You are on page 1of 3

1.1.3.

CHỨC NĂNG CỦA THIẾT CHẾ GIA ĐÌNH


 Điều chỉnh hành vi tình dục và giới
Mọi nền văn hóa đều đặt ra một số hạn chế đối với hành vi tình dục.
Quan hệ tình dục là vấn đề cá nhân đôí với những ai liên quan, nhưng như là
nền tảng của sự sinh sản và kế tự của con người, quan hệ tình dục cũng là vấn
đề mang tầm quan trọng xã hội đáng kể. Tất cả xã hội đều củng cố một số loại
cấm kị loạn luân , cấm quan hệ tình dục hay hôn nhân giữa một số bà con. Đúng
ra là bà con nào là đói tượng của cấm kị loạn luân đều có thể thay đổi theo văn
hóa .
 Duy trì sự tái sinh sản các thành viên trong gia đình từ thế hệ này sang
thế hệ khác
Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống chung của xã hội loài người
mà trong đó diễn ra quá trình tái sản xuất sinh học nhằm duy trì và phát triển nòi
giống. Việc khuyến khích hay hạn chế chức năng sinh đẻ của gia đình phụ thuộc
vào yếu tố dân số, vào nguồn nhân lực và các điều kiện kinh tế-xã hội khác. Ở
Việt Nam, để hoạch định chính sách hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, Nhà nước đã có chính sách kế hoạch hóa gia đình: “Mỗi gia đình chỉ
nên có từ một đến hai con”
 Chăm sóc và bảo vệ trẻ em (sơ sinh và thiếu niên)
Những nhu cầu của trẻ con phải được đáp ứng bởi gia đình. Hơn nữa, gia đình
còn đảm nhận chức năng là người bảo vệ các thành viên, chống lại những nguy
hiểm từ bên trong và bên ngoài bộ tộc, xã hội
 Xã hội hoá trẻ em
Gia đình là tác nhân đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xã
hội hóa cá nhân. Nhân cách trong mỗi thế hệ mới được hình thành trong
gia đình sao cho lý tưởng của con cái khi lớn lên sẽ hội nhập tốt vai trò
thành viên trong xã hội rộng lớn (Parson, Bales, 1955 ). Dĩ nhiên trong xã
hội công nghiệp, nhóm bạn cùng tuổi, trường học, giáo hội, phương tiện
truyền thông đại chúng cũng quan trọng trong sự xã hội hóa trẻ em. Nhưng
điều này vẫn là chức năng chính của gia đình.
Gia đình cũng đóng góp cho sự tiếp tục xã hội hóa con người qua
chu kỳ sống. Người lớn nhìn vào bất kỳ người nào mà con cái mình quen
biết, bố mẹ sẽ hiểu nhiều hơn về con mình
 Gắn vai trò và thiết lập vị thế đã được thừa kế từ gia đình
Từ quan điểm sinh học , gia đình không nhất thiết với mọi người là để
có con, con cái sinh ra không chỉ là những sinh vật sinh học mà còn là thành
viên xã hội. Nhiều địa vị xã hội quan trọng kể cả chủng tộc, dân tộc, tôn giáo và
giai cấp xã hội – được gán ngay khi sinh ra trong khắp cả dòng họ. Sinh hợp
pháp nhất là bố mẹ thuộc cùng vị trí xã hội như nhau, cho phép sự chuyển tiếp
ổn định vị trí xã hội từ bố mẹ sang con cái và làm sáng tỏ quyền thừa kế
 Đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình để gia đình như là một đơn vị tiêu
dùng và đơn vị sản xuất
Mỗi gia đình phải tự tổ chức đời sống vật chất của các thành viên trong
gia đình, thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên đó.
Trong điều kiện phúc lợi xã hội của quốc gia còn hạn chế thì việc thực hiện
chức năng kinh tế của gia đình rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển của mỗi cá nhân
Ví dụ (Điều chỉnh hành vi tình dục và giới):
Hầu hết người Mỹ đều xem quan hệ tình dục với ông bà, anh chị em
ruột, bố mẹ là trái đạo đức và trái tự nhiên. Nhưng những quan hệ tình dục như
thế lại được tha thứ ở một số nền văn hóa. Hôn nhân phổ biến giữa anh chị em ở
Ai Cập, Inca Cổ đại. Điều này cho thấy cấm kị loạn luân có thể phổ biến cũng
hoàn toàn có thế thay đổi ở các nền văn hóa khác nhau.
Ý nghĩa của cấm kị loạn luân chủ yếu mang tính xã hội hơn là tính sinh
học. Trái với giả định thông thường, hoạt động tình dục giữa bà con họ hàng
không tạo ra sự bất thường về tâm thần hay dị dạng về mặt cơ thể con cháu.
Như Robert Murphy (1979) nêu rõ chính xã hội chứ không phải tự nhiên trừng
phạt tội loạn luân. Quả thật, chỉ có con người đang sống trong một thế giới văn
hóa hơn là bản năng - đều tuân thủ cấm kị loạn luận.

You might also like