
b) Tính giá trị của B khi x = 2.
Bài 3 Cho biểu thức:
𝑥+2 𝑥 20𝑥−32
𝑀= − − với x ≠ ±8
𝑥+8 𝑥−8 64−𝑥 2
a) Rút gọn biểu thức M.
b) Tính giá trị của M khi x = 2.
c) Tìm giá trị nguyên của x để M nhận giá trị nguyên.
𝑥−8
d)Tìm x để 𝑀 =
6
Bài 4. Chứng minh rằng biểu thức:
A  x  x  6   10 luôn luôn dương với mọi giá trị của x .
B  x 2  2x  9y 2  6y  3 luôn luôn dương với mọi giá trị của x, y .
Bài 5. Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất (nếu có) của các biểu thức sau:
A  x2  4x  1
B  4x 2  4x  11
D  5  8x  x2
E  4x  x2  1
Bài 6. Cho hai biểu thức:
x2 3 20  2 x
1) A và B   2 x  5
x 5 x  5 x  25
a) Tính giá trị của biểu thức A khi x  2
1
b) Chứng minhB 
x5
c) Tìm giá trị của x để A  B
x2 3 x5
Bài 7. Cho hai biểu thức A  và B   2 với x  1
x 1 x 1 x 1
a) Tính giá trị của biểu thức A khi x  4 ;
2
b) Chứng minh: B 
x 1
c) Tìm tất cả giá trị của x để A  B  0
x2 x2 8
Bài 8. Cho biểu thức: B    với x  2
2x  4 2 x  4 4  x2
a) Thu gọn biểu thức B
1
b) Tìm giá trị của x để B 
2
II/ HÌNH HỌC

CÁC BÀI TOÁN TỔNG HỢP


Bài 1. Cho Δ𝐴𝐵𝐶, gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC, BC; và M, N, P,
Q theo thứ tự là trung điểm các đoạn thẳng DA, AE, EF, FD.
a) Chứng minh: EF là đường trung bình của tam giác ABC
b) Chứng minh: Các tứ giác DAEF; MNPQ là hình bình hành
Bài 2. Hình thang ABCD (AB // CD) có DC = 2AB. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm
của các cạnh AB, BC, CD, DA.
a. Chứng minh các tứ giác ABPD, MNPQ là hình bình hành
b. Tìm điều kiện của hình thang ABCD để MNPQ là hình thoi.
c. Gọi E là giao điểm của BD và AP. Chứng minh ba điểm Q, N, E thẳng hàng
Bài 3. Cho hình bình hành ABCD có AB = AC. Gọi I là trung điểm của BC, E là điểm đối
xứng của A qua I.
a) Chứng minh ABEC là hình thoi.
b) Chứng minh D, C, E thẳng hàng.
c) Tính số đo góc DAE.
Bài 4. Cho ∆ABC cân tại A. Đường cao AH .Gọi D là trung điểm của AC.Gọi M là điểm đối
xứng với B qua D
a) Chứng minh rằng tứ giác ABCM là hình bình hành.
b) Trên cạnh AM lấy điểm I sao cho AI = HC. Trên tia đối của tia HA lấy điểm E sao cho
HE = HA . Tứ giác AICE là hình gì ? Chứng minh.
Bài 5 . Cho tam giác ABC (AB ≠ AC; BC ≠ AC) có đường cao BH (H nằm giữa A và C). Gọi
các điểm D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC và BC.
a) Tứ giác BDEF là hình gì? Vì sao?
b) Chứng minh hai điểm H và B đối xứng nhau qua DF.
Bài 6. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm AB, CD. Gọi M là giao
điểm của AF và DE, N là giao điểm của BF và CE. Chứng minh rằng:
a) EMFN là hình bình hành.
b) Các đường thẳng AC, EF, MN đồng qui.
Bài 7. Cho ∆ABC vuông tại A. O là trung điểm của BC. Gọi K là điểm đối xứng với O qua
AB, M là giao điểm của OK với AB. Gọi H là điểm đối xứng với O qua AC. N là giao điểm
của OH và AC.
a) Tứ giác AMON là hình gì? Vì sao?
b) Chứng minh rằng tứ giác AOCH là hình thoi.
c) Chứng minh rằng H đối xứng với K qua A.
Bài 8. Cho ∆ABC vuông tại A. O trung điểm của BC. Kẻ OM  AB (M  AB), kẻ ON 
AC (N  AC).
a) Chứng minh rằng tứ giác AMON là hình chữ nhật.
b) Lấy điểm H đối xứng với O qua N. Chứng minh rằng tứ giác AHCO là hình thoi.
Bài 9. Cho hình bình hành ABCD có AB =2 BC.Gọi E , F theo thứ tự là trung điểm của AB,
CD
a) Chứng minh rằng DEBF là hình bình hành
b) Tứ giác AEFD là hình gì ? Tại sao
c) Gọi I là giao điểm của AF và DE; K là giao điểm của EC và BF.Chứng minh tứ giác IEKF
là hình chữ nhật .
Bài 10. Cho tam giác MNP vuông tại M , trung tuyến MK . Gọi E là hình chiếu của K trên
MP . Gọi A là điểm đối xứng với K qua MN,F là giao điểm của MN với AK .
a) Tứ giác MEKF là hình gì? Vì sao?
b) Chứng minh tứ giác AMKN là hình thoi.

You might also like